Lê Anh Vinh – vị thuyền trưởng trẻ tuổi của con tàu IMO Việt Nam
Năm 2019 TS Lê Anh Vinh tiếp tục dẫn đầu đoàn IMO Việt Nam tham dự Olympic Toán học quốc tế tại Vương quốc Anh, từ 11-22/7/2019.
CON ĐƯỜNG HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU VÀ SỰ NGHIỆP
Sinh năm 1983, tài năng toán học của Lê Anh Vinh đã được các thầy trường THPT chuyên Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, phát hiện và chăm sóc bồi dưỡng. Những người thầy đã mang đến cho Vinh vẻ đẹp của toán học qua những kiến thức toán phổ thông nhưng đầy hấp dẫn. Tất cả sự truyền cảm ấy đã làm cho niềm mê thích học toán cứ lớn dần lên trong lòng cậu học trò thông minh Lê Anh Vinh.
Năm 2001, Lê Anh Vinh đã giành huy chương bạc Olympic Toán quốc tế và huy chương vàng Toán châu Á Thái Bình Dương. Với học bổng toàn phần của chính phủ Australia, anh vào học tại ĐH New South Wales. Năm 2005, anh tốt nghiệp thủ khoa ĐH chuyên ngành Toán – Tin của Australia. Năm 2010, anh nhận bằng tiến sĩ của ĐH Harvard khi mới 27 tuổi.
Cuối năm 2016, PGS Lê Anh Vinh được bổ nhiệm vị trí chủ nhiệm khoa Sư phạm – một trong những khoa nòng cốt của ĐH Giáo dục – ĐH Quốc gia Hà Nội, sau đó là Hiệu trưởng trường THPT Khoa học Giáo dục (HES).
Nửa đầu năm 2017, anh được bổ nhiệm giữ chức Phó Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
THAM GIA LÁI VÀ TRỞ THÀNH THUYỀN TRƯỞNG ‘CON TÀU’ IMO VIỆT NAM
Chúng ta nhớ lại, “con tàu” IMO Việt Nam trước đây đã từng “neo” ở vị trí thứ 3 thế giới, nhưng có một giai đoạn “bão lũ” mà đỉnh điểm là IMO 2011, “con tàu” bị đẩy xuống tận thứ 31 trên 90 nước dự thi. Một loạt giải pháp được đưa ra để vực dậy thành tích như Việt Nam đã từng có. Năm 2012, Việt Nam giành lại vị trí thứ 9.
Năm 2013, PGS.TS Lê Anh Vinh được Bộ GD&ĐT cử làm Phó trưởng đoàn học sinh Việt Nam tham dự IMO lần thứ 54 tại Cộng hòa Colombia dưới “trướng” của “huyền thoại” Lê Bá Khánh Trình, giúp đoàn học sinh Việt Nam đạt 3 huy chương vàng, 3 huy chương bạc, con tàu nhích lên vị trí thứ 7 trên 97 nước tham dự.
Với 3 năm liên tục là “thuyền phó” cho thầy Trình, từ năm 2016, anh đã chính thức lên làm “thuyền trưởng” “con tàu” IMO Việt Nam.
Ở kì IMO 2017, “con tàu” IMO Việt Nam lên đỉnh cao nhất của lịch sử 41 lần tham gia Olympic Toán quốc tế: Vị trí thứ 3 trên 112 nước và “thủy thủ tài năng” Hoàng Hữu Quốc Huy đứng trên đài cao thủ khoa cùng 2 học sinh Nhật và Iran.
“Nhiều năm dẫn đoàn dự thi IMO, sau khi họp chốt điểm xong là sẽ đi ngay sang chỗ học trò. Dù với tư cách là phó đoàn, được ở bên cạnh động viên các em trong những lúc nhiều áp lực nhất, hay đứng từ xa nhìn nụ cười rạng rỡ của các em trên sân khấu ngày khai mạc, hồi hộp đợi chờ bài làm của các em được gửi về nơi chấm khi làm trưởng đoàn, những giây phút đó đều cho thầy cơ hội như được trải qua những cảm xúc của tuổi 18 một lần nữa. Cảm ơn các em!
Kết quả hôm nay là mỹ mãn đối với toàn đoàn, nhưng chắc chắn vẫn sẽ có vài từ ‘giá như’. Mỗi mùa IMO, từ việc tuyển chọn, tập huấn đến công tác chuyên môn khi đưa các em đi thi, thầy đều cảm thấy rất nhẹ nhàng. Chỉ có điều khó khăn nhất mỗi lần đi cùng các em là chứng kiến những sự tiếc nuối cho dù tất cả đều đã cố gắng hết sức mình. Tuy nhiên, người đứng sau sẽ luôn có nhiều động lực để phấn đấu, đội tuyển của chúng ta cũng vậy. Chúc các em tiếp tục có nhiều thành công trong tương lai!”
