Giáo án Mĩ thuật – Chủ đề 4: Trang trí đường diềm và ứng dụng

Bạn đang xem tài liệu “Giáo án Mĩ thuật – Chủ đề 4: Trang trí đường diềm và ứng dụng”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

 Ngày soạn: 13/11/2017
BÀI 4 : CHỦ ĐỀ 4:TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM VÀ ỨNG DỤNG
(Thời lượng 4 tiết)
I. MỤC TIÊU CHUNG :
 1.- Kiến thức: Hiểu được vẻ đẹp, mối liên hệ giữa hình ảnh trong tự nhiên và các họa tiết trong trang trí.
 - Kĩ năng:Biết cách vẽ họa tiết và trang trí được đường diềm cơ bản. Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm.
 - Thái độ: Ứng dụng được đường diềm vào trang trí các đồ vật yêu thích. Thêm yêu thích quy trình học tập trải nghiệm sáng tạo.
 2. Định hướng phát triển năng lực: 
HS hoàn thiện một sản phẩm gia dụng có trang trí đường diềm như: chai, lon, mũ, quạt, váy,...
 3. Phương pháp - kĩ thuật dạy học :
 3.1. Phương pháp 
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp vấn đáp gợi mở
- Phương pháp luyện tập thực hành sáng tạo
 3.2. Kĩ thuật dạy học: 
- Hoạt động cá nhân
- Hoạt động nhóm
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
 1. GV chuẩn bị:
- Hình ảnh phù hợp với chủ đề:
+ Tranh, ảnh một số họa tiết trang trí
+ Một số hình ảnh trong tự nhiên về hoa lá, con vật.
- Sách học mĩ thuật 6 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
 2. HS chuẩn bị:
- Sách học mĩ thuật 6 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.
Trò chơi: sắp xếp đội hình theo khẩu lệnh
GV: 1. Các em hãy xếp 3 em nam thành một nhóm hàng ngang và tạo thành nhiều nhóm đứng quay mặt lại với nhau và cho biết đó là hình thức sắp xếp gì? lặp lại
 2. Các em hãy xếp 3 em nam, 3 em nữ thành một nhóm hàng ngang và tạo thành nhiều nhóm đứng xen kẻ với nhau và cho biết đó là hình thức sắp xếp gì? xk
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.	
Hoạt động 1: ( Tiết 1) Vẽ họa tiết trang trí
Mục tiêu
GV khuyến khích HS
Kết quả
Cuối hoạt động HS có khả năng
- Kiến thức: Hiểu được vẻ đẹp của mọi vật trong đời sông: cỏ cây, hoa lá,  Nhận biết được mối liên hệ giữa cảnh vật trong thiên nhiên và họa tiết trong trang trí.
- Kĩ năng: Vẽ được họa tiết trang trí dựa theo mẫu vật trong thiên nhiên. Vận dụng được các kiến thức mĩ thuật về màu sắc để vẽ họa tiết trang trí.
- Thái độ: Thêm yêu thích quy trình học tập trải nghiệm sáng tạo. Thêm yêu quý cuộc sống xung quanh.
- Kiến thức: Quan sát đặc điểm của cảnh vật trong thực tế. Biết cách đơn giản và cách điệu hình ảnh để tạo họa tiết trang trí
- Kĩ năng: Vẽ được họa tiết trang trí dựa theo mẫu vật trong thiên nhiên. Nhận biết được vai trò của họa tiết trang trí trong đời sống hàng ngày.
- Thái độ: Thêm yêu thích quy trình học tập trải nghiệm sáng tạo. Thêm yêu quý cuộc sống xung quanh.
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1.1 Tìm hiểu
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức về họa tiết trang trí đã học ở tiểu học.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh một số họa tiết để tìm hiểu về họa tiết trang trí.
+ Vẻ đẹp của một số hình ảnh tự nhiên.
+ Hình dạng, đường nét, màu sắc của họa tiết trang trí.
+ Mỗi liên hệ giữa các hình ảnh trong tự nhiên và các họa tiết trang trí
- Giáo viên nhấn mạnh: Các họa tiết thường được vẽ đối xứng qua trục ( bằng nhau, giống nhau về hình dáng và màu sắc đậm nhạt). Các họa tiết tự do được sáng tạo không dựa trên các nguyên tắc trên
- Nhắc lại kiến thức đã học về họa tiết trang trí đã học
- Quan sát hình
- Lắng nghe
1.2 Thực hành
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh minh họa hướng dẫn cách tạo họa tiết trang trí.
- Hãy nêu lại các bước tạo họa tiết trang trí?
- Giáo viên minh họa các bước tạo họa tiết trang trí lên bảng
+ Lựa chọn hình ảnh tự nhiên với hình dáng đẹp và đơn giản
+ Vẽ phác hình ( sử dụng các đường trục để tạo sự cân đối cho hình vẽ.
