Dưới giá treo cổ cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein
Bài viết: 4816
Thượng táBài viết: 4816
Re: Dưới giá treo cổ cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein
« Trả lời #10 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2010, 09:36:38 am »
Saddam Hussein – Con người kiêu hãnh tột đỉnh
Dường như con người này bị lôi cuốn bởi vinh quang hơn là tiền bạc và mong muốn được ngưỡng vọng, tôn sùng và lưu lại trong sử sách. Các sử gia phương Tây nhận xét cuộc chinh phục quyền lực dai dẳng và quyết liệt của Saddam Hussein dường như chỉ tìm thấy ngọn nguồn ở lòng kiêu hãnh của ông.
Sự kiêu hãnh tột đỉnh đã thúc đẩy Hussein trừng phạt không thương xót những người dám phê phán và chống đối. Saddam Hussein cho đúc các bức tượng khổng lồ của bản thân ông để trang trí ở những nơi công cộng. Ông cũng cho vẽ những bức chân dung có tính lãng mạn, một số cao tới 6m, thể hiện vị lãnh đạo trong hình tượng kỵ sĩ sa mạc, nông dân đang cắt lúa mì hoặc người thợ nề vác những bao xi măng. Tất cả các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, đài phát thanh, phim ảnh và sách báo đều tập trung ca tụng mỗi lời nói và hành động của Saddam Hussein.
Đối với Saddam Hussein, tiền không phải là điều ông quan tâm. Đây là điểm ông không giống những thành viên khác trong gia đình. Người ta biết rằng bà vợ Sajida của ông đã chi hàng triệu đôla để mua sắm ở New York và London khi Saddam Hussein còn giữ quan hệ nồng ấm với phương Tây. Uday, con trai cả của Saddam Hussein, lái những chiếc xe hơi sang trọng bậc nhất và mặc những bộ đồ đắt tiền tự thiết kế. Về phần mình Tổng thống Hussein không phải một người theo chủ nghĩa hưởng lạc mà có lối sống nguyên tắc và khá giản dị.
Tiểu sử chính thức của Saddam Hussein bao gồm tổng cộng 19 tập là ấn phẩm bắt buộc phải đọc đối với mọi công chức Iraq. Hussein cũng đặt hàng đạo diễn Terence Yong làm một bộ phim dài 6 tiếng đồng hồ về cuộc đời ông, được đặt tên là Những ngày dài. Saddam Hussein nói với mọi người viết tiểu sử rằng ông không quan tâm đến việc người ta nghĩ gì về mình. Điều mà vị Tổng thống này muốn là những gì người ta sẽ nghĩ về ông 500 năm sau.
Saddam Hussein – Tình duyên thật giả
Có nhiều lời đồn cho rằng Tổng thống Saddam Hussein là kẻ trăng hoa, luôn bị hấp dẫn bởi phụ nữ đẹp. Tuy nhiên, nhiều người trung thành với ông không nghĩ về lãnh tụ của mình như vậy và họ coi đó là những tin nhảm nhí. Họ còn cho rằng ông rất “cẩn trọng trong tất cả mọi việc mình làm” và sinh ra là để làm thủ lĩnh.
Saddam Hussein kết hôn cách đây đã 40 năm. Vợ ông, bà Sajida là em họ về đằng ngoại của ông và là con gái của KhairAlah Tulfah, cậu của Saddam Hussein và là vị quân sư đầu tiên của ông. Sajida sinh cho Tổng thống Hussein hai người con trai và ba cô con gái và rất mực trung thành với đấng phu quân. Cũng đã lan truyền những câu chuyện trăng gió của vị Tổng thống với những người phụ nữ khác… Chuyện này thường bị những kẻ thù của ông phóng đại và bị báo chí phương Tây chộp lấy. Những ai thực sự biết con người Tổng thống Iraq thường cười khẩy về sự phóng đại và sai lạc của những câu chuyện tương tự.
Chính tướng Wafic Samarai thừa nhận : “Saddam Hussein có những mối quan hệ riêng tư với phụ nữ song những chuyện về hãm hiếp và giết người là sự dối trá. Ông ấy không phải là một người như vậy. Ông rất cẩn trọng trong tất cả mọi việc mình làm. Ông cũng rất tỉ mỉ và đứng đắn và không bao giờ muốn tạo một ấn tượng giả tạo. Tuy nhiên đôi khi Saddam Hussein cũng bị hấp dẫn bởi những phụ nữ khác…”.
Người tình của Saddam Hussein tâm sự
Carla Hazel năm nay 36 tuổi, hiện là nhân viên quản lý cho một công ty dầu mỏ của Jordani và đã từng là người tình bí mật của Tổng thống Iraq Saddam Hussein. Ngày 7-1-2007, sau khi Saddam bị treo cổ 7 ngày, người phụ nữ Jordani đã có buổi nói chuyện với phóng viên tờ “Daily News”, tâm sự về quãng thời gian 10 năm chung sống không chính thức với nhà độc tài xấu số.
Cô kể lại: “Khi tôi gặp Saddam tôi mới 15 tuổi. Lúc đó tôi vẫn chỉ là một cô bé học sinh cấp 2 ngây thơ và trong trắng. Ngay lập tức ông đã bị tôi chinh phục. Trong một lần trên đường chở về nhà sau giờ tan học, viên đội trưởng đội cảnh vệ của Saddam đã đến gặp tôi và yêu cầu đi theo ông. Ông nói rằng “Tổng thống rất muốn gặp cô”.
Khi bước chân vào căn phòng của Tổng thống Saddam Hussein, tôi chỉ đủ can đảm lắp bắp với ông vài câu. Tôi thấy ông thật oai nghiêm và dũng mãnh. Tôi đã cảm nhận được ngay tình cảm đặc biệt của Saddam dành cho mình, và từ đó cuộc đời tôi đã thay đổi.
Ngay buổi tối hôm đó, Saddam đã cử người mang theo hôn lễ tới gia đình tôi. Có thể vì e ngại đấng bề trên mà cha mẹ tôi đã không dám đưa ra đòi hỏi khắt khe của đạo Hồi về chuyện gả chồng cho con gái. Họ đã vui vẻ đồng ý để tôi trở thành người tình bí mật của Saddam.
Cuộc sống của một người tình lén lút diễn ra trong 10 năm, từ 1985 đến 1995. Thời gian 10 năm ở bên ông ấy tôi đã trưởng thành lên rất nhiều. Chúng tôi sống tại một ngôi biệt thự ở thủ đô Baghdad. Đó là quãng thời gian vô cùng hạnh phúc. Saddam đã rất yêu tôi, đổi lại tôi cũng dành cho ông ấy những tình cảm hết sức chân thành, tôi vô cùng cảm kích vì mọi yêu cầu của tôi đều được ông ấy đáp ứng.
Saddam thường giải quyết công việc rất có tình có lý, nhưng “nhân vô thập toàn” và Saddam cũng thế! Sống chung đã giúp tôi phát hiện rất nhiều khiếm khuyết của ông. Tôi sợ nhất là những khi cơn giận dữ bùng phát trong ông, nó có thể biến ông thành một kẻ sát nhân. Những lúc như vậy tôi chỉ còn biết co rúm người lại mà run lẩy bẩy. Biết bao biến cố chính trị đã xảy ra! Tôi nhìn thấy thời thế thay đổi qua cách hành xử của Saddam. Dần dần tôi không còn niềm tin vào ông nữa, thậm chí tôi còn cảm thấy ông thật đáng sợ.
Năm 1995, anh trai tôi đã cùng con rể của Saddam trốn sang Jordani để chuẩn bị cho một cuộc đảo chính lật đổ ông. Âm mưu bị lộ tẩy và ngay lập tức Saddam cắt đứt mọi quan hệ với tôi, giao tôi cho cơ quan tình báo. Một sĩ quan tình báo cho biết, nếu không nghĩ đến chút tình xưa cũ với Saddam thì giờ nay tôi đã không có mặt ở đây.
May mắn nhất đối với tôi là đã không có đứa con chung nào với Saddam, nếu không tôi đã trở thành người mẹ trẻ hy sinh”.
Dường như con người này bị lôi cuốn bởi vinh quang hơn là tiền bạc và mong muốn được ngưỡng vọng, tôn sùng và lưu lại trong sử sách. Các sử gia phương Tây nhận xét cuộc chinh phục quyền lực dai dẳng và quyết liệt của Saddam Hussein dường như chỉ tìm thấy ngọn nguồn ở lòng kiêu hãnh của ông.Sự kiêu hãnh tột đỉnh đã thúc đẩy Hussein trừng phạt không thương xót những người dám phê phán và chống đối. Saddam Hussein cho đúc các bức tượng khổng lồ của bản thân ông để trang trí ở những nơi công cộng. Ông cũng cho vẽ những bức chân dung có tính lãng mạn, một số cao tới 6m, thể hiện vị lãnh đạo trong hình tượng kỵ sĩ sa mạc, nông dân đang cắt lúa mì hoặc người thợ nề vác những bao xi măng. Tất cả các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, đài phát thanh, phim ảnh và sách báo đều tập trung ca tụng mỗi lời nói và hành động của Saddam Hussein.Đối với Saddam Hussein, tiền không phải là điều ông quan tâm. Đây là điểm ông không giống những thành viên khác trong gia đình. Người ta biết rằng bà vợ Sajida của ông đã chi hàng triệu đôla để mua sắm ở New York và London khi Saddam Hussein còn giữ quan hệ nồng ấm với phương Tây. Uday, con trai cả của Saddam Hussein, lái những chiếc xe hơi sang trọng bậc nhất và mặc những bộ đồ đắt tiền tự thiết kế. Về phần mình Tổng thống Hussein không phải một người theo chủ nghĩa hưởng lạc mà có lối sống nguyên tắc và khá giản dị.Tiểu sử chính thức của Saddam Hussein bao gồm tổng cộng 19 tập là ấn phẩm bắt buộc phải đọc đối với mọi công chức Iraq. Hussein cũng đặt hàng đạo diễn Terence Yong làm một bộ phim dài 6 tiếng đồng hồ về cuộc đời ông, được đặt tên là. Saddam Hussein nói với mọi người viết tiểu sử rằng ông không quan tâm đến việc người ta nghĩ gì về mình. Điều mà vị Tổng thống này muốn là những gì người ta sẽ nghĩ về ông 500 năm sau.Có nhiều lời đồn cho rằng Tổng thống Saddam Hussein là kẻ trăng hoa, luôn bị hấp dẫn bởi phụ nữ đẹp. Tuy nhiên, nhiều người trung thành với ông không nghĩ về lãnh tụ của mình như vậy và họ coi đó là những tin nhảm nhí. Họ còn cho rằng ông rất “cẩn trọng trong tất cả mọi việc mình làm” và sinh ra là để làm thủ lĩnh.Saddam Hussein kết hôn cách đây đã 40 năm. Vợ ông, bà Sajida là em họ về đằng ngoại của ông và là con gái của KhairAlah Tulfah, cậu của Saddam Hussein và là vị quân sư đầu tiên của ông. Sajida sinh cho Tổng thống Hussein hai người con trai và ba cô con gái và rất mực trung thành với đấng phu quân. Cũng đã lan truyền những câu chuyện trăng gió của vị Tổng thống với những người phụ nữ khác… Chuyện này thường bị những kẻ thù của ông phóng đại và bị báo chí phương Tây chộp lấy. Những ai thực sự biết con người Tổng thống Iraq thường cười khẩy về sự phóng đại và sai lạc của những câu chuyện tương tự.Chính tướng Wafic Samarai thừa nhận : “Saddam Hussein có những mối quan hệ riêng tư với phụ nữ song những chuyện về hãm hiếp và giết người là sự dối trá. Ông ấy không phải là một người như vậy. Ông rất cẩn trọng trong tất cả mọi việc mình làm. Ông cũng rất tỉ mỉ và đứng đắn và không bao giờ muốn tạo một ấn tượng giả tạo. Tuy nhiên đôi khi Saddam Hussein cũng bị hấp dẫn bởi những phụ nữ khác…”.Carla Hazel năm nay 36 tuổi, hiện là nhân viên quản lý cho một công ty dầu mỏ của Jordani và đã từng là người tình bí mật của Tổng thống Iraq Saddam Hussein. Ngày 7-1-2007, sau khi Saddam bị treo cổ 7 ngày, người phụ nữ Jordani đã có buổi nói chuyện với phóng viên tờ “Daily News”, tâm sự về quãng thời gian 10 năm chung sống không chính thức với nhà độc tài xấu số.Cô kể lại: “Khi tôi gặp Saddam tôi mới 15 tuổi. Lúc đó tôi vẫn chỉ là một cô bé học sinh cấp 2 ngây thơ và trong trắng. Ngay lập tức ông đã bị tôi chinh phục. Trong một lần trên đường chở về nhà sau giờ tan học, viên đội trưởng đội cảnh vệ của Saddam đã đến gặp tôi và yêu cầu đi theo ông. Ông nói rằng “Tổng thống rất muốn gặp cô”.Khi bước chân vào căn phòng của Tổng thống Saddam Hussein, tôi chỉ đủ can đảm lắp bắp với ông vài câu. Tôi thấy ông thật oai nghiêm và dũng mãnh. Tôi đã cảm nhận được ngay tình cảm đặc biệt của Saddam dành cho mình, và từ đó cuộc đời tôi đã thay đổi.Ngay buổi tối hôm đó, Saddam đã cử người mang theo hôn lễ tới gia đình tôi. Có thể vì e ngại đấng bề trên mà cha mẹ tôi đã không dám đưa ra đòi hỏi khắt khe của đạo Hồi về chuyện gả chồng cho con gái. Họ đã vui vẻ đồng ý để tôi trở thành người tình bí mật của Saddam.Cuộc sống của một người tình lén lút diễn ra trong 10 năm, từ 1985 đến 1995. Thời gian 10 năm ở bên ông ấy tôi đã trưởng thành lên rất nhiều. Chúng tôi sống tại một ngôi biệt thự ở thủ đô Baghdad. Đó là quãng thời gian vô cùng hạnh phúc. Saddam đã rất yêu tôi, đổi lại tôi cũng dành cho ông ấy những tình cảm hết sức chân thành, tôi vô cùng cảm kích vì mọi yêu cầu của tôi đều được ông ấy đáp ứng.Saddam thường giải quyết công việc rất có tình có lý, nhưng “nhân vô thập toàn” và Saddam cũng thế! Sống chung đã giúp tôi phát hiện rất nhiều khiếm khuyết của ông. Tôi sợ nhất là những khi cơn giận dữ bùng phát trong ông, nó có thể biến ông thành một kẻ sát nhân. Những lúc như vậy tôi chỉ còn biết co rúm người lại mà run lẩy bẩy. Biết bao biến cố chính trị đã xảy ra! Tôi nhìn thấy thời thế thay đổi qua cách hành xử của Saddam. Dần dần tôi không còn niềm tin vào ông nữa, thậm chí tôi còn cảm thấy ông thật đáng sợ.Năm 1995, anh trai tôi đã cùng con rể của Saddam trốn sang Jordani để chuẩn bị cho một cuộc đảo chính lật đổ ông. Âm mưu bị lộ tẩy và ngay lập tức Saddam cắt đứt mọi quan hệ với tôi, giao tôi cho cơ quan tình báo. Một sĩ quan tình báo cho biết, nếu không nghĩ đến chút tình xưa cũ với Saddam thì giờ nay tôi đã không có mặt ở đây.May mắn nhất đối với tôi là đã không có đứa con chung nào với Saddam, nếu không tôi đã trở thành người mẹ trẻ hy sinh”.
Logged
hoi_ls
Bài viết: 4816
Thượng táBài viết: 4816
Re: Dưới giá treo cổ cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein
« Trả lời #11 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2010, 09:39:54 am »
Saddam Hussein – Thủ lĩnh thiên bẩm
Trong ngôi làng Al-Awja, quê hương Saddam Hussein nằm ở phía Tikrit thuộc trung tâm miền Bắc Iraq, bộ tộc của ông sống trong những căn nhà xây bằng gạch và bùn. Vùng này khô cằn, khắc nghiệt và họ sống chật vật nhờ trồng lúa mì và rau. Thị tộc của Hussein tên là Al-Khatab và những thành viên của thị tộc này nổi tiếng cứng rắn và thông minh. Omar Al-Ali là người lớn lên tại Tikris và biết rõ Hussein sau này. Kẻ thù của Tổng thống Iraq coi ông là nhà độc tài nhưng những người ủng hộ ông lại nhìn thấy ở ông một thủ lĩnh của khối Arab. Với Al-Ali, Hussein không bao giờ là một người Al-Khatab bình thường.
Mặc dù biết rất rõ gia đình Al-Khatab, Ai-Ali chỉ gặp Hussein vào giữa những năm 1960. Lúc đó cả hai đều là những người theo đuổi tham vọng lật đổ chính quyền của tướng Abd Al-Rahman Aref. Khi ấy Saddam là một thanh niên cao lớn với mái tóc quăn đen dày. Ông vừa thoát khỏi nhà tù ít lâu ông bị bắt sau một âm mưu ám sát hụt người tiền nhiệm Aref.
Saddam Hussein – Người hóm hỉnh và tay súng cừ khôi
Tổng thống Hussein thích xem tivi và phim ảnh, đặc biệt những phim có nhiều âm mưu và tình tiết ly kỳ của các vụ ám sát. Ông cũng là người hóm hỉnh, từng xuất hiện trên truyền hình với một mẩu truyện cười. Và thêm một điều đặc biệt ít ai ngờ tới: ông là một tay súng cừ khôi.
Tổng thống Hussein thích xem truyền hình. Ngoài các kênh truyền hình Iraq, ông còn theo dõi CNN, Sky-TV, Al-Jazira và BBC. Saddam Hussein yêu thích phim ảnh, đặc biệt những phim có những vụ ám sát (như Sói rừng của Michael Caton-jones, Bảo vệ bí mật của Francis Ford Coppola, Kẻ thù quốc gia của Tony Scott…). Bởi lẽ ông không đi ra ngoài nhiều, những bộ phim nói trên cung cấp những ý tưởng về thế giới. Đối với Tổng thống Hussein, thế giới là một trò chơi xếp hình và chỉ những kẻ ngu xuẩn mới bị vẻ bề ngoài đánh lừa. Ông cũng đánh giá cao những phim mang chủ đề văn học hơn. Trong số những phim ông yêu thích có Bố già của Francis Ford Coppola và Ông già và biển cả của John Sturges.