Từ thành tích của Việt Nam tại IMO, “thuyền trưởng” của “con tàu” IMO Saudi Arabia đã ngỏ ý được sang Việt Nam học hỏi cách gây dựng phong trào học toán, đề nghị PGS.TS Lê Anh Vinh hỗ trợ tham gia dẫn dắt đội tuyển toán của Saudi Arabia.
Không chỉ dành tâm huyết cá nhân, anh còn mời thêm nhiều “cao thủ” dạy toán của Việt Nam sang đào tạo cho học sinh Saudi Arabia. Đặc biệt, Saudi Arabia còn đưa học sinh giỏi sang tận Việt Nam để theo các buổi học đặc biệt do các thầy giáo Việt Nam đứng lớp.
Sau khoảng thời gian được giảng viên Việt Nam dẫn dắt, học sinh chuyên toán của Saudi Arabia đã bước vào nhiều cuộc thi quốc tế như Olympic toán vùng Vịnh, Olympic toán châu Á – Thái Bình Dương, Olympic toán vùng Balkan… với kết quả cao hơn các năm trước. Đấy là câu chuyện “xuất khẩu” luyện toán học sinh giỏi mà Lê Anh Vinh là người mở đường.
Chúng ta hy vọng bằng tâm huyết với giáo dục, sức mạnh của tuổi trẻ cùng tài năng đang phát triển của mình, PGS.TS Lê Anh Vinh chắc chắn sẽ đóng góp ngày càng nhiều hơn nữa cho giáo dục toán học và sự nghiệp giáo dục Việt Nam.
Người đăng: Sơn Phan.
Năm 2019 TS Lê Anh Vinh tiếp tục dẫn đầu đoàn IMO Việt Nam tham dự Olympic Toán học quốc tế tại Vương quốc Anh, từ 11-22/7/2019.Sinh năm 1983, tài năng toán học của Lê Anh Vinh đã được các thầy trường THPT chuyên Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, phát hiện và chăm sóc bồi dưỡng. Những người thầy đã mang đến cho Vinh vẻ đẹp của toán học qua những kiến thức toán phổ thông nhưng đầy hấp dẫn. Tất cả sự truyền cảm ấy đã làm cho niềm mê thích học toán cứ lớn dần lên trong lòng cậu học trò thông minh Lê Anh Vinh.Năm 2001, Lê Anh Vinh đã giành huy chương bạc Olympic Toán quốc tế và huy chương vàng Toán châu Á Thái Bình Dương. Với học bổng toàn phần của chính phủ Australia, anh vào học tại ĐH New South Wales. Năm 2005, anh tốt nghiệp thủ khoa ĐH chuyên ngành Toán – Tin của Australia. Năm 2010, anh nhận bằng tiến sĩ của ĐH Harvard khi mới 27 tuổi.Lê Anh Vinh từng là nghiên cứu viên trẻ tại Viện nghiên cứu Toán – Lý Erwin Schrodinger (Vienna, Áo) và giảng viên khoa Toán ĐH Rochester (Mỹ). Đến tháng 10/2011, Lê Anh Vinh đã chọn bến đỗ là ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội.Cuối năm 2016, PGS Lê Anh Vinh được bổ nhiệm vị trí chủ nhiệm khoa Sư phạm – một trong những khoa nòng cốt của ĐH Giáo dục – ĐH Quốc gia Hà Nội, sau đó là Hiệu trưởng trường THPT Khoa học Giáo dục (HES).Nửa đầu năm 2017, anh được bổ nhiệm giữ chức Phó Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.Chúng ta nhớ lại, “con tàu” IMO Việt Nam trước đây đã từng “neo” ở vị trí thứ 3 thế giới, nhưng có một giai đoạn “bão lũ” mà đỉnh điểm là IMO 2011, “con tàu” bị đẩy xuống tận thứ 31 trên 90 nước dự thi. Một loạt giải pháp được đưa ra để vực dậy thành tích như Việt Nam đã từng có. Năm 2012, Việt Nam giành lại vị trí thứ 9.Năm 2013, PGS.TS Lê Anh Vinh được Bộ GD&ĐT cử làm Phó trưởng đoàn học sinh Việt Nam tham dự IMO lần thứ 54 tại Cộng hòa Colombia dưới “trướng” của “huyền thoại” Lê Bá Khánh Trình, giúp đoàn học sinh Việt Nam đạt 3 huy chương vàng, 3 huy chương bạc, con tàu nhích lên vị trí thứ 7 trên 97 nước tham dự.Với 3 năm liên tục là “thuyền phó” cho thầy Trình, từ năm 2016, anh đã chính thức lên làm “thuyền trưởng” “con tàu” IMO Việt Nam.