Giao Linh

Giao Linh là một ca sĩ đến từ Việt Nam. Bà nổi tiếng trước và sau năm 1975 với phong cách biểu diễn trầm buồn với những ca khúc nhạc quê hương.

Giao Linh

Thông tin

Tên thật, tên gọi khác (nếu có)

Đỗ Thị Sinh
Nữ hoàng sầu muộn (biệt hiệu)

Giới tính

Nữ

Sinh

8 tháng 9 năm 1949

Tuổi

73

Sự nghiệp

Thể loại nhạc biểu diễn

Nhạc quê hương

Trạng thái sự nghiệp

Còn hoạt động

Năm bắt đầu sự nghiệp

1965

Cộng tác với trung tâm Thúy Nga

Chương trình Paris By Night đầu tiên xuất hiện

Paris By Night 3

Chương trình Paris By Night cuối cùng xuất hiện

Paris By Night 132 – Xuân Với Đời Sống Mới

Số tiết mục đã tham gia

PBN
TNMB
Live
Khác

4
9
0
0

Gia đình

Trạng thái hôn nhân

Đã kết hôn

Gia đình

– 9 người anh chị em chưa rõ tên
– Võ Văn Sang (chồng) (1942 – 2021)
– 6 người con riêng của chồng chưa rõ tên

Tiểu sử

Đỗ Thị Sinh sinh ngày 8 tháng 9 năm 1949 trong một gia đình gồm 10 anh chị em (có 3 người đã mất sớm) nhưng không ai tham gia con đường nghệ thuật. Thực ra khi đặt tên, phụ thân bà có ý đặt tên bà là Đỗ Thị Xin theo quan niệm xưa để tên con xấu để dễ nuôi, nhưng người làm giấy khai sinh lúc đó đã đổi tên bà thành Đỗ Thị Sinh.

Cha của bà người Phủ Lý – Hà Nam và đã chuyển vào Nam để tự lập thân từ khi mới 12 tuổi. Ông xin vào đồn điền cao su của người Pháp làm nên đã được học tiếng Pháp, nhờ vậy sau này được tuyển vào làm cho tòa lãnh sự Pháp ở Sài Gòn.

Mẹ của Giao Linh người gốc Quảng Bình đã theo gia đình vào Nam từ nhỏ, vì nhà nghèo nên lam lũ, cực nhọc mưu sinh từ khi mới 8 – 9 tuổi. Tuy vậy bà mẹ có tâm hồn yêu văn nghệ, nên khi biết con gái Đỗ Thị Sinh có năng khiếu ca hát, bà hết lòng khuyến khích và giúp con đi hát, trái ngược với người cha có quan niệm phong kiến “xướng ca vô loài”. Giao Linh bị cha cấm đi hát, nhưng lại được mẹ che giấu để dẫn đi hát và học nhạc, song song với việc học văn hóa ở trường nữ Nguyễn Bá Tòng. Cũng từ khi bắt đầu đi hát, bà được một người bạn tên Thuận giới thiệu nghệ danh là Giao Linh, nghĩa là “hai linh hồn giao nhau”.

Thời gian sau đó, Giao Linh được học đàn với một người anh thân thiết tên là Ngọc An công tác tại hãng hàng không Air Vietnam. Nhận thấy Giao Linh có chất giọng, ông dẫn vào giới thiệu với Air Vietnam vốn đang cần ca sĩ. Khi đó Giao Linh mới 16 – 17 tuổi, buổi chiều đi hát ở Air Vietnam, buối sáng làm việc văn phòng của hãng hàng không quốc gia này tại chi nhánh ở đường Thủ Khoa Huân. Vì lúc đó bà còn nhỏ tuổi, chưa có thẻ căn cước nên phải nhờ mẹ lên ký hợp đồng giúp.

Những tháng lương đầu tiên làm việc tại Air Vietnam, ca sĩ Giao Linh dùng để sắm được một chiếc xe VeloSolex mới để tiện cho việc đi làm. Trong một đêm hát giao lưu văn nghệ vào khoảng năm 1965, Giao Linh đại diện cho đoàn Air Vietnam lên hát và được khán giả tán thưởng, trong đó có nhạc sĩ Thu Hồ ngồi ở bên dưới. Nhạc sĩ Thu Hồ là giáo sư giảng dạy môn nhạc ở trường Nguyễn Bá Tòng, là nơi Giao Linh theo học, tuy nhiên chỉ đến khi gặp nhau trong đêm nhạc, vị nhạc sĩ này mới nhận ra giọng hát đặc biệt của cô học trò nhỏ nên đã đến trò chuyện và nói hôm sau đến nhà ông để luyện lại giọng hát và ông sẽ giới thiệu bà đến cho nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông tại hãng băng đĩa Continental, là người rất có quyền lực trong làng nhạc lúc bấy giờ, cũng vừa lăng xê thành công tiếng hát Thanh Tuyền nổi tiếng khắp miền Nam.

