Để tưởng nhớ một danh ca của tân nhạc Việt Nam: Sĩ Phú đã 8 năm qua… – Âm Nhạc Online
8.2008
Chắc ít người ngờ rằng nam danh ca Sĩ Phú qua đời cách đây đã đúng 8 năm, khi tiếng hát của anh vẫn vọng lên đây đó, rất gần gũi và rất thân quen. Tiếng hát rung động đầy tình cảm đó thật ra đã vĩnh viễn xa lìa cuộc sống vào ngày 19 tháng 7 năm 2000.
Điều đó chứng tỏ Sĩ Phú vẫn luôn nằm sâu trong ký ức của những người mến mộ anh, từ những năm cuối thập niên 60, ngay từ khi anh gia nhập vào những sinh họat của nền tân nhạc Việt Nam, lần đàu tiên trong một chương trình truyền hình do Bộ Tư Lệnh Không Quân thực hiện với mục đích kêu gọi giới thanh niên hăng hái gia nhập binh chủng này.
Để tưởng nhớ về một tên tuổi một thời đã chiếm giữ một chỗ đứng cao trong làng tân nhạc Việt Nam với tiếng hát trầm ấm của mình, bài viết chứa đựng những chi tiết đặc biệt liên quan đến những họat động nghệ thuật và cuộc sống tình cảm của Sĩ Phú này được coi như một sự tưởng nhớ sâu xa về một nam danh ca có nhiều đóng góp lớn cho nền tân nhạc Việt Nam, đã vĩnh viễn giã từ cuộc sống cách đây đúng 8 năm.
Hy vọng đây cũng là một tài liệu quí giá cho những độc giả trẻ tuổi muốn tìm hiểu về một tiếng hát từng một thuở lẫy lừng.
Ngoài những chi tiết do chính Sĩ Phú lúc sinh tiền đã cung cấp cho người viết qua những lần gặp gỡ và trao đổi với anh, là một số chi tiết được tham khảo từ chị Ngọc Lan, đuợc coi là người tình cuối đời của Sĩ Phú đã gần gũi bên anh nhiều năm trời trước khi anh qua đời. Thêm vào đó là những chi tiết thu thập được từ nữ ca sĩ Uyên Ly trong ban tam ca “Ba Con Mèo” là người từng chung sống với anh trong một thời gian dài sau khi Sĩ Phú ra đến hải ngọai.
Là một người nổi tiếng đào hoa, dĩ nhiên Sĩ Phú đã có không ít người đàn bà khác đi qua đời anh trong một giai đọan nào đó. Cho nên cái nhìn về anh hoặc những nhận xét về con người anh cũng do đó mà có thể khác biệt nơi mỗi người từng chung sống với anh một thời gian. Trường hợp của chị Ngọc Lan hay nữ ca sĩ Uyên Ly là một điển hình.
Rất tiếc người viết đã không có dịp tiếp xúc với một số người bạn đời hoặc người tình khác của anh để có thêm được nhiều chi tiết tương đối đầy đủ hơn. Nhưng dù sao bài viết này cũng hy vọng cung cấp được một phần nào vào sự muốn tìm hiểu nơi độc giả về một nam danh ca rất đa tình, có một giọng ca nhiều lôi cuốn và một tính tình rất hào hoa.
Theo ý muốn của anh, thi hài Sĩ Phú đã được hỏa táng tại nhà quàn Peek Family ở thành phố Westminster, nam California theo nghi thức Phật Giáo vào ngày 26 tháng 7 năm 2000, sau khi anh thở hơi cuối cùng một tuần trước đó.
Sự hiện diện đông đảo của trên 400 người, trong số đó phần đông là giới văn nghệ sĩ và các cựu chiến hữu của anh trong binh chủng Không Quân – ngoài một người anh và một người chị ruột trong gia đình- đã nói lên lòng cảm mến sâu đậm đối với một trong những giọng ca tên tuổi nhất của làng tân nhạc.
Theo di ngôn của Sĩ Phú, tất cả số tiền phúng điếu sau đó đã được “Sĩ Phú Foundation” do Ngọc Lan thành lập – chuyển cho các cơ quan từ thiện. Ngoài ra anh còn mong muốn tàn tro của mình sẽ được đưa về Việt Nam trao cho 3 người con của anh, mặc dù đã có giấy nhập cảnh về phía Hoa Kỳ nhưng gặp trục trặc giấy tờ về phía Việt Nam nên đã không được nhìn mặt bố lần cuối.
