Diễn viên Mai Huỳnh: “Ngày nào còn được làm nghề là ngày đó còn sống”
Nghề không đủ nuôi thân
Mai Huỳnh bước vào nghiệp diễn bằng những cơ duyên không định sẵn của đường đời lắm ngã rẽ, khúc quanh. Để rồi từ đó miệt mài theo đuổi đam mê, dù thật sự nghề không thể đem lại cho anh cuộc sống sung túc như bao người. Ngày đó, Mai Huỳnh đã bất chấp lời khuyên của gia đình để quyết tâm thi cho bằng được vào Đoàn ca nhạc kịch thanh niên xung kích. Từ một chàng trai chỉ biết hát bằng cả trái tim, bằng sự đam mê hoang sơ chưa từng được gọt giũa, Mai Huỳnh đã quyết định chuyển sang học kịch nghệ.
Diễn viên Mai Huỳnh.
Nhưng sau đó Mai Huỳnh lại thất vọng ngay, vì trưởng đoàn không đồng ý cho anh nghỉ học quá lâu để theo đoàn làm phim ra Nha Trang quay ngoại cảnh. Ai ngờ, nửa tháng sau đoàn làm phim quay lại, và giữ nguyên ý định giao vai cho Mai Huỳnh. Lần này, Mai Huỳnh cũng không thể thuyết phục được vị trưởng đoàn khó tính. Không hiểu vì lẽ gì, mà đoàn làm phim Tự thú trước bình minh tiếp tục tìm đến lần thứ hai, rồi lại đến thêm lần nữa. Phạm Kỳ Nam nhất quyết nhân vật của mình phải có cho bằng được ánh mắt, điệu cười và cả nỗi buồn không tên phảng phất trên gương mặt Mai Huỳnh.
Bởi vậy, dù là lần thứ tư, nhưng đoàn phim vẫn không hề nản. Và lần này, nghệ sĩ Bạch Lan, giáo viên của Mai Huỳnh đã phải ra mặt đảm bảo sẽ dạy ngoài giờ cho Huỳnh thì anh mới được đi đóng phim. Nhờ cơ may kỳ lạ đó, công chúng mới có được một Mai Huỳnh luôn cống hiến cho khán giả những vai diễn nặng nề thân phận, mang một nỗi đau thật đến xót lòng.
Hơn nửa đời theo đuổi đam mê, có lúc Mai Huỳnh đứng trên đỉnh cao của danh vọng, nhưng cho đến bây giờ, anh thú thực là hơn nửa đời người anh đã không thể sống nổi bằng nghề. Sinh ra trong một gia đình nghèo khó, Mai Huỳnh đã thấm thía lắm nỗi chật vật của cuộc sống thiếu trước hụt sau.
Thế nhưng, chính anh cũng không thể ngờ rằng sau khi mình đã trở thành nghệ sĩ nổi tiếng thì cuộc sống vẫn không đầy đủ hơn. Thậm chí, hạnh phúc riêng của anh đã đổ vỡ chỉ vì anh không thể nào vun vén đủ cho gia đình. Mai Huỳnh tâm sự: “Tôi chỉ mong sao nghề có thể nuôi sống được nghệ sĩ. Dù nghệ sĩ đó có nổi tiếng hay chưa nổi tiếng, vai chính hay vai phụ. Bởi vì bản thân tôi đã trải qua hơn nửa đời khốn khó mới bắt đầu “dễ thở” hơn”.
Tuy vậy, Mai Huỳnh vẫn thấy mình may mắn. Bởi vì anh không bị vòng xoáy của vật chất cuốn vào. Anh chia sẻ: “Người ta thường nghĩ, nghệ sĩ phải có cái này, cái kia, phải xuất hiện ở những nơi sang trọng, khoác lên mình những bộ cánh hào nhoáng. Chính điều này đã khiến những người nghệ sĩ dù khó khăn đến đâu vẫn cố gắng chạy vạy cho bằng người khác. Tôi thì không như vậy, tôi quan niệm, vật chất phải phục vụ con người, chứ con người không thể phụ thuộc vào vật chất.
