Giáo án tiếng Việt 2 Chủ điểm 12: Thiên nhiên muôn màu (Tuần 25-26)

Tiết 1, 2

A. Khởi động

Mục tiêu: Nói được với bạn về cảnh đẹp nơi em sống; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.

Cách tiến hành:

– GV giới thiệu tên chủ điểm và yêu cầu HS nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của mình về tên chủ điểm Sắc màu quê hương: Hai tuần tiếp theo này, chúng ta sẽ chuyển sang chủ điểm mới Sắc màu quê hương. Theo em chủ điểm này sẽ nói về những gì?.

– GV chốt: Chủ điểm Sắc màu quê hương nói về vẻ đẹp đa dạng của quê hương.

– GV yêu cầu HS hoạt động nhóm nhỏ, nói với bạn về cảnh đẹp nơi mình sống (đó là cảnh gì, cảnh có gì đẹp, cảm xúc,…).

– GV giới thiệu bài mới, ghi tên bài đọc lên bảng: Quê mình đẹp nhất: Trong bài học đầu tiên của chủ điểm mới, chúng ta sẽ tìm hiểu xem hai bạn nhỏ trong bài vì sao thích đi chơi ở những nơi xa lạ, nhưng cuối cùng lại quay về quê hương và cho rằng quê hương là đẹp nhất.

– GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh họa để phán đoán nội dung bài đọc: nhân vật, lời nói, hành động của các nhân vật.

 

– GV chuyển sang phần đọc: Để hiểu rõ hơn về nội dung bài đọc, chúng ta chuyển sang phần B. Khám phá và luyện tập.

B. Khám phá và luyện tập

1. Đọc

Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu nội dung bài đọc: Tình yêu quê hương của hai bạn nhỏ; biết liên hệ bản thân: Yêu quý quê hương; biết đóng vai nhân vật để nói và đáp lời cảm ơn phù hợp.

Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

Bước 1: Hoạt động cả lớp

– GV đọc mẫu với giọng kể thong thả, phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động và cảm xúc của 2 bạn nhỏ.

– GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó: nghĩ, cõng, sóng vỗ, sụt sùi…; hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu dài: Trong giấc mơ,/ Nguyên thấy mình và Thảo/ tình cờ gặp đám mây đang nằm ngủ/ trên đỉnh núi.// Hai bạn nhẹ nhàng leo lên/ và nghĩ rằng đám mây sẽ cõng mình/ lên trời.//,…

Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ và cả lớp

– GV yêu cầu HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

Bước 1: Hoạt động cả lớp

– GV yêu cầu và hướng dẫn HS giải thích nghĩa của một số từ khó, VD: sụt sùi (khóc, có tiếng nhỏ kéo dài, vẻ ngậm ngũi),…

Bước 2: Hoạt động theo nhóm nhỏ

– GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận theo nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong SGK:

+ Câu 1: Trong giấc mơ, Nguyên và Thảo được đám mây đưa đi đâu?

 

+ Câu 2: Lúc đầu, hai bạn cảm thấy thế nào?

+ Câu 3: Sau đó, hai bạn lại mong muốn điều gì? Vì sao?

 

 

+ Câu 4: Sau chuyến đi, hai bạn nhận ra điều gì?

§ Chuyến đi rất thú vị.

§ Đại bàng là bạn tốt.

§ Quê mình là đẹp nhất.

Bước 3: Hoạt động cả lớp

– GV mời một số HS trình bày câu trả lời trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe và nhận xét.

– GV nhận xét.

– GV yêu cầu HS nêu nội dung bài đọc.

– GV hướng dẫn và yêu cầu HS liên hệ bản thân: Yêu quý quê hương.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

Bước 1: Hoạt động cả lớp

– GV yêu cầu HS nêu cách hiểu của em về nội dung bài. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng.

– GV đọc đoạn từ Cả hai reo lên đến bữa cơm chiều mẹ nấu quá.

Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ và cả lớp

– GV yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm nhỏ, trước lớp đoạn từ Cả hai reo lên đến bữa cơm chiều mẹ nấu quá.

– GV mời một số HS khá, giỏi đọc cả bài.

Hoạt động 4: Luyện tập mở rộng

Bước 1: Hoạt động cả lớp

– GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của hoạt động Cùng sáng tạo – Lời hay ý đẹp: Cùng bạn đóng vai Nguyên và Thảo nói lời cảm ơn, đóng vai chị gió và đại bàng nói lời cảm ơn.

Bước 2: Hoạt động nhóm và cả lớp

– GV yêu cầu HS chia nhóm, đóng vai nhân vật Nguyên và Thảo nói lời cảm ơn; chị gió và đại bàng đáp lời cảm ơn.

– GV hướng dẫn: Nguyên và Thảo phải nói lời cảm ơn với những ai? chị gió và đại bàng nói lời cảm ơn về điều gì? Em hãy đọc lại bài đọc, dựa vào nội dung trong đó để biết cách nói lời cảm ơn phù hợp.

 

 

 

 

 

– GV mời một số nhóm đóng vai, nói lời cảm ơn trước lớp. GV yêu cầu cả lớp lắng nghe và nhận xét.

– GV nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

 

– HS lắng nghe, nêu cách hiểu, suy nghĩ của mình về tên chủ điểm.

 

 

 

 

– HS lắng nghe.

 

 

– HS hoạt động nhóm nhỏ.

 

 

 

– HS lắng nghe.

 

– HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh họa, phán đoán nội dung bài đọc.

 

– HS chuyển sang phần B. Khám phá và luyện tập.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– HS đọc thầm theo.

 

 

 

– HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

– HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.

 

 

 

– HS lắng nghe, giải thích nghĩa của một số từ khó.

 

 

 

– HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong SGK:

+ Câu 1: Trong giấc mơ, Nguyên và Thảo được đám mây đưa lên tận trời xanh.

+ Câu 2: Lúc đầu, hai bạn cảm thấy thích thú, đã reo lên.

+ Câu 3: Sau đó, hai bạn lại mong muốn trở về quê nhà, nhìn cánh đồng lúa, biển mênh mông và ăn cơm mẹ nấu.

+ Câu 4: Sau chuyến đi, hai bạn nhận ra: Quê mình là đẹp nhất.

 

 

 

– Một số HS trình bày câu trả lời trước lớp. Cả lớp lắng nghe và nhận xét.

 

– HS nghe GV nhận xét.

– HS nêu nội dung bài đọc: Tình yêu quê hương của hai bạn nhỏ.

– HS liên hệ bản thân.

 

 

 

– HS nêu cách hiểu về nội dung bài, bước đầu xác định được giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng.

– HS lắng nghe.

 

 

 

– HS luyện đọc trong nhóm nhỏ và đọc trước lớp.

 

 

– HS đọc cả bài trước lớp.

 

 

 

– HS lắng nghe, xác định yêu cầu.

 

 

 

 

 

 

 

– HS lắng nghe hướng dẫn, chia nhóm, đóng vai. VD:

+ Nguyên và Thảo nói lời cảm ơn:

§ Cảm ơn mây đã đưa chúng tớ lên trời xanh nhé!

§ Cảm ơn đại bàng đưa chúng tớ về nhà nhé!

+ Chị gió và đại bàng nói lời cảm ơn:

§ Chị gió: Đại bàng ơi, cậu giúp tôi đưa hai bạn nhỏ Nguyên và Thảo về nhà nhé! Cảm ơn cậu!

§ Đại bàng: Việc nên làm mà!

– Một số nhóm đóng vai và nói lời cảm ơn trước lớp. Cả lớp láng nghe, nhận xét.

– HS lắng nghe GV nhận xét.

Rate this post