Hồ Xuân Hương được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm hay Giải thích và chứng minh nhận định này
Nội dung chính
- 1. Đôi nét về Hồ Xuân Hương – bà chúa thơ Nôm
- 2. Tìm hiểu về phong cách sáng tác của bà chúa thơ Nôm – Hồ Xuân Hương
- Video liên quan
ĐỀ BÀI : Biểu cảm về một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường Luật
Bài làm :
Hồ Xuân Hương nổi tiếng là một nữ thi sĩ tài hoa với nhiều tác phẩm thơ văn viết bằng chữ Nôm cùng phong cách tuyệt diệu hiếm thấy nên bà được mệnh danh là “Bà Chúa Thơ Nôm” . Sống trong xã hội phong kiến mục ruỗng bấy giờ , bà đã sáng tác nên bài thơ Bánh Trôi Nước như là tiếng nói chung của mọi người phụ nữ . Dưới ngòi bút tinh tế và điêu luyện , nàng Xuân Hương đã mượn một chất liệu dân gian quen thuộc – chiếc bánh trôi nước để khắc họa lên vẻ đẹp về hình thể lẫn phẩm chất son sắt , cũng như niềm phẫn uất số phận lênh đênh , phụ thuộc của “phận đàn bà” trong xã hội xưa. Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son Mở đầu bài thơ , Xuân Hương có viết : Thân em vừa trắng lại vừa tròn Mở đầu bài bằng cụm từ “thân em” quen thuộc nhưng nhà thơ lại đùng để nói đến chiếc bánh trôi , một thứ bánh dân gian quen thuộc mà từ người nông thôn đến thành thị ai cũng biết . Một cách khởi đầu bài thật độc đáo ! Chiếc bánh trôi ấy hiện lên với một vẻ đẹp xinh xắn và tinh khiết làm sao . Câu thơ vang lên như chan chứa bao niềm tự hào của người phụ nữ về nhan sắc trời cho “vừa trắng lại vừa tròn” . Không những ca ngợi nhan sắc mỹ miều , hình thể hấp dẫn mà lời thơ còn khẳng định tâm hồn đức hạnh bên trong , cái khiêm nhường duyên dáng của người phụ nữ . Thật là thú vị là hình ảnh chiếc bánh trôi đã được tác giả nhân hóa tài tình , mượn vật để bày tỏ tiếng lòng của mình . Thơ của Xuân Hương thât tự nhiên và đa nghĩa Bảy nổi ba chìm với nước non Nhưng ngẫm nghĩ mà xem , những chiếc bánh trôi nước ấy thật là đáng thương làm sao ! Trong suốt cuộc đời , chiếc bánh trôi ấy phải bao lần “phiêu dạt” trong nồi nước sôi lênh đênh , lúc chìm , lúc nổi cũng chỉ để dâng cho đời một món bánh vừa ngon vừa đẹp mắt . Nhà thơ thật tài tình khi mượn thành ngữ “Bảy nôi ba chìm” để nói lên cuộc đời lênh đênh , lắm gian truân đối với người phụ nữ . Cũng phải thôi , vì trong xã hội phong kiến “Trọng nam khinh nữ” ấy , người phụ nữ luôn bị coi thường , hành hạ , bóc lột thê thảm và vô tình vùi dập biết bao người con gái tài hoa mà bạc phận . Đọc câu thơ , em lại tự hỏi : “Một người phụ nữ xinh đẹp , phúc hậu như thế tại sao phải chịu kiếp sống đọa đày ? Tại sao lại để bao gian lao , cực khổ , bắt người phụ nữ nhỏ bé ấy gánh lấy ?” Câu thơ trùng xuống như tiếng than thở , tiếng ức ức của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đương thời thật buồn biết bao ! Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Xã hội phong kiến đương thời thật bất công khi chà đạp , cướp đoạt quyền sống hạnh phúc của người phụ nữ . Họ luôn phải chịu sự trói buộc và mất tự do trong việc định đoạt cuộc sống cũng như mưu cầu hạnh phúc . Vây chẳng khác gì chiếc bánh trôi nước kia , đẹp hay xấu , rắn hay nát đều phụ thuộc vào tay thợ làm bánh . Người xưa cũng có câu : “Tại gia tòng phụ, xuất giá tỏng phu, phu tử tòng tử” . Lúc kẻ nhà thì phải lệ thuộc vào cha , cha có sai bảo gì chẳng dám làm trái . Khi lập gia thất , phải phụng dưỡng chồng , cũng chẳng dám trái lời . Mai đây chồng chết , thân gái yếu ớt phải sống nương tựa vào con trai . Trên đời này làm gì có quan niệm vô lý đến thế ! Thật đau xót biết chừng nào , ngẫm nghĩ mà thấy thương cho thân phận bèo bọt của người phụ nữ xưa . Vậy chế độ phong kiến thối nát ấy chẳng khác gì là chiếc gông cùm đang trói buộc bao “kiếp hồng nhan” . Với giọng thơ chua xót pha lẫn uất ức , bà Hồ Xuân Hương đã phê phán xã hội phong kiến mục ruỗng bấy giờ Mà em vẫn giữ tấm lòng sonMặc dù phải sống trong sự lệ thuộc nhưng họ vẫn luôn kiên trinh, khẳng định được vẻ đẹp thanh tao , phẩm chất cao quý của người phụ nữ . Cũng giống như chiếc bánh trôi nước vậy đấy , tuy lắm lần “chìm nổi” với nước non và rắn hay nát , khô hay nhão thì chiếc bánh ấy vẫn luôn giữ được nhân hồng son , ngọt lim . Thật là một hình ảnh ẩn dụ tiêu biểu ! Người phụ nữ đã ý thức rất rõ về cuộc sống và phẩm giá của mình . Dẫu ở trong hoàn cảnh cực khổ , bị nhào nặn , xô đẩy thì người phụ nữ ấy vẫn luôn giữ vẹn tấm lòng son sắt , thủy chung . Một hình ảnh đẹp đến nhường thế làm sao mà quên được ! Hình ảnh ấy làm cho tâm hồn em xao xuyến , rung động trước vẻ đẹp tâm hồn , sự duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam qua bao thế hê . Câu thơ cuối như thổi phồng niềm kiêu hãnh , khăng khái tự hào về phẩm chất cũng như lời thách đố đầy bản lĩnh của Bà Chúa Thơ Nôm đối với xã hội phong kiến đương thời .
Bài thơ “Bánh trôi nước” là một tác phẩm tuyệt vời của bà Hồ Xuân Hương . Bài thơ như ẩn chứa biết bao ngậm ngùi về thân phận nhưng vượt lên trên tất cả lời khẳng định phẩm giá đầy kiêu hãnh : dù chịu bao dèm pha , bao nỗi khó nhọc nhưng tấm lòng son sắt , thủy chung của người phụ nữ vẫn không bao giờ thay đổi . Qua bài thơ này , em càng yêu mến , cảm phục bà Hồ Xuân Hương về sự cá tính , quyết không khiêm nhường để đòi lại giá trị của người phụ nữ . Bài thơ đã để lại một dấu ấn sâu nặng trong tâm hồn em
[Mọi người nhận xét giúp mình về bài làm nhé ! Các bạn có thể cho điểm luôn được không (để mình tham khảo ấy mà !) Mong các bạn hãy giúp đỡ mình ]
Nhà thơ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là?
A. Thần thơ thánh chữ
B. Nữ hoàng thi ca
C. Bà chúa thơ Nôm
D. Thi tiên thi thánh
Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của nữ sĩ Hồ Xuân Hương qua hai bài thơ Nôm “Bánh trôi nước” và “Tự tình II”.
Nhắc đến Hồ Xuân Hương là nhắc đến một cá tính độc đáo, một bản lĩnh khác thường. Đây là một hiện tượng văn học phức tạp, cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của bà tốn không ít giấy mực của các nhà nghiên cứu. Bài viết xin chia sẻ một số nét chính trong phong cách sáng tác của Hồ Xuân Hương – bà chúa thơ Nôm.
1. Đôi nét về Hồ Xuân Hương – bà chúa thơ Nôm
Trong nền văn học Việt Nam nói chung và văn học trung đại Việt Nam nói riêng, Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ tiêu biểu, đã “làm sửng sốt cả đương thời lẫn hậu thế bằng thiên tài thơ ca lỗi lạc phi thường của mình”.