Đối với tôi, khi xuất hiện trước công chúng chỉ cần gọn gàng, lịch sự, phù hợp với hoàn cảnh là đủ. Chạy theo vật chất để rồi bị nó điều khiển, quả thật không đáng”. Như một nghịch lý, những nghệ sĩ hoạt động nghệ thuật chân chính, không bám vào scandal, không vin vào tai tiếng lại thường có cuộc sống khó khăn, chật vật. Nhưng Mai Huỳnh không buồn, vì với anh dòng máu đam mê lúc nào cũng cuồn cuộn chảy. Mai Huỳnh nói: “Nghèo khó quen rồi, đắng cay trải nhiều rồi, chuyện gì rồi cũng ổn theo cách của nó. Không bao giờ tôi từ bỏ phim ảnh, vì đó là nguồn sống của tôi”.
Gừng càng già càng cay
Sau một thời gian vắng bóng trên màn ảnh nhỏ vì bận rộn với vai trò phó đạo diễn, gần đây người hâm mộ mới lại thấy Mai Huỳnh đóng phim. Tái ngộ lần này, Mai Huỳnh vào vai người đàn ông luống tuổi si tình một cô gái trẻ trong phim nhựa mới nhất của đạo diễn Lê Hữu Lương – Vũ khúc trong đêm. Mai Huỳnh tâm sự, cái khó của vai diễn này là nhân vật phải thể hiện tình yêu một cách âm thầm nhưng bền bỉ và mãnh liệt.
Mai Huỳnh trong phim Vũ khúc trong đêm
Thấy Mai Huỳnh tái xuất trong vai một người đàn ông si tình, nhiều người đùa rằng Huỳnh vẫn còn “ngon lành” và phong độ lắm. Nhưng anh chỉ cười và bảo: “Thôi, tôi già lắm rồi. Giờ đến phim trường cũng chỉ mong muốn mình sẽ là bệ đỡ cho lớp trẻ”. Bởi vậy, nên khi diễn, Mai Huỳnh thường nhường “mảng miếng”, đất diễn cho các hậu bối.
Đôi khi, anh còn khéo léo dẫn dắt để bạn diễn chạm đến tận cùng cảm xúc của nhân vật, hay diễn theo một cách mới hơn, tự nhiên và thật hơn. “Gừng càng già càng cay”, cái tên Mai Huỳnh vẫn đủ sức nặng để kéo khán giả ngồi lại với màn hình. Và Mai Huỳnh còn như một sự bảo chứng cho sự đầu tư kỹ lưỡng của bộ phim. Vì một Mai Huỳnh đã in đậm dấu ấn của mình trong lòng người hâm mộ suốt mấy thập kỷ qua, thì không thể nào dễ dãi với bất kỳ vai diễn nào mình đã chọn.
Mai Huỳnh tâm sự, anh sợ nhất là phải diễn chung với những người có lối diễn “quỷ quyệt”, không thật, chỉ dùng sức mạnh hình thể để che giấu cảm xúc. Anh nói: “Những người như thế chỉ đem lại cho khán giả chiếc vỏ của hạt đậu, nhìn bóng bẩy, trơn tru nhưng không thể khiến người ta cảm thấy ngọt bùi, dễ chịu”.
Tôi lại hỏi, có phải trở thành phó đạo diễn đã khiến anh khó tính hơn, Mai Huỳnh cười: “Khắc khe trong nghiệp diễn chính là chìa khóa duy nhất dẫn đến thành công. Một diễn viên có thể trẻ, đẹp, bắt mắt, nhưng họ không thể mãi mãi dùng vẻ bên ngoài để chinh phục được khán giả. Và ngược lại, có những diễn viên không được trời ưu ái về thanh sắc nhưng họ có nghề, tâm huyết với từng nhân vật thì dù là vai phụ vẫn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng công chúng. Đó mới là điều mà bất kỳ ai theo nghiệp diễn cũng phải phấn đấu hết sức mình để đạt được”.
Lại hỏi Mai Huỳnh sau khi làm phó đạo diễn liệu khán giả có nên chờ mong một bộ phim do chính anh làm đạo diễn không, thì Mai Huỳnh lắc đầu. Bởi với Mai Huỳnh, đạo diễn không phải vai trò mà bất cứ diễn viên lâu năm nào cũng có thể làm được. Tự nhận mình chỉ là một “người thợ xây lành nghề”, Mai Huỳnh nói: “Từ khi nhận vai trò phó đạo diễn, tôi mới biết làm đạo diễn khó như thế nào.
