Hoàng Đế Việt Nam Nguyễn Nhạc
Nguyễn Nhạc tên đầy đủ là Nguyễn Văn Nhạc, là người đã sáng lập nên nhà Tây Sơn, trị vì đất nước từ năm 1778 đến năm 1788, với hiệu là Thái Đức Hoàng Đế. Năm 1789, ông bỏ đế hiệu và nhường ngôi cho em trai là
Trong các cuốn sử sách có ghi anh em Tây Sơn là họ Nguyễn, nhưng không ghi rõ tổ tiên là họ gì. Có giả thuyết cho rằng tổ tiền của anh em Tây Sơn là họ Hồ ở làng Hương Cái, huyện Hưng Nguyên,
Năm 1765, Vũ vương Nguyễn Phúc Khoát mất, chính sự họ Nguyễn ở Đàng Trong ngày càng rối ren trong việc chọn người kế vị. Vũ vương vốn lập con thứ 9 là Nguyễn Phúc Hiệu là Thế tử, nhưng thế tử mất sớm, để lại người con trai là Nguyễn Phúc Dương. Con cả của Vũ vương tên là Nguyễn Phúc Chương cũng đã qua đời. theo lý thì con trai thứ hai là Nguyễn Phúc Luân sẽ nối ngôi vua, nhưng lúc bấy giờ quyền thần Trương Phúc Loan nắm quyền lớn nên tự xưng là “quốc phó”, giết chết Luân và lập Nguyễn Phúc Thuần (Định vương), người con thứ 16 của Nguyễn Phúc Khoát lên làm vua khi mới 12 tuổi.
Nguyễn Nhạc nhân cơ hội triều đình nhà Nguyễn rối ren, đã tập hợp lực lượng nổi dậy tại ấp Tây Sơn. Nghĩa quân Tây Sơn gồm người Kinh, người Thượng, người Hoa tham gia rất đông. Ba anh em họ Nguyễn dã tập hợp đồng bào người Thượng, gây dựng chiến khu, đứng lên phát động khởi nghĩa, lấy danh nghĩa là chống lại Quốc phó Trương Phúc Loan. Nguyễn Nhạc phất cờ khởi nghĩa năm 1771.
Sau khi đã trở nên lớn mạnh ở địa bàn ấp Tây Sơn. Cuộc khởi nghĩa đã nhanh chóng lan rộng, và nghĩa quân cũng đã thắng một số trận chống lại chúa Nguyễn đến đàn áp khởi nghĩa. Lúc bấy giờ ở Quy Nhơn có nhà giàu là Huyền Khê hay giúp tài chính cho Nguyễn Nhạc, nhân đó, ông đã trang bị thêm nhiều vũ khí và chiêu mời được nhiều quân. Năm 1773, Nguyễn Nhạc cùng quân Tây Sơn đánh chiếm ấp Kiến Thành, chia các tướng cùng trông coi. Nguyễn Nhạc trông coi hai huyện là Bồng Sơn và Phù Ly. Chủ trại nhì là Nguyễn Thung giữ huyện Tuy Viền, chủ trại ba Huyền Khê lo hậu cần. Nguyễn Nhạc còn liên hệ mật với chúa của nước Chiêm Thành sót lại mang quân đóng ở trại Thạch Thành để trợ giúp lẫn nhau.
Sau khi căn cứ đã vững chắc, Nguyễn Nhạc phát động đánh thành Quy Nhơn, một trọng trấn của Đàng Trong, vốn là kinh thành Đồ Bàn của quân Chiêm Thành cũ. Quy Nhơn là trung tâm của khu vực Nam Trung Bộ, nên nếu có thể chiếm giữ nơi này thì có thể làm chủ cả khu vực Nam Trung Bộ. Nguyễn Nhạc đã vận dung mưu kế táo bạo để đánh chiếm thành. Ông tự ngồi vào cũi để quân lính mang đến thành Quy Nhơn nộp cho tướng giữ thành Nguyễn Khắc Tuyên, giả làm quân lính nổi lên bắt tướng “giặc” dẫn về hàng chúa Nguyễn. Nguyễn Khắc Tuyên tưởng thật nên cho giải Nguyễn Nhạc vào. Nửa đêm, quân Tây Sơn mở cũi cho Nguyễn Nhạc và cùng phối hợp với ngoại viện ùa vào đánh chiếm thành Quy Nhơn. Nguyễn Khắc Tuyên hốt hoảng bỏ cả gia đình và ấn tín chạy trốn.
