Gãy răng hàm dưới có mọc lại không? Có ảnh hưởng gì không?

Gãy răng gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe và các vấn đề khác trong cuộc sống. Nguyên nhân dẫn đến việc gãy răng có thể do: bệnh lý răng miệng, ăn nhai quá mạnh, do tai nạn… Tóm lại, khi răng chịu phải một tác động ngoại lực quá lớn sẽ dễ bị gãy vỡ. 

1. Gãy răng hàm dưới có mọc lại không?

Gãy răng hàm dưới hay bất kỳ răng vĩnh viễn nào khác một khi đã mất, nó sẽ không bao giờ có thể mọc lại. Thế nhưng, bạn không cần phải quá lo lắng, bởi vì các kỹ thuật nha khoa hiện đại ngày nay có thể giúp bạn tái tạo lại những chiếc răng hàm hoàn hảo về cả tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.

Gãy răng hàm dưới có mọc lại không?

Gãy răng hàm dưới có mọc lại không?

2. Gãy răng có sao không? có ảnh hưởng gì không?

2.1 Gãy răng vĩnh viễn ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc ăn uống

Răng có vai trò đảm bảo chức năng ăn uống. Khi bị gãy là đồng nghĩa với việc cấu trúc răng hoàn chỉnh đã bị phá hủy. Từ đó cản trở rất lớn đến quá trình thực hiện chức năng ăn nhai của răng.

Nếu gãy các răng cửa thì khớp cắn giữa hàm trên và hàm dưới sẽ có lỗ hổng, không khít nhau. Bệnh nhân sẽ gặp trở ngại trong việc cắn, xé thức ăn.

Nếu gãy các răng hàm thì tình trạng sẽ nguy hiểm hơn nữa. Vì răng hàm là răng có vai trò nhai và nghiền nhỏ thức ăn. Khi gãy hay mất răng hàm sẽ gây nên hiện tượng nhai một bên dẫn tới sự lệch lạc giữa 2 hàm, làm ảnh hưởng tới cả khớp thái dương. Đó là câu trả lời cho câu hỏi gãy răng hàm có sao không mà nhiều người đang tự hỏi.

Gãy răng có ảnh hưởng gì không?

          Gãy răng có ảnh hưởng gì không?

2.2 Gãy răng làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng

Khi răng bị gãy vĩnh viễn dù là một phần hay là toàn bộ thân răng, thì bề mặt răng cũng sẽ bị tổn thương nhất định, tạo ra những hốc, rãnh. Từ đó tạo môi trường cho nhiều loại vi khuẩn cư trú, phát triển và gây hại cho răng.

Răng bị gãy vỡ cũng khó được vệ sinh cẩn thận, đúng cách, làm gia tăng khả năng mắc các bệnh lý về răng miệng. Dần dần, phần còn lại của răng gãy cũng sẽ bị phá hủy nhanh chóng và gây mất răng vĩnh viễn.

Một khi đã mất răng sẽ kéo theo tình trạng tiêu xương hàm, tụt nướu và ảnh hưởng đến các răng kế cận.

Gãy răng làm tăng nguy cơ sâu răng và các bệnh lý khác, thậm chí là mất răng

Gãy răng làm tăng nguy cơ sâu răng và các bệnh lý khác, thậm chí là mất răng

2.3 Gãy răng vĩnh viễn ảnh hưởng đến sức khỏe 

Việc gãy răng gây đau nhức và ảnh hưởng lớn đến hệ thần kinh, kéo theo việc đau đầu. Tình trạng này kéo dài sẽ tác động xấu đến toàn bộ sức khỏe của bạn.

Ngoài ra, gãy răng sẽ khiến việc nhai và nghiền thức ăn trở nên khó khăn hơn, tạo áp lực lên dạ dày và gây ra các bệnh về hệ tiêu hóa. 

Việc bị hạn chế trong khi ăn uống cũng ảnh hưởng nhất định đến chế độ dinh dưỡng của bạn, làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể.

Gãy răng ảnh hưởng đến sức khỏe

Gãy răng ảnh hưởng đến sức khỏe 

2.4 Gãy răng gây mất thẩm mỹ

Gãy răng vĩnh viễn, đặc biệt là ở các vị trí răng cửa sẽ khiến bạn mất hẳn tự tin trong giao tiếp. Bệnh nhân rất ngại cười hở miệng, cười một cách tự nhiên. Do răng gãy gây thiếu thẩm mỹ.

Nụ cười thể hiện khí chất của một con người, cũng là cách để kết nối với người khác. Người gãy răng khi không thể thoải mái tươi cười, dần dần sẽ ảnh hưởng nhiều đến tâm lý. 