Hôm sau, Giao Linh cùng với mẹ đón xích lô đến nhà nhạc sĩ Thu Hồ ở bến Tắm Ngựa, là một con hẻm lớn nằm trên đường Yên Đỗ (nay là Lý Chính Thắng). Tại đây Giao Linh được nhạc sĩ Thu Hồ đệm mandoline và lấy tông để tập cho bà hát, rồi hẹn ngày hôm sau cùng đến nhà nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông. Bà cũng kể lại rằng ngày hôm sau bà đi một mình đến nhà nhạc sĩ bằng chiếc VeloSolex của mình, vì thân hình nhỏ bé ốm yếu nên không thể dắt nổi chiếc xe lên bậc thềm nhà, làm cho nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông cũng phải ái ngại vì không biết một cô gái nhỏ bé như vậy thì có thể hát hò được ra sao.

“Tôi nhớ lại, vào một sáng Chúa Nhựt năm 1965, nhạc sĩ Thu Hồ đưa đến nhà tôi một cô bé gầy gò ốm yếu. Cô đến bằng chiếc xe máy mini VeloSolex, nhưng không đủ sức đẩy xe qua thềm nhà tôi, phải nhờ nhạc sĩ Thu Hồ giúp đở. Cô bé ngồi im lặng như đóng băng không nói năng chi, trong khi nhạc sĩ Thu Hồ thao thao bất tuyệt về khả năng âm nhạc tiềm ẩn trong người cô. Tôi nhìn cô bé 16 tuổi, vóc dáng nhỏ nhắn, không phát triển như những cô gái cùng trang lứa, nghĩ thầm làm sao cô bé này có đủ hơi sức để hát hò. Tôi gợi chuyện vui để cho cô bắt chuyện, qua đó khám phá cái duyên ngầm sân khấu mà trong nghề nghiệp gọi là tổ đãi cho người nghệ sĩ. Nhưng cô bé vẫn không cười không nói, nên buổi gặp gở đầu tiên đó, tôi không dự cảm được gì về cô.
Tuy nhiên, để không phụ lòng nhạc sĩ Thu Hồ, tôi cho một cái hẹn thử giọng cô bé Đỗ Thị Sinh tại phòng thu âm của hãng dĩa Continental. Thật bất ngờ, Giao Linh, cái tên nghệ nhân sau này của cô bé Đỗ Thị Sinh, đã gây sửng sốt bằng chất giọng khỏe khoắn. Cô hát vượt qua tầm cữ quãng tám một cách dễ dàng với làn hơi ngân nga dịu dàng truyền cảm. Hãng dĩa Continental chấp nhận, tôi lên chương trình đào tạo, và chỉ sau một thời gian ngắn, tên tuổi ca sĩ Giao Linh bừng sáng trên vòm trời nghệ thuật, sánh vai cùng đàn anh đàn chị đi trước. Khi ấy Giao Linh vừa tròn 17 tuổi. Riêng cái tên mỹ miều “Nữ Hoàng Sầu Muộn” mà người đời ban tặng cho Giao Linh, chỉ vì cô không mỉm môi cười thì Giao Linh mãi mãi mang theo, dù từ lâu rồi cô đã có một gia đình rất hạnh phúc.” – nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông viết về Giao Linh trong hồi ký của mình.

Được biết, trong sự kiện đã nêu trong đoạn hồi ký nói trên, Giao Linh đã ký một hợp đồng đặc biệt với hãng đĩa Continental với giá trị lên tới 150,000 đồng Việt Nam Cộng hòa, vốn là bản hợp đồng âm nhạc có giá trị lớn nhất tại miền Nam Việt Nam thời bấy giờ – bà đã choáng ngợp trước con số đó vì không nghĩ rằng bà có thể kiếm được từng đó tiền để nuôi gia đình mình. Từ sau sự kiện ký hợp đồng này, bà được nhạc sĩ Ngọc Sơn trực tiếp hướng dẫn thanh nhạc. Giao Linh nổi tiếng chỉ sau ba tháng hợp đồng với Continental, nhiều tờ báo thời đó gọi Giao Linh là “ca sĩ có đôi hia 7 dặm”. Đỉnh cao của tiếng hát Giao Linh là từ thập niên 1970, đặc biệt là với băng nhạc Sơn Ca 6 do nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông thực hiện.