Chiếm được thành Quy Nhơn, Nguyễn Nhạc đem quân đi đánh chiếm
Nguyễn Nhạc tên đầy đủ là Nguyễn Văn Nhạc, là người đã sáng lập nên nhà Tây Sơn, trị vì đất nước từ năm 1778 đến năm 1788, với hiệu là Thái Đức Hoàng Đế. Năm 1789, ông bỏ đế hiệu và nhường ngôi cho em trai là Quang Trung Nguyễn Huệ ), còn ông giữ tước hiệu Tây Sơn vương. Ông và hai người em trai của mình là Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ, còn được gọi là Anh em tây sơn hay Tây Sơn tam kiệt, là những người đã đứng lên lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, chấm dứt cuộc nội chiến giữa nhà Nguyễn ở phía Nam và nhà Trịnh ở phía Bắc, lật đổ hai tập đoàn này và nhà Hậu Lê.Trong các cuốn sử sách có ghi anh em Tây Sơn là họ Nguyễn, nhưng không ghi rõ tổ tiên là họ gì. Có giả thuyết cho rằng tổ tiền của anh em Tây Sơn là họ Hồ ở làng Hương Cái, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An . Nguyễn Nhạc cùng hai em trai được học cả văn lẫn vỡ với thầy Trương Văn Hiến. Chính người thầy này đã phát hiện Nguyễn Huệ là một người có tài nên khuyên ba anh em khởi nghĩa để xây dựng nghiệp lớn. Trong những năm đầu, Nguyễn Nhạc đóng vai trò quan trọng nhất.Năm 1765, Vũ vương Nguyễn Phúc Khoát mất, chính sự họ Nguyễn ở Đàng Trong ngày càng rối ren trong việc chọn người kế vị. Vũ vương vốn lập con thứ 9 là Nguyễn Phúc Hiệu là Thế tử, nhưng thế tử mất sớm, để lại người con trai là Nguyễn Phúc Dương. Con cả của Vũ vương tên là Nguyễn Phúc Chương cũng đã qua đời. theo lý thì con trai thứ hai là Nguyễn Phúc Luân sẽ nối ngôi vua, nhưng lúc bấy giờ quyền thần Trương Phúc Loan nắm quyền lớn nên tự xưng là “quốc phó”, giết chết Luân và lập Nguyễn Phúc Thuần (Định vương), người con thứ 16 của Nguyễn Phúc Khoát lên làm vua khi mới 12 tuổi.Nguyễn Nhạc nhân cơ hội triều đình nhà Nguyễn rối ren, đã tập hợp lực lượng nổi dậy tại ấp Tây Sơn. Nghĩa quân Tây Sơn gồm người Kinh, người Thượng, người Hoa tham gia rất đông. Ba anh em họ Nguyễn dã tập hợp đồng bào người Thượng, gây dựng chiến khu, đứng lên phát động khởi nghĩa, lấy danh nghĩa là chống lại Quốc phó Trương Phúc Loan. Nguyễn Nhạc phất cờ khởi nghĩa năm 1771.Sau khi đã trở nên lớn mạnh ở địa bàn ấp Tây Sơn. Cuộc khởi nghĩa đã nhanh chóng lan rộng, và nghĩa quân cũng đã thắng một số trận chống lại chúa Nguyễn đến đàn áp khởi nghĩa. Lúc bấy giờ ở Quy Nhơn có nhà giàu là Huyền Khê hay giúp tài chính cho Nguyễn Nhạc, nhân đó, ông đã trang bị thêm nhiều vũ khí và chiêu mời được nhiều quân. Năm 1773, Nguyễn Nhạc cùng quân Tây Sơn đánh chiếm ấp Kiến Thành, chia các tướng cùng trông coi. Nguyễn Nhạc trông coi hai huyện là Bồng Sơn và Phù Ly. Chủ trại nhì là Nguyễn Thung giữ huyện Tuy Viền, chủ trại ba Huyền Khê lo hậu cần. Nguyễn Nhạc còn liên hệ mật với chúa của nước Chiêm Thành sót lại mang quân đóng ở trại Thạch Thành để trợ giúp lẫn nhau.Sau khi căn cứ đã vững chắc, Nguyễn Nhạc phát động đánh thành Quy Nhơn, một trọng trấn của Đàng Trong, vốn là kinh thành Đồ Bàn của quân Chiêm Thành cũ. Quy Nhơn là trung tâm của khu vực Nam Trung Bộ, nên nếu có thể chiếm giữ nơi này thì có thể làm chủ cả khu vực Nam Trung Bộ. Nguyễn Nhạc đã vận dung mưu kế táo bạo để đánh chiếm thành. Ông tự ngồi vào cũi để quân lính mang đến thành Quy Nhơn nộp cho tướng giữ thành Nguyễn Khắc Tuyên, giả làm quân lính nổi lên bắt tướng “giặc” dẫn về hàng chúa Nguyễn. Nguyễn Khắc Tuyên tưởng thật nên cho giải Nguyễn Nhạc vào. Nửa đêm, quân Tây Sơn mở cũi cho Nguyễn Nhạc và cùng phối hợp với ngoại viện ùa vào đánh chiếm thành Quy Nhơn. Nguyễn Khắc Tuyên hốt hoảng bỏ cả gia đình và ấn tín chạy trốn.Chiếm được thành Quy Nhơn, Nguyễn Nhạc đem quân đi đánh chiếm Quảng Ngãi . Sau đó, ông mang quân đánh Phú Yên . Đến năm 1773, quân Tây Sơn chiếm được Diên Khánh, Phú Yên, Bình Thuận, Bình Khang, quân Nguyễn đành phải rút lui vào Nam Bộ. Lấy bấy giờ quân Tây Sơn là chủ vùng đất Quảng.
Tuy Nguyễn Nhạc là người phát động phong trào Tây Sơn, và cũng là người có công lớn trong những ngày đầu, nhưng vì những chiến công của Nguyễn Huệ khiến tên tuổi của ông có phần bị lu mờ đi. Thậm chí có nhiều sử gia còn chê ông kém tài và phê phán những sai lầm của ông. Nhưng nếu nhìn nhận một cách khách quan thì ông đã có những quyết định sáng suốt trong những thời điểm then chốt, gây dựng nghĩa quân Tây Sơn hùng mạnh từ những ngày đầu.