Đường Nguyễn Thượng Hiền, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội

quận Hai Bà Trưng,

Đường dài 270m, rộng 7m.

Một số địa điểm nổi bật trên đường Nguyễn Thượng Hiền:

  • Bộ Công An Thanh Tra Bộ

  • Khách Sạn Nesta Hà Nội

  • Ngân Hàng Đại Dương (Oceanbank) – Pgd Nguyễn Thượng Hiền

Đường Nguyễn Thượng Hiền nằm ở phía Đông phường Nguyễn Du, tiếp giáp

Đường Nguyễn Thượng Hiền nằm ở phía Đông phường Nguyễn Du, tiếp giáp phường Khâm Thiên quận Đống Đa , Hà Nội.

Khu vực này dân khá đông đúc, an ninh tốt, đường thoáng rộng, nhiều cây xanh. Mặt đường kinh doanh nhộn nhịp với nhiều nhà hàng, quán cà phê phục vụ ăn uống, rải rác có các cửa hàng bán các mặt hàng thời trang, đồ bảo hộ lao động, tạp hóa.

Nằm kế bên đường Nguyễn Thượng Hiền có một số địa điểm tham quan, vui chơi nổi bật của Hà Nội như; Rạp Xiếc Trung Ương, Công Viên Thống Nhất, Ga Hà Nội.

Tiếp giáp các tuyến đường phố; Trần Nhân Tông, Nguyễn Du, Yết Kiêu , Thiền Quang.

Nguyễn Thượng Hiền là ai?

Nguyễn Thượng Hiền tên tự: Đỉnh Nam, Đỉnh Thần, tên hiệu: Mai Sơn còn được gọi là Ông nghè Liên Bạt, sinh năm 1868 tại làng Liên Bạt, tỉnh Hà Đông. Ông là con Hoàng giáp Nguyễn Thượng Phiên, là con rể của Phụ chính Đại thần Tôn Thất Thuyết.

Từ nhỏ ông nổi tiếng thông minh. Năm 1884, khi 17 tuổi, ông đỗ cử nhân ở khoa thi Hương ở Thanh Hóa. Năm 1885, ông đỗ đầu kỳ thi Hội, năm 1892, ông ra thi Đình và đỗ Hoàng Giáp. Ông ra làm quan được bổ làm Toản Tu ở Quốc Sử quán, thăng Đốc học ở Ninh Bình, rồi chuyển sang Nam Định nên ông còn được gọi là ông Đốc Nam.

Năm 1898, qua trao đổi Tăng Bạt Hổ, Nguyễn Thượng Hiền tham gia phong trào Đông Du nhưng do cha ông lúc đó lâm bệnh nặng nên ông phải ở lại phát động cách mạng trong nước.

Năm 1907 Pháp bắt vua Thành Thái thoái vị, ông vào phủ Toàn quyền đòi nhà nước Bảo hộ bãi lệnh nhưng không thành. Nhụt chí, ông vờ làm thầy bốc thuốc ở hiệu “Nam Thọ”, Hà Nội rồi tìm đường sang Trung Quốc hoạt động và cùng với Phan Bội Châu lập ra Việt Nam Quang phục Hội. Năm 1914 Phan Bội Châu bị bắt, ông là người lãnh đạo của hội.

Sau khi Việt Nam Quang Phục Hội tan rã, ông xuống tóc vào tu ở chùa Thường Tích Quang, Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang (Zhejiang) và qua đời tại đây ngày 28 tháng 12 1925.

Ông để lại một số tác phẩm thơ, văn bằng chữ Hán, Nôm. Thơ ông chủ yếu viết ra những tâm sự của mình và lên án chính sách của người Pháp, thúc đẩy lòng yêu nước, kêu gọi nhân dân đứng lên chống Pháp. Tập văn xuôi Hát Đông thư dị của ông mang đậm tính chất truyền kỳ.

Nhiều đường phố và trường học tại Việt Nam mang tên Nguyễn Thượng Hiền.

Đường Nguyễn Thượng Hiền chạy qua (hoặc cũng có ở) 3 quận huyện của Thành phố Hà Nội:
Đường phố cùng tên Nguyễn Thượng Hiền:

Đường Nguyễn Thượng Hiền thuộc địa phận phường Nguyễn Du Hà Nội . Đi từ đường Trần Bình Trọng tới đường Lê Duẩn , nối với phố Khâm Thiên chạy qua (hoặc cũng có ở) 3 quận huyện của Thành phố Hà Nội:

Rate this post