Saddam Hussein là người ăn nói có duyên và biết tự hào về mình. Khidir Hamza, một nhà khoa học từng làm việc trong chương trình vũ khí hạt nhân của Iraq nay sống ở phương Tây cho biết, Tổng thống Saddam Hussein đã từng lên truyền hình kể một câu chuyện cười. Hamza kể: “Đó là một người kể chuyện xuất sắc, có tài diễn tả câu chuyện bằng cả nét mặt và cử chỉ”.
Còn tướng Wafic Samara, phụ trách tình báo Iraq trong cuộc chiến giữa Iran và Iraq (Samara đã thất sủng sau cuộc chiến vùng Vịnh lần 1 và cũng đã chạy ra nước ngoài) cũng chia sẻ quan điểm trên: “Thật dễ chịu khi ngồi trò chuyện với Tổng thống Saddam Hussein. Ông rất nghiêm túc. Các cuộc họp với ông có thể diễn ra căng thẳng nhưng người ta không cảm thấy bị hăm dọa. Khi ông ấy hỏi ý kiến của bạn, ông thường lắng nghe hết sức chăm chú và không ngắt lời. Tuy nhiên ông có thể nổi giận nếu người ta cắt ngang lời ông. “Hãy để tôi kết luận!” – Tổng thống chỉ nói một cách khô khan trong trường hợp như thế”.
Các bác sĩ của Saddam Hussein khuyên ông nên đi bộ ít nhất hai tiếng mỗi ngày. Tổng thống hiếm khi có đủ thời gian dành cho việc này nhưng ông vẫn đi dạo nhiều lần trong ngày. Ông có thói quen đi dạo công khai cùng các cận vệ trong các khu phố của Baghdad. Nhưng sau này điều đó quá nguy hiểm và Saddam Hussein không xuất hiện một cách ngẫu hứng nơi công cộng nữa. Ông tản bộ đằng sau những bức tường cao trong các khu dinh thự rộng lớn. Tổng thống Iraq cũng thường đi dạo với một khẩu súng để săn hoẵng và thỏ trong các khu bảo tồn riêng. Ông thật sự là một tay súng cừ khôi.
Saddam Hussein cũng sử dụng Viagra
Saddam Hussein thích xem bộ phim “Cha đỡ đầu”. Vừa xem ông vừa hút xì gà, uống rượu Whisky với đá, trên đầu vẫn đội mũ cao bồi. Những giờ phút đó, trông Saddam Hussein thật hạnh phúc. Tất cả những điều đó được người tình cũ Parisula Lampsos của Saddam Hussein tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn của Công ty truyền hình ABC. Theo lời cô Parisula Lampsos, thời gian đầu cô đã yêu Saddam Hussein. Cô được sống trong một cung điện của Saddam Hussein và ông đã tặng cho cô vô số quà. “Ông ấy thật dịu dàng và tốt bụng” – Lampsos nhận xét. Nhưng thời gian trôi đi, Saddam Hussein cũng thay đổi. Thời gian sau, cô Lampsos ở bên Saddam Hussein chỉ vì sợ hãi, đơn giản chỉ vì không ai dám nói “không” với ông ấy. Mấy năm sau này, Saddam Hussein bắt đầu nhuộm tóc, dùng các loại thảo dược đặc biệt để chống nhăn. Trong quan hệ tình dục, Saddam Hussein đôi khi phải cần sự trợ giúp của các loại thuốc kích thích kiểu Viagra. Lampsos biết rằng cô không bao giờ được rời cung điện. Một vài lần, cô Lampsos cũng có ý định cắt đứt quan hệ với Saddam Hussein, nhưng ông ta không đồng ý. Nói về quần áo, Saddam Hussein thích mặc đồ của những nhà tạo mẫu nổi tiếng. Piere Cardin cũng nằm trong số đó. Về âm nhạc, Saddam Hussein say mê nhạc của Frank Sinatra. Tuy nhiên, Saddam Hussein cũng có nỗi sợ hãi mang cá tính riêng, chẳng hạn ông rất sợ bị lây nhiễm, nên ông thích mọi người hôn vào tay thay vì hôn vào má.
Trong ngôi làng Al-Awja, quê hương Saddam Hussein nằm ở phía Tikrit thuộc trung tâm miền Bắc Iraq, bộ tộc của ông sống trong những căn nhà xây bằng gạch và bùn. Vùng này khô cằn, khắc nghiệt và họ sống chật vật nhờ trồng lúa mì và rau. Thị tộc của Hussein tên là Al-Khatab và những thành viên của thị tộc này nổi tiếng cứng rắn và thông minh. Omar Al-Ali là người lớn lên tại Tikris và biết rõ Hussein sau này. Kẻ thù của Tổng thống Iraq coi ông là nhà độc tài nhưng những người ủng hộ ông lại nhìn thấy ở ông một thủ lĩnh của khối Arab. Với Al-Ali, Hussein không bao giờ là một người Al-Khatab bình thường.Mặc dù biết rất rõ gia đình Al-Khatab, Ai-Ali chỉ gặp Hussein vào giữa những năm 1960. Lúc đó cả hai đều là những người theo đuổi tham vọng lật đổ chính quyền của tướng Abd Al-Rahman Aref. Khi ấy Saddam là một thanh niên cao lớn với mái tóc quăn đen dày. Ông vừa thoát khỏi nhà tù ít lâu ông bị bắt sau một âm mưu ám sát hụt người tiền nhiệm Aref.Tổng thống Hussein thích xem tivi và phim ảnh, đặc biệt những phim có nhiều âm mưu và tình tiết ly kỳ của các vụ ám sát. Ông cũng là người hóm hỉnh, từng xuất hiện trên truyền hình với một mẩu truyện cười. Và thêm một điều đặc biệt ít ai ngờ tới: ông là một tay súng cừ khôi.Tổng thống Hussein thích xem truyền hình. Ngoài các kênh truyền hình Iraq, ông còn theo dõi CNN, Sky-TV, Al-Jazira và BBC. Saddam Hussein yêu thích phim ảnh, đặc biệt những phim có những vụ ám sát (nhưcủa Michael Caton-jones,của Francis Ford Coppola,của Tony Scott…). Bởi lẽ ông không đi ra ngoài nhiều, những bộ phim nói trên cung cấp những ý tưởng về thế giới. Đối với Tổng thống Hussein, thế giới là một trò chơi xếp hình và chỉ những kẻ ngu xuẩn mới bị vẻ bề ngoài đánh lừa. Ông cũng đánh giá cao những phim mang chủ đề văn học hơn. Trong số những phim ông yêu thích cócủa Francis Ford Coppola vàcủa John Sturges.Saddam Hussein là người ăn nói có duyên và biết tự hào về mình. Khidir Hamza, một nhà khoa học từng làm việc trong chương trình vũ khí hạt nhân của Iraq nay sống ở phương Tây cho biết, Tổng thống Saddam Hussein đã từng lên truyền hình kể một câu chuyện cười. Hamza kể: “Đó là một người kể chuyện xuất sắc, có tài diễn tả câu chuyện bằng cả nét mặt và cử chỉ”.Còn tướng Wafic Samara, phụ trách tình báo Iraq trong cuộc chiến giữa Iran và Iraq (Samara đã thất sủng sau cuộc chiến vùng Vịnh lần 1 và cũng đã chạy ra nước ngoài) cũng chia sẻ quan điểm trên: “Thật dễ chịu khi ngồi trò chuyện với Tổng thống Saddam Hussein. Ông rất nghiêm túc. Các cuộc họp với ông có thể diễn ra căng thẳng nhưng người ta không cảm thấy bị hăm dọa. Khi ông ấy hỏi ý kiến của bạn, ông thường lắng nghe hết sức chăm chú và không ngắt lời. Tuy nhiên ông có thể nổi giận nếu người ta cắt ngang lời ông. “Hãy để tôi kết luận!” – Tổng thống chỉ nói một cách khô khan trong trường hợp như thế”.Các bác sĩ của Saddam Hussein khuyên ông nên đi bộ ít nhất hai tiếng mỗi ngày. Tổng thống hiếm khi có đủ thời gian dành cho việc này nhưng ông vẫn đi dạo nhiều lần trong ngày. Ông có thói quen đi dạo công khai cùng các cận vệ trong các khu phố của Baghdad. Nhưng sau này điều đó quá nguy hiểm và Saddam Hussein không xuất hiện một cách ngẫu hứng nơi công cộng nữa. Ông tản bộ đằng sau những bức tường cao trong các khu dinh thự rộng lớn. Tổng thống Iraq cũng thường đi dạo với một khẩu súng để săn hoẵng và thỏ trong các khu bảo tồn riêng. Ông thật sự là một tay súng cừ khôi.Saddam Hussein thích xem bộ phim “Cha đỡ đầu”. Vừa xem ông vừa hút xì gà, uống rượu Whisky với đá, trên đầu vẫn đội mũ cao bồi. Những giờ phút đó, trông Saddam Hussein thật hạnh phúc. Tất cả những điều đó được người tình cũ Parisula Lampsos của Saddam Hussein tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn của Công ty truyền hình ABC. Theo lời cô Parisula Lampsos, thời gian đầu cô đã yêu Saddam Hussein. Cô được sống trong một cung điện của Saddam Hussein và ông đã tặng cho cô vô số quà. “Ông ấy thật dịu dàng và tốt bụng” – Lampsos nhận xét. Nhưng thời gian trôi đi, Saddam Hussein cũng thay đổi. Thời gian sau, cô Lampsos ở bên Saddam Hussein chỉ vì sợ hãi, đơn giản chỉ vì không ai dám nói “không” với ông ấy. Mấy năm sau này, Saddam Hussein bắt đầu nhuộm tóc, dùng các loại thảo dược đặc biệt để chống nhăn. Trong quan hệ tình dục, Saddam Hussein đôi khi phải cần sự trợ giúp của các loại thuốc kích thích kiểu Viagra. Lampsos biết rằng cô không bao giờ được rời cung điện. Một vài lần, cô Lampsos cũng có ý định cắt đứt quan hệ với Saddam Hussein, nhưng ông ta không đồng ý. Nói về quần áo, Saddam Hussein thích mặc đồ của những nhà tạo mẫu nổi tiếng. Piere Cardin cũng nằm trong số đó. Về âm nhạc, Saddam Hussein say mê nhạc của Frank Sinatra. Tuy nhiên, Saddam Hussein cũng có nỗi sợ hãi mang cá tính riêng, chẳng hạn ông rất sợ bị lây nhiễm, nên ông thích mọi người hôn vào tay thay vì hôn vào má.
Logged
hoi_ls
Bài viết: 4816
Thượng táBài viết: 4816
Re: Dưới giá treo cổ cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein
« Trả lời #12 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2010, 09:43:45 am »
Saddam Hussein viết tiểu thuyết
“Lâu đài kiên cố” – đó là tiểu thuyết của Saddam Hussein. Bằng câu chuyện tình, cuốn sách của Saddam Hussein được công bố ở Iraq đã gây xôn xao văn đàn, ám chỉ đến vấn đề chính trị nóng bỏng ở Iraq. “Lâu đài kiên cố” không đề tên tác giả, nhưng ai cũng biết đó là cuốn tiểu thuyết do chính Saddam Hussein viết ra và cho xuất bản.
Dư luận cho rằng chỉ có Saddam Hussein mới đủ can đảm để viết những câu chữ đanh thép đánh vào những thế lực đang giành quyền kiểm soát miền Bắc Iraq. Khắp các sạp sách báo, truyền hình và hầu như các nơi trên toàn quốc nơi đâu cũng bàn tán xôn xao về cuốn sách này. Tạp chí al-Jumhouriya đánh giá đây là tác phẩm tuyệt vời, lâu lắm mới có một kiệt tác hay như vậy.
Bìa ngoài cuốn sách có dòng chữ đề rằng cuốn tự truyện và tác giả khiêm tốn không muốn lộ danh tính. “Lâu đài kiên cố” dày hơn 700 trang, kể về một sinh viên tại thủ đô Baghdad đem lòng yêu và cưới cô gái người Kurd tại miền Bắc Iraq. Sau chiến tranh vùng Vịnh, vì lo sợ tình hình bất ổn, gia đình cô đã chuyển khỏi vùng này. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân của đôi trai gái này đã không được chính quyền sở tại công nhận, do lúc vội vã dọn nhà, cô đã quên không mang theo một số giấy tờ tuỳ thân quan trọng và không thể quay trở lại, vì sợ bị trả thù.
Saddam Hussein có người đóng thế
Hãng truyền hình Đức (ZDF) cho biết, hãng này sau khi nghiên cứu 450 bức ảnh chụp Saddam Hussein và các đoạn phim có ghi hình ông đã phát hiện ra rằng vị Tổng thống này thường sử dụng người đóng thế để xuất hiện trên truyền hình, và có ít nhất đến 3 người có khuôn mặt giống ông đảm nhận trách nhiệm này.
ZDF cho biết họ đã phối hợp với các chuyên gia điều tra hình sự và phát hiện kể từ năm 1998, ông Saddam Hussein không trực tiếp xuất hiện trong các phóng sự truyền hình mà sử dụng người đóng thế. Điều này được thực hiện khi Tổng thống xuất hiện chính thức trước các cơ quan truyền thông. Cũng theo ZDF, những nhân vật đóng thế có vẻ bên ngoài rất giống Saddam Hussein, khó có thể nhận biết bằng mắt thường. Rất có thể những nhân vật này đã được trải qua những cuộc phẫu thuật thẩm mỹ.
Còn ông Muslim al-Asadi, một chuyên gia nghiên cứu nét mặt của người Iraq cũng kết luận: “Tôi đã nhận ra được 5 nét khác nhau giữa khuôn mặt thật của ông Saddam Hussein và khuôn mặt của những người đóng thế”.
Theo chuyên gia pháp y Đức Dieter Buhman, thật khó có thể phân biệt giữa người thật và người đóng thế. Phải căn cứ vào kích cỡ của tai, bàn tay và hình dáng của vai, thì mới có thể làm sáng tỏ được. Những người đóng thế Saddam Hussein rõ ràng đã được học kỹ lưỡng cử chỉ cũng như lời ăn tiếng nói của ông Saddam Hussein”. Ông Buhman khẳng định: “Còn một số nét đặc trưng của các khuôn mặt hoàn toàn khác nhau. Trường hợp điển hình nhất là một người đóng thế có khuôn mặt bè hơn. Khoảng cách giữa hai tai của nhân vật này cũng khác so với khuôn mặt của ông Saddam Hussein. Một trường hợp người đóng thế khác lại có chiếc cằm nhỏ hơn của ông Saddam Hussein”.
Một nguồn tin từ tình báo Anh cho biết để đánh lạc hướng những kẻ có âm mưu sát hại mình, Saddam Hussein thường xuyên thay đổi nơi nghỉ đêm. Mỗi khi đi lại trong thủ đô Baghdad, Saddam Hussein thường sử dụng nhiều đoàn xe hộ tống.
Hãng truyền hình Đức ZDF dẫn lời một cựu nhân viên tình báo Iraq đang sống lưu vong khẳng định chính ông ta từng đóng thế Saddam Hussein. Trong khi một số lực lượng tăng cường chống đối chính phủ, thì theo các nhà phân tích, sự xuất hiện của các nhà đóng thế là điều hết sức cần thiết. Điều đó đảm bảo sự an toàn cho tính mạng của Saddam Hussein.
Saddam Hussein cũng bị kiện vì vi phạm bản quyền
Họa sỹ người Canada, Jonathon Earl Browser tuyên bố rằng một tác phẩm nghệ thuật của ông đã xuất hiện trái phép trên trang bìa cuốn tiểu thuyết của Saddam Hussein. Browser cho biết bức tranh “The Awakening” (Thức tỉnh ) ông vẽ năm 1998 đã được đăng tải trên mạng và đã đăng ký bản quyền. Cuốn sách của Saddam Hussein được bày bán tại một hiệu sách ở London. Bìa sách in hình người phụ nữ đẹp đang bước qua một chiếc cổng lớn, quanh cô ta có hàng đàn bướm và bồ câu. Các luật gia Canada cho rằng rõ ràng Saddam Hussein đã vi phạm bản quyền tác phẩm của họa sỹ Browser.