Người đạo diễn giống như một kiến trúc sư, họ biết xây dựng nên nền tảng của công trình, biết phối cảnh, trang trí làm sao cho công trình đẹp nhất, vững chắc nhất, hài hòa nhất. Còn tôi như một thợ xây lành nghề, không thể nào có tầm nhìn như một kiến trúc sư được”. Mai Huỳnh là thế, nói như rút ruột mình và khiêm nhường trước mọi ánh hào quang mà nghề đã đem lại cho anh.
Gần 40 năm rong ruổi theo nghiệp diễn, những gì Mai Huỳnh có được là sự yêu mến của người hâm mộ. Người ta không thể quên một thầy giáo Thạnh hiền lành, cam chịu nhưng cũng đầy chí khí trong Người đẹp Tây Đô, càng không thể quên tên trung úy trong Phong lan đỏ.
Không cần gì cao sang, với Mai Huỳnh chỉ bấy nhiêu đã đủ. Nhưng Mai Huỳnh vẫn chưa thể an nhiên, bởi anh còn trăn trở nhiều, lo lắng nhiều cho những điều không phải của riêng mình. Anh sợ lớp trẻ mất lửa, sợ phim ảnh ngày nay chú trọng doanh thu sẽ sa đà vào sự dễ dãi… Và điều anh sợ nhất, chính là tuổi già khiến anh không còn đủ sức khỏe để theo đuổi con đường mà anh đã mải miết bước đi không ngơi nghỉ gần suốt cuộc đời. Vì đối với Mai Huỳnh: “Ngày nào còn được làm nghề là ngày đó tôi còn sống”.
Hơn 10 năm mới gặp lại Mai Huỳnh, anh không khác xưa là mấy. Có điều, anh trăn trở hơn, lo lắng nhiều hơn đến những điều không phải của riêng mình.Mai Huỳnh bước vào nghiệp diễn bằng những cơ duyên không định sẵn của đường đời lắm ngã rẽ, khúc quanh. Để rồi từ đó miệt mài theo đuổi đam mê, dù thật sự nghề không thể đem lại cho anh cuộc sống sung túc như bao người. Ngày đó, Mai Huỳnh đã bất chấp lời khuyên của gia đình để quyết tâm thi cho bằng được vào Đoàn ca nhạc kịch thanh niên xung kích. Từ một chàng trai chỉ biết hát bằng cả trái tim, bằng sự đam mê hoang sơ chưa từng được gọt giũa, Mai Huỳnh đã quyết định chuyển sang học kịch nghệ.Ngay những năm đầu còn ngồi trên ghế nhà trường, Mai Huỳnh đã lọt vào mắt xanh của đạo diễn Phạm Kỳ Nam. Phạm Kỳ Nam ngày ấy quyết mời cho bằng được Mai Huỳnh vào vai bác sĩ trong phim Tự thú trước bình minh. Cho đến bây giờ, khi hỏi lại Mai Huỳnh, anh cũng không thể giải thích tại sao đoàn phim lại cất công đi mời mình đến 4 lần. Lần thứ nhất, Mai Huỳnh đến gặp Phạm Kỳ Nam tại khách sạn Bến Nghé, nghe tin nhận được vai, chàng trai trẻ mừng đến không ngủ nổi.Nhưng sau đó Mai Huỳnh lại thất vọng ngay, vì trưởng đoàn không đồng ý cho anh nghỉ học quá lâu để theo đoàn làm phim ra Nha Trang quay ngoại cảnh. Ai ngờ, nửa tháng sau đoàn làm phim quay lại, và giữ nguyên ý định giao vai cho Mai Huỳnh. Lần này, Mai Huỳnh cũng không thể thuyết phục được vị trưởng đoàn khó tính. Không hiểu vì lẽ gì, mà đoàn làm phim Tự thú trước bình minh tiếp tục tìm đến lần thứ hai, rồi lại đến thêm lần nữa. Phạm Kỳ Nam nhất quyết nhân vật của mình phải có cho bằng được ánh mắt, điệu cười và cả nỗi buồn không tên phảng phất trên gương mặt Mai Huỳnh.Bởi vậy, dù là lần thứ tư, nhưng đoàn phim vẫn không hề nản. Và lần này, nghệ sĩ Bạch Lan, giáo viên của Mai Huỳnh đã phải ra mặt đảm bảo sẽ dạy ngoài giờ cho Huỳnh thì anh