Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, từ giải Khôi Nguyên đến Dinh Độc Lập
Đánh giá bài viết này
Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ không chỉ là một kiến trúc sư – người để lại những công trình mang dấu ấn đặc sắc, mà ông còn là một nhà điêu khắc, họa sĩ nổi tiếng,… Những công trình của ông là sự hài hòa, kết hợp giữa nét đẹp, nét cổ điển kiến trúc phương Tây và Á Đông.
Hãy cùng Nhà Đất Mới tìm hiểu chi tiết về kiến trúc sư Ngô Viết Thụ trong bài viết dưới đây.
1. Tiểu sử
1.1. Thân thế
Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ và vợ
- Tên thật: Ngô Viết Thụ
- Sinh ngày: 17/09/1926
- Mất ngày: 09/03/2000
- Quê quán: làng Lang Xá, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế
Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ sinh ra trong một gia đình trí thức tại tỉnh Thừa Thiên-Huế, là con cụ Ngô Viết Quang – Giáo sư trường Kỹ thuật Huế và là một nhà Nho uyên thâm.
Năm 18 tuổi, ông thi đậu vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương tại Hà Nội nhưng ngành Kiến trúc khi đó lại học tại trường Cao đẳng Kiến trúc Đà Lạt.
Năm 22 tuổi, ông kết hôn với bà Võ Thị Cơ và được gia đình vợ giúp đỡ để sang Pháp du học.
1.2. Học tập và làm việc tại Châu Âu
Trong giai đoạn 1950 – 1955, Ngô Viết Thụ là sinh viên khoa kiến trúc của trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris. Năm 1955, ông tốt nghiệp kiến trúc sư D.P.L.G.
Sau đó, ông đã nhận được học bổng trong thời hạn ba năm tại khu biệt thự Medicis của Viện Hàn lâm Pháp (La Mã).
Tại đây, ông đã dự thi với công trình có sức chứa lên đến 40 ngàn tín đồ – Ngôi thánh đường trên Địa Trung Hải. Đồ án được lọt top 1 trong 10 tác phẩm xuất sắc nhất. Vòng cuối, tác phẩm này của ông đoạt Giải thưởng Lớn Roma về kiến trúc – Premier Grand Prix de Roma.
Cho đến nay, ông vẫn là người Châu Á duy nhất nhận giải thưởng Khôi Nguyên La Mã.
1.3. Cống hiến và hoạt động trong nước
Chợ Đà Lạt
Kết thúc việc học và trở về nước, tuy chịu ảnh hưởng rất nhiều từ nền văn hóa, kiến trúc phương Tây nhưng cuộc sống của ông không bị ảnh hưởng quá nhiều. Ông vẫn giữ được nề nếp, phong tục tập quán vốn có nên được nhiều người quý mến.
Năm 1960, ông trở về Việt Nam.
Từ 1960 – 30/04/1975, ông đảm nhiệm vai trò là chuyên môn lãnh đạo Văn phòng Tư vấn Kiến trúc – Chỉnh trang lãnh thổ của Phủ Tổng thống.
Sau đó, ông mở văn phòng tư vấn kiến trúc và thiết kế nhiều công trình ghi đậm dấu ấn về kỹ thuật cũng như tính thẩm mỹ.
2. Phong cách nghệ thuật kiến trúc
Ý nghĩa văn hóa của Dinh Độc Lập
Những công trình kiến trúc của ông là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách cổ điển châu Âu và triết lý Á Đông.
Ông là người am hiểu sâu sắc về phong thủy và thường vận dụng một cách khéo léo, kín đáo hiểu biết của mình vào các tác phẩm kiến trúc. Và chỉ những ai có kiến thức về phong thủy mới nhận ra điều này trong các tác phẩm của ông.
Đối với ông, trong kiến trúc, phong thủy là để chiêm nghiệm vì đây là một lĩnh vực khó có thể diễn tả bằng lời.