– đó là tiểu thuyết của Saddam Hussein. Bằng câu chuyện tình, cuốn sách của Saddam Hussein được công bố ở Iraq đã gây xôn xao văn đàn, ám chỉ đến vấn đề chính trị nóng bỏng ở Iraq.không đề tên tác giả, nhưng ai cũng biết đó là cuốn tiểu thuyết do chính Saddam Hussein viết ra và cho xuất bản.Dư luận cho rằng chỉ có Saddam Hussein mới đủ can đảm để viết những câu chữ đanh thép đánh vào những thế lực đang giành quyền kiểm soát miền Bắc Iraq. Khắp các sạp sách báo, truyền hình và hầu như các nơi trên toàn quốc nơi đâu cũng bàn tán xôn xao về cuốn sách này. Tạp chíđánh giá đây là tác phẩm tuyệt vời, lâu lắm mới có một kiệt tác hay như vậy.Bìa ngoài cuốn sách có dòng chữ đề rằng cuốn tự truyện và tác giả khiêm tốn không muốn lộ danh tính.dày hơn 700 trang, kể về một sinh viên tại thủ đô Baghdad đem lòng yêu và cưới cô gái người Kurd tại miền Bắc Iraq. Sau chiến tranh vùng Vịnh, vì lo sợ tình hình bất ổn, gia đình cô đã chuyển khỏi vùng này. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân của đôi trai gái này đã không được chính quyền sở tại công nhận, do lúc vội vã dọn nhà, cô đã quên không mang theo một số giấy tờ tuỳ thân quan trọng và không thể quay trở lại, vì sợ bị trả thù.Hãng truyền hình Đức (ZDF) cho biết, hãng này sau khi nghiên cứu 450 bức ảnh chụp Saddam Hussein và các đoạn phim có ghi hình ông đã phát hiện ra rằng vị Tổng thống này thường sử dụng người đóng thế để xuất hiện trên truyền hình, và có ít nhất đến 3 người có khuôn mặt giống ông đảm nhận trách nhiệm này.ZDF cho biết họ đã phối hợp với các chuyên gia điều tra hình sự và phát hiện kể từ năm 1998, ông Saddam Hussein không trực tiếp xuất hiện trong các phóng sự truyền hình mà sử dụng người đóng thế. Điều này được thực hiện khi Tổng thống xuất hiện chính thức trước các cơ quan truyền thông. Cũng theo ZDF, những nhân vật đóng thế có vẻ bên ngoài rất giống Saddam Hussein, khó có thể nhận biết bằng mắt thường. Rất có thể những nhân vật này đã được trải qua những cuộc phẫu thuật thẩm mỹ.Còn ông Muslim al-Asadi, một chuyên gia nghiên cứu nét mặt của người Iraq cũng kết luận: “Tôi đã nhận ra được 5 nét khác nhau giữa khuôn mặt thật của ông Saddam Hussein và khuôn mặt của những người đóng thế”.Theo chuyên gia pháp y Đức Dieter Buhman, thật khó có thể phân biệt giữa người thật và người đóng thế. Phải căn cứ vào kích cỡ của tai, bàn tay và hình dáng của vai, thì mới có thể làm sáng tỏ được. Những người đóng thế Saddam Hussein rõ ràng đã được học kỹ lưỡng cử chỉ cũng như lời ăn tiếng nói của ông Saddam Hussein”. Ông Buhman khẳng định: “Còn một số nét đặc trưng của các khuôn mặt hoàn toàn khác nhau. Trường hợp điển hình nhất là một người đóng thế có khuôn mặt bè hơn. Khoảng cách giữa hai tai của nhân vật này cũng khác so với khuôn mặt của ông Saddam Hussein. Một trường hợp người đóng thế khác lại có chiếc cằm nhỏ hơn của ông Saddam Hussein”.Một nguồn tin từ tình báo Anh cho biết để đánh lạc hướng những kẻ có âm mưu sát hại mình, Saddam Hussein thường xuyên thay đổi nơi nghỉ đêm. Mỗi khi đi lại trong thủ đô Baghdad, Saddam Hussein thường sử dụng nhiều đoàn xe hộ tống.Hãng truyền hình Đức ZDF dẫn lời một cựu nhân viên tình báo Iraq đang sống lưu vong khẳng định chính ông ta từng đóng thế Saddam Hussein. Trong khi một số lực lượng tăng cường chống đối chính phủ, thì theo các nhà phân tích, sự xuất hiện của các nhà đóng thế là điều hết sức cần thiết. Điều đó đảm bảo sự an toàn cho tính mạng của Saddam Hussein.Họa sỹ người Canada, Jonathon Earl Browser tuyên bố rằng một tác phẩm nghệ thuật của ông đã xuất hiện trái phép trên trang bìa cuốn tiểu thuyết của Saddam Hussein. Browser cho biết bức tranhông vẽ năm 1998 đã được đăng tải trên mạng và đã đăng ký bản quyền. Cuốn sách của Saddam Hussein được bày bán tại một hiệu sách ở London. Bìa sách in hình người phụ nữ đẹp đang bước qua một chiếc cổng lớn, quanh cô ta có hàng đàn bướm và bồ câu. Các luật gia Canada cho rằng rõ ràng Saddam Hussein đã vi phạm bản quyền tác phẩm của họa sỹ Browser.
Logged
hoi_ls
Bài viết: 4816
Thượng táBài viết: 4816
Re: Dưới giá treo cổ cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein
« Trả lời #13 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2010, 09:46:20 am »
Uday và Qusay dự định kế nhiệm
Các con trai của Saddam Hussein là Uday và Qusay ra đời trước khi Saddam Hussein lên nắm quyền. Uday sinh năm 1965, còn Qusay sinh năm 1967. Ngay từ khi còn nhỏ, chúng đã biết đa số dân chúng Iraq rất sợ bố chúng. Saddam Hussein biết rằng các con mình sẽ là người kế tục sự nghiệp của mình, nên đã chuẩn bị cho chúng kế hoạch để nắm quyền lực.
Năm 1979 khi Saddam Hussein lên làm Tổng thống, các con của Saddam Hussein đã hiểu rõ rằng nấp dưới bóng cha, chúng có thể làm bất cứ điều gì chúng muốn. Ngay khi còn ở trong trường học phổ thông, Uday đã tự động ra khỏi trường và suốt ngày lướt trên đường phố Baghdad trên chiếc BMW màu trắng. Uday là người được cha mình chọn làm thế tử hồi đầu những năm 1990. Trung thành với khẩu hiệu của đảng Baath mà chính ông đã thành công “giành được lớp trẻ là giành được thành công”, Saddam Hussein đã đẩy Uday lên làm Chủ tịch ủy ban Olimpic, Chủ tịch Liên đoàn bóng đá quốc gia, phụ trách kênh truyền hình “Tele Chebal” (“Thanh niên”) và tờ báo “Babel”.
Nhiều nhân chứng khẳng định rằng Uday là là một kẻ dâm đãng vô độ. Những năm 1980, hàng đêm Uday mò vào các câu lạc bộ ban đêm, bắt các cô gái về dinh thự của mình để phục vụ. Bất cứ ai chống lại Uday đều bị những vệ sỹ của Uday hành hạ cho đến chết thì thôi. Uday được coi là một kẻ khát máu và dung tục. Anh ta có thể giết chồng của một phụ nữ mà anh ta thích. Từ lâu con người này đã hoạt động độc lập, vượt lên trên bộ máy an ninh đang ở trong tay người em. Kết hôn với con gái của ông chú Barzan, chỉ ít lâu sau anh ta đã ly dị.
Tháng 10/1988 Uday là kẻ chủ mưu gây ra vụ xì-căng-đan ngoại giao lớn. Tại một buổi chiêu đãi chính thức với sự có mặt của phu nhân Tổng thống Ai Cập Suzanne Mubarak, hắn đã bắn hai phát đạn vào đầu một trợ lý thân tín của Saddam Hussein là Kamel Hanna Jajio ngay trước mặt các quan khách. Uday kết tội viên trợ lý kia âm mưu tổ chức đảo chính chống lại cha mình. Khi nhận ra mình đã giết người đầy tớ trung thành của cha, Uday định tự sát bằng mấy viên thuốc độc Bacbituric. Sau đó Saddam Hussein đã đẩy “đứa con mất dạy” sang Geneva, nơi chú anh ta và đồng thời là bố vợ cũ đang làm đại diện của Iraq bên cạnh Liên Hợp Quốc. Vốn ngông cuồng, anh ta vẫn tiếp tục làm những điều đồi bại. Do quá quậy phá, cảnh sát Thụy Sĩ đã bí mật đề nghị trả Uday về Baghdad. Trở lại Baghdad, chứng nào tật ấy kẻ ngông cuồng với bộ râu cố ý để rồi tiếp tục gieo rắc nỗi kinh hoàng cho phái đẹp thành Baghdad. Song mọi sự đều có giá của nó. Ngày 12/12/1996 Uday đã bị những tay súng bịt mặt nã vào khi y đang đi trên chiếc xe hơi nhãn hiệu Porche trong khu phố al-Mansul. Người ta chưa tìm ra được ai là người đứng sau hành động này.
Chỉ nhờ những bác sĩ phẫu thuật Pháp, Uday mới thoát khỏi tay tử thần, tuy vẫn mang trong cơ thể đến 30 viên đạn. Sau vụ bị giết hụt, Uday thường bị đau cơ bắp và bị liệt phần dưới chân trái, đi lại khó khăn. Tuy không còn ngông cuồng như trước, nhưng lúc nào cũng có các nàng tiên của nền y học phương Tây phục vụ y, trong đó có một bác sỹ chuyên về tình dục. Uday thường sống về đêm, ban ngày không đi ra ngoài, vì lý do an ninh.
Uday đã gây cho Saddam Hussein nhiều phiền toái. Trong những năm 1980, cậu con trai cả này đã tìm cách hạ uy tín của những người anh em cùng mẹ khác cha của Saddam Hussein (Barzan và Watban), những người duy nhất lúc đó có thể lên án các hành động của Uday. Anh ta đã cản trở đám cưới của một trong những em gái của anh ta với Hussein Kamel, một cộng sự thân cận của Saddam Hussein. Trong những năm 1980, Uday đã tìm cách ngăn cản Kamel Hanna Jajio, người phục vụ của Saddam Hussein đưa các cô gái trẻ vào trong cung. Hành động này đã làm phật lòng Sajida, phu nhân Tổng thống. Mặc dù sống phóng đãng như vậy, nhưng vẫn được mẹ, bà Sajida vợ cả của Saddam Hussein cưng chiều. Năm 1994, Uday còn bắn hai phát đạn vào đùi ông chú Watban, khiến ông chú phải cưa cụt một chân.
Tuy bất lực trước một người con ngông cuồng, nhưng Saddam Hussein vẫn giao cho Uday nắm quyền kiểm soát và lợi nhuận một phần lớn hoạt động buôn bán dầu lửa và các vụ buôn lậu khác. Uday còn phụ trách đường dây buôn lậu thuốc lá vào Iraq, qua công ty Reynols của Mỹ. Ngoài ra anh ta còn kiểm soát các công ty tư nhân hàng tháng chuyên chở khẩu phần lương thực theo “Chương trình đổi dầu lấy lương thực” cho 22 triệu người Iraq. Sẽ là bất hạnh cho kẻ nào dám xâm phạm địa hạt hoạt động của Uday. Uday sẽ thẳng thừng trừng trị, kiên quyết không cho kẻ nào đến cạnh tranh và sẵn sàng cắt họng kẻ nào dám khinh suất. Đế quốc của Uday bao gồm các ngân hàng, các công ty vận tải, các dự án trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp, cũng như các nhà xuất bản.
Điều nghịch lý là một kẻ gần như vô học, vô đạo đức với phong tục và truyền thống Hồi giáo, nhưng Uday lại được phong danh hiệu Giáo sư chính trị học của Trường đại học tổng hợp Baghdad mang tên Saddam Hussein sau khi bảo vệ luận án tiến sỹ dày 300 trang về đề tài: “Quan hệ quốc tế thế kỷ XXI”. Trong công trình đó Uday đã nhận định Mỹ tất yếu sẽ sụp đổ.
Thật lạ lùng với tính cách ngông cuồng và dâm tục, nhưng Uday lại thường xuyên viết nhật ký. Nhật ký của Uday đã rơi vào tay Cơ quan tình báo Anh. Theo tờ Times, những trang nhật ký của Uday viết cho thấy chính y cũng làm “gián điệp” với cha mình. Do ghen tỵ với em mình được cha sủng ái, Uday đã bí mật tiến hành một kế hoạch âm thầm để trả thù, tổ chức một đế quốc kinh doanh trong vương quốc của Saddam Hussein, đe dọa và khống chế các quan chức dưới trướng Saddam Hussein. Lẽ dĩ nhiên ngoài mục đích chính trị ngay đối với cha mình, trong nhật ký của Uday còn có đầy những trang viết về sự ăn chơi trác táng của hắn. Hắn mô tả kỹ lưỡng những lần làm tình với các cô gái trẻ mà hắn bắt cóc từ các câu lạc bộ ban đêm hay trên đường phố. Nhưng nguy hiểm hơn là những tư liệu trong nhật ký của Uday còn có cả những mối quan hệ làm ăn của y với các nhân vật có ảnh hưởng trong thế giới Arab. Những tư liệu này có thể đặt câu hỏi về một số quan chức cao cấp từ thành viên Hoàng gia của các nước vùng Vịnh cho đến các Bộ trưởng của các tiểu vương quốc Arab đã có các thoả thuận làm ăn ngầm hay những cuộc đi săn với Uday như thế nào.
Các con trai của Saddam Hussein là Uday và Qusay ra đời trước khi Saddam Hussein lên nắm quyền. Uday sinh năm 1965, còn Qusay sinh năm 1967. Ngay từ khi còn nhỏ, chúng đã biết đa số dân chúng Iraq rất sợ bố chúng. Saddam Hussein biết rằng các con mình sẽ là người kế tục sự nghiệp của mình, nên đã chuẩn bị cho chúng kế hoạch để nắm quyền lực.Năm 1979 khi Saddam Hussein lên làm Tổng thống, các con của Saddam Hussein đã hiểu rõ rằng nấp dưới bóng cha, chúng có thể làm bất cứ điều gì chúng muốn. Ngay khi còn ở trong trường học phổ thông, Uday đã tự động ra khỏi trường và suốt ngày lướt trên đường phố Baghdad trên chiếc BMW màu trắng. Uday là người được cha mình chọn làm thế tử hồi đầu những năm 1990. Trung thành với khẩu hiệu của đảng Baath mà chính ông đã thành công “giành được lớp trẻ là giành được thành công”, Saddam Hussein đã đẩy Uday lên làm Chủ tịch ủy ban Olimpic, Chủ tịch Liên đoàn bóng đá quốc gia, phụ trách kênh truyền hình “Tele Chebal”và tờ báoNhiều nhân chứng khẳng định rằng Uday là là một kẻ dâm đãng vô độ. Những năm 1980, hàng đêm Uday mò vào các câu lạc bộ ban đêm, bắt các cô gái về dinh thự của mình để phục vụ. Bất cứ ai chống lại Uday đều bị những vệ sỹ của Uday hành hạ cho đến chết thì thôi. Uday được coi là một kẻ khát máu và dung tục. Anh ta có thể giết chồng của một phụ nữ mà anh ta thích. Từ lâu con người này đã hoạt động độc lập, vượt lên trên bộ máy an ninh đang ở trong tay người em. Kết hôn với con gái của ông chú Barzan, chỉ ít lâu sau anh ta đã ly dị.Tháng 10/1988 Uday là kẻ chủ mưu gây ra vụ xì-căng-đan ngoại giao lớn. Tại một buổi chiêu đãi chính thức với sự có mặt của phu nhân Tổng thống Ai Cập Suzanne Mubarak, hắn đã bắn hai phát đạn vào đầu một trợ lý thân tín của Saddam Hussein là Kamel Hanna Jajio ngay trước mặt các quan khách. Uday kết tội viên trợ lý kia âm mưu tổ chức đảo chính chống lại cha mình. Khi nhận ra mình đã giết người đầy tớ trung thành của cha, Uday định tự sát bằng mấy viên thuốc độc Bacbituric. Sau đó Saddam Hussein đã đẩy “đứa con mất dạy” sang Geneva, nơi chú anh ta và đồng thời là bố vợ cũ đang làm đại diện của Iraq bên cạnh Liên Hợp Quốc. Vốn ngông cuồng, anh ta vẫn tiếp tục làm những điều đồi bại. Do quá quậy phá, cảnh sát Thụy Sĩ đã bí mật đề nghị trả Uday về Baghdad. Trở lại Baghdad, chứng nào tật ấy kẻ ngông cuồng với bộ râu cố ý để rồi tiếp tục gieo rắc nỗi kinh hoàng cho phái đẹp thành Baghdad. Song mọi sự đều có giá của nó. Ngày 12/12/1996 Uday đã bị những tay súng bịt mặt nã vào khi y đang đi trên chiếc xe hơi nhãn hiệu Porche trong khu phố al-Mansul. Người ta chưa tìm ra được ai là người đứng sau hành động này.Chỉ nhờ những bác sĩ phẫu thuật Pháp, Uday mới thoát khỏi tay tử thần, tuy vẫn mang trong cơ thể đến 30 viên đạn. Sau vụ bị giết hụt, Uday thường bị đau cơ bắp và bị liệt phần dưới chân trái, đi lại khó khăn. Tuy không còn ngông cuồng như trước, nhưng lúc nào cũng có các nàng tiên của nền y học phương Tây phục vụ y, trong đó có một bác sỹ chuyên về tình dục. Uday thường sống về đêm, ban ngày không đi ra ngoài, vì lý do an ninh.Uday đã gây cho Saddam Hussein nhiều phiền toái. Trong những năm 1980, cậu con trai cả này đã tìm cách hạ uy tín của những người anh em cùng mẹ khác cha của Saddam Hussein (Barzan và Watban), những người duy nhất lúc đó có thể lên án các hành động của Uday. Anh ta đã cản trở đám cưới của một trong những em gái của anh ta với Hussein Kamel, một cộng sự thân cận của Saddam Hussein. Trong những năm 1980, Uday đã tìm cách ngăn cản Kamel Hanna Jajio, người phục vụ của Saddam Hussein đưa các cô gái trẻ vào trong cung. Hành động này đã làm phật lòng Sajida, phu nhân Tổng thống. Mặc dù sống phóng đãng như vậy, nhưng vẫn được mẹ, bà Sajida vợ cả của Saddam Hussein cưng chiều. Năm 1994, Uday còn bắn hai phát đạn vào đùi ông chú Watban, khiến ông chú phải cưa cụt một chân.Tuy bất lực trước một người con ngông cuồng, nhưng Saddam Hussein vẫn giao cho Uday nắm quyền kiểm soát và lợi nhuận một phần lớn hoạt động buôn bán dầu lửa và các vụ buôn lậu khác. Uday còn phụ trách đường dây buôn lậu thuốc lá vào Iraq, qua công ty Reynols của Mỹ. Ngoài ra anh ta còn kiểm soát các công ty tư nhân hàng tháng chuyên chở khẩu phần lương thực theo “Chương trình đổi dầu lấy lương thực” cho 22 triệu người Iraq. Sẽ là bất hạnh cho kẻ nào dám xâm phạm địa hạt hoạt động của Uday. Uday sẽ thẳng thừng trừng trị, kiên quyết không cho kẻ nào đến cạnh tranh và sẵn sàng cắt họng kẻ nào dám khinh suất. Đế quốc của Uday bao gồm các ngân hàng, các công ty vận tải, các dự án trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp, cũng như các nhà xuất bản.Điều nghịch lý là một kẻ gần như vô học, vô đạo đức với phong tục và truyền thống Hồi giáo, nhưng Uday lại được phong danh hiệu Giáo sư chính trị học của Trường đại học tổng hợp Baghdad mang tên Saddam Hussein sau khi bảo vệ luận án tiến sỹ dày 300 trang về đề tài: “Quan hệ quốc tế thế kỷ XXI”. Trong công trình đó Uday đã nhận định Mỹ tất yếu sẽ sụp đổ.Thật lạ lùng với tính cách ngông cuồng và dâm tục, nhưng Uday lại thường xuyên viết nhật ký. Nhật ký của Uday đã rơi vào tay Cơ quan tình báo Anh. Theo tờ, những trang nhật ký của Uday viết cho thấy chính y cũng làm “gián điệp” với cha mình. Do ghen tỵ với em mình được cha sủng ái, Uday đã bí mật tiến hành một kế hoạch âm thầm để trả thù, tổ chức một đế quốc kinh doanh trong vương quốc của Saddam Hussein, đe dọa và khống chế các quan chức dưới trướng Saddam Hussein. Lẽ dĩ nhiên ngoài mục đích chính trị ngay đối với cha mình, trong nhật ký của Uday còn có đầy những trang viết về sự ăn chơi trác táng của hắn. Hắn mô tả kỹ lưỡng những lần làm tình với các cô gái trẻ mà hắn bắt cóc từ các câu lạc bộ ban đêm hay trên đường phố. Nhưng nguy hiểm hơn là những tư liệu trong nhật ký của Uday còn có cả những mối quan hệ làm ăn của y với các nhân vật có ảnh hưởng trong thế giới Arab. Những tư liệu này có thể đặt câu hỏi về một số quan chức cao cấp từ thành viên Hoàng gia của các nước vùng Vịnh cho đến các Bộ trưởng của các tiểu vương quốc Arab đã có các thoả thuận làm ăn ngầm hay những cuộc đi săn với Uday như thế nào.