mới được đi đóng phim. Nhờ cơ may kỳ lạ đó, công chúng mới có được một Mai Huỳnh luôn cống hiến cho khán giả những vai diễn nặng nề thân phận, mang một nỗi đau thật đến xót lòng.Hơn nửa đời theo đuổi đam mê, có lúc Mai Huỳnh đứng trên đỉnh cao của danh vọng, nhưng cho đến bây giờ, anh thú thực là hơn nửa đời người anh đã không thể sống nổi bằng nghề. Sinh ra trong một gia đình nghèo khó, Mai Huỳnh đã thấm thía lắm nỗi chật vật của cuộc sống thiếu trước hụt sau.Thế nhưng, chính anh cũng không thể ngờ rằng sau khi mình đã trở thành nghệ sĩ nổi tiếng thì cuộc sống vẫn không đầy đủ hơn. Thậm chí, hạnh phúc riêng của anh đã đổ vỡ chỉ vì anh không thể nào vun vén đủ cho gia đình. Mai Huỳnh tâm sự: “Tôi chỉ mong sao nghề có thể nuôi sống được nghệ sĩ. Dù nghệ sĩ đó có nổi tiếng hay chưa nổi tiếng, vai chính hay vai phụ. Bởi vì bản thân tôi đã trải qua hơn nửa đời khốn khó mới bắt đầu “dễ thở” hơn”.Tuy vậy, Mai Huỳnh vẫn thấy mình may mắn. Bởi vì anh không bị vòng xoáy của vật chất cuốn vào. Anh chia sẻ: “Người ta thường nghĩ, nghệ sĩ phải có cái này, cái kia, phải xuất hiện ở những nơi sang trọng, khoác lên mình những bộ cánh hào nhoáng. Chính điều này đã khiến những người nghệ sĩ dù khó khăn đến đâu vẫn cố gắng chạy vạy cho bằng người khác. Tôi thì không như vậy, tôi quan niệm, vật chất phải phục vụ con người, chứ con người không thể phụ thuộc vào vật chất.Đối với tôi, khi xuất hiện trước công chúng chỉ cần gọn gàng, lịch sự, phù hợp với hoàn cảnh là đủ. Chạy theo vật chất để rồi bị nó điều khiển, quả thật không đáng”. Như một nghịch lý, những nghệ sĩ hoạt động nghệ thuật chân chính, không bám vào scandal, không vin vào tai tiếng lại thường có cuộc sống khó khăn, chật vật. Nhưng Mai Huỳnh không buồn, vì với anh dòng máu đam mê lúc nào cũng cuồn cuộn chảy. Mai Huỳnh nói: “Nghèo khó quen rồi, đắng cay trải nhiều rồi, chuyện gì rồi cũng ổn theo cách của nó. Không bao giờ tôi từ bỏ phim ảnh, vì đó là nguồn sống của tôi”.Sau một thời gian vắng bóng trên màn ảnh nhỏ vì bận rộn với vai trò phó đạo diễn, gần đây người hâm mộ mới lại thấy Mai Huỳnh đóng phim. Tái ngộ lần này, Mai Huỳnh vào vai người đàn ông luống tuổi si tình một cô gái trẻ trong phim nhựa mới nhất của đạo diễn Lê Hữu Lương – Vũ khúc trong đêm. Mai Huỳnh tâm sự, cái khó của vai diễn này là nhân vật phải thể hiện tình yêu một cách âm thầm nhưng bền bỉ và mãnh liệt.Phải cho khán giả thấy được sự dằn vặt, đấu tranh nội tâm của người đàn ông tuổi đã xế chiều nhưng lỡ yêu cô gái chỉ bằng tuổi con ruột mình. Và tình yêu của Mai Huỳnh chính là dòng nước mát ngọt duy nhất làm mềm mạch phim với đầy rẫy sự lọc lừa, toan tính, oán hận và âm mưu trả thù. Vũ Khúc trong đêm đã được mang đi dự giải Liên hoan phim toàn quốc và hứa hẹn gây bất ngờ cho khán giả yêu thích Mai Huỳnh nói riêng và phim Việt nói chung.Thấy Mai Huỳnh tái xuất trong vai một người đàn ông si tình, nhiều người đùa rằng Huỳnh vẫn còn “ngon lành” và phong độ lắm. Nhưng anh chỉ cười và bảo: “Thôi, tôi già lắm rồi. Giờ đến phim trường cũng chỉ mong muốn mình sẽ là bệ đỡ cho lớp trẻ”. Bởi vậy, nên khi diễn, Mai Huỳnh thường nhường “mảng miếng”, đất diễn cho các hậu bối.