Giáo án Ngữ văn lớp 12 tiết 55: Vợ chồng A Phủ – Tô hoài

Bạn đang xem tài liệu “Giáo án Ngữ văn lớp 12 tiết 55: Vợ chồng A Phủ – Tô hoài”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Ngày soạn: 
Ngày dạy:
 Tiết: 55 VỢ CHỒNG A PHỦ
 TÔ HOÀI
A /. Mục tiêu cần đạt :
 Giúp HS 
 - Hiểu được cuộc sống cơ cực, tối tăm của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dới ách áp bức kìm kẹp của thực dân và chúa đất thống trị; quá trình người dân các dân tộc thiểu số thức tỉnh cách mạng và vùng lên tự giải phóng đời mình, đi theo tiếng gọi của Đảng.
 - Nắm được những đóng góp riêng của nhà văn trong nghệ thuật khắc hoạ tính cách các nhân vật, sự tinh tế trong diễn tả cuộc sống nội tâm; Sở trường của nhà văn trong quan sát những nét lạ về phong tục, tập quán và cá tính ngời Mông; Nghệ thuật trần thuật linh hoạt, lời văn tinh tế, mang màu sắc dân tộc và giàu chất thơ.
B/. Chuẩn bị:
 G: SGK, SGV, thiết kế bài học.
 H: SGK; Đọc hiểu bài “Vợ chồng A Phủ”; Bài soạn.
C/. Phương pháp dạy học:
 GV tiến hành giờ dạy theo các ph/pháp: Đọc sáng tạo, tái hiện, gợi tìm, th/luận, so sánh, thuyết giảng.
D/. Tiến trình dạy học:
 1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
 3. Giảng bài mới: 
 * Giới thiệu
Tô Hoài thuộc thế hệ nhà văn cầm bút từ trước Cách mạng. Năm 1952, ông đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc. Với thế mạnh của một nhà văn phong tục, Tô Hoài đã nhanh chóng nắm bắt được hiện thực cuộc sống đồng bào các dân tộc: Thái, Mường, H'mông và ông đã viết liền một hơi 3 tác phẩm gộp lại thành tập "Truyện Tây Bắc", trong đó tiêu biểu nhất là Vợ chồng A Phủ. 
HOẠT ĐỘNG CỦA G VÀ H
 NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Hoạt động 1: Tổ chức tìm hiểu chung
1. HS đọc phần Tiểu dẫn, dựa vào những hiểu biết của bản thân để trình bày những nét cơ bản về:
- Cuộc đời, sự nghiệp văn học và phong cách sáng tác của Tô Hoài.
- Xuất xứ truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
 Đọc và tóm tắt văn bản tác phẩm
Kết cấu của văn bản?
Vị trí của đoạn trích?
Cảm nhận của em về vb?
Hướng tìm hiểu vb?
Cảm nhận ban đầu của em về nhân vật?
Tg đã giới thiệu nhân vật ntn?
Miêu tả ngoại hình, tư thế, công việc nhằm mục đích gì?
Tại sao tg đặt n/v trong hoàn cảnh đối lập như vậy?
Cuộc đời M có gì đáng chú ý?
Trước khi làm dâu M là cô gái ntn?
M có đáng được hưởng hp không? 
Điều gì đã xảy ra với cuộc đời M?
Thế nào là con dâu gạt nợ?
Cs bất hạnh ấy đến khi nào?
Khi có nguy cơ bị đem đi gạt nợ M đã nói gì với bố?
Chứng tỏ M ý thức được điều gì?
M có được lựa chọn CS cho mình không?
Cuộc đời làm dâu của M có gì đặc biệt?
Bị bắt làm con dâu gạt nợ M đã phản ứng ntn?
M đã sống ntn ở nhà Thống lí 
Pá Tra?
TG đã miêu tả nỗi khổ của M ntn?
Tg dùng hình thức nào để miêu tả?
(nét độc đáo trong nt miêu tả của TH)
Nỗi khổ tinh thần được miêu tả ntn?
Nghệ thuật miêu tả?
Tg lí giải ntn về cái chết tinh thần của M? 
Qua nỗi khổ của M tg muốn thể hiện điều gì?
Điều gì đã khơi dậy sức sống mãnh liệt trong con người M
Bức tranh mùa xuân được miêu tả ntn?
Bức tranh mùa xuân đẹp
nhưng đã đủ sức làm thay đổi M chưa?
Nhân tố thực sự làm thay đổi M là gì?
Tiếng sáo được miêu tả qua những chi tiết nào?
Cách miêu tả?
Từ ngữ miêu tả tiếng sáo?
Tâm hồn tê liệt ấy đã thay đổi ntn?