Logged
hoi_ls
Bài viết: 4816
Thượng táBài viết: 4816
Re: Dưới giá treo cổ cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein
« Trả lời #14 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2010, 09:52:29 am »
Nhà độc tài trẻ tuổi Qusay
Sinh năm 1967, Qusay điều hành toàn bộ cỗ máy an ninh xung quanh anh ta, và với cương vị đó, anh ta được coi là thế tử. Theo những tin tức được biết, Qusay chăm chỉ hơn và có phần đứng đắn hơn người anh, không có thói ngông cuồng và dâm đãng. Cuộc hôn nhân của Qusay có thể coi là thành công. Nắm trong tay bộ máy an ninh, Qusay được coi là chiếm giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong chính quyền Iraq. Thường anh ta được ngồi bên phải ngay cạnh cha mình trong các cuộc họp quan trọng. Tuy nhiên mãi đến tháng 5/2001 Qusay mới được bổ nhiệm làm Phó Ban quân sự của đảng Baath. Tuy nhiên Qusay lại được cha mình giao nhiệm vụ giữ liên lạc với Jordani và Xyri. Dấu hiệu đầu tiên cho thấy ảnh hưởng của Qusay là các chiến dịch chống tham nhũng trong bộ máy chính quyền Iraq được phát động vào năm 2000.
Qusay có một con trai và hai con gái. Anh ta kết hôn với Sahar con gái tướng Maher al-Rasheed, một người hùng trong cuộc chiến với Iran. Người đàn ông trẻ tuổi có khuôn mặt tròn và bộ ria mép xoăn không thể thiếu có cá tính lạnh lùng, kín đáo và cẩn thận. Saddam Hussein kỳ vọng nhiều vào tài năng và phẩm chất của Qusay. Được thiên phú cho trí thông minh và năng lực làm việc, cuối những năm 1990, Qusay trở thành người được Saddam Hussein tin cậy nhất và được trao đổi cùng Saddam Hussein những chuyện cơ mật quốc gia. Sau khi giữ chức Chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia Iraq, Qusay đã lọt vào trung tâm chính trị đầu não của đất nước. Qusay cũng phụ trách việc ngụy trang vũ khí hoá học và sinh học và cất giấu những vũ khí đó không để những thanh sát viên của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) phát hiện. Thực hiện nhiệm vụ này, Qusay đã mất khá nhiều công sức, do vậy nhiều năm liền Iraq đã che giấu được chương trình sản xuất vũ khí bất hợp pháp.
Năm 2000, Qusay được giao nhiệm vụ kiểm soát các cơ cấu nhà nước mà Saddam Hussein tin cậy hơn cả. Qusay trở thành người đứng đầu Đội cận vệ cộng hoà đặc biệt và Ủy ban An ninh đặc biệt. Đây là những cơ cấu được trang bị tương đối đầy đủ và hiện đại, được bố trí những nhân viên tin cậy, trung thành với Saddam Hussein và được tài trợ khá đầy đủ, là chỗ dựa chính cho chế độ của Saddam Hussein.
Minh chứng cho tầm quan trọng những trách nhiệm mà Saddam Hussein giao cho con trai út của mình là Tư lệnh các lực lượng quân đội ở Baghdad và thành phố Tikrit, quê hương của Saddam Hussein một tuần trước khi Mỹ phát động chiến tranh chống Iraq. Qusay không chỉ chịu tránh nhiệm phòng thủ thành phố Baghdad, mà cả sự tồn vong của chế độ Saddam Hussein nói chung. Cuối cùng, mặc dù có nỗ lực của cả Qusay lẫn Saddam Hussein phòng thủ của thành phố Baghdad không hề có hiệu quả và kết cục dẫn tới chế độ đã nhanh chóng bị sụp đổ.
Cuối cùng thì cả cha con nhà Saddam Hussein đã phải chạy trốn khỏi thủ đô Baghdad. Uday và Qusay đã bị bỏ mạng trong một trận giao tranh với quân Mỹ ở phía Bắc thành phố Mosul ngày 22/7/2003. Thi thể của hai anh em Uday và Qusay được mai táng tại quê hương thành phố Tikrit.
Em trai Barzan Ibrahim và những đòn tra tấn rùng rợn
Theo Reuters, khi còn nắm quyền, Barzan Ibrahim al-Tikriti luôn xuất hiện tại Geneva một cách bảnh bao với tư cách đại diện của Iraq tại Liên Hợp Quốc, nhưng khi còn ở Iraq, ông này khét tiếng với hình ảnh ngồi ăn nho xem thuộc hạ tra tấn tù nhân.
Barzan Ibrahim al-Tikriti là một trong 3 người em trai cùng mẹ khác cha với Saddam Hussein và ít hơn ông anh 14 tuổi. Barzan từng lãnh đạo cơ quan tình báo quốc gia Mukhabarat trong chính quyền cũ, gồm những người được coi là đáng sợ nhất tại Iraq trước đây.
Đài truyền hình quốc gia Iraq khẳng định, Barzan đã bị treo cổ cùng với Awad al-Bander, cựu chánh án tòa án cách mạng Iraq. Hai tử tù này cũng bị kết án với cựu tổng thống Saddam Hussein trong vụ thảm sát 148 người Shiite tại thị trấn Dujail, năm 1982.
Nhân chứng trong phiên tòa xử Barzan cho biết, ông này thường đích thân dừng dòng điện để tra tấn tù nhân tại Baghdad, trong những năm 1980. Một nữ nhân chứng thì kể lại việc từng bị Barzan đập gãy xương sườn và treo ngược lên trần nhà khi không một mảnh vải trên người.
Một nhân chứng khác có tên Ahmed Hassan còn mô tả một lần được đưa tới nơi Barzan thường thẩm vấn tù nhân ở Baghdad. Tại đây ông đã tận mắt nhìn thấy chiếc máy xay thịt người mà mọi người thường đồn đại của Barzan. Các nhân chứng còn khẳng định với tòa rằng, Barzan đã lang thang khắp thị trấn Dujail sau vụ mưu sát nhằm vào Saddam năm 1982 và mang theo một khẩu súng để xả đạn một cách bừa bãi.
Một đoạn phim được lưu hành rộng rãi và cũng được chiếu trước tòa, trong đó có cảnh Barzan đang đấm đá một cách tàn bạo một người đàn ông nằm co rúm trên sàn nhà, đã góp phần khắc họa hình ảnh cựu giám đốc cơ quan tình báo Iraq Barzan Ibrahim al-Tikriti.
Với vai trò giám đốc cơ quan tình báo Mukhabarat, Barzan bị cáo buộc đứng đằng sau các vụ giết người hàng loạt và tra tấn dã man tù nhân, đồng thời đích thân gây ra những vụ lạm dụng nhân quyền nghiêm trọng như phá hủy các ngôi làng của người Kurd ở miền Bắc Iraq.
Barzan bị đặc nhiệm Mỹ bắt giữ tại thủ đô Baghdad, tháng 4/2003. Trước đó, tư dinh của ông này gần thành phố Ramadi và cũng từng là một trung tâm của cơ quan tình báo Iraq đã bị không quân Mỹ tấn công bằng “bom thông minh”. Trong bộ bài tây in hình các cựu quan chức Iraq bị Mỹ truy lùng, Barzan xuất hiện trên quân bài 5 nhép.
Barzan Ibrahim al-Tikriti sinh tháng 2/1951 tại thành phố Tikrit và làm lãnh đạo cơ quan tình báo Iraq từ năm 1979 đến năm 1983. Sau đó ông này lui vào hậu trường do bất đồng với con rể của Saddam Hussein là trung tướng Hussein Kamel. Về sau Hussein Kamel cũng bị thuộc hạ của bố vợ hạ sát tại Iraq năm 1996, sau khi đào thoát sang Jordani một thời gian.
Từ năm 1988 đến 1997, Barzan lại tái xuất trên chính trường với vai trò đại sứ của Iraq tại các cơ quan Liên Hợp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ. Một trong những vai trò của ông tại đây là đặc sứ của Baghdad tại Hội nghị Giải trừ quân bị (Conference on Disarmament). Các nhà ngoại giao phương Tây từng hoạt động tại Geneva vẫn còn nhớ hình ảnh Barzan luôn mặc những bộ vét may đo lịch lãm.
Năm 1993, con gái lớn của Barzan khi đó còn là một thiếu nữ tuổi teen đã cưới con trai cả nổi tiếng ăn chơi của Saddam Hussein là Uday. Nhưng chẳng bao lâu sau, Uday đã hắt hủi người vợ trẻ tuổi này và trả về cho cha đẻ của cô.
Sau gần một thập kỷ hoạt động ngoại giao tại Thụy Sĩ, Barzan được triệu hồi về Baghdad vào cuối năm 1998 sau khi vợ ông chết tại đây vì bệnh ung thư. Tuy vậy, Barzan vẫn thường xuyên trở lại Geneva để thăm 6 đứa con của mình còn đang học hành dang dở ở Thụy Sĩ.
Barzan trung thành với Saddam Hussein đến tận phút cuối và thường cùng anh trai “đại náo” các phiên tòa. Tháng 1/2006, trong khi Saddam hò hét trước thẩm phán thì Barzan cũng bị bảo vệ lôi ra ngoài phòng xử, sau khi không chịu giữ yên lặng và gọi phiên tòa là “con đĩ”.
Trong một phiên tòa khác, trong khi đang tranh cãi về các tài liệu có chữ ký được cho là của Barzan, ông này đã viện dẫn bộ phim Hãy bắt tôi nếu có thể (Catch Me If You Can) của ngôi sao Leonardo Di Caprio để lấy ví dụ về việc giả mạo chữ ký có thể được thực hiện một cách dễ dàng như thế nào.
Có lần Barzan còn xuất hiện tại tòa trong bộ quần áo ngủ để thể hiện thái độ bất tôn trọng của mình. Trong lời tự biện hộ, bị cáo này cho rằng, Saddam Hussein có quyền trừng phạt những kẻ nào âm mưu ám sát ông ta nhưng phủ nhận dính líu tới vụ thảm sát Dujail. Barzan khẳng định: “Bàn tay tôi hoàn toàn sạch, không hề có máu”.
Sinh năm 1967, Qusay điều hành toàn bộ cỗ máy an ninh xung quanh anh ta, và với cương vị đó, anh ta được coi là thế tử. Theo những tin tức được biết, Qusay chăm chỉ hơn và có phần đứng đắn hơn người anh, không có thói ngông cuồng và dâm đãng. Cuộc hôn nhân của Qusay có thể coi là thành công. Nắm trong tay bộ máy an ninh, Qusay được coi là chiếm giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong chính quyền Iraq. Thường anh ta được ngồi bên phải ngay cạnh cha mình trong các cuộc họp quan trọng. Tuy nhiên mãi đến tháng 5/2001 Qusay mới được bổ nhiệm làm Phó Ban quân sự của đảng Baath. Tuy nhiên Qusay lại được cha mình giao nhiệm vụ giữ liên lạc với Jordani và Xyri. Dấu hiệu đầu tiên cho thấy ảnh hưởng của Qusay là các chiến dịch chống tham nhũng trong bộ máy chính quyền Iraq được phát động vào năm 2000.Qusay có một con trai và hai con gái. Anh ta kết hôn với Sahar con gái tướng Maher al-Rasheed, một người hùng trong cuộc chiến với Iran. Người đàn ông trẻ tuổi có khuôn mặt tròn và bộ ria mép xoăn không thể thiếu có cá tính lạnh lùng, kín đáo và cẩn thận. Saddam Hussein kỳ vọng nhiều vào tài năng và phẩm chất của Qusay. Được thiên phú cho trí thông minh và năng lực làm việc, cuối những năm 1990, Qusay trở thành người được Saddam Hussein tin cậy nhất và được trao đổi cùng Saddam Hussein những chuyện cơ mật quốc gia. Sau khi giữ chức Chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia Iraq, Qusay đã lọt vào trung tâm chính trị đầu não của đất nước. Qusay cũng phụ trách việc ngụy trang vũ khí hoá học và sinh học và cất giấu những vũ khí đó không để những thanh sát viên của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) phát hiện. Thực hiện nhiệm vụ này, Qusay đã mất khá nhiều công sức, do vậy nhiều năm liền Iraq đã che giấu được chương trình sản xuất vũ khí bất hợp pháp.Năm 2000, Qusay được giao nhiệm vụ kiểm soát các cơ cấu nhà nước mà Saddam Hussein tin cậy hơn cả. Qusay trở thành người đứng đầu Đội cận vệ cộng hoà đặc biệt và Ủy ban An ninh đặc biệt. Đây là những cơ cấu được trang bị tương đối đầy đủ và hiện đại, được bố trí những nhân viên tin cậy, trung thành với Saddam Hussein và được tài trợ khá đầy đủ, là chỗ dựa chính cho chế độ của Saddam Hussein.Minh chứng cho tầm quan trọng những trách nhiệm mà Saddam Hussein giao cho con trai út của mình là Tư lệnh các lực lượng quân đội ở Baghdad và thành phố Tikrit, quê hương của Saddam Hussein một tuần trước khi Mỹ phát động chiến tranh chống Iraq. Qusay không chỉ chịu tránh nhiệm phòng thủ thành phố Baghdad, mà cả sự tồn vong của chế độ Saddam Hussein nói chung. Cuối cùng, mặc dù có nỗ lực của cả Qusay lẫn Saddam Hussein phòng thủ của thành phố Baghdad không hề có hiệu quả và kết cục dẫn tới chế độ đã nhanh chóng bị sụp đổ.Cuối cùng thì cả cha con nhà Saddam Hussein đã phải chạy trốn khỏi thủ đô Baghdad. Uday và Qusay đã bị bỏ mạng trong một trận giao tranh với quân Mỹ ở phía Bắc thành phố Mosul ngày 22/7/2003. Thi thể của hai anh em Uday và Qusay được mai táng tại quê hương thành phố Tikrit.Theo, khi còn nắm quyền, Barzan Ibrahim al-Tikriti luôn xuất hiện tại Geneva một cách bảnh bao với tư cách đại diện của Iraq tại Liên Hợp Quốc, nhưng khi còn ở Iraq, ông này khét tiếng với hình ảnh ngồi ăn nho xem thuộc hạ tra tấn tù nhân.Barzan Ibrahim al-Tikriti là một trong 3 người em trai cùng mẹ khác cha với Saddam Hussein và ít hơn ông anh 14 tuổi. Barzan từng lãnh đạo cơ quan tình báo quốc giatrong chính quyền cũ, gồm những người được coi là đáng sợ nhất tại Iraq trước đây.Đài truyền hình quốc gia Iraq khẳng định, Barzan đã bị treo cổ cùng với Awad al-Bander, cựu chánh án tòa án cách mạng Iraq. Hai tử tù này cũng bị kết án với cựu tổng thống Saddam Hussein trong vụ thảm sát 148 người Shiite tại thị trấn Dujail, năm 1982.Nhân chứng trong phiên tòa xử Barzan cho biết, ông này thường đích thân dừng dòng điện để tra tấn tù nhân tại Baghdad, trong những năm 1980. Một nữ nhân chứng thì kể lại việc từng bị Barzan đập gãy xương sườn và treo ngược lên trần nhà khi không một mảnh vải trên người.Một nhân chứng khác có tên Ahmed Hassan còn mô tả một lần được đưa tới nơi Barzan thường thẩm vấn tù nhân ở Baghdad. Tại đây ông đã tận mắt nhìn thấy chiếc máy xay thịt người mà mọi người thường đồn đại của Barzan. Các nhân chứng còn khẳng định với tòa rằng, Barzan đã lang thang khắp thị trấn Dujail sau vụ mưu sát nhằm vào Saddam năm 1982 và mang theo một khẩu súng để xả đạn một cách bừa bãi.Một đoạn phim được lưu hành rộng rãi và cũng được chiếu trước tòa, trong đó có cảnh Barzan đang đấm đá một cách tàn bạo một người đàn ông nằm co rúm trên sàn nhà, đã góp phần khắc họa hình ảnh cựu giám đốc cơ quan tình báo Iraq Barzan Ibrahim al-Tikriti.Với vai trò giám đốc cơ quan tình báo, Barzan bị cáo buộc đứng đằng sau các vụ giết người hàng loạt và tra tấn dã man tù nhân, đồng thời đích thân gây ra những vụ lạm dụng nhân quyền nghiêm trọng như phá hủy các ngôi làng của người Kurd ở miền Bắc Iraq.Barzan bị đặc nhiệm Mỹ bắt giữ tại thủ đô Baghdad, tháng 4/2003. Trước đó, tư dinh của ông này gần thành phố Ramadi và cũng từng là một trung tâm của cơ quan tình báo Iraq đã bị không quân Mỹ tấn công bằng “bom thông minh”. Trong bộ bài tây in hình các cựu quan chức Iraq bị Mỹ truy lùng, Barzan xuất hiện trên quân bài 5 nhép.Barzan Ibrahim al-Tikriti sinh tháng 2/1951 tại thành phố Tikrit và làm lãnh đạo cơ quan tình báo Iraq từ năm 1979 đến năm 1983. Sau đó ông này lui vào hậu trường do bất đồng với con rể của Saddam Hussein là trung tướng Hussein Kamel. Về sau Hussein Kamel cũng bị thuộc hạ của bố vợ hạ sát tại Iraq năm 1996, sau khi đào thoát sang Jordani một thời gian.Từ năm 1988 đến 1997, Barzan lại tái xuất trên chính trường với vai trò đại sứ của Iraq tại các cơ quan Liên Hợp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ. Một trong những vai trò của ông tại đây là đặc sứ của Baghdad tại Hội nghị Giải trừ quân bị (Conference on Disarmament). Các nhà ngoại giao phương Tây từng hoạt động tại Geneva vẫn còn nhớ hình ảnh Barzan luôn mặc những bộ vét may đo lịch lãm.Năm 1993, con gái lớn của Barzan khi đó còn là một thiếu nữ tuổi teen đã cưới con trai cả nổi tiếng ăn chơi của Saddam Hussein là Uday. Nhưng chẳng bao lâu sau, Uday đã hắt hủi người vợ trẻ tuổi này và trả về cho cha đẻ của cô.Sau gần một thập kỷ hoạt động ngoại giao tại Thụy Sĩ, Barzan được triệu hồi về Baghdad vào cuối năm 1998 sau khi vợ ông chết tại đây vì bệnh ung thư. Tuy vậy, Barzan vẫn thường xuyên trở lại Geneva để thăm 6 đứa con của mình còn đang học hành dang dở ở Thụy Sĩ.Barzan trung thành với Saddam Hussein đến tận phút cuối và thường cùng anh trai “đại náo” các phiên tòa. Tháng 1/2006, trong khi Saddam hò hét trước thẩm phán thì Barzan cũng bị bảo vệ lôi ra ngoài phòng xử, sau khi không chịu giữ yên lặng và gọi phiên tòa là “con đĩ”.Trong một phiên tòa khác, trong khi đang tranh cãi về các tài liệu có chữ ký được cho là của Barzan, ông này đã viện dẫn bộ phim(Catch Me If You Can) của ngôi sao Leonardo Di Caprio để lấy ví dụ về việc giả mạo chữ ký có thể được thực hiện một cách dễ dàng như thế nào.Có lần Barzan còn xuất hiện tại tòa trong bộ quần áo ngủ để thể hiện thái độ bất tôn trọng của mình. Trong lời tự biện hộ, bị cáo này cho rằng, Saddam Hussein có quyền trừng phạt những kẻ nào âm mưu ám sát ông ta nhưng phủ nhận dính líu tới vụ thảm sát Dujail. Barzan khẳng định: “Bàn tay tôi hoàn toàn sạch, không hề có máu”.