Sĩ Phú xứng đáng được coi là một nam danh ca của làng tân nhạc Việt Nam mặc dù anh chưa bao giờ nhận mình là một ca sĩ nhà nghề. Từ khi cất tiếng hát nhạc phẩm đầu tiên trên đài truyền hình Sài Gòn vào năm 68 trong dịp kỷ niệm ngày thành lập binh chủng Không Quân Việt Nam cho đến khi vĩnh viễn ra đi, anh cho rằng ca sĩ nhà nghề là một người sống hoàn toàn với nghề nghiệp của mình, trong khi anh cho nghề nghiệp chính của anh là một sĩ quan Không Quân.
Mặc dù chưa từng học nhạc, nhưng với khả năng thiên phú và một giọng ca rất tình tứ, Sĩ Phú đã được khán giả đón nhận một cách nhiệt tình. Thêm vào đó, phong cách trình diễn đầy vẻ hào hoa và bay bướm trong bộ đồ bay của anh đã thu hút được ngay cảm tình của khán giả. Bộ ria mép mà mọi người cho là rất lẳng của Sĩ Phú cũng đã đóng góp không ít trong sự thu phục cảm tình của những người mến mộ, một thời từng là một hình ảnh quyến rũ với nhiều phụ nữ.
Sĩ Phú tên thật là Nguyễn Sĩ Phú, sinh năm 1940 tại Lào. vì song thân anh làm việc tại đây trước khi về sống tại miền Bắc Việt Nam, để sau đó di cư vào Nam năm 1954. Nhưng chính thức trên giấy tờ, anh sinh năm 1942. Sĩ Phú là con út trong gia đình, ngoài một người chị và một người anh.
Anh tốt nghiệp đại học vào năm 62, sau đó gia nhập binh chủng Không Quân Việt Nam Cộng Hòa và được gửi sang Hoa Kỳ tu nghiệp để sau đó về nước lái trực thăng chiến đấu. Sĩ Phú đã được từng được cử làm trưởng ban Tâm Lý Chiến Binh Chủng Không Quân với cấp bậc cuối cùng là thiếu tá cho đến biến cố tháng Tư năm 75.
Vào năm 73, hình ảnh của Sĩ Phú trong cuốn phim “Cánh Chim Tự Do” do binh chủng Không Quân thực hiện đã làm nổi bật hình ảnh hào hùng của một chiến sĩ Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, có tác động rất mạnh nơi giới thanh niên và đã tạo nên một mẫu người lý tưởng của các thiếu nữ trong thời chiến.
Và cũng nhờ đó, tên tuổi của Sĩ Phú đã lên tới đỉnh cao chót vót trong lãnh vực ca nhạc. Mặc dù anh không xuất hiện nhiều ở phòng trà hoặc vũ trường, ngoài những buổi trình diễn trong các chương trình văn nghệ không quân, nổi bật nhất qua những lần xuất hiện tại câu lạc bộ không quân Huỳnh Hữu Bạc trong căn cứ Tân Sơn Nhất.
Vì nhận lời cộng tác với phòng trà Khánh Ly khi đang là một sĩ quan Không Quân, Sĩ Phú đã bị thuyên chuyển ra tận ngoài Phan Rang do lệnh của bộ chỉ huy binh chủng này. Theo Sĩ Phú đó là một trong những kỷ niệm đáng ghi nhớ nhất của anh.
Trong lãnh vực ca nhạc, khi còn ở Việt Nam, Sĩ Phú đã góp tiếng hát mình trong một số băng nhạc mang nhãn hiệu Tú Quỳnh của nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương, là người đã góp công không ít trong việc đưa tên tuổi Sĩ Phú lên cao với những nhạc phẩm tiền chiến như “Lá Thư” (nhạc phẩm thu băng đầu tiên của Sĩ Phú), “Chuyển Bến”, “Tình Nghệ Sĩ”, “Tà Ao Xanh”, vv…
Cũng với nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương, Sĩ Phú đã cộng tác một thời gian dài trong “Chương Trình Phạm Mạnh Cương”, phát hình hàng tuần trên đài Truyền Hình Việt Nam từ năm 69. Song song với thời kỳ này, Sĩ Phú còn hợp tác với chương trình “Chiến Sĩ Và Đời Sống” trên đài phát thanh quân đội và “chương trình Phạm Mạnh Cương” trên đài phát thanh Sài Gòn.
Khoảng gần cuối thập niên 60, Sĩ Phú lập gia đình với một thiếu nữ tên Chi, rất say mê tiếng hát và tính tình hào hoa của anh. Họ có với nhau 3 người con trai, hiện tất cả còn ở lại Việt Nam. Người con cả của anh năm nay đã ngoài 40, đã có gia đình từ lâu. Trong khi đó người con trai thứ nhì đã lập gia đình vào năm 94. Và trong dịp này Sĩ Phú đã trở về quê hương để lo việc cưới hỏi cho người con mà khi anh rời Việt Nam mới chưa đầy 5 tuổi.