Trong thời gian cộng tác với Continental, Giao Linh từng được Nguyễn Văn Đông khuyến nghị học cổ nhạc vì hãng đĩa này có xu hướng sản xuất những băng nhạc cổ nhạc nhiều hơn, tuy nhiên sau hai tháng bà đã cảm thấy không phù hợp với thể loại này nên chính nhạc sĩ cũng đã ngừng bắt bà theo học thể loại này.

Đến năm 1975, bà vẫn không có một mảnh tình vắt vai nào. Năm 1982, bà định cư tại Canada, mở một tiệm phở tên Linh vốn là nơi qua lại của nhiều nghệ sĩ người Việt tại Toronto. Tới năm 1986 – 1987, Giao Linh mới đi đến hôn nhân với một người đàn ông tên Võ Văn Sang, người mà Giao Linh có ít nhất một lần gặp mặt cách đó 20 năm trước. Trong năm 1986, bà xuất hiện trong chương trình Paris By Night số 3 và cuốn video Giọt Nước Mắt Cho Việt Nam phát hành năm 1987.

Nhiều năm sau, Giao Linh về nước hoạt động nghệ thuật và cũng đồng thời có cơ hội được về thăm những người thầy năm xưa của mình, cụ thể là nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông và Ngọc Sơn. Hai vợ chồng bà đã mua được một căn hộ tại Sài Gòn. Ngày 26 tháng 2 năm 2018, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông qua đời và hai tháng sau, Giao Linh được trung tâm Thúy Nga mời xuất hiện trở lại trong chương trình Paris By Night 125 – Chiều Mưa Biên Giới với ca khúc Chiếc Bóng Công Viên, cũng như là chia sẻ những kỷ niệm giữa bà và cố nhạc sĩ. Năm 2021, Giao Linh xuất hiện trong chương trình Thúy Nga Music Box số 33 cùng với nhạc sĩ Ngọc Sơn, Hoàng Nhung và Như Quỳnh.

Ngày 23 tháng 9 năm 2021, chồng của Giao Linh là ông Võ Văn Sang qua đời, 15 ngày sau khi tự tay tổ chức sinh nhật cho phu nhân của mình. Ngày 21 tháng 10, trung tâm Thúy Nga giới thiệu về việc Giao Linh tham gia chương trình Paris By Night 132 với tựa đề Xuân Với Đời Sống Mới. Trong ngày thu hình trực tiếp chương trình đó, Giao Linh song ca với Hoàng Oanh trong hai nhạc phẩm Xuân Này Con Không VềMùa Xuân Của Mẹ. Sang năm 2022, Giao Linh xuất hiện cùng với Phương Hồng Quế trong chương trình Music Box số 53 với tựa đề Sắc Hoa Màu Nhớ. Ngày 9 tháng 9, Giao Linh cùng với một trong hai người thầy của bà là nhạc sĩ Ngọc Sơn có mặt trong đêm nhạc hoài niệm về cố giáo sư Tô Văn Lai và tri ân các nghệ sĩ cao niên do nhạc sĩ Nguyễn Đức tổ chức và có sự tham gia của Tô Ngọc Thủy.

Chất giọng

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã mô tả giọng hát của bà như sau:

“Một tài năng mới, một giọng ca trẻ trung sống động, đang bắt đầu góp tiếng hát trên các đài Phát thanh và mặt đĩa.

Nữ sinh Đệ-tứ, Giao Linh ở lứa tuổi 17 đang là niềm hy vọng dài lâu của Sân khấu nghệ thuật. Với giọng hát đặc biệt truyền cảm và kỹ thuật trình bày khá chững chạc, cộng với sự xinh lịch tươi tắn của tuổi trẻ, Giao Linh sẽ làm ngạc nhiên và thâu phục mau lẹ tình cảm giới mộ điệu trong thời gian kỷ lục.

Ca tân nhạc dễ thương, Giao Linh cũng sẽ dành cho giới cổ nhạc sĩ thích thú với 6 câu vọng cổ.

Ngay từ bước đầu, hãng dĩa Continental đặt vào tay Giao Linh một hợp đồng với số tiền phá kỷ lục, chưa từng có ở các hãng dĩa đối với một tài năng mới. Đó là một trường hợp hãn hữu.

Giao Linh đã bắt đầu thu âm cho hãng dĩa Continental với 10 bản tân nhạc và 10 bản cổ nhạc ở đợt đầu.

Những người ái mộ giọng hát Giao Linh, có thể gởi thơ về địa chỉ của cô tại số 75 – Nguyễn Kim – Chợ Lớn.”