Logged
hoi_ls
Bài viết: 4816
Thượng táBài viết: 4816
Re: Dưới giá treo cổ cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein
« Trả lời #15 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2010, 10:34:50 am »
Phần II : XUNG QUANH VỤ HÀNH QUYẾT SADDAM HUSSEIN
Lẩn trốn
Ngay sau khi thủ đô Baghdad bị thất thủ ngày 9/4/2003, Liên quân Mỹ – Anh đã không tìm thấy dấu tích của cha con Saddam Hussein ở đâu. Đã có nhiều câu hỏi được đặt ra.
Saddam Hussein đang ở đâu? – Câu hỏi lớn trên vẫn còn để ngỏ suốt từ nhiều tháng, kể từ khi quân Mỹ tiến vào Baghdad và lật đổ chính quyền của vị Tổng thống này. Sự bí ẩn của cựu lãnh đạo Iraq tạo ra nhiều giả thuyết, Saddam Hussein đang tự do dạo chơi tại Iraq, trú ẩn tại một trong các tư dinh ở Bắc Baghdad, lẩn lút trên núi cao hay đang ở Mosul dưới sự che chở của các bộ tộc Beduin. Hầu hết những nghi vấn đều đi kèm với các dẫn chứng mang tính tương đối.
Saddam Hussein đang ở Matxcơva? Đó là giả thuyết đầu tiên được đưa ra sau khi Baghdad thất thủ và người đứng đầu đất nước ngừng xuất hiện trước công chúng. Tờ Arab News đưa tin: Tổng thống Iraq bị bại trận đang yên vị tại Matxcơva, Nga, trong khi liên quân Anh, Mỹ vẫn lùng sục mọi nơi để truy tìm dấu vết. Và rằng, việc Saddam Hussein được ẩn náu tại Matxcơva là kết quả của một cuộc thương lượng do CIA làm môi giới.
Theo một số nguồn tin, một vài ngày trước khi Baghdad thất thủ, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Condolezza Rice đã sang Nga nhằm truyền thông điệp đồng ý cho Saddam Hussein đi sống lưu vong để đổi lấy việc quân đội Iraq sẽ ngừng chiến đấu vì trong lúc này Matxcơva vẫn còn giữ liên lạc với Baghdad.
“Saddam Hussein đang trú tại một khách sạn ở Hindiya – khu vực dân cư phía nam trung tâm thành phố, phía trên sông Tigris” đó là lời thì thầm của một chủ cửa hàng với Tarik Kafala, phóng viên BBC sau khi đã nhìn quanh quất mọi nơi với vẻ mặt đầy lo sợ. Sự sợ hãi này phần nào có cơ sở khi những lời đồn đại rằng cựu Tổng thống Iraq đang có mặt tại Baghdad và chỉ huy các cuộc tấn công và hôi của tại thủ đô.
Nhiều cư dân Baghdad nói rằng dưới lòng thành phố có rất nhiều hầm ngầm và được nối với các ngôi nhà an toàn, tại đó Saddam và đoàn tuỳ tùng có thể tới bất kỳ khi nào tuỳ thích.
Với suy nghĩ Saddam Hussein đang ở Baghdad, nhiều người vẫn tin rằng Tổng thống Iraq bị lật đổ vẫn sống và trực tiếp tổ chức các cuộc tấn công nhằm vào lính Mỹ. Thông tin này vẫn tồn tại và lan truyền tho dù các quan chức liên quân tuyên bố các vụ việc đều do những nhóm quân trung thành với đảng Baath hoặc chính thành viên đảng Baath tiến hành.
“Tài năng ẩn náu và trốn chạy” của Saddam Hussein không chỉ khiến dân Iraq thán phục mà còn tạo nên sự trầm trồ trong giới chức quân sự Mỹ có mặt tại quốc gia này. Bằng chứng là, Thiếu tướng Ray Odierno – chỉ huy trưởng các chiến dịch săn tìm Saddam Hussein tại thành phố quê hương của nhân vật này, đã tuyên bố: “Rõ ràng, mỗi 3-4 giờ Saddam Hussein lại di chuyển vị trí, cải trang và vượt qua các trạm kiểm soát của binh lính”.
Cùng với các cuộc tấn công nhằm vào lính Mỹ, đặc biệt lại diễn ra liên tục ở bắc Baghdad, có hàng loạt các tin đồn lan truyền trên toàn Iraq rằng Tổng thống Iraq bị lật đổ đang có mặt tại đây và đưa ra các mệnh lệnh trực tiếp nhằm tiêu diệt sinh lực của quân chiếm đóng.
Quan chức Mỹ – Toàn quyền Iraq Paul Bremer cũng thừa nhận tình hình tại bắc Iraq đang bất ổn cho dù các khu vực khác tại quốc gia này an ninh đã được cải thiện đáng kể.
Saddam Hussein về Mosul? Trong khi Mỹ đang săn lùng cựu Tổng thống Iraq tại hai thành phố Baghdad và Tikrit lại có nguồn tin tình báo rằng Saddam Hussein đang di chuyển về Mosul và tìm kiếm sự giúp đỡ của những người Beduin trung thành, một chỉ huy quân đội Mỹ nói với phóng viên tờ Time như vậy. Lý giải cho việc làm của Saddam, các nguồn tin khẳng định lực lượng Beduin có thể là một nơi tin cẩn và che giấu cho nhân vật bị tầm nã này cho tới khi ông ta trút hơi thở cuối cùng.
Theo quan chức quân sự Mỹ, cư dân địa phương đã cung cấp cho họ hàng loạt thông tin về sự có mặt của Saddam Hussein tại khu vực như thắng cảnh Elvis, song những mật báo này chưa thể kiểm chứng. Một tộc trưởng hùng mạnh ở thị trấn Sinjar, cách Mosul gần 100 km về phía tây đã nói với Trung tá Mỹ Henry Arnol rằng: “Saddam ở ngoài đó, trong sa mạc cùng với người Beduin”.
Cựu Tổng thống Iraq đang ngao du? Ngay khi còn tại vị, Saddam Hussein đã có cuộc sống nay đây mai đó. Với vị thế là người đứng đầu một quốc gia, Saddam Hussein không chỉ cư trú ở một số toà lâu đài lộng lẫy được dựng lên ở khắp mọi nơi trên mảnh đất của mình mà thường xuyên thay đổi nơi ở, cứ 8-10 tiếng một lần. Theo một người thân cận với Saddam Hussein, cựu lãnh đạo Iraq liên tục di chuyển vị trí, mang theo những người hầu cận chỉ với nhiệm vụ đóng gói và mở hành lý.
Thư ký của Saddam nói rằng rất hâm mộ sự dũng cảm của các thành viên bộ lạc Beduin và thường xuyên tổ chức những chuyến đi về nơi hoang dã. Đi kèm với nhà lãnh đạo này là đoàn lữ hành gồm các trợ lý, đầu bếp và cận vệ, “Saddam Hussein rất giản dị, ông ta không cần gì nhiều” thậm chí còn ngủ chung với đoàn tuỳ tùng.
Saddam càng có nhiều cơ hội làm theo sở thích của bản thân, ngao du đây đó chỉ với hai vật thiết yếu là súng và tiền. Nhiều quan chức Mỹ cho rằng, Saddam có thể đã thải hồi toàn bộ các cận vệ nổi tiếng của mình, những người có thể dễ dàng bị nhận ra khi xuất hiện ở đâu đó. “Đi kèm với ông ta chỉ là những người không ai biết”.
Với các báo cáo mật lẫn thông tin tình báo thu nhận được, quân Mỹ tại Iraq đã mở rất nhiều chiến dịch truy lùng Saddam Hussein với cả quy mô lớn và nhỏ. Tuy nhiên, mọi nỗ lực của lực lượng này vẫn chưa có được kết quả nào.
Ngay sau khi thủ đô Baghdad bị thất thủ ngày 9/4/2003, Liên quân Mỹ – Anh đã không tìm thấy dấu tích của cha con Saddam Hussein ở đâu. Đã có nhiều câu hỏi được đặt ra.Saddam Hussein đang ở đâu? – Câu hỏi lớn trên vẫn còn để ngỏ suốt từ nhiều tháng, kể từ khi quân Mỹ tiến vào Baghdad và lật đổ chính quyền của vị Tổng thống này. Sự bí ẩn của cựu lãnh đạo Iraq tạo ra nhiều giả thuyết, Saddam Hussein đang tự do dạo chơi tại Iraq, trú ẩn tại một trong các tư dinh ở Bắc Baghdad, lẩn lút trên núi cao hay đang ở Mosul dưới sự che chở của các bộ tộc Beduin. Hầu hết những nghi vấn đều đi kèm với các dẫn chứng mang tính tương đối.Saddam Hussein đang ở Matxcơva? Đó là giả thuyết đầu tiên được đưa ra sau khi Baghdad thất thủ và người đứng đầu đất nước ngừng xuất hiện trước công chúng. Tờđưa tin: Tổng thống Iraq bị bại trận đang yên vị tại Matxcơva, Nga, trong khi liên quân Anh, Mỹ vẫn lùng sục mọi nơi để truy tìm dấu vết. Và rằng, việc Saddam Hussein được ẩn náu tại Matxcơva là kết quả của một cuộc thương lượng do CIA làm môi giới.Theo một số nguồn tin, một vài ngày trước khi Baghdad thất thủ, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Condolezza Rice đã sang Nga nhằm truyền thông điệp đồng ý cho Saddam Hussein đi sống lưu vong để đổi lấy việc quân đội Iraq sẽ ngừng chiến đấu vì trong lúc này Matxcơva vẫn còn giữ liên lạc với Baghdad.“Saddam Hussein đang trú tại một khách sạn ở Hindiya – khu vực dân cư phía nam trung tâm thành phố, phía trên sông Tigris” đó là lời thì thầm của một chủ cửa hàng với Tarik Kafala, phóng viên BBC sau khi đã nhìn quanh quất mọi nơi với vẻ mặt đầy lo sợ. Sự sợ hãi này phần nào có cơ sở khi những lời đồn đại rằng cựu Tổng thống Iraq đang có mặt tại Baghdad và chỉ huy các cuộc tấn công và hôi của tại thủ đô.Nhiều cư dân Baghdad nói rằng dưới lòng thành phố có rất nhiều hầm ngầm và được nối với các ngôi nhà an toàn, tại đó Saddam và đoàn tuỳ tùng có thể tới bất kỳ khi nào tuỳ thích.Với suy nghĩ Saddam Hussein đang ở Baghdad, nhiều người vẫn tin rằng Tổng thống Iraq bị lật đổ vẫn sống và trực tiếp tổ chức các cuộc tấn công nhằm vào lính Mỹ. Thông tin này vẫn tồn tại và lan truyền tho dù các quan chức liên quân tuyên bố các vụ việc đều do những nhóm quân trung thành với đảng Baath hoặc chính thành viên đảng Baath tiến hành.”Tài năng ẩn náu và trốn chạy” của Saddam Hussein không chỉ khiến dân Iraq thán phục mà còn tạo nên sự trầm trồ trong giới chức quân sự Mỹ có mặt tại quốc gia này. Bằng chứng là, Thiếu tướng Ray Odierno – chỉ huy trưởng các chiến dịch săn tìm Saddam Hussein tại thành phố quê hương của nhân vật này, đã tuyên bố: “Rõ ràng, mỗi 3-4 giờ Saddam Hussein lại di chuyển vị trí, cải trang và vượt qua các trạm kiểm soát của binh lính”.Cùng với các cuộc tấn công nhằm vào lính Mỹ, đặc biệt lại diễn ra liên tục ở bắc Baghdad, có hàng loạt các tin đồn lan truyền trên toàn Iraq rằng Tổng thống Iraq bị lật đổ đang có mặt tại đây và đưa ra các mệnh lệnh trực tiếp nhằm tiêu diệt sinh lực của quân chiếm đóng.Quan chức Mỹ – Toàn quyền Iraq Paul Bremer cũng thừa nhận tình hình tại bắc Iraq đang bất ổn cho dù các khu vực khác tại quốc gia này an ninh đã được cải thiện đáng kể.Saddam Hussein về Mosul? Trong khi Mỹ đang săn lùng cựu Tổng thống Iraq tại hai thành phố Baghdad và Tikrit lại có nguồn tin tình báo rằng Saddam Hussein đang di chuyển về Mosul và tìm kiếm sự giúp đỡ của những người Beduin trung thành, một chỉ huy quân đội Mỹ nói với phóng viên tờ Time như vậy. Lý giải cho việc làm của Saddam, các nguồn tin khẳng định lực lượng Beduin có thể là một nơi tin cẩn và che giấu cho nhân vật bị tầm nã này cho tới khi ông ta trút hơi thở cuối cùng.Theo quan chức quân sự Mỹ, cư dân địa phương đã cung cấp cho họ hàng loạt thông tin về sự có mặt của Saddam Hussein tại khu vực như thắng cảnh Elvis, song những mật báo này chưa thể kiểm chứng. Một tộc trưởng hùng mạnh ở thị trấn Sinjar, cách Mosul gần 100 km về phía tây đã nói với Trung tá Mỹ Henry Arnol rằng: “Saddam ở ngoài đó, trong sa mạc cùng với người Beduin”.Cựu Tổng thống Iraq đang ngao du? Ngay khi còn tại vị, Saddam Hussein đã có cuộc sống nay đây mai đó. Với vị thế là người đứng đầu một quốc gia, Saddam Hussein không chỉ cư trú ở một số toà lâu đài lộng lẫy được dựng lên ở khắp mọi nơi trên mảnh đất của mình mà thường xuyên thay đổi nơi ở, cứ 8-10 tiếng một lần. Theo một người thân cận với Saddam Hussein, cựu lãnh đạo Iraq liên tục di chuyển vị trí, mang theo những người hầu cận chỉ với nhiệm vụ đóng gói và mở hành lý.Thư ký của Saddam nói rằng rất hâm mộ sự dũng cảm của các thành viên bộ lạc Beduin và thường xuyên tổ chức những chuyến đi về nơi hoang dã. Đi kèm với nhà lãnh đạo này là đoàn lữ hành gồm các trợ lý, đầu bếp và cận vệ, “Saddam Hussein rất giản dị, ông ta không cần gì nhiều” thậm chí còn ngủ chung với đoàn tuỳ tùng.Saddam càng có nhiều cơ hội làm theo sở thích của bản thân, ngao du đây đó chỉ với hai vật thiết yếu là súng và tiền. Nhiều quan chức Mỹ cho rằng, Saddam có thể đã thải hồi toàn bộ các cận vệ nổi tiếng của mình, những người có thể dễ dàng bị nhận ra khi xuất hiện ở đâu đó. “Đi kèm với ông ta chỉ là những người không ai biết”.Với các báo cáo mật lẫn thông tin tình báo thu nhận được, quân Mỹ tại Iraq đã mở rất nhiều chiến dịch truy lùng Saddam Hussein với cả quy mô lớn và nhỏ. Tuy nhiên, mọi nỗ lực của lực lượng này vẫn chưa có được kết quả nào.
Logged
hoi_ls
Bài viết: 4816
Thượng táBài viết: 4816
Re: Dưới giá treo cổ cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein
« Trả lời #16 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2010, 10:39:17 am »
Tại Tikrit – thành phố quê hương của Saddam, binh sĩ thuộc Sư đoàn Bộ binh số 4 của Mỹ đã thẩm vấn từng người bị nghi ngờ có liên quan tới Saddam Hussein với mục đích thu thập thông tin về “ngôi nhà an toàn” của nhà lãnh đạo này, sau khi ông ta biến mất vào những ngày cận kề cuộc chiến Iraq kết thúc.
Từ nơi bí mật kêu gọi thánh chiến. Lẩn trốn ở một địa điểm an toàn và thỉnh thoảng đưa ra thông điệp kêu gọi nhân dân Iraq tham gia thánh chiến chống quân chiếm đóng đó chính là những thông tin mà thế giới biết được về Saddam Hussein – vị Tổng thống Iraq lừng danh đã bị lật đổ.
Trong lời kêu gọi mới đây nhất gửi tới nhân dân Iraq được kênh truyền hình vệ tinh Al Jazeera công bố vào tối 13/8/2003, cựu Tổng thống Iraq đã thúc giục nhân dân Iraq hãy dũng cảm thánh chiến chống quân đội chiếm đóng và đưa ra lời ca ngợi đối với thủ lĩnh tối cao Ali Sistani của dòng Hồi giáo Sunni vì đã đòi hỏi Mỹ chuyển quyền lực cho người Iraq.