Hồ Xuân Hương là một hiện tượng văn học độc đáo với cái tôi cá tính mạnh mẽ trong văn học trung đại Việt Nam
Theo lời tựa của tập thơ “Lưu hương ký” thì Hồ Xuân Hương là em gái của Hồ Sĩ Đống- một đại thần đầu tiều thời Lê Hiển Tông- Trịnh Sâm. Cha bà là Hồ Sĩ Danh, đỗ hương cống nhưng không ra làm quan. Sinh ra trong một giai đình quyền thế, có truyền thống nho học, Hồ Xuân Hương chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ truyền thống văn chương chữ nghĩa của gia đình.
Bà là người thông minh, ham thích giao lưu bạn bè, song đường tình duyên gặp nhiều éo le, ngang trái: hai lần lấy chồng thì cả hai đều phải làm lẽ và chịu cảnh goá bụa. Hồ Xuân Hương – bà chúa thơ Nôm được xem là đại diện cho người phụ nữ tài hoa bạc mệnh trong xã hội cũ.
2. Tìm hiểu về phong cách sáng tác của bà chúa thơ Nôm – Hồ Xuân Hương
Với nhiều tác phẩm thơ Nôm độc đáo, Hồ Xuân Hương được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm của văn học trung đại Việt Nam. Thế giới nội tâm trong thơ của bà khởi nguồn từ thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa .Tuy nhiên, không giống với những thân phận nữ nhi trong xã hội cũ, bà dám khẳng định cái tôi cũng như bộc lộ cảnh ngộ éo le và thái độ ứng xử của chính bản thân mình.
Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói khinh thị,thách thức, ngạo đời, biểu hiện sinh lực của cả một dân tộc bị dồn nén, ức chế trong nền luân lý trái tự nhiên, phi nhân văn, giả đạo đức. Thơ của nữ sĩ còn cảm thông sâu sắc với những nỗi khổ của người đàn bà lấy lẽ, phải chịu cảnh góa bụa và cô đơn. Hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương – bà chúa thơ Nôm không những được đặt ngang hàng mà còn được đặt trên cả đấng mày râu.
Hồ Xuân Hương – bà chúa thơ Nôm của văn học trung đại Việt Nam
Xem thêm
Nếu như hình tượng người phụ nữ trong văn học trước đó đều phải chịu uất ức bởi luân thường, đạo lý thì đến Hồ Xuân Hương, người phụ nữ được sống đúng với cá tính của mình. Trong thơ, Hồ Xuân Hương không nói đến toàn bộ nỗi khổ của người phụ nữ mà dường như hướng đến nỗi khổ có tính chất giới của mình.
Nét độc đáo nhất trong thơ Hồ Xuân Hương là giọng điệu trào phúng. Có thể nói, trào phúng là nghệ thuật độc đáo trong thơ Hồ Xuân Hương. Giọng điệu này được thể hiện khi nữ sĩ phê phán, đả kích giai cấp phong kiến thống trị. Hồ Xuân Hương đã vạch trần bộ mặt thật , lột chiếc áo đạo đức giả phùng phình, phơi bày thâ xác phàm tục của họ.
Đối tượng đả kích trong thơ của Xuân Hương rất rộng, từ vua chúa, quan lại đến những thư sinh nghiên bút ở của Khổng sân Trình để học đạo thánh hiền. Những kẻ tự xưng là hiền nhân quân tử nhưng làm việc lén lút cũng được Hồ Xuân Hương phơi bày bằng ngòi bút trào phúng độc đáo.
Không những chía mũi nhọn vào bọn quan liêu phong kiến, thơ trào phúng của Hồ Xuân Hương cũng bộ lộ tiếng lòng của chính mình. Đó là sự thể hiện ước mơ, khát khao hạnh phúc lứa đôi, muốn có một cuộc sống trần tục thiên về mặt bản năng. Đó là những bài thơ viết về duyên phận chìm nổi, lênh đênh của nhà thơ. Lê Trí Viễn đã viết: “Đau đớn ê chề là như vậy, nhưng Xuân Hương vẫn trở về với bản ngã yêu đời. Lời thơ vẫn trào lộng, hóm hỉnh.
Đọc thơ Xuân Hương, ta càng thấy thấm thía câu nói của Xuân Diệu : “Những nhà trào phúng vĩ đại không nhe răng ra mà cười, không chửi bằng lời nói, họ ném cả trái tim của họ, ném cả cuộc đời của họ vào cuộc đời, cũng như những nhà trữ tình vĩ đại. Trong xã hội cũ, thơ của họ thực chất là máu và nước mắt mặc cái áo trào phúng đó thôi”.