Gãy răng gây mất thẩm mỹ

Gãy răng gây mất thẩm mỹ

2.5 Gãy răng khác với mất răng

Mọi người thường dùng từ gãy răng để chỉ việc thân răng hoặc chân răng bị gãy ngang hoặc gãy một phần nào đó. Lúc này, một phần chân răng vẫn còn lại trong xương hàm. Phần chân răng này hoặc còn rất vững chắc, hoặc là đã bị lung lay. Tùy theo tình trạng chân răng như thế nào mà bệnh nhân có thể tiến hành bọc răng sứ thẩm mỹ hoặc phải nhổ bỏ cả chân răng để trồng lại. gãy răng còn chân răng

Còn mất răng là để chỉ việc bệnh nhân mất chân răng và thân răng. Trường hợp này thì chỉ có phương pháp

trồng răng giả Implant mới phục hồi được hoàn toàn cấu trúc và chức năng như răng thật.

Khi răng đã bị gãy, nếu không được điều trị sớm và đúng cách thì nguy cơ mất răng là rất lớn.

3. Nguyên nhân gãy răng thường gặp

Nguyên nhân dẫn đến việc gãy răng có thể do: bệnh lý răng miệng, ăn nhai quá mạnh, do tai nạn… Tóm lại, khi răng chịu phải một tác động ngoại lực quá lớn sẽ dễ bị gãy vỡ. 

Thói quen ăn uống hàng ngày của bạn là một trong những nguyên nhân gây gây răng. Việc thường xuyên sử dụng răng để cắn đồ cứng như nước đá, các món đông lạnh, khui bia, … làm răng dễ gãy

Việc chăm sóc răng miệng không đúng cách, khiến răng giòn, yếu và dễ vỡ. Đặc biệt, khi răng mắc các bệnh lý như sâu răng, viêm tủy càng dễ gãy khi bị tác động dù là lực nhẹ nhất. 

Trong quá trình lao động, di chuyển, … bệnh nhân bị tai nạn khiến răng chịu một lực tác động lớn cũng là nguyên nhân khiến răng gãy.

Dùng răng tác động mạnh vật cứng là nguyên nhân gây răng bị gãy

Dùng răng tác động mạnh vật cứng là nguyên nhân gây răng bị gãy

4. Răng gãy phải làm sao?

Hiện tại, có 2 phương pháp phục hình răng vĩnh viễn bị gãy tối ưu nhất cho từng tình trạng răng của bạn là bọc răng sứ và trồng răng implant.

4.1 Bọc răng sứ thẩm mỹ đối với răng bị gãy đôi

Nếu bạn chỉ bị gãy một phần thân răng và chân răng vẫn còn chắc chắn thì phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ rất hiệu quả.

Đây là phương pháp được coi như là “khoác áo mới” cho răng. Bác sĩ sẽ tiến hành xử lý bề mặt răng gãy và bọc bên ngoài phần răng sứ. Răng sứ đủ độ cứng để ăn nhai thoải mái và được điều chỉnh màu sắc tự nhiên như răng thật. gãy răng nên làm gì

Bọc răng sứ thẩm mỹ

Bọc răng sứ thẩm mỹ

4.2 Trồng răng Implant đối với chân răng bị lung lay

Trong trường hợp răng vĩnh viễn bị gãy, chân răng cũng đã lung lay, bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ chân răng để phục hình Implant.

Răng Implant với cấu trúc 3 phần: trụ Implant, Abutment và mão răng sứ. Trụ Implant được cấy trực tiếp vào xương hàm thay thế cho chân răng, đủ độ vững chắc để nâng đỡ phần răng sứ. Abutment là khớp nối giữa trụ Implant và mão răng sứ. Mão răng sứ thay thế thân răng. 

Với răng Implant, bạn vừa có thể ăn nhai thoải mái như răng thật vừa có thể sử dụng đến trọn đời.  Đó là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề gãy răng hàm dưới có mọc lại không

Tóm lại, nếu bạn muốn biết 

răng gãy phải làm sao và tình trạng răng của mình thực hiện phương pháp nào là hiệu quả thì cần đến ngay các phòng khám nha khoa để được kiểm tra cụ thể. Các bác sĩ chuyên môn sẽ tư vấn cho bạn phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Trồng răng Implant

Trồng răng Implant

Tóm lại, Khi răng bị gãy thì các bạn cần phải nhanh chóng đến ngay phòng khám nha khoa uy tín để các bác sĩ thăm khám, chụp phim X – Quang cẩn thận xem xét tình trạng răng như thế nào, từ đó sẽ đưa ra những góp ý và phương pháp phục hình răng an toàn, tối ưu nhất cho tình trạng răng bị gãy của bạn.

Vậy bị gãy răng cửa phải làm sao?

Bị gãy răng cửa sẽ tùy vào từng trường hợp gãy răng để có những phương pháp khắc phục khác nhau, cụ thể có 2 hướng xử lý như sau: 

  • Đối với trường hợp bảo tồn được chân răng:

Nếu răng cửa bị gãy ít, không quá 1/3 thân răng, bác sĩ sẽ thực hiện trám hoặc bọc răng sứ cho bạn. Còn nếu răng bị gãy vỡ lớn, hơn 1/3 thân răng thì nên bọc răng sứ để đảm bảo hiệu quả hơn.

