Diễn viên Hoàng Trinh: “Hạnh phúc là tự bằng lòng với mình”

PNCN – Phải “dỗ dành” lắm, Hoàng Trinh mới xiêu lòng đồng ý dành cho tôi một buổi trò chuyện về cuộc sống gia đình.

Không phải vì “bà” Thượng Dương hoàng hậu (trong vở kịch Ngàn năm tình sử) làm cao, mà vì chị cho rằng “chuyện chồng con khó nói lắm…”, hôm nay thế này, nhưng không ai biết được chuyện gì sẽ xảy ra ngày mai. Không thiếu gì người bữa trước vừa khoe hạnh phúc trên báo, bữa sau đã đưa nhau ra tòa ly dị, chị sợ mình chẳng may cũng bị rơi vào cảnh “làm trò cười cho thiên hạ”.

Không phải vì “bà” Thượng Dương hoàng hậu (trong vở kịch Ngàn năm tình sử) làm cao, mà vì chị cho rằng “chuyện chồng con khó nói lắm…”, hôm nay thế này, nhưng không ai biết được chuyện gì sẽ xảy ra ngày mai. Không thiếu gì người bữa trước vừa khoe hạnh phúc trên báo, bữa sau đã đưa nhau ra tòa ly dị, chị sợ mình chẳng may cũng bị rơi vào cảnh “làm trò cười cho thiên hạ”.

Là con gái cưng của ông chủ tiệm may Việt Dũng trên đường Pasteur (Q.1, TP.HCM) nổi tiếng một thời nhưng Hoàng Trinh không theo nghề “gia truyền”, lén cha mẹ thi vào khoa kịch nói Trường văn hóa Nghệ thuật TP.HCM. Cô gái chưa tròn 20 tuổi lúc ấy theo học nghề diễn viên vì có một sở thích rất “già” là thích phân tích tâm lý con người. Trong số những học viên trúng tuyển năm đó, có một người khá nổi tiếng, mang theo mình một bề dày thành tích “đáng nể”, đó là chàng trai Dị Thảo. Mới sáu, bảy tuổi, Dị Thảo đã là gương mặt quen thuộc trên truyền hình, trong ban kịch Túy Hồng và chương trình Gia đình ông Ký cùng với các nghệ sĩ Tám Vân, Kim Cúc… và đạt “đỉnh cao” trong lòng công chúng với vai bé Sang trong vở kịch nổi tiếng Lá sầu riêng trên sân khấu Kim Cương. Sự xuất hiện của “ngôi sao” Dị Thảo ngay trong ngày đầu tuyển sinh đã kéo theo nhiều ánh mắt ngưỡng mộ, nhưng Hoàng Trinh hoàn toàn không để ý, vì trong lòng đang rất lo, không biết mình có đậu không, mà lỡ đậu rồi không biết gia đình có cho theo học không.

Là con gái cưng của ông chủ tiệm may Việt Dũng trên đường Pasteur (Q.1, TP.HCM) nổi tiếng một thời nhưng Hoàng Trinh không theo nghề “gia truyền”, lén cha mẹ thi vào khoa kịch nói Trường văn hóa Nghệ thuật TP.HCM. Cô gái chưa tròn 20 tuổi lúc ấy theo học nghề diễn viên vì có một sở thích rất “già” là thích phân tích tâm lý con người. Trong số những học viên trúng tuyển năm đó, có một người khá nổi tiếng, mang theo mình một bề dày thành tích “đáng nể”, đó là chàng trai Dị Thảo. Mới sáu, bảy tuổi, Dị Thảo đã là gương mặt quen thuộc trên truyền hình, trong ban kịch Túy Hồng và chương trình Gia đình ông Ký cùng với các nghệ sĩ Tám Vân, Kim Cúc… và đạt “đỉnh cao” trong lòng công chúng với vai bé Sang trong vở kịch nổi tiếng Lá sầu riêng trên sân khấu Kim Cương. Sự xuất hiện của “ngôi sao” Dị Thảo ngay trong ngày đầu tuyển sinh đã kéo theo nhiều ánh mắt ngưỡng mộ, nhưng Hoàng Trinh hoàn toàn không để ý, vì trong lòng đang rất lo, không biết mình có đậu không, mà lỡ đậu rồi không biết gia đình có cho theo học không.