Sự nghiệp ca hát

Xuất hiện trong các chương trình Paris By Night

STT

PBN số

Tên phần trình diễn

Tác giả

Thể hiện với

Ghi chú

1

3

Trả Lại Em

Lam Phương

solo

Phần trình diễn đánh dấu lần đầu tiên Giao Linh xuất hiện trên sân khấu Paris By Night.

2

125

Chiếc Bóng Công Viên

Phượng Linh

Phần trình diễn đánh dấu sự trở lại của Giao Linh trên sân khấu Paris By Night sau 32 năm.

3

Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp

Nguyễn Văn Đông

Hoàng Oanh, Thanh Tuyền, Vũ Khanh, Anh Khoa, Ý Lan, Anh Dũng, Don Hồ, Ngọc Anh, Minh Tuyết, Nguyễn Hồng Nhung, Thiên Tôn, Đình Bảo, Hương Thủy, Mai Thiên Vân, Lam Anh, Trần Thái Hòa, Hạ Vy, Khải Đăng, Hà Thanh Xuân, Châu Ngọc Hà

4

132

LK Xuân Này Con Không Về & Mùa Xuân Của Mẹ

Trịnh Lâm Ngân

Hoàng Oanh

Xuất hiện trong các chương trình Thúy Nga Music Box

STT

TNMB số

Tên bài hát

Tác giả

Thể hiện với

1

33

Đêm Buồn Phố Thị

Ngọc Sơn

Hoàng Nhung

2

Màu Tím Pensée

Ngọc Sơn, Tuấn Hải

solo

3

Kể Từ Đêm Đó

Ngọc Sơn, Hoàng Trang

4

Gian Dối

Ngọc Sơn

Hoàng Nhung, Như Quỳnh

5

53

Sắc Hoa Màu Nhớ

Nguyễn Văn Đông

Phương Hồng Quế

6

Khổ Qua

Hoàng Trang

solo

7

Thầm Kín

Phượng Linh

8

Giờ Xa Lắm Rồi

Song Ngọc, Hoài Linh

9

Thương Muộn

Phượng Linh

Phương Hồng Quế

Các album đã phát hành trước năm 1975

Từ năm 1975 trở về trước, các album trong danh sách này đều được thu hình ở định dạng băng cối (magnetophone).

Trung tâm băng đĩa/nhạc sĩ

Tên băng

Continental

Continental 1 – Một Bông Hồng Cho Tình Yêu

Diễm Ca

Diễm Ca 2

Kim Đằng

Kim Đằng 1 – 5

Kim Đằng: Tình Ca Nhạc Tuyển 1

Nguyên Thảo

Nguyên Thảo 1 – 3

Nguồn Sống

Shotguns 7: Yêu

Nghệ thuật Tâm Anh

Nghệ thuật 2: Những Chuyện Tình Không Dĩ Vãng

Nghệ thuật 3: Những Chuyện Tình Không Hối Tiếc

Đoạn Kết Những Chuyện Tình

Nhã Ca

Nhã Ca 7, 9

Phạm Mạnh Cương

Phạm Mạnh Cương 2: Hoa Với Nghệ Sĩ

Premier

Premier 1 – 6

Song Ngọc

Song Ngọc 1 – 4

Song Ngọc Xuân: Mùa Xuân Hạnh Phúc

Sóng Nhạc

Sóng Nhạc 1

Sơn Ca

Sơn Ca 1 – 3, 6

Thương Ca

Thương Ca 1, 6 – 9

Thương Ca nhạc tuyển

Trường Hải

Trường Hải 3, 4, 6, 7, 9, 10, 14, 16

Trường Sơn

Trường Sơn 3, 7

Các album đã phát hành sau năm 1975

Trung tâm băng đĩa/nhạc sĩ

Tên album

Định dạng

Phượng Hoàng

Tâm Sự Với Anh

Cassette, CD

Thanh Hằng

Ru Anh (với Hương Lan)

CD

Thanh Lan

Thương Muộn

Cassette

Trường Hải

Tiếng Hát Giao Linh 1 – 3

Trường Thanh

Thương Nhớ Một Người

CD

Kẻ Đến Sau

Cánh Thiệp Hồng

Lưu Bút Ngày Xanh

Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím (với Trường Thanh)

Thúy Anh

Thúy Anh 123 – Đam Mê

Giáng Ngọc

Đôi Mắt Người Xưa (với Tuấn Vũ)

Ngỏ Ý (với Tuấn Vũ)

Em Sắp Về Chưa (với Tuấn Vũ)

Anh Ở Đâu (với Phượng Mai)

Giao Linh Productions

Giao Linh 7 – 12, 14 – 17

Làng Văn

The Best of Giao Linh

Làng Văn 161 – Nó Và Tôi

Làng Văn 341 – Chuyến Đò Vĩ Tuyến

Rate this post