  • Đối với trường hợp không bảo tồn được chân răng:

Với trường hợp bị gãy răng cửa buộc phải nhổ răng hoặc gãy rụng mất răng thì trồng răng giả là giải pháp duy nhất để giúp khôi phục lại chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ cho răng. Có 2 phương pháp phổ biến gồm: Trồng răng implant và làm cầu răng sứ

HÌNH ẢNH TRƯỚC SAU KHI CẤY GHÉP IMPLANT TẠI NHA KHOA I-DENT

TRƯỜNG HỢP MẤT 1 RĂNG

Cấy ghép 1 trụ Implant

Tình trạng:Bệnh nhân mất 1 răng cửa

Hướng điều trị: Cấy ghép 1 răng implant và phục hình 1 răng sứ

 

Kỹ thuật All-on-6

Tình trạng:Bệnh nhân mất 1 răng hàm

Hướng điều trị: Cấy ghép 1 trụ implant và phục hình 1 răng sứ

 

TRƯỜNG HỢP MẤT NHIỀU RĂNG

Cấy ghép 2 trụ Implant

Tình trạng:Bệnh nhân mất 2 răng cửa liền kề

Hướng điều trị: Cấy ghép 2 răng implant và phục hình 2 răng sứ

 

Cấy ghép 3 trụ Implant

Tình trạng:Bệnh nhân mất 3 răng liền kề

Hướng điều trị: Cấy ghép 3 răng implant và phục hình 3 răng sứ

 

Kỹ thuật All-on-4

Tình trạng:Bệnh nhân mất 2 răng không liền kề

Hướng điều trị: Cấy ghép 2 trụ implant và phục hình 2 răng sứ

 

Kỹ thuật All-on-6

Tình trạng:Bệnh nhân mất 3 răng hàm liền kề

Hướng điều trị: Cấy ghép 2 trụ implant và làm cầu 3 răng sứ

 

TRƯỜNG HỢP MẤT RĂNG TOÀN HÀM

Cấy ghép 3 trụ Implant

Tình trạng:Bệnh nhân mất nhiều răng liền kề hàm trên

Hướng điều trị: Cấy ghép Implant All-on-4 và phục hình 10 răng sứ

 

Kỹ thuật All-on-4

Tình trạng:Bệnh nhân mất răng toàn hàm trên

Hướng điều trị: Cấy ghép Implant All-on-6 hàm trên và phục hình 14 răng sứ

 

Kỹ thuật All-on-6

Tình trạng:Bệnh nhân mất răng toàn hàm trên

Hướng điều trị: Cấy ghép All-on-4 và phục hình 12 răng sứ

 

Kỹ thuật All-on-6

Tình trạng:Bệnh nhân mất răng cả 2 hàm

Hướng điều trị: Cấy ghép Implant All-on-6 hai hàm và phục hình 24 răng sứ

 

Cảm nhận bệnh nhân sau khi trồng Implant

Lượt xem : 5.230

 

Trồng răng Implant – vẽ nên nụ cười

Lượt xem : 3.222

 

Cấy ghép Implant – cải thiện chức năng ăn nhai

Lượt xem : 3.010

 

Giải pháp cho người mất răng lâu năm

Lượt xem : 1.866

 

Video khách hàng cảm nhận về Nha Khoa I-Dent

Đài truyền hình phỏng vấn TS.BS Nguyễn Hiếu Tùng

Báo chí đưa tin về Nha Khoa I-Dent

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN TỪ BÁC SĨ

Nếu bạn đang quan tâm đến dịch vụ điều trị gãy răng mà vẫn chưa biết được phương pháp nào phù hợp với mình, bạn lo lắng về giá và thời gian trồng răng Implant mất bao lâu thì nên đến trực tiếp phòng khám của Nha Khoa I-DENT để được bác sĩ khám, chụp CT 3D và tư vấn miễn phí 100%.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số Hotline 094 1818 616 để được tư vấn thêm những thắc mắc của bạn.

Địa chỉ : CS1: 193A – 195 Hùng Vương, P.9, Quận 5

               CS2: 19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Quận Bình Thạnh

               CS3: 83 Đường số 3 Khu dân cư Cityland, P.10, Q.Gò vấp

Nha khoa Implant I-DENT không chỉ mang đến cho bệnh nhân một hàm răng mới, đảm bảo chức năng ăn nhai tốt và tính thẩm mỹ cao. Chúng tôi hướng đến sức khỏe lâu dài và sự hài lòng tuyệt đối của từng bệnh nhân, qua đó để góp phần tạo kiến tạo nên những nụ cười hạnh phúc trọn vẹn cho cộng đồng.”

Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Hiếu Tùng

HÃY ĐỂ LẠI SỐ ĐIỆN THOẠI, BÁC SĨ SẼ GỌI LẠI TƯ VẤN NGAY

Bài viết liên quan

Rate this post