Uống rượu nghe tiếng sáo M nghĩ đến điều gì?
Phản ứng mãnh liệt nhất của M?
Điều đó chứng tỏ tâm hồn M có sự thay đổi ntn?
A Sử đã trói M ntn?
Trạng thái tâm hồn M lúc này ntn?
M có thực sự quên đi hiện tại để sống với quá khứ không?
Nhận xét cách mô tả của TH?
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen. Ông sinh năm 1920. Quê nội ở Thanh Oai, Hà Đông (nay là Hà Tây) nhưng ông sinh ra và lớn lên ở quê ngoại: làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay là phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy Hà Nội)
- Tô Hoài viết văn từ trước cách mạng, nổi tiếng với truyện đồng thoại Dế mèn phiêu lưu kí. Tô Hoài là một nhà văn lớn sáng tác nhiều thể loại. Số lượng tác phẩm của Tô Hoài đạt kỉ lục trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
- Năm 1996, Tô Hoài được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
- Lối trần thuật của Tô Hoài rất hóm hỉnh, sinh động. Ông rất có sở trường về loại truyện phong tục và hồi kí. Một số tác phẩm tiêu biểu của Tô Hoài như: Dế mèn phiêu lưu kí (1941), O chuột (1942), Nhà nghèo (1944), Truyện Tây Bắc (1953), Miền Tây (1967),
2.Văn bản:
* XUẤT XỨ:
- Vợ chồng A Phủ in trong tập truyện Tây Bắc (1954). Tập truyện được tặng giải nhất- giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954- 1955.
-> là kết quả của những chuyến đi thực tế cùng bộ đội lên giải phóng TB, 1952. Trong những chuyến đi này ông có điều kiện tiếp xúc nhiều với ĐB TB & CS của ĐB nơi đây đã khơi nguồn cảm hứng cho ông.
* TÓM TẮT: Cần đảm bảo một số ý chính:
+ Mị, một cô gái xinh đẹp, yêu đời, có khát vọng tự do, hạnh phúc bị bắt về làm con dâu gạt nợ cho nhà Thống lí Pá Tra.
+ Lúc đầu Mị phản kháng nhưng dần dần trở nên tê liệt, chỉ "lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa".
+ Đêm tình mùa xuân đến, Mị muốn đi chơi nhưng bị A Sử (chồng Mị) trói đứng vào cột nhà.
+ A Phủ vì bất bình trước A Sử nên đã đánh nhau và bị bắt, bị phạt vạ và trở thành kẻ ở trừ nợ cho nhà Thống lí.
+ Không may hổ vồ mất 1 con bò, A Phủ đã bị đánh, bị trói đứng vào cọc đến gần chết.
+ Mị đã cắt dây trói cho A Phủ, 2 người chạy trốn đến Phiềng Sa.
+ Mị và A Phủ được giác ngộ, trở thành du kích.
* KẾT CẤU VB: Gồm 2 phần
P1: M & A ở nhà Thống lí Pa Tra
P2: M & A ở Phiềng Sa.
* VỊ TRÍ ĐOẠN TRÍCH: Nằm ở phần đầu vb
* CẢM NHẬN CHUNG: 
Nỗi khổ của người dân miền núi dưới ách áp bức của bọn pk, td; Đồng thời thấy được sức sống mãnh liệt, cá tính độc đáo & quá trình đấu tranh tự giải phóng của họ.
-> Hướng tìm hiểu vb: theo nhân vật 
II. ĐỌC -HIỂU:
1. Nhân vật Mị:
-> Là con dâu gạt nợ của nhà Thống Lí Pá Tra, có cuộc đời bất hạnh đau khổ nhưng vẫn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt.
a) Cách giới thiệu nhân vật:
- GT nhân vật như trong chuyện cổ tích:
+ Giọng kể : trầm buồn
+ Miêu tả ngoại hình, tư thế, công việc: “ Cô gái ngồi .rười rượi” -> nhằm gợi ra thân phận n/v khiến người đọc tò mò về kiếp làm dâu của M ở nhà Thống lí, không hiểu điều gì khiến cho M vô cảm như một cái bóng.
- Đặt nhân vật trong hoàn cảnh đối lập: cô gái buồn rầu, đau khổ, lam lũ với khung cảnh tấp nập, giàu có của nhà Thống lí -> Tạo nên sự suy ngẫm của người đọc về nhân vật.