Lớp học có hơn 20 người, đến hơn phân nửa là nữ, nhưng “bé Dị Thảo” lại chỉ chấm Hoàng Trinh, “cô gái có thân hình nhỏ nhắn mà gương mặt rất xinh”. Khác với hình ảnh ngây thơ của bé Sang ngày nào, Dị Thảo bây giờ đã là chàng trai 22 tuổi, quyết liệt trong tình yêu. Nhập học mới vài tháng, anh đã thẳng thắn bày tỏ ước muốn được cô bạn cùng lớp làm ý trung nhân của mình. Con gái mới lớn, lại quen sống trong sự bảo bọc của gia đình, Hoàng Trinh cảm thấy sợ, chưa dám yêu nên đề nghị Dị Thảo “chỉ làm bạn thôi”. Ừ, thì là bạn, nhưng bạn cũng có năm bảy kiểu. Từ đó, để tạo dịp gần gũi và dễ bề chăm sóc bạn, cứ mỗi lần làm tiểu phẩm thực tập, bao giờ Dị Thảo cũng mời Hoàng Trinh đóng một vai. Dị Thảo chuyên vai hài, Hoàng Trinh sở trường vai bi. Thỉnh thoảng, Dị Thảo đóng vai cha, Hoàng Trinh thủ vai con. Ngoài thời gian được ở bên “người đẹp” trong các bài tập, nhờ lợi thế hơn người vì có chiếc xe máy (phương tiện phổ thông lúc ấy là xe đạp), Dị Thảo còn nhanh chân xí luôn phần đưa đón Hoàng Trinh đi học. Ngoài học kịch, Hoàng Trinh còn học nhiều thứ khác như vi tính, ngoại ngữ…, Dị Thảo luôn tình nguyện làm xe ôm “trọn gói”, tận tụy đợi chờ dù trời mưa gió hay nắng rát. Nhà có cây ổi xá lị trái ngọt thơm lừng, ngày nào đi học, Dị Thảo cũng cố kiếm cho được ít nhất một trái đem đến lớp làm quà cho người đẹp. Hễ cô bạn cần gì là anh bạn giúp đỡ ngay, không chút chần chừ. Rồi cái gì đến, phải đến. Kết thúc năm học đầu tiên, Dị Thảo đã đạt được điểm 10 trong mắt cô bạn cùng lớp và được cô chấp thuận nâng mối quan hệ tình cảm lên ngang tầm với nguyện vọng ban đầu của anh.

Lớp học có hơn 20 người, đến hơn phân nửa là nữ, nhưng “bé Dị Thảo” lại chỉ chấm Hoàng Trinh, “cô gái có thân hình nhỏ nhắn mà gương mặt rất xinh”. Khác với hình ảnh ngây thơ của bé Sang ngày nào, Dị Thảo bây giờ đã là chàng trai 22 tuổi, quyết liệt trong tình yêu. Nhập học mới vài tháng, anh đã thẳng thắn bày tỏ ước muốn được cô bạn cùng lớp làm ý trung nhân của mình. Con gái mới lớn, lại quen sống trong sự bảo bọc của gia đình, Hoàng Trinh cảm thấy sợ, chưa dám yêu nên đề nghị Dị Thảo “chỉ làm bạn thôi”. Ừ, thì là bạn, nhưng bạn cũng có năm bảy kiểu. Từ đó, để tạo dịp gần gũi và dễ bề chăm sóc bạn, cứ mỗi lần làm tiểu phẩm thực tập, bao giờ Dị Thảo cũng mời Hoàng Trinh đóng một vai. Dị Thảo chuyên vai hài, Hoàng Trinh sở trường vai bi. Thỉnh thoảng, Dị Thảo đóng vai cha, Hoàng Trinh thủ vai con. Ngoài thời gian được ở bên “người đẹp” trong các bài tập, nhờ lợi thế hơn người vì có chiếc xe máy (phương tiện phổ thông lúc ấy là xe đạp), Dị Thảo còn nhanh chân xí luôn phần đưa đón Hoàng Trinh đi học. Ngoài học kịch, Hoàng Trinh còn học nhiều thứ khác như vi tính, ngoại ngữ…, Dị Thảo luôn tình nguyện làm xe ôm “trọn gói”, tận tụy đợi chờ dù trời mưa gió hay nắng rát. Nhà có cây ổi xá lị trái ngọt thơm lừng, ngày nào đi học, Dị Thảo cũng cố kiếm cho được ít nhất một trái đem đến lớp làm quà cho người đẹp. Hễ cô bạn cần gì là anh bạn giúp đỡ ngay, không chút chần chừ. Rồi cái gì đến, phải đến. Kết thúc năm học đầu tiên, Dị Thảo đã đạt được điểm 10 trong mắt cô bạn cùng lớp và được cô chấp thuận nâng mối quan hệ tình cảm lên ngang tầm với nguyện vọng ban đầu của anh.

