Giới thiệu nhà thơ Viễn Phương

Zen in the Art of the Bullet Journal | by Lance R. Fletcher | MediumZen in the Art of the Bullet Journal | by Lance R. Fletcher | Medium

Tiểu sử nhà thơ Viễn Phương

Nhà thơ Viễn Phương, sinh ngày 1.5.1928, có tên khai sinh là Phan Thanh Viễn. Bút danh khác: Phương Viễn. Quê gốc: Tân Châu, tỉnh An Giang. Tham gia cách mạng từ năm 1945, ông là thanh niên cứu quốc, vệ quốc quân, cán bộ giáo dục, thông tin Nam Bộ, rồi công tác ở Đài tiếng nói Nam Bộ kháng chiến. Ông từng là Ủy viên BCH Chỉ hội văn nghệ Nam Bộ kháng chiến. Sau Hiệp định Giơnevơ, ông hoạt động nội thành, là Tổng thư ký Hội văn nghệ giải phóng Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định, Sau 1975, là Chủ tịch Hội . văn nghệ giải phóng TP Hồ Chí Minh, Ủy viên BCH Hội nhà văn Việt Nam, Phó tổng thư ký Hội nhà văn TP Hồ Chí Minh, Phó chủ tịch Hội liên hiệp văn học nghệ thuật TP, Phó chủ tịch Mặt trận tổ quốc TP Hồ Chí Minh, Ủy ban TƯ Mặt trận tổ quốc Việt Nam. Năm 1996, ông là Chủ tịch Ban liên hiệp văn học nghệ thuật TP Hồ Chí Minh.

Tác phẩm của nhà thơ Viễn Phương

Các tác phẩm chính : Chiến thắng Hòa Bình (trường ca – 1953), Mắt sáng học trò (thơ – 1970), Nhớ lời di chúc (trường ca -1972), Như mấy mùa xuân (thơ – 1978), Phù sa quê mẹ (thơ – 1991), Anh hùng mìn gạt (truyện ký – 1968), Tuổi trẻ thành đồng (truyện – 1968), Sắc lụa Trữ La (in báo Sài Gòn trước 1975, được tập hợp lại năm 1988), Quê hương địa đạo (truyện ký).

Ông đã được nhận các Giải thưởng : Giải Nhì Cửu Long Giang (trường ca Chiến thắng Hòa Bình…), Giải Nhì cuộc thi viết cho thiếu nhi do Mặt trận tổ quốc TP Hồ Chí Minh tổ chức (truyện Lòng mẹ), Giải thưởng Hội nhà văn TP Hồ Chí Minh (truyện ký Quê hương địa đạo), Giải Nhì cuộc thi viết về bà mẹ anh hùng do Sở Lao động Thương binh Xã hội và Hội liên hiệp văn học nghệ thuật TP Hồ Chí Minh tổ chức (tác phẩm Văn bia Đài tưởng niệm Bến Dược – Củ Chi).  Viễn Phương tham gia kháng chiến từ tuổi 17. Con đường sáng tạo nghệ thuật  của Viễn Phương trước hết bắt nguồn từ chính cuộc đời hoạt động của ông và của đồng đội. Những năm hoạt động nội thành, Viễn Phương vẫn tiếp tục cầm bút: Người đọc khó quên được Sắc lụa Trữ La cũng như những bài báo ín trên các tờ Nhân loại, Công lý.

Tuy viết nhiều thể loại nhưng thơ vẫn là chỗ mạnh hơn cả của Viễn Phương. Trước 1975, thơ Viễn Phương đã thể hiện được một cách khá chân thực tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam trong chiến tranh. Đám cưới giữa mùa xuân là bài thơ xuất sắc của Viễn. Phương trong thời kỳ này. Tuy nhiên, do bận nhiều công tác, Viễn Phương ít có thời gian để chăm sóc thơ, do đó nhiều bài thơ của ông còn sa vào kể lể, dài dòng. Sau ngày đất nước giải phóng, Viễn Phương vẫn dành tình yêu say đắm cho thơ. Thơ Viễn Phương trở nên cô đúc và nhuần nhị hơn. Trong số những bài thơ của ông thời kỳ này, người đọc đặc biệt nhớ đến bài thơ Viếng lăng Bác. Đây là một bài thơ có nhiều ẩn dụ đặc sắc, giàu sức biểu cảm và đậm ý nghĩa tượng trưng : “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng – Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”. Viếng lăng Bác là một trong những bài thơ cảm động và xuất sắc nhất viết về lãnh tụ Hồ Chí Minh. 

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Rate this post