Kể từ thời điểm quân Mỹ chiếm được Baghdad, cựu Tổng thống Iraq đã nhiều lần đưa thông điệp qua kênh truyền hình vệ tinh Arab kêu gọi nhân dân Iraq đánh đuổi quân chiếm đóng. Bức thư lần này của Saddam Hussein được tung ra vào ngay sau khi quan chức Mỹ, người đứng đầu chính quyền lâm thời Iraq Paul Bremer ra tuyên bố bác bỏ khả năng rút quân sớm của quân đội liên minh.
25 triệu USD đó chính là số tiền mà toàn quyền Iraq Paul Bremer tuyên bố sẽ tặng thưởng cho bất cứ ai cung cấp thông tin dẫn tới việc bắt giữ Saddam Hussein. Số tiền này được cho là “đáng sử dụng” vì việc bắt giữ Saddam Hussein là một bước quan trọng để chấm dứt các cuộc kháng cự của người Iraq. Phát biểu trước các phóng viên tại Washington, Ngoại trưởng Colin Powell cho biết: “Việc quan trọng là chúng tôi phải tìm mọi cách để biết được Saddam Hussein đang ở đâu, còn sống hay đã chết để bình ổn tình hình và khẳng định với người Iraq rằng ông ta sẽ không quay trở lại”.
Saddam đang ở đâu? Một lần này cũng như thêm nhiều lần khác câu hỏi về tung tích của Tổng thống Iraq bị lật đổ sẽ được tiếp tục lặp đi lặp lại cho tới khi nhân vật này thực sự xuất hiện. Tuy nhiên, bao giờ cựu lãnh đạo Iraq này sẽ lại đường hoàng xuất hiện trước công chúng cũng như trên chính trường thế giới, thì chỉ có thể dự đoán phần nào qua tình hình hiện nay tại Iraq. Với tình hình bất ổn cộng thêm các vụ tấn công liên tiếp liệu Saddam Hussein có thể lật đổ chính quyền lâm thời Mỹ và trở lại vị trí cũ bằng một cuộc đảo chính đầy ngoạn mục. Tuy nhiên, đó chỉ là phán đoán và những nghi vấn về Saddam Hussein vẫn còn tồn tại lâu dài.
Saddam Hussein bị bắt như thế nào
Theo các nguồn tin của BBC, Mignews, Gazeta, AP, News.ru.., vào hồi 19h12 ngày 14/12/2003 (giờ Hà Nội), ông P. Bremer, người đứng đầu chính quyền Mỹ tại Iraq khai mạc cuộc họp báo đặc biệt bằng câu: “Thưa các quý ông, quý bà, chúng tôi đã tóm được ông ta. Saddam Hussein đã bị bắt vào lúc 20h30 thứ Bảy, 13/12 tại một nơi trú ẩn trong thị trấn al-Dawr, cách Tikrit 15km về phía Nam”. Tiếp theo phát biểu của ông Pachachi, Chủ tịch Hội đồng điều hành lâm thời Iraq, Tướng Ricardo Sanchez, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Trung tâm, phụ trách toàn bộ lực lượng liên quân ở Trung Đông đã thông báo chi tiết việc bắt giữ Saddam Hussein.
Sau khi nhận được nguồn tin về hai ngôi nhà trong thị trấn, nơi Saddam Hussein và một người nữa có thể ẩn nấp trong đó; Mỹ đã huy động 600 quân đặc biệt tinh nhuệ và lính công binh thuộc sư đoàn số 4 bộ binh cùng một số dân quân người Kurd tiến hành vây ráp khu vực. Chiến dịch này được đặt mật danh là “Bình minh Đỏ”. Hiện chưa rõ nguồn tin tình báo kia bắt nguồn từ đâu, nhưng có tin một người đồng hương của Saddam đã bán đứng ông ta. Giống như hai người con trai của mình bị bán đứng và bị giết hồi mùa hè 2003, một trong những lý do khiến Saddam Hussein bị bắt chính là khoản tiền thưởng quá lớn – 25 triệu USD. Tuy nhiên, theo lời những lính Mỹ tham gia chiến dịch, họ đã phát hiện mùi thuốc lá ngoại đắt tiền gần ngôi nhà hoang – một trong hai địa điểm nghi vấn được gọi bằng mật danh “hang chồn 1” và “hang chồn 2”. Ngay lập tức, lính Mỹ cho tăng cường kiểm tra ngôi nhà và cuối cùng đã phát hiện Saddam đang ngủ trong một hầm “nhện”, với lối ra vào được ngụy trang bằng gạch và bùn đất. Hầm có quạt thông gió, mặc dù tối và khá chật chội nhưng vẫn có đủ chỗ để nằm ở độ sâu 6 foot (1 foot bằng 0,3048m). Saddam đã không hề chống cự. Ngoài Saddam, lính Mỹ còn bắt được hai kẻ đi cùng. Tại nơi ẩn nấp, người ta còn tìm thấy 2 khẩu AK-47, một khẩu súng ngắn và 750.000 USD tiền mặt. Không có ai bị thương trong vụ này. Trả lời câu hỏi của các nhà báo về tâm trạng của Saddam Hussein, tướng Sanchez nói: “Ông ta trông mệt mỏi và có vẻ cam chịu số phận”. Tuy nhiên, theo ông Entifat Kanbar, thành viên Hội đồng Điều hành lâm thời, trong phút cuối cùng Saddam còn định đánh lừa những người truy quét bằng cách ẩn nấp dưới một hố đã được những kẻ thân cận phủ một lớp cát dầy. Lính công binh Mỹ phải dùng xẻng đào cát kéo ông ta lên.
Ngay sau khi nhận được tin Saddanl Hussein bị bắt, hàng nghìn người dân Iraq ở Baghdad đã đổ ra đường. Nhiều người bắn súng lên trời để bày tỏ thái độ vui mừng trước tin này. Trong khi đó tại Tikrit cũng có hàng nghìn người đổ ra đường, nhưng chỉ để hỏi tin tức. Thư ký báo chí Nhà Trắng nói: “Tổng thống (G.Bush) tin rằng đây là một tin tốt lành cho nhân dân Iraq”. Thủ tướng Anh T. Blair nói: “Saddam đã bị tước hết quyền lực. Ông ta không thể quay trở lại. Nhân dân Iraq biết rõ điều này và chính họ sẽ là người quyết định số phận ông ta”. Thủ tướng Đức G. Schroeder đã gửi điện chúc mừng Tổng thống Mỹ G. Bush nhân sự kiện trên. Tổng thống pháp J. Chirac nói, ông hài lòng về việc Saddam Hussein bị bắt. Ngoại trưởng Nga I. Ivanov phát biểu: “Việc bắt được Saddam Hussein góp phần củng cố an ninh, giải quyết các vấn đề chính trị tại Iraq với sự tham gia của Liên Hợp Quốc”. Trong khi đó Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yasuo Fukuda thì cho rằng: “Tôi tin là nếu ai đó nghĩ rằng các hoạt động của tàn dư chế độ Hussein và quân khủng bố nước ngoài – những kẻ đã tiến hành các vụ khủng bố ở Iraq và những nơi khác – sẽ chấm dứt chỉ vì việc ông ta bị bắt giữ thì đó là một sự lạc quan thái quá”.
Theo những nhân chứng, sau khi bị bắt, Hussein tỏ thái độ hợp tác và nói nhiều. Các phóng viên quân sự đã chụp ảnh khuôn mặt ông ta với bộ râu dài, rậm rì. Sau đó họ cạo râu, chỉ để lại bộ ria và lại tiếp tục chụp ảnh. Các sĩ quan đã bắt ông há miệng để kiểm tra hàm răng. Đến lúc này, người ta vẫn còn nghi ngờ đây là người đóng thế của Saddam, vì vậy lính Mỹ đã phải đưa ông này về sân bay Baghdad để kiểm tra ADN. Kết quả xét nghiệm cho thấy đây chính xác là cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein. Sáng 14/12, một số thành viên Hội đồng Điều hành lâm thời Iraq đã đến nơi giam giữ Hussein và đã nhận diện được ông ta.
Trải qua 4 tháng không tìm thấy dấu vết gì của Tổng thống Iraq bị lật đổ, Mỹ bắt đầu tăng cường tốc độ tìm kiếm, không chỉ dừng lại ở việc thu nhận thông tin rồi kiểm tra, quân Mỹ bắt đầu thành lập các trạm nghe ngóng tại các khu vực nghi ngờ Saddam Hussein ẩn náu. Lực lượng này sử dụng các thiết bị truyền tin điện tử thay thế cho các máy thu phát radio để tránh bị theo dấu. Bốt kiểm soát được thiết lập vô số tại các điểm mục tiêu nhằm cản trở đối tượng truy nã chạy trốn cũng như khiến dân địa phương lo sợ mà cung cấp thông tin.Tại Tikrit – thành phố quê hương của Saddam, binh sĩ thuộc Sư đoàn Bộ binh số 4 của Mỹ đã thẩm vấn từng người bị nghi ngờ có liên quan tới Saddam Hussein với mục đích thu thập thông tin về “ngôi nhà an toàn” của nhà lãnh đạo này, sau khi ông ta biến mất vào những ngày cận kề cuộc chiến Iraq kết thúc.Từ nơi bí mật kêu gọi thánh chiến. Lẩn trốn ở một địa điểm an toàn và thỉnh thoảng đưa ra thông điệp kêu gọi nhân dân Iraq tham gia thánh chiến chống quân chiếm đóng đó chính là những thông tin mà thế giới biết được về Saddam Hussein – vị Tổng thống Iraq lừng danh đã bị lật đổ.Trong lời kêu gọi mới đây nhất gửi tới nhân dân Iraq được kênh truyền hình vệ tinh Al Jazeera công bố vào tối 13/8/2003, cựu Tổng thống Iraq đã thúc giục nhân dân Iraq hãy dũng cảm thánh chiến chống quân đội chiếm đóng và đưa ra lời ca ngợi đối với thủ lĩnh tối cao Ali Sistani của dòng Hồi giáo Sunni vì đã đòi hỏi Mỹ chuyển quyền lực cho người Iraq.Kể từ thời điểm quân Mỹ chiếm được Baghdad, cựu Tổng thống Iraq đã nhiều lần đưa thông điệp qua kênh truyền hình vệ tinh Arab kêu gọi nhân dân Iraq đánh đuổi quân chiếm đóng. Bức thư lần này của Saddam Hussein được tung ra vào ngay sau khi quan chức Mỹ, người đứng đầu chính quyền lâm thời Iraq Paul Bremer ra tuyên bố bác bỏ khả năng rút quân sớm của quân đội liên minh.25 triệu USD đó chính là số tiền mà toàn quyền Iraq Paul Bremer tuyên bố sẽ tặng thưởng cho bất cứ ai cung cấp thông tin dẫn tới việc bắt giữ Saddam Hussein. Số tiền này được cho là “đáng sử dụng” vì việc bắt giữ Saddam Hussein là một bước quan trọng để chấm dứt các cuộc kháng cự của người Iraq. Phát biểu trước các phóng viên tại Washington, Ngoại trưởng Colin Powell cho biết: “Việc quan trọng là chúng tôi phải tìm mọi cách để biết được Saddam Hussein đang ở đâu, còn sống hay đã chết để bình ổn tình hình và khẳng định với người Iraq rằng ông ta sẽ không quay trở lại”.Saddam đang ở đâu? Một lần này cũng như thêm nhiều lần khác câu hỏi về tung tích của Tổng thống Iraq bị lật đổ sẽ được tiếp tục lặp đi lặp lại cho tới khi nhân vật này thực sự xuất hiện. Tuy nhiên, bao giờ cựu lãnh đạo Iraq này sẽ lại đường hoàng xuất hiện trước công chúng cũng như trên chính trường thế giới, thì chỉ có thể dự đoán phần nào qua tình hình hiện nay tại Iraq. Với tình hình bất ổn cộng thêm các vụ tấn công liên tiếp liệu Saddam Hussein có thể lật đổ chính quyền lâm thời Mỹ và trở lại vị trí cũ bằng một cuộc đảo chính đầy ngoạn mục. Tuy nhiên, đó chỉ là phán đoán và những nghi vấn về Saddam Hussein vẫn còn tồn tại lâu dài.Theo các nguồn tin của.., vào hồi 19h12 ngày 14/12/2003 (giờ Hà Nội), ông P. Bremer, người đứng đầu chính quyền Mỹ tại Iraq khai mạc cuộc họp báo đặc biệt bằng câu: “Thưa các quý ông, quý bà, chúng tôi đã tóm được ông ta. Saddam Hussein đã bị bắt vào lúc 20h30 thứ Bảy, 13/12 tại một nơi trú ẩn trong thị trấn al-Dawr, cách Tikrit 15km về phía Nam”. Tiếp theo phát biểu của ông Pachachi, Chủ tịch Hội đồng điều hành lâm thời Iraq, Tướng Ricardo Sanchez, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Trung tâm, phụ trách toàn bộ lực lượng liên quân ở Trung Đông đã thông báo chi tiết việc bắt giữ Saddam Hussein.Sau khi nhận được nguồn tin về hai ngôi nhà trong thị trấn, nơi Saddam Hussein và một người nữa có thể ẩn nấp trong đó; Mỹ đã huy động 600 quân đặc biệt tinh nhuệ và lính công binh thuộc sư đoàn số 4 bộ binh cùng một số dân quân người Kurd tiến hành vây ráp khu vực. Chiến dịch này được đặt mật danh là “Bình minh Đỏ”. Hiện chưa rõ nguồn tin tình báo kia bắt nguồn từ đâu, nhưng có tin một người đồng hương của Saddam đã bán đứng ông ta. Giống như hai người con trai của mình bị bán đứng và bị giết hồi mùa hè 2003, một trong những lý do khiến Saddam Hussein bị bắt chính là khoản tiền thưởng quá lớn – 25 triệu USD. Tuy nhiên, theo lời những lính Mỹ tham gia chiến dịch, họ đã phát hiện mùi thuốc lá ngoại đắt tiền gần ngôi nhà hoang – một trong hai địa điểm nghi vấn được gọi bằng mật danh “hang chồn 1” và “hang chồn 2”. Ngay lập tức, lính Mỹ cho tăng cường kiểm tra ngôi nhà và cuối cùng đã phát hiện Saddam đang ngủ trong một hầm “nhện”, với lối ra vào được ngụy trang bằng gạch và bùn đất. Hầm có quạt thông gió, mặc dù tối và khá chật chội nhưng vẫn có đủ chỗ để nằm ở độ sâu 6 foot (1 foot bằng 0,3048m). Saddam đã không hề chống cự. Ngoài Saddam, lính Mỹ còn bắt được hai kẻ đi cùng. Tại nơi ẩn nấp, người ta còn tìm thấy 2 khẩu AK-47, một khẩu súng ngắn và 750.000 USD tiền mặt. Không có ai bị thương trong vụ này. Trả lời câu hỏi của các nhà báo về tâm trạng của Saddam Hussein, tướng Sanchez nói: “Ông ta trông mệt mỏi và có vẻ cam chịu số phận”. Tuy nhiên, theo ông Entifat Kanbar, thành viên Hội đồng Điều hành lâm thời, trong phút cuối cùng Saddam còn định đánh lừa những người truy quét bằng cách ẩn nấp dưới một hố đã được những kẻ thân cận phủ một lớp cát dầy. Lính công binh Mỹ phải dùng xẻng đào cát kéo ông ta lên.Ngay sau khi nhận được tin Saddanl Hussein bị bắt, hàng nghìn người dân Iraq ở Baghdad đã đổ ra đường. Nhiều người bắn súng lên trời để bày tỏ thái độ vui mừng trước tin này. Trong khi đó tại Tikrit cũng có hàng nghìn người đổ ra đường, nhưng chỉ để hỏi tin tức. Thư ký báo chí Nhà Trắng nói: “Tổng thống (G.Bush) tin rằng đây là một tin tốt lành cho nhân dân Iraq”. Thủ tướng Anh T. Blair nói: “Saddam đã bị tước hết quyền lực. Ông ta không thể quay trở lại. Nhân dân Iraq biết rõ điều này và chính họ sẽ là người quyết định số phận ông ta”. Thủ tướng Đức G. Schroeder đã gửi điện chúc mừng Tổng thống Mỹ G. Bush nhân sự kiện trên. Tổng thống pháp J. Chirac nói, ông hài lòng về việc Saddam Hussein bị bắt. Ngoại trưởng Nga I. Ivanov phát biểu: “Việc bắt được Saddam Hussein góp phần củng cố an ninh, giải quyết các vấn đề chính trị tại Iraq với sự tham gia của Liên Hợp Quốc”. Trong khi đó Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yasuo Fukuda thì cho rằng: “Tôi tin là nếu ai đó nghĩ rằng các hoạt động của tàn dư chế độ Hussein và quân khủng bố nước ngoài – những kẻ đã tiến hành các vụ khủng bố ở Iraq và những nơi khác – sẽ chấm dứt chỉ vì việc ông ta bị bắt giữ thì đó là một sự lạc quan thái quá”.Theo những nhân chứng, sau khi bị bắt, Hussein tỏ thái độ hợp tác và nói nhiều. Các phóng viên quân sự đã chụp ảnh khuôn mặt ông ta với bộ râu dài, rậm rì. Sau đó họ cạo râu, chỉ để lại bộ ria và lại tiếp tục chụp ảnh. Các sĩ quan đã bắt ông há miệng để kiểm tra hàm răng. Đến lúc này, người ta vẫn còn nghi ngờ đây là người đóng thế của Saddam, vì vậy lính Mỹ đã phải đưa ông này về sân bay Baghdad để kiểm tra ADN. Kết quả xét nghiệm cho thấy đây chính xác là cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein. Sáng 14/12, một số thành viên Hội đồng Điều hành lâm thời Iraq đã đến nơi giam giữ Hussein và đã nhận diện được ông ta.
