Đúng, đó là Bà Huyện Thanh Quan

Bà Huyện Thanh Quan sống ở thế kỷ 19, chưa xác định được năm sinh, năm mất. Bà Huyện là nhà thơ nổi tiếng, được coi là nữ sĩ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam trung đại.

Thơ bà điêu luyện, chuẩn mực về niêm luật, hàm súc, giàu nhạc điệu. Nhờ vậy mà thời kỳ bà theo chồng vào làm việc ở Huế, bà được vua Minh Mạng sung vào triều làm Cung Trung giáo tập để dạy công chúa và các cung nhân học.

Chân dung Bà Huyện Thanh Quan. Ảnh: Nhà xuất bản Kim Đồng

Chân dung Bà Huyện Thanh Quan. Ảnh: Nhà xuất bản Kim Đồng

Bà Huyện Thanh Quan sáng tác không nhiều, hiện còn lại gần mười bài thơ, hầu hết bằng chữ nôm, theo thể Đường luật. Trong số đó, nổi tiếng nhất là bài Qua đèo Ngang, được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật.

Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.

Đèo Ngang thuộc dãy núi Hoành Sơn, một nhánh của dãy núi Trường Sơn, chạy thẳng ra biển, phân chia địa phận hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh. Qua đèo Ngang được Bà Huyện Thanh Quan sáng tác trên đường đến Phú Xuân nhậm chức của vua Minh Mạng. Bài thơ tả cảnh đèo Ngang lúc xế tà và nói lên nỗi buồn cô đơn, nỗi nhớ nhà của tác giả.

Câu 2: Những câu sau nằm trong bài thơ nào của Bà Huyện Thanh Quan?

Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.

a. Chiều hôm nhớ nhà

b. Thăng Long thành hoài cổ

c. Tức cảnh chiều thu

Lê Nam – Tổng hợp

Rate this post