Vậy mà, phải đến 10 năm sau họ mới thành vợ thành chồng. Nhưng khi đã chung nhà rồi, công việc lại chia hai, mỗi người làm ở một công ty khác nhau. Hoàng Trinh đầu quân cho sân khấu IDECAF, trở thành một trong những gương mặt trụ cột, có khả năng hóa thân vào nhiều dạng vai với bản lĩnh ngày một vững vàng. Còn Dị Thảo, bỏ nghề diễn sân khấu, chuyển sang diễn bằng tiếng cho phim VN, chuyên trị những vai tính cách, hài hước, thường làm “tiếng nói” cho Tấn Beo, Tấn Hoàng, Phương Bình… Cuộc sống tự lập vất vả, phải 5 năm sau ngày cưới, đứng trước tuổi 35 thường được dự báo là đã đến lúc phụ nữ khó sinh nở, Hoàng Trinh mới quyết định có con. Kỳ Thanh, cô con gái duy nhất của họ năm nay vừa lên tám.

Vậy mà, phải đến 10 năm sau họ mới thành vợ thành chồng. Nhưng khi đã chung nhà rồi, công việc lại chia hai, mỗi người làm ở một công ty khác nhau. Hoàng Trinh đầu quân cho sân khấu IDECAF, trở thành một trong những gương mặt trụ cột, có khả năng hóa thân vào nhiều dạng vai với bản lĩnh ngày một vững vàng. Còn Dị Thảo, bỏ nghề diễn sân khấu, chuyển sang diễn bằng tiếng cho phim VN, chuyên trị những vai tính cách, hài hước, thường làm “tiếng nói” cho Tấn Beo, Tấn Hoàng, Phương Bình… Cuộc sống tự lập vất vả, phải 5 năm sau ngày cưới, đứng trước tuổi 35 thường được dự báo là đã đến lúc phụ nữ khó sinh nở, Hoàng Trinh mới quyết định có con. Kỳ Thanh, cô con gái duy nhất của họ năm nay vừa lên tám.

Hạnh phúc của Hoàng Trinh là: chồng một bên và con một bên

Hạnh phúc của Hoàng Trinh là: chồng một bên và con một bên

Không có người giúp, công việc của họ lại không ổn định, hai vợ chồng phải chia nhau việc nhà nên tối nào họ cũng ngồi lại làm bảng phân công chi tiết cho ngày hôm sau. Thu nhập đem về bỏ chung một chỗ, nhưng Hoàng Trinh lãnh phần chi tiêu trong nhà. Dù bận đến mấy, chị cũng cố gắng chu toàn bữa cơm gia đình. Sáng mở mắt ra, việc đầu tiên, chị lo cho cả nhà ăn sáng, làm nước trái cây để cha mang đi làm, con mang đi học. Sau khi hai cha con ra khỏi nhà, mẹ xách giỏ đi chợ, về nấu sẵn thức ăn để trong tủ lạnh, xong xuôi mới đi đến trường quay hay đến sàn tập. Hôm nào phim quay 6 giờ sáng thì công việc nấu nướng được Hoàng Trinh làm lúc 4 giờ. Buổi chiều, trước khi rời nhà đến sân khấu, bao giờ Hoàng Trinh cũng pha sẵn hai ly sữa bỏ tủ lạnh cho hai cha con. Dị Thảo luôn có thói quen, tối phải uống một ly sữa mới ngủ ngon giấc. Quần áo thường bỏ vào máy khuya hôm trước, khuya hôm sau mới có thời gian đem phơi. Cả hai đều không muốn con gái lớn lên trong sự tủi thân so với bạn bè nên phân công nhau đưa đón, dạy con học, có khi quá bận còn mang con theo khi đi diễn. Nếu hai vợ chồng cùng bận cả ngày, con gái được đem qua nhà ngoại kèm theo một tờ giấy chi chít những ghi chú, dặn dò. Hoàng Trinh xem việc quán xuyến gia đình của mình là lẽ đương nhiên, là không thể khác, bởi giao cho ai hay nhờ vả ai, chị cũng không an tâm. Vừa tề gia nội trợ, vừa làm người của công chúng, việc nào cũng muốn làm tốt bằng chính đôi chân của mình nên Hoàng Trinh mỗi ngày trung bình chỉ có khoảng bốn tiếng để ngủ.