+ Chỉnh sửa ( thêm hoặc bớt các đường nét) để tạo hình họa tiết theo ý thích ( vẫn thể hiện được cấu trúc, đặc điểm, vẻ đẹp của hình ảnh ban đầu)
+ Vẽ màu theo ý thích, rõ đậm nhạt.
- Giáo viên lưu ý: Sử dụng màu sắc có đạm nhạt, nhấn mạnh nét đặc trưng để họa tiết thêm sinh động và đẹp hơn.
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số họa tiết trang trí để học sinh có thêm ý tưởng sáng tạo.
- Giáo viên yêu cầu học sinh lựa chọn các hình ảnh đã sưu tầm về hoa lá, con vật và thực hành sáng tạo một họa tiết theo ý thích.
- Quan sát tranh minh họa.
- Nêu các bước vẽ
- Quan sát giáo viên minh họa
- Lắng nghe
- Quan sát họa tiết trang trí
- Lựa chọn vật mẫu để vẽ họa tiết trang trí
1.3 Nhận xét
- Giáo viên hướng dẫn học sinh dán bài vẽ lên bảng.
- Yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét, góp ý cho các bài vẽ.
+ HÌnh dạng, đường nét
+ Độ đậm nhạt, hòa sắc
- Dán bài lên bảng
- Quan sát, nhận xét, góp ý cho bài vẽ của bạn
Hoạt động 2 (Tiết 2) Trang trí đường diềm
Mục tiêu 
GV khuyến khích HS
Kết quả
Cuối hoạt động HS có khả năng
- Kiến thức: Biết cách trang trí đường diềm. Biết lựa chọn các họa tiết, sắp xếp các họa tiết phù hợp trong bài trang trí.
- Kĩ năng: Trang trí được đường diềm theo ý thích.
- Thái độ: Biết vận dụng trang trí đường điềm vào trong cuộc sống. Thấy được ý nghĩa của trang trí với đời sống con gười.
- Kiến thức: Biết cách trang trí đường diềm. Biết lựa chọn các họa tiết, sắp xếp các họa tiết phù hợp trong bài trang trí.
- Kĩ năng: Trang trí được đường diềm theo ý thích.
- Thái độ: Vận dụng được bài trang trí đường điềm vào rang trí một số đồ vật. Thêm yêu thích quy trình học tập trải ngiệm sáng tạo
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
2.1. Tìm hiểu
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình minh họa để tìm hiểu về cách trang trí đường diềm.
+ Cách sắp xếp các họa tiết trên đường diềm
+ Màu sắc của các họa tiết
+ Tương quan màu sắc giữa nền vầ họa tiết
- Giáo viên nhấn mạnh:
+ Đường diềm là hình thức trang trí kéo dài. Các họa tiết (nhóm họa tiết) được sắp xếp lặp lại liên tục hoặc lặp lại và xen kẽ trên một băng dài tạo nên nhịp điệu. Có thể trang trí đường diềm theo hướng thẳng đứng, nằm ngang, cong hoặc tròn.
+ Các họa tiết giống nhau thường được vẽ cùng màu, cùng độ đậm nhạt
+ Hình thức trang trí đường diềm ( họa tiết đối xứng hoặc không đối xứng) được dùng khá phổ biến trong cuộc sống tạo vẻ đẹp riêng cho các đồ vật, trang phục, công trình, 
- Quan sát hình
Tranh, ảnh về trang trí đường diềm
- Lắng nghe
2.2 Thực hành
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình minh họa cách trang trí đường diềm. 
- Nêu lại các bước vẽ trang trí đường diềm?
- Giáo viên minh họa lên bảng
+ Kẻ hai đường thẳng song song bằng nhau, chia mảng đều nhau hoặc xen kẽ giữa mảng to và mảng nhỏ.
+ Kẻ trục đối xứng trong các mảng.
+ Vẽ họa tiết
+ Vẽ màu
- Giáo viên yêu cầu học sinh trang trí một đường diềm theo ý thích.
- Giáo viên lưu ý: Vẽ họa tiết phù hợp với các mảng được chia. Sử dụng màu sắc có độ đậm nhạt để làm nổi bật họa tiết trang trí.
- Quan sát hình minh họa cách trang trí đường diềm
 - Nêu lại các bước vẽ
- Quan sát
- Thực hành
- Lắng nghe
2.3 Nhận xét
- Giáo viên hướng dẫn học sinh dán bài vẽ lên bảng
- Yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét bài vẽ
+ Cách sắp xếp họa tiết
+ Họa tiết trang trí
+ Màu sắc
- Dán bài lên bảng
Bài vẽ trang trí đường diềm của học sinh
- Quan sát, nhận xét, góp ý cho bài vẽ của bạn
Hoạt động 3: ( Tiết 3) Trang trí đường diềm trên đồ vật
Mục tiêu 
GV khuyến khích HS
Kết quả
Cuối hoạt động HS có khả năng
- Kiến thức: Biết lựa chọn các họa tiết, sắp xếp các họa tiết phù hợp với đồ vật được trang trí. 
