Doanh nhân Trần Tuấn Dương là ai? Gia đình và sự nghiệp của ông
CEO Trần Tuấn Dương được mọi người biết đến là một trong những thành viên sáng lập nên doanh nghiệp tư nhân hàng đầu Việt Nam Tập Đoàn Hòa Phát và là 1 trong những người đầu tiên viên gạch đầu tiên cho “Vua thép”. Để tìm hiểu rõ hơn về doanh nhân Trần Tuấn Dương. Các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Doanh nhân Trần Tuấn Dương là ai?
CEO Trần Tuấn Dương được biết đến như những cột trụ đầu tiên của Hòa Phát, người cùng Ông Long đặt những viên gạch đầu tiên xây nên một tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu tại Việt Nam. Doanh nhân Trần Tuấn Dương sinh ngày 7/12/1963, tại Nam Định. Ông tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế – Đại học Kinh tế Quốc dân (1986) và bên cạnh đó còn có tấm bằng Cử nhân Báo chí. Hiện tại, ông đang giữ vị trí Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) và Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG).
Thân thế và gia đình của doanh nhân Trần Tuấn Dương
- Tên: Trần Tuấn Dương
- Sinh năm: 07/12/2963
- Số CMND: 011624904
- Nguyên quán: Nam Định
- Nơi sinh: Nam Định
- Cư trú: Số nhà 74 Trần Quốc Toản, Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Trình độ: – Cử nhân Kinh Tế trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân ( 1986)
– Cử nhân Báo Chí
Chức vụ hiện tại
Vị trí đảm nhiệm: Phó chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị
Tổ chức: Công ty Cổ Phần Hòa Phát
Thời gian bổ nhiệm chức vụ: 1/2007
Gia đình của doanh nhân
Họ và tên
Quan hệ
Cổ phiếu
Số lượng
Tính đến ngày
* Giá trị (tỷ VNĐ)
Trần Thị Phương Liên
Chị gái
HPG
210,567
04/10/2021
9.1
Trần Bảo Ngọc
Con trai
HPG
5,400,013
04/10/2021
233.8
Trần Ngọc Diệp
Con gái
HPG
5,400,000
04/10/2021
233.8
Trần Gia Bảo
Con trai
HPG
5,400,000
04/10/2021
233.8
Nguyễn Đức Tuấn
Anh rể
HPG
103,950
04/10/2021
4.5
Tiểu sử và sự nghiệp của doanh nhân Trần Tuấn Dương
Tiểu sử
Ông Trần Tuấn Dương sinh ngày 7/12/1963, tại tỉnh Nam Định. Ông tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân ( 1986) và Cử nhân Báo chí .
Sự nghiệp của ông Dương trải qua nhiều năm gắn bó với Hòa Phát. Trước khi nắm giữ cương vị lãnh đạo tập đoàn Hòa Phát, ông Dương từng làm cửa hàng trưởng công ty TNHH thiết bị Phục Tùng Hòa Phát, sau đó là phó Giám Đốc, Giám Đốc công ty TNHH Nội thất Hòa Phát.
- Từ năm 1992 đến năm 1994: Vị trí Cửa hàng trưởng Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát;
- Từ năm 1995 đến năm 1996: Vị trí Phó Giám đốc Công ty TNHH Nội thất Hòa Phát;
- Từ năm 1996 đến tháng 8/2004: Vị trí Giám đốc Công ty TNHH Nội thất Hòa Phát
- Từ tháng 1/2007: Vị trí Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Hòa Phát
Suốt 29 năm qua, ông Trần Tuấn Dương đã sát cánh cùng Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Trần Đình Long cùng các lãnh đạo khác trong Hội đồng quản trị đưa ra các định hướng, chiến lược tập trung phát triển cho Tập đoàn cũng như các công ty thành viên và đặc biệt là nhóm ngành cốt lõi – sản xuất và kinh doanh thép.
Dưới sự điều hành của vị doanh nhân tài ba này, thép xây dựng Hòa Phát đã trở thành thương hiệu giữ thị phần số 1 tại Việt Nam và được xuất khẩu tới nhiều nước trên thế giới. Tập đoàn Hòa Phát luôn được vinh danh trong các bảng xếp hạng uy tín như: nằm trong Top 50 Doanh nghiệp niêm yết hiệu quả nhất, đứng vị trí Top 50 Doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam, Doanh nghiệp có năng lực quản trị tốt nhất, bên cạnh đó Top 10 Doanh nghiệp vật liệu xây dựng uy tín.