Logged
hoi_ls
Bài viết: 4816
Thượng táBài viết: 4816
Re: Dưới giá treo cổ cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein
« Trả lời #17 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2010, 10:43:30 am »
Thú tội trước toà
Nếu như những năm cầm quyền, Saddam Hussein từng hùng dũng, oai phong lẫm liệt và tự xưng mình là “Thủ lĩnh chiến thắng của Thượng đế”, đầy quyền lực, người thân của ông từng tung hoành trên khắp đất nước Iraq và gieo rắc không biết bao nhiêu tai họa cho những người dân Iraq, thì cái chết của ông thật thê thảm. Cái chết của ông cũng để lại nhiều sự tranh cãi, quan điểm đối nghịch nhau của dư luận trong nước và quốc tế. Sau hơn một năm tiến hành phiên toà xét xử cựu Tổng thống Saddam Hussein, chiều 5/11/2006 toà án đặc biệt của Iraq đã tuyên cựu Tổng thống Saddam Hussein bản án treo cổ vì tội ác chống lại loài người trong vụ thảm sát 148 người Shiite năm 1982 ở thị trấn Dujail (hay Ad Dujayl). Trong số 7 bị cáo còn lại, có hai người cũng bị tuyên án tử hình và một người được tha bổng.
Quá trình xét xử cựu Tổng thống Iraq diễn ra quá phức tạp, kẻ bênh ông, người chống ông. Những luật sư bào chữa cho ông cũng bị vạ lây. Cả quá trình xét xử ông, có đến 3 luật sư bị thiệt mạng. Thậm chí cả người thân của thẩm phán cũng bị giết hại. Bàn tay của ai đây? Thật khó xác định? Và cho đến nay cũng chẳng ai điều tra những vụ ám hại đó. Phải chăng thế lực căm ghét ông đã gieo tai họa cho họ hay một thế lực nước ngoài nào?
Vụ Dujail được cho là để trả thù cho vụ ông bị ám sát hụt. Vậy vụ giết hại đó diễn ra như thế nào? Tại sao Saddam Hussein lại tàn bạo đến như vậy?
Theo nguồn tin của hãng Wikipedia, BBC, ngày 8/7/1982, đoàn xe chở Tổng thống Iraq Saddam Hussein từ Baghdad tới thăm thị trấn nhỏ Dujail để đọc bài phát biểu tán dương và cổ suý cho những binh sĩ tham gia cuộc chiến chống lại nước láng giềng Iran do ông phát động 18 tháng trước đó. Dujail là một thị trấn nhỏ của các tín đồ Hồi giáo Shiite ở phía bắc Iraq, cách thủ đô Baghdad hơn 100 km, với dân số khoảng 10.000 người. Đây là một “thành trì” của những thành viên đảng Daawa của người Shiite có quan điểm chống Saddam và cuộc chiến với Iran. Chuyến thăm được chuẩn bị rềnh ràng có cả những người quay phim chuyên trách đi theo phục vụ. Lẽ dĩ nhiên mỗi chuyến công du của Saddam Hussein bao giờ cũng được bảo vệ cẩn mật. Thị trấn Dujail nổi tiếng sau sự kiện nơi này chứng kiến một âm mưu ám sát nhằm vào Saddam Hussein, giữa thời kỳ ông này đang là tổng thống “hét ra lửa” của đất nước Iraq thuộc vào hàng hùng mạnh nhất nhì ở khu vực Trung Đông.
Theo những đoạn phim còn lưu giữ, Saddam Hussein đã vào thăm một gia đình người dân ở Dujail, gặp gỡ người dân trên đường phố và phát biểu trước đám đông ủng hộ bên ngoài trụ sở đảng Baath ở địa phương. Tại đây tổng thống Iraq cảm ơn những người con của Dujail vì tinh thần dũng cảm của họ trong cuộc chiến với Iran.
Khi đoàn xe chở Saddam đang đi giữa trung tâm Dujail để trở về thủ đô Baghdad thì bất ngờ xảy ra một vụ phục kích. Một nhóm các tay súng ẩn trong khu rừng cọ cạnh đó nổ súng dữ dội. Mọi việc diễn ra rất nhanh và có người trong đoàn tùy tùng còn nghĩ rằng đó là tiếng súng chỉ thiên chào mừng tổng thống. May mắn thay Saddam Hussein đã thoát chết. Nhưng các vệ sĩ chuyên nghiệp của Saddam nhanh chóng hiểu chuyện gì đang xảy ra và phản ứng cũng rất chuyên nghiệp. Nhóm ám sát không thể gây thương tích gì cho Saddam và bị các nhân viên an ninh tiêu diệt gần như toàn bộ. Những tay súng mưu sát này được cho là thành viên của đảng Daawa của người Shiite. Ngay sau đó là chiến dịch trả thù đẫm máu khiến cho Saddam Hussein phải “trả món nợ” này bằng bản án tử hình hơn 2 thập kỷ sau.
Xuất thân từ quân ngũ Tổng thống Saddam Hussein đã có một phản ứng không thể ngờ tới trước vụ ám sát này. Thay vì cho đoàn xe tăng tốc trở về Baghdad để bảo toàn tính mạng, ông Saddam Hussein ra lệnh lập tức quay lại Dujail. Saddam có một bài phát biểu khác tại đây trong đó tuyên bố sẽ “nhổ tận gốc một nhóm nhỏ” những kẻ phản bội trong thị trấn. Saddam Hussein gọi những kẻ mưu sát mình là “điệp viên của nước ngoài”, ám chỉ Iran lúc đó đang là kẻ thù chính của Baghdad. Sau đó vài ngày, thị trấn nhỏ bé Dujail đã chịu rất nhiều vụ bắt bớ và truy lùng trong một chiến dịch quân sự quy mô lớn với sự tham gia của cả xe tăng và máy bay. Các thuộc hạ thân tín đã thực thi mệnh lệnh “nhổ cỏ” của Saddam Hussein một cách rất tận tâm. Tổng cộng có 148 người đàn ông, chủ yếu là tín đồ Hồi giáo dòng Shiite, ở Dujail bị sát hại trong các vụ tấn công hoặc hành quyết, gồm cả một số trẻ vị thành niên mới 13 tuổi. Ngoài ra còn có 1.500 người khác bị tống giam và chịu cảnh tra tấn. Bên cạnh đó là rất nhiều người gồm phụ nữ và trẻ em bị đưa đi cải tạo ở những trại nằm giữa sa mạc khắc nghiệt. Chính quyền Saddam Hussein gần như san bằng Dujail rồi cho tái thiết thị trấn ngay sau đó. Không những con người bị trừng phạt mà đất đai và mùa màng ở Dujail cũng hứng chịu cơn thịnh nộ của Saddam. Khoảng 1.000 km2 đất canh tác xung quanh thị trấn bị phá hủy và công việc trồng cấy chỉ được phép thực hiện trở lại 10 năm sau vụ mưu sát bất thành. Sự kiện ở Dujail chìm trong bóng tối suốt nhiều năm thời kỳ Saddam Hussein cầm quyền tại Iraq. Nhưng ngay khi chế độ của ông này sụp đổ trong cuộc chiến năm 2003 và đặc biệt là việc Saddam bị bắt sau nhiều ngày lẩn trốn lực lượng liên quân, vụ thảm sát Dujail được xới lại lần đầu tiên.
Còn đây là những biện luận của cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein tại các phiên toà do hãng AP ghi lại:
“Tôi không làm điều đó vì bản thân mình, mà vì Iraq. Tôi không bênh vực mình, mà bênh vực dân chúng. Tôi không sợ bị xử tử” – cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein phát biểu tại phiên toà ngày 5/12/2005 trong phiên xét xử ông ta với tội danh thảm sát 148 người Shiite ở Dujail.
“Tôi không than phiền về người Mỹ, vì tôi có thể chọc tay vào mắt họ” – ngày 21/12/2005, sau khi cáo buộc các lính gác Mỹ đánh đập mình.
“Trong suốt 35 năm tôi lãnh đạo ông, vậy mà ông lại nói Đuổi ông ta ra? Suốt 35 năm, tôi là người quyết định các quyền của ông”, Saddam nói với chánh án ngày 29/1/2006, sau khi vị này ra lệnh đuổi cựu tổng thống khỏi phòng xử.
“Tôi mà xử tử một thiếu niên Iraq ư? Tôi sẽ không làm việc đó cho dù các người có móc mắt tôi ra”, phát biểu ngày 5/4/2006, trước những lời cáo buộc: trong những người Shiite bị giết, có một số là trẻ em.
“Ông có thể sợ bộ trưởng Nội vụ, nhưng ông ta chả làm được cho con chó của tôi sợ”, ngày 5/4/2006, đáp lại vị chánh án, khi ông đề nghị cựu tổng thống không đưa ra những phát biểu mang tính chính trị về tân chính phủ Iraq.
“Tôi là Saddam Hussein, tổng thống Iraq. Tôi ở trên tất cả”, ngày 22/5/2006.
“Tôi xin nhắc để ông, một người Iraq, nhớ ràng nếu bị tuyên án tử hình, tôi – một quân nhân phải được chết bằng cách xử bắn”, ngày 26/7/2006.
“Kể cả 1.000 người như ông cũng không thể làm tôi khiếp sợ” , ngày 26/7/2006, với chánh án.
“Nhân dân muôn năm. Kẻ thù của nhân dân sẽ chết!”, ngày 5/11/2006 , sau khi bị tuyên án tử hình.
“Tôi kêu gọi tất cả người dân Iraq, cả người Arab và người Kurd, hãy hòa giải và bắt tay nhau”, ngày 7/11/2006, tại phiên tòa xét xử vì tội diệt chủng trong vụ đàn áp người Kurd ở Iraq.
Nếu như những năm cầm quyền, Saddam Hussein từng hùng dũng, oai phong lẫm liệt và tự xưng mình là “Thủ lĩnh chiến thắng của Thượng đế”, đầy quyền lực, người thân của ông từng tung hoành trên khắp đất nước Iraq và gieo rắc không biết bao nhiêu tai họa cho những người dân Iraq, thì cái chết của ông thật thê thảm. Cái chết của ông cũng để lại nhiều sự tranh cãi, quan điểm đối nghịch nhau của dư luận trong nước và quốc tế. Sau hơn một năm tiến hành phiên toà xét xử cựu Tổng thống Saddam Hussein, chiều 5/11/2006 toà án đặc biệt của Iraq đã tuyên cựu Tổng thống Saddam Hussein bản án treo cổ vì tội ác chống lại loài người trong vụ thảm sát 148 người Shiite năm 1982 ở thị trấn Dujail (hay). Trong số 7 bị cáo còn lại, có hai người cũng bị tuyên án tử hình và một người được tha bổng.Quá trình xét xử cựu Tổng thống Iraq diễn ra quá phức tạp, kẻ bênh ông, người chống ông. Những luật sư bào chữa cho ông cũng bị vạ lây. Cả quá trình xét xử ông, có đến 3 luật sư bị thiệt mạng. Thậm chí cả người thân của thẩm phán cũng bị giết hại. Bàn tay của ai đây? Thật khó xác định? Và cho đến nay cũng chẳng ai điều tra những vụ ám hại đó. Phải chăng thế lực căm ghét ông đã gieo tai họa cho họ hay một thế lực nước ngoài nào?Vụ Dujail được cho là để trả thù cho vụ ông bị ám sát hụt. Vậy vụ giết hại đó diễn ra như thế nào? Tại sao Saddam Hussein lại tàn bạo đến như vậy?Theo nguồn tin của hãng Wikipedia, BBC, ngày 8/7/1982, đoàn xe chở Tổng thống Iraq Saddam Hussein từ Baghdad tới thăm thị trấn nhỏ Dujail để đọc bài phát biểu tán dương và cổ suý cho những binh sĩ tham gia cuộc chiến chống lại nước láng giềng Iran do ông phát động 18 tháng trước đó. Dujail là một thị trấn nhỏ của các tín đồ Hồi giáo Shiite ở phía bắc Iraq, cách thủ đô Baghdad hơn 100 km, với dân số khoảng 10.000 người. Đây là một “thành trì” của những thành viên đảng Daawa của người Shiite có quan điểm chống Saddam và cuộc chiến với Iran. Chuyến thăm được chuẩn bị rềnh ràng có cả những người quay phim chuyên trách đi theo phục vụ. Lẽ dĩ nhiên mỗi chuyến công du của Saddam Hussein bao giờ cũng được bảo vệ cẩn mật. Thị trấn Dujail nổi tiếng sau sự kiện nơi này chứng kiến một âm mưu ám sát nhằm vào Saddam Hussein, giữa thời kỳ ông này đang là tổng thống “hét ra lửa” của đất nước Iraq thuộc vào hàng hùng mạnh nhất nhì ở khu vực Trung Đông.Theo những đoạn phim còn lưu giữ, Saddam Hussein đã vào thăm một gia đình người dân ở Dujail, gặp gỡ người dân trên đường phố và phát biểu trước đám đông ủng hộ bên ngoài trụ sở đảng Baath ở địa phương. Tại đây tổng thống Iraq cảm ơn những người con của Dujail vì tinh thần dũng cảm của họ trong cuộc chiến với Iran.Khi đoàn xe chở Saddam đang đi giữa trung tâm Dujail để trở về thủ đô Baghdad thì bất ngờ xảy ra một vụ phục kích. Một nhóm các tay súng ẩn trong khu rừng cọ cạnh đó nổ súng dữ dội. Mọi việc diễn ra rất nhanh và có người trong đoàn tùy tùng còn nghĩ rằng đó là tiếng súng chỉ thiên chào mừng tổng thống. May mắn thay Saddam Hussein đã thoát chết. Nhưng các vệ sĩ chuyên nghiệp của Saddam nhanh chóng hiểu chuyện gì đang xảy ra và phản ứng cũng rất chuyên nghiệp. Nhóm ám sát không thể gây thương tích gì cho Saddam và bị các nhân viên an ninh tiêu diệt gần như toàn bộ. Những tay súng mưu sát này được cho là thành viên của đảng Daawa của người Shiite. Ngay sau đó là chiến dịch trả thù đẫm máu khiến cho Saddam Hussein phải “trả món nợ” này bằng bản án tử hình hơn 2 thập kỷ sau.Xuất thân từ quân ngũ Tổng thống Saddam Hussein đã có một phản ứng không thể ngờ tới trước vụ ám sát này. Thay vì cho đoàn xe tăng tốc trở về Baghdad để bảo toàn tính mạng, ông Saddam Hussein ra lệnh lập tức quay lại Dujail. Saddam có một bài phát biểu khác tại đây trong đó tuyên bố sẽ “nhổ tận gốc một nhóm nhỏ” những kẻ phản bội trong thị trấn. Saddam Hussein gọi những kẻ mưu sát mình là “điệp viên của nước ngoài”, ám chỉ Iran lúc đó đang là kẻ thù chính của Baghdad. Sau đó vài ngày, thị trấn nhỏ bé Dujail đã chịu rất nhiều vụ bắt bớ và truy lùng trong một chiến dịch quân sự quy mô lớn với sự tham gia của cả xe tăng và máy bay. Các thuộc hạ thân tín đã thực thi mệnh lệnh “nhổ cỏ” của Saddam Hussein một cách rất tận tâm. Tổng cộng có 148 người đàn ông, chủ yếu là tín đồ Hồi giáo dòng Shiite, ở Dujail bị sát hại trong các vụ tấn công hoặc hành quyết, gồm cả một số trẻ vị thành niên mới 13 tuổi. Ngoài ra còn có 1.500 người khác bị tống giam và chịu cảnh tra tấn. Bên cạnh đó là rất nhiều người gồm phụ nữ và trẻ em bị đưa đi cải tạo ở những trại nằm giữa sa mạc khắc nghiệt. Chính quyền Saddam Hussein gần như san bằng Dujail rồi cho tái thiết thị trấn ngay sau đó. Không những con người bị trừng phạt mà đất đai và mùa màng ở Dujail cũng hứng chịu cơn thịnh nộ của Saddam. Khoảng 1.000 km2 đất canh tác xung quanh thị trấn bị phá hủy và công việc trồng cấy chỉ được phép thực hiện trở lại 10 năm sau vụ mưu sát bất thành. Sự kiện ở Dujail chìm trong bóng tối suốt nhiều năm thời kỳ Saddam Hussein cầm quyền tại Iraq. Nhưng ngay khi chế độ của ông này sụp đổ trong cuộc chiến năm 2003 và đặc biệt là việc Saddam bị bắt sau nhiều ngày lẩn trốn lực lượng liên quân, vụ thảm sát Dujail được xới lại lần đầu tiên.Còn đây là những biện luận của cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein tại các phiên toà do hãng AP ghi lại:”Tôi không làm điều đó vì bản thân mình, mà vì Iraq. Tôi không bênh vực mình, mà bênh vực dân chúng. Tôi không sợ bị xử tử” – cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein phát biểu tại phiên toà ngày 5/12/2005 trong phiên xét xử ông ta với tội danh thảm sát 148 người Shiite ở Dujail.”Tôi không than phiền về người Mỹ, vì tôi có thể chọc tay vào mắt họ” – ngày 21/12/2005, sau khi cáo buộc các lính gác Mỹ đánh đập mình.”Trong suốt 35 năm tôi lãnh đạo ông, vậy mà ông lại nói Đuổi ông ta ra? Suốt 35 năm, tôi là người quyết định các quyền của ông”, Saddam nói với chánh án ngày 29/1/2006, sau khi vị này ra lệnh đuổi cựu tổng thống khỏi phòng xử.”Tôi mà xử tử một thiếu niên Iraq ư? Tôi sẽ không làm việc đó cho dù các người có móc mắt tôi ra”, phát biểu ngày 5/4/2006, trước những lời cáo buộc: trong những người Shiite bị giết, có một số là trẻ em.”Ông có thể sợ bộ trưởng Nội vụ, nhưng ông ta chả làm được cho con chó của tôi sợ”, ngày 5/4/2006, đáp lại vị chánh án, khi ông đề nghị cựu tổng thống không đưa ra những phát biểu mang tính chính trị về tân chính phủ Iraq.”Tôi là Saddam Hussein, tổng thống Iraq. Tôi ở trên tất cả”, ngày 22/5/2006.”Tôi xin nhắc để ông, một người Iraq, nhớ ràng nếu bị tuyên án tử hình, tôi – một quân nhân phải được chết bằng cách xử bắn”, ngày 26/7/2006.”Kể cả 1.000 người như ông cũng không thể làm tôi khiếp sợ” , ngày 26/7/2006, với chánh án.”Nhân dân muôn năm. Kẻ thù của nhân dân sẽ chết!”, ngày 5/11/2006 , sau khi bị tuyên án tử hình.”Tôi kêu gọi tất cả người dân Iraq, cả người Arab và người Kurd, hãy hòa giải và bắt tay nhau”, ngày 7/11/2006, tại phiên tòa xét xử vì tội diệt chủng trong vụ đàn áp người Kurd ở Iraq.