- Kĩ năng: Trang trí được đường diềm trên một đồ vật theo ý thích
- Thái độ: Biết vận dụng trang trí đường điềm vào trong cuộc sống. Thấy được ý nghĩa của trang trí với đời sống con gười.
- Kiến thức: Biết cách trang trí đường diềm trên một số đồ vật.
- Kĩ năng: Trang trí được đường diềm trên đồ vật theo ý thích.
- Thái độ: Thêm yêu thích quy trình học tập trải ngiệm sáng tạo
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
3.1 . Tìm hiểu
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát một số đồ vật được trang trí đường diềm để tìm hiểu thêm về cách trang trí trên đồ vật làm tôn thêm vẻ đẹp của chúng.
- Giáo viên nhấn mạnh: Ứng dụng trang trí đường diềm trên đồ vật để làm tôn thêm vẻ đẹp của đồ vật. Có thể trang trí đường diềm ở nhiều vị trí trên đồ vật.
- Quan sát đồ vật tìm hiểu cách thức trang trí
Một số đồ vật trong gia đình
- Lắng nghe
3.2 Thực hành
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số bài vẽ trang trí đường diềm trên đồ vật để hoc sinh có thêm ý tưởng sáng tạo
- Giáo viên yêu cầu học sinh trang trí đường diềm trên đồ vật yêu thích. Có thể vẽ hoặc cắt dán hoặc tạo hình ba chiều.
- Giáo viên lưu ý: Màu sắc của đường diềm phải hài hòa và phù hợp với đồ vật.
- Quan sát bài vẽ
- Thực hành trang trí đường diềm trên đồ vật
- Lắng nghe
3.3 Nhận xét
- Giáo viên hướng dẫn học sinh trưng bày bài vẽ
- Hướng dẫn hoc sinh quan sát, nhận xét bài vẽ, góp ý cho bài vẽ của mình và của bạn hoàn thiện hơn.
+ Bố cục hình vẽ ( vị trí trang trí)
+ Họa tiết trang trí, cách sắp xếp họa tiết trang trí.
+ Màu sắc.
- Trưng bày bài vẽ
- Quan sát, nhận xét, góp ý cho bài vẽ của bạn
Hoạt động 4: ( Tiết 4) Trưng bày và giới thiệu sản phẩm
Mục tiêu 
GV khuyến khích HS
Kết quả
Cuối hoạt động HS có khả năng
- Kiến thức: Trưng bày và giới thiệu được sản phẩm.
- Kĩ năng: Nêu được cảm nhận, đánh giá và nhận xét, chia sẻ ý tưởng, kĩ năng thực hiện sản phẩm. Lắng nghe và phản hồi tích cực từ phần thuyết trình của nững học sinh khác.
- Thái độ: Thêm yêu quý cuộc sống xung quanh. Yêu thích quy trình hoc tập trải nghiệm sáng tạo
- Kiến thức: Trưng bày và giới thiệu được sản phẩm.
- Kĩ năng: Nêu được cảm nhận, đánh giá và nhận xét, chia sẻ ý tưởng, kĩ năng thực hiện sản phẩm. 
- Thái độ: Yêu thích quy trình hoc tập trải nghiệm sáng tạo
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
- Giáo viên hướng dẫn học sinh trưng bày sản phẩm theo từng hình thức thực hành
+ Vẽ 
+ Xé dán
+ Tạo mô hình.
- Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét bài thực hành của bạn và của mình.
+ Hình thức thể hiện, chất liệu, hình dáng sản phẩm.
+ Sự phù hợp của đường diềm với đồ vật được trang trí
+ Hình dang và màu sắc của họa tiết.
- Hướng dẫn hoc sinh nêu cảm nhận. Trình bày ý tưởng mới để trang trí đồ vật.
*Phát triển – mở rộng
- Vẽ họa tiết trang trí vào những đồ vật cũ
- Trưng bày sản phẩm theo từng hình thức thực hành
Bài thực hành trang trí đường diềm của học sinh
- Quan sát, nhận xét, góp ý cho các bài thực hành của bạn và của minh
- Nêu cảm nhận và trình bày ý tưởng mới
- Quan sát và lắng nghe
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
 - Tạo họa tiết trang trí. ( cá nhân)
 - Trang trí đường diềm theo các hình thức : Đường tròn, đường con, hình chữ nhật...( theo nhóm) trên khổ giấy A0
 D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Tạo sản phẩm trang trí như : cái chai, cái lon, cái quạt, quần áo, mũ nón ,...
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
Vẽ họa tiết trang trí lên các đồ vật cũ
* DẶN DÒ: - Về nhà đọc trước bìa chủ đề 5 Tạo sản phẩm và quảng cáo trang phục.
 - Chuẩn bị đầy đủ các vật liệu và dụng cụ học tập .

Rate this post