Sự nghiệp
Những ông vua của ngành thép đi lên từ việc buôn đồng nát
Năm 1993, CEO Tuấn Dương cùng với ông Long và 1 số người bạn lập ra công ty TNHH Thiết Bị Phụ Tùng đặc biệt, chuyên buôn đồ cũ được vận chuyển từ Nga về. Tuy nhiên do có một số hạn chế trong việc làm ăn tư nhân ở thời điểm lúc bấy giờ nên công ty phải kinh doanh qua đường tiểu ngạch. Đây cũng chính là dấu mốc bắt đầu cho sự nghiệp kinh doanh đầy thăng trầm.
Tuy nhiên, việc kinh doanh đã bắt đầu không mấy suôn sẻ khi số vốn của công ty không có nhiều, nên các việc đăng ký kinh doanh hay chứng minh tài chính đều vướng phải vô vàn khó khăn. Năm 1993, ông Long đã quyết định cùng với cộng sự của mình xuất ngoại để tìm hiểu thêm về các thị trường khác cũng như nhập hàng bài bản.
Cơ hội mới được nắm bắt
Khi thấy thị trường đồ nội thất đang rất sôi động, cuối cùng ông quyết định sẽ gia nhập thị trường này. Và rồi từ đó, ông thành lập ra công ty nội thất chuyên nhập hàng từ Đài Loan, Malaysia đến Singapore…
Cho đến năm 1996, ông đã nhạy bén tìm thấy được lĩnh vực kinh doanh mới đầy tiềm năng khi mua các ống thép về làm giàn giáo. Lúc này, ông nhận rõ việc nhập khẩu thép từ Đài Loan về có nhiều ưu điểm chẳng hạn như: chi phí đắt đỏ, hạn chế khi mua hàng… Điều này là lý do chính thôi thúc ông quyết định sẽ đầu tư sản xuất thép dựa trên công nghệ được học hỏi của Đài Loan.Và từ đây, công ty thép Hòa Phát hàng đầu thị trường Việt Nam bây giờ, chính thức được ra đời.
Trong những năm cuối của thế kỉ XX, công ty này đã nghĩ đến việc làm thép bên cạnh đó là thức ăn chăn nuôi. Nhưng trong thị trường lúc bấy giờ, nhu cầu sản phẩm thức ăn chăn nuôi là khá thấp. Bên cạnh đó, sắt thép lại đang rất cần thiết, quan trọng trong công cuộc phát triển đất nước. Tiềm năng phát triển của sản xuất sắt và thép là rất lớn. Do đó, Hòa Phát đã quyết định chọn làm thép đầu tiên.
Những thăng trầm mà công ty Hòa Phát phải đối mặt
Cho đến năm 2002 có sự xuất hiện của rất nhiều công ty thép khác với những cái tên nổi tiếng như Việt Mỹ, Việt Hàn, Việt Nhật… thì ban lãnh đạo cũng có dự định đổi tên. Tuy nhiên vì tự hào là hàng Việt Nam nên công ty giữ tên “Hòa Phát” và thống nhất thương hiệu. Đến năm 2007, công ty Cổ phần Tập Đoàn Hòa Phát chính thức được ra đời.
Là 1 trong những doanh nghiệp đầu tiên xuất hiện sau Luật doanh nghiệp năm 1990, mọi thứ không mấy dễ dàng với ông Dương và Tập đoàn. Được biết, công ty đã phải trải qua nhiều bước như: làm hồ sơ; chứng minh tài sản; vay vốn, sau đó góp vài chục triệu vào ngân hàng để phong tỏa tài khoản ngân hàng rồi phải xin giấy phép để xác định từng người.
Hơn nữa, Công ty phải mượn nhà riêng của Chủ tịch Trần Đình Long để làm địa điểm vì doanh nghiệp khi thành lập cần phải có địa chỉ đăng ký chính thức, vốn pháp định và phải chứng minh được vốn bằng cách chuyển tiền vào ngân hàng, thậm chí là phải đi vay mượn tiền người khác để có thể làm vốn pháp định.
Song, khó khăn cũng là cơ hội dành cho người biết làm và dám làm, dám đương đầu với thử thách. Một doanh nghiệp muốn đạt được thành công lớn cần phải biết “nhìn thấy cơ hội trong khó khăn”. Nhưng quan trọng hơn hết, để có thể phát triển mạnh mẽ thì chính những người lãnh đạo phải “làm đúng” và “làm tốt”.
Kết luận
Qua bài viết trên, chúng ta đã hiểu được khái quát về doanh nhân Trần Tuấn Dương. Được biết thêm về gia đình và sự nghiệp của vị doanh nhân tài giỏi này. Điều này sẽ giúp ích được thêm cho bạn kha khá kiến thức. Hi vọng bạn sẽ học hỏi được kinh nghiệm từ vị doanh nhân này. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết, chúc bạn luôn thành công trong cuộc sống!