Lăng Nguyễn Gia Thiều

Theo Nguyễn tộc phả kí thì họ Nguyễn đời đời là lương đống quốc gia, khởi nghiệp từ Định quốc công Nguyễn Bặc thời Đinh. Thời Tiền Lê có Đô chỉ huy sứ Nguyễn Đê quản cấm quân. Thời Lý có những danh thần Nguyễn Quốc, Nguyễn Dương, Nguyễn Nộn. Thời Trần có Hàn Thuyên, Nguyễn Tiểu Luật, Nguyễn Súy, Nguyễn Biểu. Thời Lê – Mạc có Nguyễn Công Duẩn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Quốc Trung, Nguyễn Văn Lang, Nguyễn Hoằng Dụ, Nguyễn Kim, Nguyễn Thiến, Nguyễn Quyện, Nguyễn Hoàng… Thời Nguyễn ngoài chi phái lập nước còn có các danh nhân khác, tiêu biểu là đại thi hào Nguyễn Du với tác phẩm Truyện Kiều. Thời nay có Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ.

 

Theo Nguyễn Gia phả kí thì hầu tước Nguyễn Hựu đã theo anh họ An Thanh hầu Nguyễn Kim sang Lào tụ nghĩa tôn phò nhà Lê. Khi nghĩa quân đã mạnh, có đất đứng chân ở Thanh Hóa thì chủ tướng Hưng quốc công Nguyễn Kim bị hạ độc chết. Hầu tước Nguyễn Hựu đã tính toán việc giữ gìn nòi giống nên cho con về quê mẹ ở Liễu Ngạn định cư, dặn không tham gia chính sự và lấy chữ Gia làm tên lót để ghi nhớ quê hương Gia Miêu.

Nhớ lời dặn của tổ phụ, con cháu Nguyễn Gia chỉ lo làm ăn nhưng vẫn chăm rèn võ nghệ, chữ nghĩa chờ thời giúp nước. Mãi đến đời thứ 6 họ Nguyễn Gia mới bắt đầu ra làm việc nước. Ban đầu cụ Nguyễn Gia Đa giữ chức Đô hiệu điểm quản cấm binh, nhờ có công được phong Bỉnh quận công, lúc mất được dân thờ làm á thần. Quận thái phu nhân có công nuôi chúa lúc nhỏ cũng được dân làng thờ làm á thần.

Con trưởng hai vị là Siêu quận công Nguyễn Gia Châu nhiều năm là Thống suất Nghệ An, vùng đất chiến tuyến quan trọng của đất nước. Ở đây cụ thực hiện chính sách hòa hảo với Đàng Trong nhờ có quan hệ huyết thống với các chúa Nguyễn. Những năm cụ trấn thủ Nghệ An dân được thái bình. Triều đình thưởng cụ áo bào xanh vẽ rồng năm ngón nên dân tôn gọi là Lưu đồn chúa. Sau khi cụ qua đời cũng được dân làng thờ là á thánh.

Dòng họ Nguyễn Gia về sau còn nhiều võ tướng tài ba, tiêu biểu là Ôn Như hầu Nguyễn Gia Thiều có công bình định vùng Tây Bắc, thu lại nhiều đất đai vùng biên viễn. Ông còn là nhà thơ lớn với tác phẩm bất hủ “Cung oán ngâm khúc”. Năm 1981 Nguyễn Gia Thiều được nhà nước ta phong tặng danh hiệu Danh nhân văn hóa. Nhà thờ họ Nguyễn Gia ở Liễu Ngạn đồng thời là Nhà lưu niệm danh nhân văn hóa Nguyễn Gia Thiều.

Nhà thờ họ Nguyễn Gia ở vị trí đẹp giữa làng, có hồ nước rộng phía trước tạo phong thủy đẹp, do Siêu quận công Nguyễn Gia Châu cho xây dựng khi cụ giữ chức thống suất Nghệ An, làm từ năm 1720 đến năm 1727 hoàn thành. Đây là đợt xây dựng lớn cả việc nhà lẫn việc làng do cụ lo toàn bộ chi phí. Việc nhà thì xây dựng nhà thờ, nhà ở. Việc làng thì xây dựng đình, chùa, đúc chuông. Gỗ lim vận chuyển từ Thanh Hóa ra. Trong thời gian xây dựng có nhiều đoàn quan khách từ kinh thành về thăm và ủng hộ tiền của. Mùa thu năm Đinh Mùi (1727) khánh thành toàn bộ các hạng mục. Vua Lê Dụ Tông, chúa Hi Tổ Nhân Vương cũng về dự. Gỗ quý, khung chịu lực kết cấu truyền thống, nhiều bức chạm khắc tinh xảo, nhà thờ họ đúng là một kiệt tác.