Logged
hoi_ls
Bài viết: 4816
Thượng táBài viết: 4816
Re: Dưới giá treo cổ cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein
« Trả lời #18 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2010, 10:46:51 am »
Tài liệu quan trọng này cho thấy chữ ký của Saddam phê chuẩn danh sách những người bị tử hình, mặc dù không rõ ông có biết độ tuổi những người này hay không. Danh sách này chỉ cho thấy danh tính những người bị tử hình. Khoảng 50 trong số những người này bị giết trong thời gian bị thẩm vấn trước khi họ được đưa đến giá treo cổ. Một người đàn ông, em trai cùng 2 con trai của ông ta bị tử hình nhầm, và Saddam đã ra lệnh tuyên bố họ “tử vì đạo” để che giấu sai sót này. Khi bé trai 11 tuổi và 9 trẻ vị thành niên khác được phát hiện không bị tử hình nhưng vẫn bị giam nhiều năm trong nhà tù sau đó, chính quyền Saddam đã ra lệnh giết những người này và thi thể họ được bí mật chôn cất. Lệnh này được thông qua với một chữ ký mà các công tố nên nói đó là của giám đốc tình báo lúc bấy giờ, Barzan Ibrahim, anh em cùng cha khác mẹ với Saddam và là một đồng bị đơn trong phiên tòa xét xử Saddam.
Đó là tội mà Saddam Hussein phải trả giá, nhưng chưa hết. Theo hãng BBC, AP và Xinhua, Saddam bị buộc tội tra tấn và giết người. Chánh án Raouf Abdel-Rahman hôm 15/5/2006 đã chính thức buộc tội cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein với tội danh tra tấn và giết phụ nữ và trẻ em cũng như bắt giữ 399 người trong cuộc trừng trị những người Shiite vào những năm 1980. Nhưng ông Saddam Hussein chỉ ngồi một mình ở hàng ghế bị cáo khi tòa đọc lời buộc tội, đã từ chối trả lời khi chánh án Raouf Abdel-Rahman yêu cầu ông nhận tội hoặc không. “Tôi không thể chỉ nói có hoặc không có. Các ông đọc tất cả những lời buộc tội vì công chúng, và tôi không thể trả lời nó”, Saddam đáp. “Điều này sẽ chẳng bao giờ làm suy suyển dù chỉ một sợi tóc trên đầu tôi”.
Cho đến phiên toà xử ngày 21/8/2006 Toà án đặc biệt Iraq bắt đầu xem xét đến vai trò của ông Saddam Hussein trong cuộc tấn công chống người Kurd vào năm 1987 và 1988. Khoảng 100.000 người được cho là đã bị sát hại trong chiến dịch Anfal dưới thời Saddam. Chiến dịch này nhằm vào lực lượng dân quân độc lập người Kurd. Saddam tin rằng những người này đã giúp kẻ thù Iran của ông. Những người sống sót kể rằng họ đã bị tiêu diệt bằng hơi ngạt, tuy nhiên phiên tòa mới này không xét đến vụ tấn công vào năm 1988 ở Halabja, nơi 5.000 người Kurd bị cho thở hơi ngạt đến chết. Bảy bị đơn, trong đó cớ cả Ali Hassan al-Majid, còn được biết đến với biệt danh “Ali hóa học”, đã bị buộc tội diệt chủng hay phạm tội ác chiến tranh.
Kết thúc phiên toà phức tạp
Theo hãng BBC và AP, ngày 5/11/2006 khi bước vào phòng xử án, Saddam Hussein mặc một bộ vest tối màu và áo sơ mi trắng như thường lệ. Ngoài ra ông còn mang theo một quyển kinh Koran. Khi thẩm phán Raouf Abdel – Rahman yêu cầu ông đứng lên để nghe đọc lời tuyên án, cựu Tổng thống Iraq đã từ chối. Ông đã bị đưa ra khỏi phòng xử án sau đó. Khi quan toà chuẩn bị tuyên án Saddam Hussein đã hô vang “Alahu Akbar!” (Chúa vĩ đại) và “Iraq muôn năm! người Iraq muôn năm! Hãy giày xéo những kẻ phản bội!”.
Nhận xét về bản án mà toà đã tuyên đối với cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein, Thủ tướng Iraq Nouri Maliki đã ngợi ca bản án này trong bài phát biểu trên truyền hình. Ông nhận định bản án “không chỉ là bản án cho một người, mà cho cả một giai đoạn đen tối mà người đó lãnh đạo” và phần nào giúp làm dịu đau thương của những người vợ mất chồng, những đứa trẻ mất cha mẹ.
Phóng viên BBC tường thuật lại quá trình tuyên án như sau: Cựu Tổng thống trông có vẻ bị sốc và tức giận khi bản án được thông qua. Ông tiếp tục quát tháo và lên án phiên toà, thẩm phán và lực lượng quân đội do Mỹ dẫn đầu ở Iraq. Khi được dẫn ra khỏi phòng xét xử, Saddam Hussein dường như đã mỉm cười, một nụ cười đắc thắng. “Thể như ông ấy đang nghĩ: Tôi đã đến đây và làm được cái việc tôi đã định làm”.
Tường thuật lại thái độ của ông Saddam Hussein trước khi toà tuyên án, hãng Reuters nhận xét: Trước cái chết cựu lãnh đạo Iraq Saddam Husein tỏ ra khinh thường án tử hình khi ông tuyên bố không sợ chết và kêu gọi Mỹ hãy rút quân về nước như họ đã từng làm tại Việt Nam. Các luật sư của ông Saddam cho biết họ đã nói chuyện một cách vui vẻ với nhà cựu độc tài suốt hơn 3 giờ đồng hồ ngay trước khi toà tuyên án tử hình. Chủ đề là về tình hình bạo lực tại Iraq và việc Mỹ sắp thua trong cuộc chiến tại đây. Cựu Tổng thống tỏ ra như không quan tâm tới việc phiên toà sẽ diễn ra thế nào mà ông chủ yếu tập trung vào tình hình đất nước và tỉ lệ binh lính Mỹ thiệt mạng ngày càng gia tăng tại Iraq. Khali al-Dulaimi, trưởng đoàn luật sư biện hộ cho biết: “Ông ấy hoàn toàn không quan tâm gì tới bản án. Sự thật, phiên toà này là một trò hề và đầy nhạo báng”.
Theo hãng AP, tại phiên toà đặc biệt xử ngày 5/4/2006, cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein đã né tránh các câu hỏi của các công tố viên trong phiên thẩm vấn ông về việc đã đàn áp thắng tay những người Hồi giáo dòng Shiite vào năm 1982. Tuy nhiên, ông thừa nhận đã thông qua án tử hình 148 người Hồi giáo dòng Shiite, bởi ông cho rằng họ âm mưu ám sát ông. Trả lời câu hỏi của Chánh án Jaafar al-Mussawi thẩm vấn Saddam về quyết định thông qua án tử hình 148 người Shiite, ông đáp: “Đó là một trong các nhiệm vụ của tổng thống”. Trước đó, trong phiên tòa xét xử Saddam hôm 28/2/2006, các công tố viên đưa ra các tài liệu cho thấy Saddam Hussein đã phê chuẩn lệnh tử hình 148 người Shiite vào năm 1982, và đây là bằng chứng rõ ràng nhất chống lại Saddam trong các phiên tòa xét xử ông. Song Saddam Hussein đã từ chối xác nhận chữ ký trên các tập tài liệu do các công tố viên trưng ra là của mình. Khi họ đưa các tấm thẻ căn cước của những đứa trẻ bị tử hình mà theo họ là do ông ký lệnh, ông vẫn phủ nhận, cho đó là chữ ký giả.Tài liệu quan trọng này cho thấy chữ ký của Saddam phê chuẩn danh sách những người bị tử hình, mặc dù không rõ ông có biết độ tuổi những người này hay không. Danh sách này chỉ cho thấy danh tính những người bị tử hình. Khoảng 50 trong số những người này bị giết trong thời gian bị thẩm vấn trước khi họ được đưa đến giá treo cổ. Một người đàn ông, em trai cùng 2 con trai của ông ta bị tử hình nhầm, và Saddam đã ra lệnh tuyên bố họ “tử vì đạo” để che giấu sai sót này. Khi bé trai 11 tuổi và 9 trẻ vị thành niên khác được phát hiện không bị tử hình nhưng vẫn bị giam nhiều năm trong nhà tù sau đó, chính quyền Saddam đã ra lệnh giết những người này và thi thể họ được bí mật chôn cất. Lệnh này được thông qua với một chữ ký mà các công tố nên nói đó là của giám đốc tình báo lúc bấy giờ, Barzan Ibrahim, anh em cùng cha khác mẹ với Saddam và là một đồng bị đơn trong phiên tòa xét xử Saddam.Đó là tội mà Saddam Hussein phải trả giá, nhưng chưa hết. Theo hãngvà, Saddam bị buộc tội tra tấn và giết người. Chánh án Raouf Abdel-Rahman hôm 15/5/2006 đã chính thức buộc tội cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein với tội danh tra tấn và giết phụ nữ và trẻ em cũng như bắt giữ 399 người trong cuộc trừng trị những người Shiite vào những năm 1980. Nhưng ông Saddam Hussein chỉ ngồi một mình ở hàng ghế bị cáo khi tòa đọc lời buộc tội, đã từ chối trả lời khi chánh án Raouf Abdel-Rahman yêu cầu ông nhận tội hoặc không. “Tôi không thể chỉ nói có hoặc không có. Các ông đọc tất cả những lời buộc tội vì công chúng, và tôi không thể trả lời nó”, Saddam đáp. “Điều này sẽ chẳng bao giờ làm suy suyển dù chỉ một sợi tóc trên đầu tôi”.Cho đến phiên toà xử ngày 21/8/2006 Toà án đặc biệt Iraq bắt đầu xem xét đến vai trò của ông Saddam Hussein trong cuộc tấn công chống người Kurd vào năm 1987 và 1988. Khoảng 100.000 người được cho là đã bị sát hại trong chiến dịch Anfal dưới thời Saddam. Chiến dịch này nhằm vào lực lượng dân quân độc lập người Kurd. Saddam tin rằng những người này đã giúp kẻ thù Iran của ông. Những người sống sót kể rằng họ đã bị tiêu diệt bằng hơi ngạt, tuy nhiên phiên tòa mới này không xét đến vụ tấn công vào năm 1988 ở Halabja, nơi 5.000 người Kurd bị cho thở hơi ngạt đến chết. Bảy bị đơn, trong đó cớ cả Ali Hassan al-Majid, còn được biết đến với biệt danh “Ali hóa học”, đã bị buộc tội diệt chủng hay phạm tội ác chiến tranh.Theo hãng BBC và AP, ngày 5/11/2006 khi bước vào phòng xử án, Saddam Hussein mặc một bộ vest tối màu và áo sơ mi trắng như thường lệ. Ngoài ra ông còn mang theo một quyển kinh Koran. Khi thẩm phán Raouf Abdel – Rahman yêu cầu ông đứng lên để nghe đọc lời tuyên án, cựu Tổng thống Iraq đã từ chối. Ông đã bị đưa ra khỏi phòng xử án sau đó. Khi quan toà chuẩn bị tuyên án Saddam Hussein đã hô vang “Alahu Akbar!” (Chúa vĩ đại) và “Iraq muôn năm! người Iraq muôn năm! Hãy giày xéo những kẻ phản bội!”.Nhận xét về bản án mà toà đã tuyên đối với cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein, Thủ tướng Iraq Nouri Maliki đã ngợi ca bản án này trong bài phát biểu trên truyền hình. Ông nhận định bản án “không chỉ là bản án cho một người, mà cho cả một giai đoạn đen tối mà người đó lãnh đạo” và phần nào giúp làm dịu đau thương của những người vợ mất chồng, những đứa trẻ mất cha mẹ.Phóng viên BBC tường thuật lại quá trình tuyên án như sau: Cựu Tổng thống trông có vẻ bị sốc và tức giận khi bản án được thông qua. Ông tiếp tục quát tháo và lên án phiên toà, thẩm phán và lực lượng quân đội do Mỹ dẫn đầu ở Iraq. Khi được dẫn ra khỏi phòng xét xử, Saddam Hussein dường như đã mỉm cười, một nụ cười đắc thắng. “Thể như ông ấy đang nghĩ: Tôi đã đến đây và làm được cái việc tôi đã định làm”.Tường thuật lại thái độ của ông Saddam Hussein trước khi toà tuyên án, hãng Reuters nhận xét: Trước cái chết cựu lãnh đạo Iraq Saddam Husein tỏ ra khinh thường án tử hình khi ông tuyên bố không sợ chết và kêu gọi Mỹ hãy rút quân về nước như họ đã từng làm tại Việt Nam. Các luật sư của ông Saddam cho biết họ đã nói chuyện một cách vui vẻ với nhà cựu độc tài suốt hơn 3 giờ đồng hồ ngay trước khi toà tuyên án tử hình. Chủ đề là về tình hình bạo lực tại Iraq và việc Mỹ sắp thua trong cuộc chiến tại đây. Cựu Tổng thống tỏ ra như không quan tâm tới việc phiên toà sẽ diễn ra thế nào mà ông chủ yếu tập trung vào tình hình đất nước và tỉ lệ binh lính Mỹ thiệt mạng ngày càng gia tăng tại Iraq. Khali al-Dulaimi, trưởng đoàn luật sư biện hộ cho biết: “Ông ấy hoàn toàn không quan tâm gì tới bản án. Sự thật, phiên toà này là một trò hề và đầy nhạo báng”.
Logged
hoi_ls
Bài viết: 4816
Thượng táBài viết: 4816
Re: Dưới giá treo cổ cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein
« Trả lời #19 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2010, 10:50:18 am »
Các luật sư thuật lại lời của ông Saddam tại toà: “Tôi không cảm thấy một chút sợ sệt. Tôi sẽ chết một cách vinh quang, trong niềm tự hào của dân tộc và quốc gia Arab thân yêu của tôi, nhưng những kẻ xâm lược Mỹ nên rút quân về nước trong sự bẽ mặt và thất bại”. Cũng tại phiên toà, khi được một luật sư chuyển cho cuốn sách “Những năm tháng của tôi tại Iraq: Nỗ lực để xây dựng một tương lai hy vọng” (tác giả là Paul Bremer, nhà cầm quyền Mỹ tại Iraq từ năm 2003), Saddam chỉ nói: “Tôi có thể nhìn thấy Mỹ đang chìm dần trong bãi lầy Iraq, giống như những gì đã xảy ra tại Việt Nam”. Cũng theo hãng BBC, ông Saddam coi cái chết là “sự hy sinh”. Cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein nói ông sẵn sàng chết và coi đó như là sự hy sinh cho Iraq, bên cạnh kêu gọi người Iraq đoàn kết chống lại kẻ thù. Trong một lá thư viết từ xà lim nơi bị giam cầm Saddanl Hussein nói cái chết của ông sẽ đưa ông trở thành một kẻ tử vì đạo thực sự. Ông Saddam Hussein viết: “Tôi sẽ hy sinh. Nếu đấng tạo hóa ý nguyện tôi làm chuyện này, ngài sẽ đưa tôi vào danh sách những người tốt kẻ tử vì đạo chân chính”.
Tuyên án của toà
Saddam Hussein, cựu Tổng thống Iraq, có tội và bị kết án tử hình.
Barzan Ibrahim al-Tikriti, em cùng cha khác mẹ của Saddam, có tội, bị kết án tử hình.
Awad Hamed al-Bandar, Chánh án toà án Cách mạng Iraq, có tội, bị kết án tử hình.
Taha Yasin Ramadan, cựu Phó tổng thống Iraq, có tội, bị kết án chung thân.
Abdullah Kadhem Ruaid, thành viên cấp cao của đảng Baath, có tội, bị kết án 15 năm tù giam.
Abdullah Rawed Mizher, thành viên cấp cao của đảng Baath, có tội, bị kết án 15 năm tù giam.
Ali Daeem Ali, thành viên cấp cao của đảng Baath, có tội, bị kết án 15 năm tù giam.
Mohammed Azawi Ali, thành viên của đảng Baath, được tha.
Phản ứng sau khi toà tuyên án đối với cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein cũng khác nhau. Ở quận Sadr, quận của người Shiite, nhiều người đổ ra đường. Họ lái xe lòng vòng qua các con phố và hú còi ăn mừng. Cảnh ăn mừng tương tự còn thấy ở thành phố linh thiêng Najaf và nhiều nơi khác. Ở Baghdad, người ta cũng ăn mừng, bất chấp lệnh giới nghiêm suốt 12 tiếng ban ngày, do lo sợ người Sunni ủng hộ Saddam Hussein có thể gây loạn. Tuy nhiên, người Sunni ở Tikrit, quê nhà của cựu Tổng thống, đã xuống đường hô vang: “Chúng tôi sẽ trả thù cho ngài, Saddam”. Ngay sau khi tòa tuyên Saddam án tử hình, Bộ Nội vụ Iraq ra lệnh phong tỏa hai kênh truyền hình của người Hồi giáo dòng Sunni do vi phạm thiết quân luật và lệnh cấm phát những thông tin “có thể gây mất ổn định đất nước”.
Giống như bất kỳ một phiên toà nào xét xử tội phạm trên thế giới, bị cáo có thể có quyền kháng án. Cựu Tổng thống Saddam Hussein và các đồng bị cáo khác cũng có quyền kháng án. Tuy nhiên, việc kháng án mất vài tuần và sẽ không thể xoay chuyển được tình hình. Nhiều người đã lên án phiên toà, và băn khoăn về tính pháp lý của nó. Trước khi phiên toà bắt đầu cựu chưởng lý Mỹ Ramsey Clark, người nhận làm luật sư bào chữa cho Saddam, đã bị đưa ra khỏi phòng xét xử. Lý do bởi Clark đã gửi cho quan toà một tờ giấy trong đó ông gọi phiên toà là một “sự nhạo báng”. Nhóm luật sư bảo vệ Saddam cũng tố cáo chính phủ Iraq đã can thiệp vào phiên toà. Còn cựu luật sư Mỹ cũng chỉ trích thời gian toà đưa ra tuyên án. Bởi nó chỉ cách ngày bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ vài ngày, cuộc bầu cử mà Đảng Cộng hoà của Tổng thống Bush có nguy cơ mất Quốc hội vào tay Đảng Dân chủ vì cuộc chiến ở Iraq.
Logged