Không có người giúp, công việc của họ lại không ổn định, hai vợ chồng phải chia nhau việc nhà nên tối nào họ cũng ngồi lại làm bảng phân công chi tiết cho ngày hôm sau. Thu nhập đem về bỏ chung một chỗ, nhưng Hoàng Trinh lãnh phần chi tiêu trong nhà. Dù bận đến mấy, chị cũng cố gắng chu toàn bữa cơm gia đình. Sáng mở mắt ra, việc đầu tiên, chị lo cho cả nhà ăn sáng, làm nước trái cây để cha mang đi làm, con mang đi học. Sau khi hai cha con ra khỏi nhà, mẹ xách giỏ đi chợ, về nấu sẵn thức ăn để trong tủ lạnh, xong xuôi mới đi đến trường quay hay đến sàn tập. Hôm nào phim quay 6 giờ sáng thì công việc nấu nướng được Hoàng Trinh làm lúc 4 giờ. Buổi chiều, trước khi rời nhà đến sân khấu, bao giờ Hoàng Trinh cũng pha sẵn hai ly sữa bỏ tủ lạnh cho hai cha con. Dị Thảo luôn có thói quen, tối phải uống một ly sữa mới ngủ ngon giấc. Quần áo thường bỏ vào máy khuya hôm trước, khuya hôm sau mới có thời gian đem phơi. Cả hai đều không muốn con gái lớn lên trong sự tủi thân so với bạn bè nên phân công nhau đưa đón, dạy con học, có khi quá bận còn mang con theo khi đi diễn. Nếu hai vợ chồng cùng bận cả ngày, con gái được đem qua nhà ngoại kèm theo một tờ giấy chi chít những ghi chú, dặn dò. Hoàng Trinh xem việc quán xuyến gia đình của mình là lẽ đương nhiên, là không thể khác, bởi giao cho ai hay nhờ vả ai, chị cũng không an tâm. Vừa tề gia nội trợ, vừa làm người của công chúng, việc nào cũng muốn làm tốt bằng chính đôi chân của mình nên Hoàng Trinh mỗi ngày trung bình chỉ có khoảng bốn tiếng để ngủ.

Nhiều lúc cực nhọc, thấy như quá sức, Hoàng Trinh cũng có cảm giác buồn tủi, so sánh. Người ta sao thảnh thơi, may mắn, còn mình, với nghề diễn viên, thần sắc là quan trọng, nhưng hai bàn tay nổi gân, gương mặt thường mệt mỏi vì thiếu ngủ. Nhưng rồi chị lại nghĩ, họ đẹp đó, chồng họ kiếm nhiều tiền đó nhưng chắc gì họ đã hạnh phúc. Chị hãnh diện vì được xài đồng tiền do chính mình làm ra, được tự mình làm việc của mình. Bận rộn suốt ngày, gần như “đầu tắt mặt tối” và công việc đã phân công rõ ràng chuyện ai nấy làm, nên vợ chồng Hoàng Trinh – Dị Thảo ít có “dịp” để cãi nhau. Thỉnh thoảng, Dị Thảo về trễ vì phải “nhậu” tiếp khách hàng, Hoàng Trinh cũng không thể không “cằn nhằn”. Chị tâm sự, từ nhỏ, chị đã được cha mẹ giáo dục rằng con người không ai toàn diện, nếu chồng có làm điều gì lầm lỡ, mình phải xem lại bản thân mình trước và cố gắng thay đổi. Có khi mình mệt mỏi quá, không đáp ứng được tình cảm của chồng cũng dễ khiến cho người chồng thất vọng, sa ngã.

Nhiều lúc cực nhọc, thấy như quá sức, Hoàng Trinh cũng có cảm giác buồn tủi, so sánh. Người ta sao thảnh thơi, may mắn, còn mình, với nghề diễn viên, thần sắc là quan trọng, nhưng hai bàn tay nổi gân, gương mặt thường mệt mỏi vì thiếu ngủ. Nhưng rồi chị lại nghĩ, họ đẹp đó, chồng họ kiếm nhiều tiền đó nhưng chắc gì họ đã hạnh phúc. Chị hãnh diện vì được xài đồng tiền do chính mình làm ra, được tự mình làm việc của mình. Bận rộn suốt ngày, gần như “đầu tắt mặt tối” và công việc đã phân công rõ ràng chuyện ai nấy làm, nên vợ chồng Hoàng Trinh – Dị Thảo ít có “dịp” để cãi nhau. Thỉnh thoảng, Dị Thảo về trễ vì phải “nhậu” tiếp khách hàng, Hoàng Trinh cũng không thể không “cằn nhằn”. Chị tâm sự, từ nhỏ, chị đã được cha mẹ giáo dục rằng con người không ai toàn diện, nếu chồng có làm điều gì lầm lỡ, mình phải xem lại bản thân mình trước và cố gắng thay đổi. Có khi mình mệt mỏi quá, không đáp ứng được tình cảm của chồng cũng dễ khiến cho người chồng thất vọng, sa ngã.

