LỄ HÓA VÀNG VÀO NGÀY NÀO TỐT NHẤT ?
LỄ HÓA VÀNG VÀO NGÀY NÀO TỐT NHẤT ?
1. Lễ hóa vàng
Lễ hóa vàng hay còn gọi là “đưa ông bà”, lễ hóa vàng cho Tổ tiên, hay lễ tạ năm mới… Lễ hóa vàng ngoài được tiến hành vào ngày mùng 3 Tết thì còn được làm từ ngày mùng 4-10 Tết.
Ngày lễ hóa vàng ngoài ý nghĩa “hồi hướng” đến các chư vị trên (Đức Phật, thần linh, gia tiên…) thì còn bày tỏ lòng biết ơn của gia chủ đến chư Phật, thần linh, gia tiên… đã luôn yểm trợ, phù hộ cho gia chủ trong một năm qua.
Theo đó, ngày tổ chức lễ hóa vàng không cố định và tùy thuộc vào mỗi gia đình. Thường người ta thực hiện vào ngày mùng 3, tuy nhiên, lễ hóa vàng còn được tiến hành từ ngày mùng 4 đến ngày mùng 10 Tết.
>>> Xem thêm: Lễ cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp – Nguồn gốc và ý nghĩa?
2. Mâm cúng lễ hóa vàng gồm những gì?
Tùy theo điều kiện cũng như hoàn cảnh kinh tế của mỗi gia đình mà lễ hóa vàng có thể khác nhau. Tuy nhiên cần đảm bảo những món lễ dưới đây.
+ Một mâm cỗ mặn gồm: rượu, thịt, bánh chưng…
+ Tiền âm phủ, vàng mã mỗi loại một ít;
+ Mâm ngũ quả;
+ Hoa tươi;
+ Hương (nhang);
+ Bánh kẹo;
+ Trầu cau, thuốc lá;
+ 2 cây mía (Theo dân gian quan niệm cây mía để các cụ chống đi cho đỡ mỏi hoặc có thể sử dụng để gánh các đồ cúng về trời).
3. Văn khấn lễ hoá vàng
“NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT! (3 lần)
Kính lạy:
– Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.
– Ngài Đương niên, Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng, các Ngài Thổ Địa, Táo Quân, Long Mạch Tôn Thần.
– Các Tổ Khảo, Tổ Tỷ, nội ngoại tiên linh.
Hôm nay là ngày mồng… tháng Giêng năm…
Tín chủ chúng con ……………………..
Ngụ tại ……………………………………
Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cúng dâng trước án.
Kính cẩn thưa trình: Tiệc xuân đã mãn, Nguyên Đán đã qua, nay xin thiêu hoá kim ngân, lễ tạ Tôn Thần, rước tiễn tiên linh trở về Âm giới.
Kính xin: Lưu phúc lưu ân, phù hộ độ trì, dương cơ âm mộ, mọi chỗ tốt lành. Cháu con được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng.
Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.
Nam mô Chứng Minh Sư Bồ Tát (3 lần)”.
>>> Đọc thêm: Nguồn gốc và ý nghĩa thiêng liêng của cúng Giao thừa trong văn hóa Việt Nam
4. Trình tự hóa vàng như thế nào?
Các chuyên gia phong thủy cho biết, khi hóa vàng xong thì người ta vẩy vào mấy giọt rượu cúng trên bàn vì tục cho rằng có làm như thế mới thiêng, ở cõi âm các cụ mới nhận được và vàng mã đó mới tiêu được ở âm phủ. Hai cây mía cũng được đem hơ trên đống tàn vàng.
Việc hóa vàng được thực hiện trong thùng hóa vàng riêng đặt ở sân hoặc một góc vườn sạch sẽ. Theo đó, khi gần hết 1 tuần hương người ta bắt đầu hóa tiền vàng.
Mỗi lễ vàng tiền đều được hóa riêng từ các bậc cao xuống theo thứ tự gia thần trước, gia tiên sau.
Trước khi hạ mỗi lễ đều vái ba vái và khấn: “Gia chủ xin hóa tiền vàng, kim ngân… thỉnh vong linh gia tiên nhận chút lễ bạc, tâm thành. Kính cáo tôn thần, xin rước vong linh lại về âm giới”. Rồi lần lượt hóa hết sớ và chỗ vàng mã đã bày mấy ngày Tết.
Cuối cùng lễ 3 vái, xin gia tiên phù hộ cho con cháu mạnh khỏe, bình an rồi xin phép hạ lễ cho con cháu thụ lộc, và chia vật phẩm (chia lộc) cho con cháu.
Trên đây, Phong Thủy Tam Nguyên đã chia sẻ những thông tin về lễ hóa vàng. Hy vọng bài viết này có ích với quý độc giả. Nếu cần được tư vấn thêm, quý vị vui lòng liên hệ đến:
Công ty TNHH Kiến Trúc Phong Thủy Tam Nguyên
Hotline: 1900.2292
Địa chỉ:
- Hà Nội: Lô A12/D7, ngõ 66 Khúc Thừa Dụ, Khu đô thị mới, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
- Đà Nẵng: Tầng 12, Tòa ACB, 218 Bạch Đằng, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
- TP Hồ Chí Minh: 778/5 Nguyễn Kiệm, Phường 4, Quận Phú Nhuận, TP HCM