Tiếc thay, toàn bộ các hạng mục xây dựng ấy đã bị giặc Pháp đốt phá hầu hết vào năm 1947. Con cháu thu nhặt phần còn lại phục hồi được ngôi nhà thờ ba gian nhỏ như hiện nay. Trong nhà thờ có ba ban thờ và các tượng danh nhân. Một gian làm nơi trưng bày các hiện vật về danh nhân văn hóa Nguyễn Gia Thiều. Mới đây, phần mộ và bia lưu niệm Nguyễn Gia Thiều cũng đã xây dựng.

Ngoài việc thờ cúng của dòng họ, nhà lưu niệm danh nhân còn là nơi sinh hoạt văn hóa thường xuyên của dân làng và các hoạt động văn hóa của địa phương. Phân hội Văn học nghệ thuật Thuận Thành từng tổ chức ngày thơ ở đây và nhiều lần tổ chức giao lưu thơ, giới thiệu tác phẩm viết về Nguyễn Gia Thiều và dòng họ như các cuốn “Danh nhân văn hóa Nguyễn Gia Thiều” của Nguyễn Duy Hợp, tiểu thuyết “Mài gươm sắc bút” của Phạm Thuận Thành, truyện ngắn “Phong hầu” của Đào Ngọc Vĩnh… Các nhà trường mang tên Nguyễn Gia Thiều cũng thường tổ chức cho học sinh về đây báo công với danh nhân và bồi dưỡng kiến thức lịch sử văn hóa dân tộc.