=> GT n/v vừa tạo sự chú ý cho người đọc vừa tạo tình huống “có vấn đề” trong lối kể chuyện truyền thống, giúp tg mở lối dẫn người đọc cùng tham gia hành trình tìm hiểu cuộc đời & SP nhân vật.
b) M với cuộc đời cực nhục, khổ đau:
-> M là con dâu gạt nợ của nhà Thống lí & cs khổ ải ở nhà Thống lí
* Mị bị bắt gạt nợ:
- Trước khi làm dâu, m là một cô gái xinh đẹp chăm chỉ, tràn đầy nhựa sống,
 -> M có đủ ĐK để hưởng hạnh phúc & hạnh phúc đó đang ở trong tầm tay của M.
- M không được hưởng hp vì món nợ truyền kiếp của cha mẹ & trở thành con dâu gạt nợ của nhà Thống li Pá tra.
+ “con dâu gạt nợ” bề ngoài là con dâu nhưng thực chất là con nợ. Con nợ thông thường dù khốn khổ vẫn có hi vọng thoát khỏi thân phận con nợ khi trả hết nợ cho chủ (= tiền, = ngày công) còn M là con nợ, cũng là co dâu. Linh hồn M đã trình ma nhà Pá tra thì M phải kéo lê thân phận khốn khổ của mình mãi mãi.
+ Vào một đêm tình mùa xuân, lúc sức xuân đang tràn trề, cuộc đời h/p đang hé mở thì M bị bắt đi.
+ Mị đã xin bố: “ Con đã biếtnhà giàu”
-> Điều đó chứng tỏ M là cô gái chăm chỉ LĐ, tin vào khả năng LĐ của mình & không muốn bị đem bán. M ý thức được giá trị của nhân phẩm & giàu lòng tự trọng, muốn được sống tự do theo ý mình = t/y, sức LĐ của mình.
=> Thế nhưng M không được lựa chọn CS cho mình M bị tròng bởi 2 thứ dây trói: Con dâu- con nợ (cường quyền - thần quyền).
* Cuộc đời làm dâu của M:
- Phản ứng của M khi bị bắt gạt nợ :
+ Lúc đầu “đêm nào M cũng khóc”, định ăn lá ngón tự vẫn. -> đau khổ, ấm ức, muốn giải thoát cho mình, chấm dứt kiếp nô lệ.
+ Thương cha, M đã vứt nắm lá ngón” -> hđ buông xuôi, phó mặc cho sp, vứt bỏ quyền làm người, chấp nhận làm con dâu gạt nợ vì cha.
- CS của M ở nhà Thống lí: bị đày đoạ cả thể xác lẫn tinh thần như một kẻ nô lệ, kiếp ngựa trâu.
+ Nỗi khổ thể xác:
NT so sánh: M là con trâu, con ngựa, thậm chí không bằng con trâu con ngựa -> Thủ pháp vật hoá kiếp người còn khổ hơn kiếp vật để cực tả nỗi khổ của M
Cụm từ chỉ tg: mấy năm qua, mấy năm nay, mỗi mùa, mỗi tháng, cả ngày cả đêm -> tg khép kín, kéo dài triền miên trong công việc
Liệt kê: công việc liền tay liền chân không lúc nào được ngơi nghĩ, M như một cái máy vận hành theo công việc.
=> M bị tước đoạt sức LĐ một cách triệt để & trở thành công cự LĐ cho nhà Thống lí Pá Tra.
+ Nỗi khổ tinh thần:
-> Miêu tả: Mị không nói, chỉ "lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa". Người đàn bà ấy bị cầm tù trong ngục thất tinh thần, nơi lui vào lui ra chỉ là "một căn buồng kín mít chỉ có một chiếc cửa sổ, một lỗ vuông bằng bàn tay" Đã bao năm rồi, người đàn bà ấy chẳng biết đến mùa xuân, chẳng đi chơi tết
-> nghệ thuật miêu tả: 
Ẩn dụ: gây ám ảnh cho người đọc, M sống trong một tg tù đày, lạnh lẻo, u ám, khoá kín tuổi thanh xuân, mơ ước, hp.
So sánh:: diễn tả sự vô cảm, lặng lẽ mất hết khả năng phản kháng, mất hết ý thức tồn tại của bản thân, tinh thần dường như tê lịm.
=> M sống trong trạng thái vô cảm, gần như mất hết tri giác về cs, tuyệt vọng.
-> tg cắt nghĩa: “ở lâu trong cái khổ, M quen cái khổ rồi. Chính cs khổ ải, bị đoạ đày đã l; làm tê liệt ý thức của một cô gái xinh đẹp, yêu đời trước đây.
-> Bản cáo trạng đanh thép g/c thống trị miền núi. Bóc lột, tước đoạt & triệt tiêu quyền sống con người.
 => Điều đó có sức ám ảnh đối với độc giả, gieo vào lòng người những xót thương.
b) Con người M vẫn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt:
-> Đêm tình mùa xuân & giọt nước mắt của Aphủ.