3. Công trình và dấu ấn tiêu biểu
3.1. Những công trình ấn tượng trong sự nghiệp của KTS Ngô Viết Thụ
Trung tâm Nguyên tử lực Việt Nam
Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã từ bỏ cuộc sống sung túc ở Pháp để trở về và phục vụ Tổ quốc. Ông đã dùng tài năng của mình xây dựng đất nước, để lại những công trình lừng lẫy, trường tồn theo thời gian như:
- Dinh Độc Lập (1961-1965) – Nay là Hội trường Thống Nhất – là tác phẩm xây dựng đầu tiên của ông sau khi về nước
- Viện Đại học Huế (1961-1963) – Cơ sở Đại học Sư phạm mô hình chữ Y
- Viện Hạt nhân Đà Lạt (1962-1965) – Nay là Trung tâm Nguyên tử lực Việt Nam
- Làng Đại học Thủ Đức (1962) – Bao gồm nhiều trường ốc và cư xá
- Chợ Đà Lạt (1962) – Kiến trúc theo mô hình chữ H
- Tổ hợp Khách sạn Hương Giang Huế I và II (1962)
- Trường Quốc gia Nghĩa Tử Sài Gòn – Tổng thống Ngô Đình Diệm khánh thành
- Trường Đại học Nông Lâm Sài Gòn – Giảng đường mô hình chữ U
- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Tòa nhà Hội trường B
- Trường Đại học Y Khoa Sài Gòn – Với mô hình 500 giường bệnh
- Công trường Mê Linh – Tọa lạc tại bến Bạch Đằng Sài Gòn (1961)
- Trụ sở Hàng không Việt Nam tại Sài Gòn (1972)
- Phác thảo sơ đồ kiến trúc cho Việt Nam Quốc Tự ở Sài Gòn (1968) và Đại Thiền Viện Trúc Lâm tại Đà Lạt
3.2. Không chỉ là một Kiến trúc sư tài năng, ông còn là Nghệ sĩ đa tài
Bức tranh Sơn hà cẩm tú
Ngoài những tác phẩm tiêu biểu về kiến trúc, ông còn có nhiều tài năng khác như:
- Thơ ca, trong đó có hơn 50% bài thơ mang bút tích của bà Cơ
- Hội họa: bức tranh sơn dầu Sơn Hà Cẩm Tú tại dinh Thống Nhất
- Thông thạo nhiều ngôn ngữ như tiếng Pháp, Anh, Latinh
- Khả năng chơi nhạc cụ nhuần nhuyễn: đàn tranh, đàn tỳ bà…
4. Thành tựu, giải thưởng đạt được
4.1. Thành tựu sự nghiệp
Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn
Ngô Viết Thụ có được nhiều thành tựu lớn trong cuộc đời như:
- Năm 1955: thành viên Hội Kiến trúc Sư Pháp SADG. (Société des Architectes Diplômés par le Gouvernement).
- Năm 1958: thành viên Kiến trúc sư Đoàn Việt Nam.
- Năm 1962: là người châu Á đầu tiên trở thành Viện sĩ Danh dự của Viện Kiến trúc Hoa Kỳ (H.F.A.S.I.A.)
- Năm 1975: là cố vấn Ban Chấp hành Hội Kiến trúc sư Việt Nam và Ban Chấp hành Hội Kiến trúc sư TP HCM các nhiệm kỳ I, II, III, và IV.
- Năm 1992 – 1997: là thành viên tổ chuyên gia tư vấn kiến trúc cho Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong thời gian đương nhiệm.
Con trai ông, Ngô Viết Nam Sơn, cũng là một kiến trúc sư có nhiều đóng góp trong quy hoạch đô thị tại Việt Nam.
4.2. Giải thưởng đạt được
Giải thưởng Khôi Nguyên La Mã
Bên cạnh đó, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã đạt được nhiều giải thưởng danh giá như:
- Trong quá trình học tập tại trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris, ông đoạt giải Paul Bigot do Viện Hàn lâm tổ chức.
- Năm 1955, ông là người Châu Á đầu tiên đoạt giải Khôi nguyên La Mã – Premier Grand Prix de Roma.
Ngoài ra, ông cũng đạt được nhiều giải thưởng có giá trị khác trong nước.
Như vậy, Nhà Đất Mới vừa giới thiệu cho bạn về tiểu sử, thành tựu, giải thưởng lớn cũng như các công trình kiến trúc tiêu biểu của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Ông là một người tài ba, giỏi giang, sống trọn tình trọn nghĩa với gia đình, đất nước và là một trong những người Việt Nam được công nhận trên trường quốc tế.
Ann Tran – Ban biên tập Nhà Đất Mới
Chuyên gia thiết kế Nội thất – Bất Động Sản.
Với kinh nghiệm 3 năm trải qua từ thiết kế nội thất, xây dựng kiến trúc. Các bài viết của tôi hướng tới sự chia sẻ và muốn cung cấp cho quý độc giả những thông tin thiết thực.