Phạm Thuận Thành

Dòng họ Nguyễn Gia ở thôn Liễu Ngạn (Thuận Thành – Bắc Ninh) có cội nguồn từ trang Gia Miêu – Tống Sơn (nay là huyện Hà Trung – Thanh Hóa).Theo Nguyễn tộc phả kí thì họ Nguyễn đời đời là lương đống quốc gia, khởi nghiệp từ Định quốc công Nguyễn Bặc thời Đinh. Thời Tiền Lê có Đô chỉ huy sứ Nguyễn Đê quản cấm quân. Thời Lý có những danh thần Nguyễn Quốc, Nguyễn Dương, Nguyễn Nộn. Thời Trần có Hàn Thuyên, Nguyễn Tiểu Luật, Nguyễn Súy, Nguyễn Biểu. Thời Lê – Mạc có Nguyễn Công Duẩn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Quốc Trung, Nguyễn Văn Lang, Nguyễn Hoằng Dụ, Nguyễn Kim, Nguyễn Thiến, Nguyễn Quyện, Nguyễn Hoàng… Thời Nguyễn ngoài chi phái lập nước còn có các danh nhân khác, tiêu biểu là đại thi hào Nguyễn Du với tác phẩm Truyện Kiều. Thời nay có Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ.Theo Nguyễn Gia phả kí thì hầu tước Nguyễn Hựu đã theo anh họ An Thanh hầu Nguyễn Kim sang Lào tụ nghĩa tôn phò nhà Lê. Khi nghĩa quân đã mạnh, có đất đứng chân ở Thanh Hóa thì chủ tướng Hưng quốc công Nguyễn Kim bị hạ độc chết. Hầu tước Nguyễn Hựu đã tính toán việc giữ gìn nòi giống nên cho con về quê mẹ ở Liễu Ngạn định cư, dặn không tham gia chính sự và lấy chữ Gia làm tên lót để ghi nhớ quê hương Gia Miêu.Nhớ lời dặn của tổ phụ, con cháu Nguyễn Gia chỉ lo làm ăn nhưng vẫn chăm rèn võ nghệ, chữ nghĩa chờ thời giúp nước. Mãi đến đời thứ 6 họ Nguyễn Gia mới bắt đầu ra làm việc nước. Ban đầu cụ Nguyễn Gia Đa giữ chức Đô hiệu điểm quản cấm binh, nhờ có công được phong Bỉnh quận công, lúc mất được dân thờ làm á thần. Quận thái phu nhân có công nuôi chúa lúc nhỏ cũng được dân làng thờ làm á thần.Con trưởng hai vị là Siêu quận công Nguyễn Gia Châu nhiều năm là Thống suất Nghệ An, vùng đất chiến tuyến quan trọng của đất nước. Ở đây cụ thực hiện chính sách hòa hảo với Đàng Trong nhờ có quan hệ huyết thống với các chúa Nguyễn. Những năm cụ trấn thủ Nghệ An dân được thái bình. Triều đình thưởng cụ áo bào xanh vẽ rồng năm ngón nên dân tôn gọi là Lưu đồn chúa. Sau khi cụ qua đời cũng được dân làng thờ là á thánh.Dòng họ Nguyễn Gia về sau còn nhiều võ tướng tài ba, tiêu biểu là Ôn Như hầu Nguyễn Gia Thiều có công bình định vùng Tây Bắc, thu lại nhiều đất đai vùng biên viễn. Ông còn là nhà thơ lớn với tác phẩm bất hủ “Cung oán ngâm khúc”. Năm 1981 Nguyễn Gia Thiều được nhà nước ta phong tặng danh hiệu Danh nhân văn hóa. Nhà thờ họ Nguyễn Gia ở Liễu Ngạn đồng thời là Nhà lưu niệm danh nhân văn hóa Nguyễn Gia Thiều.Nhà thờ họ Nguyễn Gia ở vị trí đẹp giữa làng, có hồ nước rộng phía trước tạo phong thủy đẹp, do Siêu quận công Nguyễn Gia Châu cho xây dựng khi cụ giữ chức thống suất Nghệ An, làm từ năm 1720 đến năm 1727 hoàn thành. Đây là đợt xây dựng lớn cả việc nhà lẫn việc làng do cụ lo toàn bộ chi phí. Việc nhà thì xây dựng nhà thờ, nhà ở. Việc làng thì xây dựng đình, chùa, đúc chuông. Gỗ lim vận chuyển từ Thanh Hóa ra. Trong thời gian xây dựng có nhiều đoàn quan khách từ kinh thành về thăm và ủng hộ tiền của. Mùa thu năm Đinh Mùi (1727) khánh thành toàn bộ các hạng mục. Vua Lê Dụ Tông, chúa Hi Tổ Nhân Vương cũng về dự. Gỗ quý, khung chịu lực kết cấu truyền thống, nhiều bức chạm khắc tinh xảo, nhà thờ họ đúng là một kiệt tác.Tiếc thay, toàn bộ các hạng mục xây dựng ấy đã bị giặc Pháp đốt phá hầu hết vào năm 1947. Con cháu thu nhặt phần còn lại phục hồi được ngôi nhà thờ ba gian nhỏ như hiện nay. Trong nhà thờ có ba ban thờ và các tượng danh nhân. Một gian làm nơi trưng bày các hiện vật về danh nhân văn hóa Nguyễn Gia Thiều. Mới đây, phần mộ và bia lưu niệm Nguyễn Gia Thiều cũng đã xây dựng.Ngoài việc thờ cúng của dòng họ, nhà lưu niệm danh nhân còn là nơi sinh hoạt văn hóa thường xuyên của dân làng và các hoạt động văn hóa của địa phương. Phân hội Văn học nghệ thuật Thuận Thành từng tổ chức ngày thơ ở đây và nhiều lần tổ chức giao lưu thơ, giới thiệu tác phẩm viết về Nguyễn Gia Thiều và dòng họ như các cuốn “Danh nhân văn hóa Nguyễn Gia Thiều” của Nguyễn Duy Hợp, tiểu thuyết “Mài gươm sắc bút” của Phạm Thuận Thành, truyện ngắn “Phong hầu” của Đào Ngọc Vĩnh… Các nhà trường mang tên Nguyễn Gia Thiều cũng thường tổ chức cho học sinh về đây báo công với danh nhân và bồi dưỡng kiến thức lịch sử văn hóa dân tộc.

Rate this post