Ở kì IMO 2017, “con tàu” IMO Việt Nam lên đỉnh cao nhất của lịch sử 41 lần tham gia Olympic Toán quốc tế: Vị trí thứ 3 trên 112 nước và “thủy thủ tài năng” Hoàng Hữu Quốc Huy đứng trên đài cao thủ khoa cùng 2 học sinh Nhật và Iran.Hãy nghe tâm sự của “thuyền trưởng” sau khi có kết quả vang dội tại IMO 2017:”Nhiều năm dẫn đoàn dự thi IMO, sau khi họp chốt điểm xong là sẽ đi ngay sang chỗ học trò. Dù với tư cách là phó đoàn, được ở bên cạnh động viên các em trong những lúc nhiều áp lực nhất, hay đứng từ xa nhìn nụ cười rạng rỡ của các em trên sân khấu ngày khai mạc, hồi hộp đợi chờ bài làm của các em được gửi về nơi chấm khi làm trưởng đoàn, những giây phút đó đều cho thầy cơ hội như được trải qua những cảm xúc của tuổi 18 một lần nữa. Cảm ơn các em!Kết quả hôm nay là mỹ mãn đối với toàn đoàn, nhưng chắc chắn vẫn sẽ có vài từ ‘giá như’. Mỗi mùa IMO, từ việc tuyển chọn, tập huấn đến công tác chuyên môn khi đưa các em đi thi, thầy đều cảm thấy rất nhẹ nhàng. Chỉ có điều khó khăn nhất mỗi lần đi cùng các em là chứng kiến những sự tiếc nuối cho dù tất cả đều đã cố gắng hết sức mình. Tuy nhiên, người đứng sau sẽ luôn có nhiều động lực để phấn đấu, đội tuyển của chúng ta cũng vậy. Chúc các em tiếp tục có nhiều thành công trong tương lai!”Từ thành tích của Việt Nam tại IMO, “thuyền trưởng” của “con tàu” IMO Saudi Arabia đã ngỏ ý được sang Việt Nam học hỏi cách gây dựng phong trào học toán, đề nghị PGS.TS Lê Anh Vinh hỗ trợ tham gia dẫn dắt đội tuyển toán của Saudi Arabia.Không chỉ dành tâm huyết cá nhân, anh còn mời thêm nhiều “cao thủ” dạy toán của Việt Nam sang đào tạo cho học sinh Saudi Arabia. Đặc biệt, Saudi Arabia còn đưa học sinh giỏi sang tận Việt Nam để theo các buổi học đặc biệt do các thầy giáo Việt Nam đứng lớp.Sau khoảng thời gian được giảng viên Việt Nam dẫn dắt, học sinh chuyên toán của Saudi Arabia đã bước vào nhiều cuộc thi quốc tế như Olympic toán vùng Vịnh, Olympic toán châu Á – Thái Bình Dương, Olympic toán vùng Balkan… với kết quả cao hơn các năm trước. Đấy là câu chuyện “xuất khẩu” luyện toán học sinh giỏi mà Lê Anh Vinh là người mở đường.Từ năm 2017, trên cương vị Phó Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, TS Lê Anh Vinh cho biết: “Với vị trí, nhiệm vụ là cơ quan tư vấn chính sách, xây dựng chiến lược cho Bộ GD&ĐT, những đề bài đặt ra cho Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam trong thời gian tới sẽ là những bài toán lớn, không chỉ có ý nghĩa đối với ngành mà đối với toàn xã hội. Tôi cảm thấy rất vinh dự và may mắn khi được đứng trong hàng ngũ cán bộ của Viện, giúp việc cho GS Trần Công Phong, để tham gia vào những nhiệm vụ quan trọng này”.Chúng ta hy vọng bằng tâm huyết với giáo dục, sức mạnh của tuổi trẻ cùng tài năng đang phát triển của mình, PGS.TS Lê Anh Vinh chắc chắn sẽ đóng góp ngày càng nhiều hơn nữa cho giáo dục toán học và sự nghiệp giáo dục Việt Nam.