* Đêm tình mùa xuân:
- Bức tranh mùa xuân: ăn tết khi cỏ tranh vàng ửng; váy hoa.; trẻ con;-> bức tranh đẹp rực rỡ, cảnh sắc tiêu biểu ở vùng nùi TB làm say lòng người.
- Tác nhân thực sự làm thay đổi M đó men rượu & tiếng sáo (đó là phương tiện đánh thức lòng ham sống lâu nay bị vùi lấp của M)
+ Men rượu: M uống ừng ực từng bát -> Chính cơn say giúp M át chế được cơn đau hiện tại hướng về quá khứ, lòng M lại rạo rực sức xuân.
+ Tiếng sáo (.)được tg miêu tả nhiều lần. Dụng công miêu tả như vậy nhằm mục đích biểu đạt biến thái tâm hồn nhân vật
M thổn thức, xao xuyến, gợi nhớ lại tuổi xuân, nhớ lại quảng đời tươi đẹp của mình
Từ ngữ: lấp ló, thiết tha, bổi hổi, lơ lửng, rập rờn.-> âm thanh bồng bềnh da diết, khơi gợi núi kéo đưa M trở về với con người thực của mình, M muốn nổi loạn. Sức sống bấy lâu bị đè nén, tưởng tắt lịm nay trào dâng mãnh liệt.
- Sức sống ẩn tàng trong tâm hồn M trổi dậy mãnh liệt trong đêm tình mùa xuân.
+ M nghĩ: “Nếu có nắm lá ngón trong chết ngay” -> ý nghĩ lạ lùng mà rất thực. Niềm khao khát sống hồi sinh, tự nó bổng trở thành mãnh lực không ngờ, xung đột gay gắt, quyết một mất một còn với trạng thái vô nghĩa của thực tại
=> Ngòi bút của TH đã lách sâu vào những bí mật của đới sống nội tâm, phát hiện nét đẹp riêng trong tính cách.
+ M nhớ lại quá khứ, nhớ hạnh phúc ngắn ngủi trong quảng đời tuổi trẻ, niềm ham sống trở lại.
+ Từ những sôi sục trong tâm tư đã dẫn Mị tới hành động: 
 -> "lấy ống mỡ sắn một miếng bỏ thêm vào đĩa dầu" -> Mị muốn thắp lên ánh sáng cho căn phòng bấy lâu chỉ là bóng tối. Mị muốn thắp lên ánh sáng cho cuộc đời tăm tối của mình, nhen nhóm hi vọng cho mình.
 -> Hành động này đẩy tới hành động tiếp: Mị "quấn tóc lại, với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách" -> M muốn làm đẹp, cái việc những người đàn bà khác thường làm. Nhưng với M nhu cầu ấy lâu nay bị lãng quyên & bị cấm đoán.
=> Tâm hồn M đang có sự thay đổi lớn, đang cố vùng vẫy để ngoi lên. M muốn nổi loạn, muốn sống theo ý mình, lòng M vẫn rạo rực theo tiếng sáo.
+ Bị trói vào cột nhà: (.) rất dã man nhưng M không hề có phản ứng với nỗi đau bị hành hạ về thể xác, bị trói lòng M vẫn hướng vế quá khứ với tuổi xuân, với sức trẻ. Tiếng sáo đưa M đến những cuộc chơi thủa trước.
-> Thể xác bị trói dữ nhưng tâm hồn vẫn cất cánh. M như người mộng du sống trong ảo ảnh. Sợi dây trói & hiện thực tàn khốc không thể dập tắt được khao khát.
-> Trong khoảnh khắc tưởng như h/p ấy hiện thực nghiệt ngã vẫn len lỏi trong tâm mhồn M. Nghĩ đến hiện thực M muốn chết, muốn giải thoát cho mình nhưng chính quá khứ đã núi giữ M, lòng yêu sống khát sống đã giữ chân M.
=> Nhà văn đã đặt M vào sự giao tranh kịch liệt mgiữa một bên là khát vọng sống mãnh liệt & một bên là cảm thức về sp, cuộc đời khiến cho n/v hiện lên sống động,chân thực.
=> Sức sống tiềm tàng trong nhân vật M ngay cả khi bị đẩy vào hoàn cảnh khốn cùng nhất, qua trình diễn biến tâm lí rất lô gíc.
Củng cố và luyện tập:
Tại sao nói nhân vật M tiêu biêu cho sp & tính cách của người dân miền núi?
Dặn dò: Chuẩn bị cho tiết 2 của Vợ chồng Aphủ
Rút kinh nghiệm:

Rate this post