Đôi khi, anh còn khéo léo dẫn dắt để bạn diễn chạm đến tận cùng cảm xúc của nhân vật, hay diễn theo một cách mới hơn, tự nhiên và thật hơn. “Gừng càng già càng cay”, cái tên Mai Huỳnh vẫn đủ sức nặng để kéo khán giả ngồi lại với màn hình. Và Mai Huỳnh còn như một sự bảo chứng cho sự đầu tư kỹ lưỡng của bộ phim. Vì một Mai Huỳnh đã in đậm dấu ấn của mình trong lòng người hâm mộ suốt mấy thập kỷ qua, thì không thể nào dễ dãi với bất kỳ vai diễn nào mình đã chọn.Mai Huỳnh tâm sự, anh sợ nhất là phải diễn chung với những người có lối diễn “quỷ quyệt”, không thật, chỉ dùng sức mạnh hình thể để che giấu cảm xúc. Anh nói: “Những người như thế chỉ đem lại cho khán giả chiếc vỏ của hạt đậu, nhìn bóng bẩy, trơn tru nhưng không thể khiến người ta cảm thấy ngọt bùi, dễ chịu”.Tôi lại hỏi, có phải trở thành phó đạo diễn đã khiến anh khó tính hơn, Mai Huỳnh cười: “Khắc khe trong nghiệp diễn chính là chìa khóa duy nhất dẫn đến thành công. Một diễn viên có thể trẻ, đẹp, bắt mắt, nhưng họ không thể mãi mãi dùng vẻ bên ngoài để chinh phục được khán giả. Và ngược lại, có những diễn viên không được trời ưu ái về thanh sắc nhưng họ có nghề, tâm huyết với từng nhân vật thì dù là vai phụ vẫn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng công chúng. Đó mới là điều mà bất kỳ ai theo nghiệp diễn cũng phải phấn đấu hết sức mình để đạt được”.Lại hỏi Mai Huỳnh sau khi làm phó đạo diễn liệu khán giả có nên chờ mong một bộ phim do chính anh làm đạo diễn không, thì Mai Huỳnh lắc đầu. Bởi với Mai Huỳnh, đạo diễn không phải vai trò mà bất cứ diễn viên lâu năm nào cũng có thể làm được. Tự nhận mình chỉ là một “người thợ xây lành nghề”, Mai Huỳnh nói: “Từ khi nhận vai trò phó đạo diễn, tôi mới biết làm đạo diễn khó như thế nào.Người đạo diễn giống như một kiến trúc sư, họ biết xây dựng nên nền tảng của công trình, biết phối cảnh, trang trí làm sao cho công trình đẹp nhất, vững chắc nhất, hài hòa nhất. Còn tôi như một thợ xây lành nghề, không thể nào có tầm nhìn như một kiến trúc sư được”. Mai Huỳnh là thế, nói như rút ruột mình và khiêm nhường trước mọi ánh hào quang mà nghề đã đem lại cho anh.Gần 40 năm rong ruổi theo nghiệp diễn, những gì Mai Huỳnh có được là sự yêu mến của người hâm mộ. Người ta không thể quên một thầy giáo Thạnh hiền lành, cam chịu nhưng cũng đầy chí khí trong Người đẹp Tây Đô, càng không thể quên tên trung úy trong Phong lan đỏ.Không cần gì cao sang, với Mai Huỳnh chỉ bấy nhiêu đã đủ. Nhưng Mai Huỳnh vẫn chưa thể an nhiên, bởi anh còn trăn trở nhiều, lo lắng nhiều cho những điều không phải của riêng mình. Anh sợ lớp trẻ mất lửa, sợ phim ảnh ngày nay chú trọng doanh thu sẽ sa đà vào sự dễ dãi… Và điều anh sợ nhất, chính là tuổi già khiến anh không còn đủ sức khỏe để theo đuổi con đường mà anh đã mải miết bước đi không ngơi nghỉ gần suốt cuộc đời. Vì đối với Mai Huỳnh: “Ngày nào còn được làm nghề là ngày đó tôi còn sống”.