Họa sĩ Diệp Minh Châu

Họa sĩ Diệp Minh Châu là ai?
Diệp Minh Châu là một họa sĩ, nhà điêu khắc nổi tiếng của hội họa Việt Nam. Ông đã sáng tác hàng ngàn bức tranh và tượng, trong đó có một số tác phẩm được trưng bày tại nhiều bảo tàng ở nhiều quốc gia trên thế giới như Tiệp Khắc, Liên Xô, Ấn Độ. Ông là họa sĩ có nhiều sáng tác về chủ tịch
Trong những năm kháng chiến, họa sĩ Diệp Minh Châu đã vẽ nhiều tranh ghi lại cuộc sống sinh hoạt, cảnh lao động và chiến đấu của quân và dân Việt Nam. Các tác phẩm như: Phong cảnh Đồng Tháp Mười, Qua rừng Lá, Du kích qua làng, Chiến sĩ rẽ lau, Lớp học bình dân trong lán ven rừng… Năm 1947, ông gây ấn tượng với bức tranh “Chiến sĩ Lê Hồng Sơn hy sinh lúc xung phong” được vẽ bằng máu của chính người chiến sĩ hy sinh. Một bức tranh khác cũng khá nổi tiếng là “Bác Hồ và 3 thiếu nhi Trung Nam Bắc” vẽ bằng máu của chính ông. Năm 1947, Diệp Minh Chau được thuyên chuyển về Viện Văn Hóa kháng chiến Nam Bộ. Năm 1950, ông ra bắc, sang Campuchia, Thái Lan rồi Trung Quốc. Khi ở Việt Bắc, Diệp Minh Châu đã được sống gần cụ Hồ, chứng kiến cảnh sinh hoạt và làm việc của cụ Hồ Diệp Minh Châu luôn tràn đầy cảm hứng. Ông đã vẽ hơn 30 bức tranh về cụ Hồ, các tác phẩm tiêu biểu như: Bố cục nhà Bác trên đồi, Bác câu cá bên bờ suối (sơn dầu), Bác làm việc ở nhà sàn Việt Bắc (sơn dầu), Ánh nắng trưa trước sân nhà Bác (sơn dầu)…

Diệp Minh Châu là một họa sĩ, nhà điêu khắc nổi tiếng của hội họa Việt Nam. Ông đã sáng tác hàng ngàn bức tranh và tượng, trong đó có một số tác phẩm được trưng bày tại nhiều bảo tàng ở nhiều quốc gia trên thế giới như Tiệp Khắc, Liên Xô, Ấn Độ. Ông là họa sĩ có nhiều sáng tác về chủ tịch Hồ Chí Minh , gồm 200 tác phẩm. Diệp Minh Châu là một con người lạc quan, vui tính và rất được lòng người khác. Sinh thời, họa sĩ Diệp Mình Châu từng là Chủ tịch danh dự của Hội Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, là Chủ tịch Hội Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh và là Ủy viên thường vụ Ban chấp hànhHội Mỹ thuật Việt Nam. Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm 1996.Trong những năm kháng chiến, họa sĩ Diệp Minh Châu đã vẽ nhiều tranh ghi lại cuộc sống sinh hoạt, cảnh lao động và chiến đấu của quân và dân Việt Nam. Các tác phẩm như: Phong cảnh Đồng Tháp Mười, Qua rừng Lá, Du kích qua làng, Chiến sĩ rẽ lau, Lớp học bình dân trong lán ven rừng… Năm 1947, ông gây ấn tượng với bức tranh “Chiến sĩ Lê Hồng Sơn hy sinh lúc xung phong” được vẽ bằng máu của chính người chiến sĩ hy sinh. Một bức tranh khác cũng khá nổi tiếng là “Bác Hồ và 3 thiếu nhi Trung Nam Bắc” vẽ bằng máu của chính ông. Năm 1947, Diệp Minh Chau được thuyên chuyển về Viện Văn Hóa kháng chiến Nam Bộ. Năm 1950, ông ra bắc, sang Campuchia, Thái Lan rồi Trung Quốc. Khi ở Việt Bắc, Diệp Minh Châu đã được sống gần cụ Hồ, chứng kiến cảnh sinh hoạt và làm việc của cụ Hồ Diệp Minh Châu luôn tràn đầy cảm hứng. Ông đã vẽ hơn 30 bức tranh về cụ Hồ, các tác phẩm tiêu biểu như: Bố cục nhà Bác trên đồi, Bác câu cá bên bờ suối (sơn dầu), Bác làm việc ở nhà sàn Việt Bắc (sơn dầu), Ánh nắng trưa trước sân nhà Bác (sơn dầu)…

Năm 1952, Diệp Minh Châu được cử học điêu khắc ở Viện Hàn lâm Mỹ thuật Tiệp Khắc. Tại đây, ông nghiên cứu đã về nghệ thuật tượng đài ở Liên Xô và Ấn Độ. Từ năm 1956-1975, Diệp Minh Châu làm giảng viên tại trường Mỹ thuật Việt Nam. Năm 1957, ông được đi tu nghiệp tại Ấn Độ. Trong thời gian này, ông sáng tác nhiều tác phẩm về đề tài người anh hùng như: Lòng người miền Nam, Căm thù Phú Lợi, Miền Nam bất khuất, Võ Thị Sáu trước quân thù, Miền Nam thành đồng, Người mẹ Việt Nam… Về cuối đời, họa sĩ Diệp Minh Châu đã kịp hoàn thành tác phẩm cuối cùng ” Bác Hồ bên suối Lê-nin” bằng chất liệu thạch cao và tác phẩm “Bác Hồ với thiếu nhi ” chất liệu đồng, tác phẩm này được đặt ở Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Họa sĩ, nhà điêu khắc Diệp Minh Châu qua đời ngày 12 tháng 7 năm 2002, hưởng thọ 83 tuổi.

Họa sĩ Diệp Minh Châu từng tham gia khoảng 50 triển lãm ở trong nước và quốc tế. Một số triển lãm như:

  • Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1942 và 1943.
  • Triển lãm tranh trước cách mạng và kháng chiến tại Ấp Bắc Mỹ Tho năm 1946.
  • Triển lãm tại Năm Ngàn (Đồng Tháp Mười) vào ngày 19/5/1947
  • Triển lãm tranh tượng tại xã Thiên Hộ (Đồng Tháp Mười) nhân dịp 2/9/1947.
  • Triển lãm mừng lễ độc lập tại Ngan Dừa Rạch Giá vào ngày 2/9/1948.
  • Trưng bầy nhiều triển lãm trong vùng kháng chiến Nam Bộ năm 1948 – 1949.
  • Triển lãm tranh chân dung tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 2 năm 1951.
  • Năm 1951, tham dự 1 triển lãm cá nhân tại Ba Lan
  • Tham dự tám triển lãm cá nhân tại Tiệp Khắc.
  • Năm 1957, tham gia Triển lãm cá nhân 100 bức tranh về Ấn Độ tại New Dehli.

Rate this post