Khi được cấp báo về tình trạng nguy ngập của Sĩ Phú, cả ba người con đã lo liệu thủ tục nhập cảnh vào Hoa Kỳ để nhìn mặt bố lần cuối, nhưng vào phút chót đã không có mặt kịp để tiễn đưa anh đến nơi an nghỉ. Tàn tro của Sĩ Phú sau khi được hỏa táng đã được đưa về Việt Nam đúng với sự mong ước của anh trước khi nhắm mắt. Năm 98, Sĩ Phú trở về Việt Nam một lần nữa, cùng với một người phụ nữ tên Châu, một thời gian được coi là người tình của anh trong thời gian ở San Jose.
Một chi tiết ít người biết là Sĩ Phú đã từng có một thời gian hợp tác với nhà xuất bản Sóng của nhà văn quá cố Nguyễn Đông Ngạc, cũng là một người bạn thân của anh. Với một khả năng Anh Văn thông thạo, anh đã góp phần dịch thuật cùng với các nhà văn khác như Đinh Nguyên và Phan Lệ Thanh trong những tác phẩm do nhà xuất bản Sóng ấn hành như Chuyện Tình, Một Thời Để Yêu Và Một Thời Để Chết từng đạt được số bán rất cao vào đầu thập niên 70.
Sĩ Phú rời Việt Nam sang Hoa Kỳ vào năm 75. Tình trạng hỗn độn của những ngày cuối cùng trước khi Sài Gòn thất thủ đã khiến cho Sĩ Phú trở nên một người mất hồn. Anh lang thang một mình trong căn cứ không quân Tân Sơn Nhất mà trong đầu óc không có một kế hoạch nào, ngoài một sự hoang mang cùng cực. Trong lúc chưa biết quyết định ra sao khi tình trạng hỗn loạn càng lúc càng tăng, anh được một người bạn sĩ quan Hoa Kỳ đẩy lên xe Jeep, đưa lên máy bay chở thẳng ra hạm đội thứ 7 để sau đó được bảo lãnh sang cư ngụ tại thành phố San Jose trơ trọi một thân một mình.
Sĩ Phú trong bộ đồ bay
Trong dịp Xuân tha hương đầu tiên vào đầu năm 76, Sĩ Phú được mời hát trong một chương trình văn nghệ mừng Tết Bính Thìn trước một số đông đảo khán giả tại San Diego, là nơi anh đã sống vài tháng, sau khi cảm thấy không thích hợp với cuộc sống nơi gia đình người bảo trợ ở San Jose.
Cùng tham dự hội chợ Tết này còn có một số nghệ sĩ khác như Khánh Ly, Trung Hành, Quang Minh, Đoàn Thanh Tuyền (con gái cố tài tử Đoàn Châu Mậu), ban nhạc New Life với Trung Nghĩa và 2 “con mèo” Kim Anh và Uyên Ly.
“Con Mèo” thứ ba trong ban tam ca the Cat’s Trio là Minh Xuân lúc đó đang cùng với chồng là Minh Phúc cư ngụ ở thành phố Binhampton thuộc tiểu bang New York.
Tình cảm đã nẩy nở từ lần trình diễn đó giữa Sĩ Phú và “con mèo” Uyên Ly để một thời gian ngắn sau họ đã quyết định cùng nhau chung sống vào năm 1976 trong niềm hạnh phúc tràn trề. Đó cũng là một khúc quanh quan trọng trong cuộc đời của Sĩ Phú.
Uyên Ly cùng em gái là Kim Anh khi đó cư ngụ tại vùng Los Angeles và cùng nhau khai thác một tiệm làm móng tay và săn sóc da lấy tên là Marina Nails & Skin Care. Hai người có với nhau một con gái mang tên Lisa Nguyễn Ngọc Tuyền vào năm 1978, rất kháu khỉnh và thông minh. Sĩ Phú đã dồn tất cả sự thương yêu của mình vào đứa con gái này bằng cách săn sóc và dạy dỗ rất tận tình. Sự thương yêu trẻ thơ của Sĩ Phú còn được dành cho cả con của cô em vợ Kim Anh là bé trai tên Jo. Theo lời kể của Uyên Ly thì Sĩ Phú đã là một người “baby-sit” rất chu đáo!
