Gia chủ nên cúng ông Công ông Táo vào ngày nào, giờ nào đẹp nhất năm 2022?

Gia chủ nên cúng ông Công ông Táo vào ngày nào, giờ nào đẹp nhất năm 2022?

Cúng ông Công ông Táo vào ngày nào?

cung-ong-cong-ong-tao-vao-ngay-nao-gio-nao-la-dep-nhat-nam-2022
Ngày 23 tháng Chạp hàng năm (tức 23/12 Âm lịch), các vị thần sẽ cưỡi cá chép về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng

Người Việt quan niệm, vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm (tức 23/12 Âm lịch), các vị thần sẽ cưỡi cá chép về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng. Do đó, vào ngày này, chúng ta thường làm lễ cúng ông Công ông Táo.

Ngày cúng ông Công ông Táo năm 2022 (Tết Nhâm Dần) rơi vào Thứ Ba, ngày 25/01/2022. Tuy nhiên, do không phải ai cũng có thời gian để cúng ông Táo vào đúng ngày, nên có không ít gia đình chọn cúng sớm. Ở một số địa phương, người dân quan niệm phải cúng trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. Vì thế, có những nơi cúng sớm từ ngày 21-22 bởi muốn các Táo về kịp Thiên Đình.

Cúng ông Công ông Táo vào giờ nào?

Mỗi ngày thường có các khung giờ hoàng đạo, theo đó gia chủ có thể lựa chọn giờ đẹp để làm lễ cúng Táo quân. 

Giờ Hoàng đạo ngày 21 tháng Chạp (tức ngày 23/1/2022: Tý (23-1), Sửu (1-3), Mão (5-7), Ngọ (11-13), Thân (15-17), Dậu (17-19). Đây là ngày Huyền Vũ, nếu xuất hành dễ gặp chuyện cãi cọ, nên tránh đi.

Giờ Hoàng đạo ngày 22 tháng Chạp (tức ngày 24/1/2022: Dần (3-5), Mão (5-7), Tỵ (9-11), Thân (15-17), Tuất (19-21), Hợi (21-23). Đây là ngày Thanh Long Đầu, gia chủ nếu có xuất hành nên đi vào sáng sớm, cầu tài thắng lợi.

Quảng cáo

Giờ Hoàng đạo ngày 23 tháng Chạp (tức ngày 25/1/2022): Tý (23-1), Sửu (1-3), Thìn (7-9), Tỵ (9-11), Mùi (13-15), Tuất (19-21). Đây còn gọi là ngày Thanh Long Kiếp, là thời điểm xuất hành 4 phương 8 hướng đều tốt, trăm sự như ý.

Lưu ý khi cúng ông Công ông Táo

cung-ong-cong-ong-tao-vao-ngay-nao-gio-nao-la-dep-nhat-nam-2022
Ông Táo phải được cúng dưới bếp, còn ông Công được cúng trên bàn thờ chính trên nhà cùng với gia tiên mới đúng

GS.TS. Vũ Gia Hiền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Văn hóa Du lịch cho hay: “Chúng ta phải đặt mâm cúng ở hai nơi, ở bếp và bàn thờ tổ tiên. Ông Táo phải được cúng dưới bếp, còn ông Công được cúng trên bàn thờ chính trên nhà cùng với gia tiên mới đúng”. Nếu muốn, gia chủ có thể làm bàn thờ ông Táo trong bếp, nhưng phải dọn sạch sẽ, không để nơi thờ cúng luộm thuộm, nhem nhuốc.

Gia chủ tuyệt đối không nên cúng muộn hơn 23 giờ đêm ngày 23 tháng Chạp, bởi đây là ngày duy nhất trong năm Ngọc Hoàng nghe các Táo báo cáo chuyện trần gian. Táo nào lên sớm thì phải chờ đến ngày thiết triều, Táo nào đến muộn thì không được tham gia. Các Táo quân phải lên Thiên Đình đúng giờ để kịp vào chầu, nếu cúng muộn sẽ phạm húy.

Khi cúng ông Công ông Táo, gia chủ cần lưu ý chỉ nên cầu xin Táo công bẩm báo điều tốt của gia đình, tránh những điều không hay, không cầu xin phú quý hay no đủ. Sau khi cúng xong, cần thả cá chép ở những nơi sạch sẽ, nước trong, đừng thả cả túi ni lông làm ô nhiễm môi trường.

(*) Thông tin trên chỉ mang tính tham khảo.

Xem thêm: Nên cúng đón ông Công ông Táo về nhà vào ngày bao nhiêu?

Rate this post