Đến với nhau bằng mối tình đầu và đã cùng nhau bình yên được trên 20 năm, nhưng Hoàng Trinh vẫn rất thận trọng: “Không biết tương lai thế nào, vợ chồng có ai “sinh tật” gì không, nên cứ phải cố gắng mỗi ngày”. Tuy cuộc sống vật chất của vợ chồng chị không dư dả gì, nhưng chị vẫn thấy bằng lòng và luôn cố gắng làm cho những cái “mình đang có” ngày càng tốt hơn. Hoàng Trinh nói, chị thích nhất cái cảm giác thương yêu, hạnh phúc sau một ngày mệt mỏi, đêm về chồng một bên, con một bên. Hỏi Hoàng Trinh trong cuộc sống gia đình, có bao giờ chị phải khóc, chị cho biết, chị chỉ khóc trong vai diễn. Bởi cuộc sống quá bận rộn, chị không còn thời giờ cho những suy nghĩ thiệt hơn, lao vào công việc là quên hết mọi chuyện buồn. Buông công việc là buồn ngủ và ngủ là quên. Với chị, điều đó may mắn.

Đến với nhau bằng mối tình đầu và đã cùng nhau bình yên được trên 20 năm, nhưng Hoàng Trinh vẫn rất thận trọng: “Không biết tương lai thế nào, vợ chồng có ai “sinh tật” gì không, nên cứ phải cố gắng mỗi ngày”. Tuy cuộc sống vật chất của vợ chồng chị không dư dả gì, nhưng chị vẫn thấy bằng lòng và luôn cố gắng làm cho những cái “mình đang có” ngày càng tốt hơn. Hoàng Trinh nói, chị thích nhất cái cảm giác thương yêu, hạnh phúc sau một ngày mệt mỏi, đêm về chồng một bên, con một bên. Hỏi Hoàng Trinh trong cuộc sống gia đình, có bao giờ chị phải khóc, chị cho biết, chị chỉ khóc trong vai diễn. Bởi cuộc sống quá bận rộn, chị không còn thời giờ cho những suy nghĩ thiệt hơn, lao vào công việc là quên hết mọi chuyện buồn. Buông công việc là buồn ngủ và ngủ là quên. Với chị, điều đó may mắn.

“Cuộc đời tôi đâu có bi kịch bằng các nhân vật tôi từng đóng. Có người bị rơi vào hố sâu và họ tìm cách gỡ từng nút một để cuối cùng chiếc dây sẽ thẳng. Cuộc đời mình cũng như sợi dây gút mà mình phải tháo từ từ để dây thẳng, đẹp ra. Với tôi, hạnh phúc là tự bằng lòng với mình. Mỗi ngày được nhìn thấy nhau đầy đủ là hạnh phúc rồi. Hạnh phúc nhất là mình có đủ sức khỏe để lo cho mọi người. Tiền như núi mà sức khỏe không tốt thì tiền cũng sẽ vơi đi mà mình chẳng hưởng được gì” – Hoàng Trinh tâm sự.

“Cuộc đời tôi đâu có bi kịch bằng các nhân vật tôi từng đóng. Có người bị rơi vào hố sâu và họ tìm cách gỡ từng nút một để cuối cùng chiếc dây sẽ thẳng. Cuộc đời mình cũng như sợi dây gút mà mình phải tháo từ từ để dây thẳng, đẹp ra. Với tôi, hạnh phúc là tự bằng lòng với mình. Mỗi ngày được nhìn thấy nhau đầy đủ là hạnh phúc rồi. Hạnh phúc nhất là mình có đủ sức khỏe để lo cho mọi người. Tiền như núi mà sức khỏe không tốt thì tiền cũng sẽ vơi đi mà mình chẳng hưởng được gì” – Hoàng Trinh tâm sự.

http://www.phunuonline.com.vn/giaitri/2011/Pages/dien-vien-hoang-trinh-hanh-phuc-la-tu-bang-long-voi-minh.aspx

Rate this post