Sĩ Phú và Uyên Ly
Trong thời gian đầu chung sống với Uyên Ly, Sĩ Phú đi học và tốt nghiệp kỹ sư về ngành truyền thông. Sau đó anh đi làm cho một số công ty Mỹ, mà công ty cuối cùng là NTC ở San Jose.
Nhưng một biến cố đau thương đã xẩy đến với Sĩ Phú khi cháu gái của anh và Uyên Ly là Lisa đã bất ngờ qua đời vào năm 83, sau khi từ trường học trở về nhà mà nguyên nhân gây ra cái chết là bị chấn thương sọ não, khiến cho máu tích tụ trong óc. Theo tường trình của bệnh viện, cháu Lisa đã bị ngã trước đó mà gia đình không hay biết.
Uyên Ly tâm sự với người viết là chị không sao quên được những gì xẩy ra vào tối hôm trước khi bé Lisa qua đời. Tối hôm đó Sĩ Phú, một người nghiện thuốc lá nặng, đang ngồi xem tin tức vào lúc 10 giờ như thường lệ với điếu thuốc Winston phì phèo trên môi thì bé Lisa sáp lại gần nhõng nhẽo trước khi đi ngủ. Bé nói với bố là muốn được anh cho ngồi trên đùi. Vì mải mê theo dõi tin tức nên anh muốn Lisa đi ngủ ngay. Bé năn nỉ thêm để rồi được mẹ nói với bố chiều theo ý muốn.
Khi ngồi gọn trong lòng anh, bé Lisa đã ngước mắt lên nhìn bố nói là anh đừng hút thuốc lá nữa, nếu không sẽ bị ung thư phổi như lời cô giáo trong lớp thường nói với học sinh về vấn đề này. Sĩ Phú chiều con, đứng dậy dụi ngay điếu thuốc đang hút dở dang và hứa với Lisa sẽ không hút nữa. Lisa nói “Thank you, daddy!” và vui vẻ chạy vào phòng ngủ. Đến nửa chừng, bé dừng lại giữa phòng khách làm mấy động tác thể dục và dặn bố nên tập thể thao đều đặn. Anh cũng hứa ngay với đứa con gái thân yêu là sẽ nghe theo lời khuyên đó. Bé Lisa tung tăng chạy vào phòng ngủ một mình trong khi vợ chồng Uyên Ly – Sĩ Phú vẫn ở ngoài phòng khách.
Những lời đối thoại giữa bố con đó, Uyên Ly nhớ rất rành mạch, nhất là khuôn mặt hồn nhiên với những nụ cười tươi tắn của bé Lisa. Cả hai đã không ngờ đó là hình ảnh đẹp cuối cùng của đứa con gái đầu lòng mà họ hết lòng thương yêu. Vì sáng hôm sau khi vào phòng ngủ của bé Lisa, hai vợ chồng đã sửng sốt khi thấy bé đã tắt thở. Không sao tả xiết được nỗi đau đớn của hai người trước một thực tế quá phũ phàng.
Trước sự ra đi bất ngờ của bé Lisa, Sĩ Phú cũng như Uyên Ly vì quá xúc động đã trở thành chán nản và buồn bã đến cùng cực.
Sĩ Phú và bé Lisa, con gái duy nhất của anh và nữ ca sĩ Uyên Ly
Theo lời kể của Uyên Ly, sau đó Sĩ Phú bỏ hút thuốc cũng như chịu khó tập thể thao. Nhưng chỉ được đúng 2 ngày! Tuy nhiên anh cũng hết sức cố gắng để đổi qua hút loại thuốc nhẹ hơn là Winston Light, rồi dần dần qua đến thuốc lá vấn một thời gian.
Riêng Sĩ Phú quyết định thay đổi chỗ làm để lên San Jose nhận việc với công ty truyền thông NTC, không còn thiết tha gì đến việc ca hát như trước đó đã từng sát nhập với Uyên Ly và Kim Anh thành ban tam ca vẫn lấy tên là ” Ba Con Mèo “. Họ đã đi trình diễn giúp vui cho đồng bào tỵ nạn tại những trại tạm trú ở Pendleton, Washington D.C, Maryland, vv… trong thời kỳ đầu tiên ở Mỹ hoặc để gây quỹ cho những người mới định cư.
Ngoài ra, anh cũng đã cùng với Uyên Ly và Kim Anh hát chung trong 2 CD “Chiều Bên Giáo Đường” và “Nỗi Niềm”, phát hành vào đầu thập niên 90 với những nhạc phẩm Ngày Đó Chúng Mình, Tà Áo Xanh, Hình Ảnh Một Buổi Chiều, Đợi Chờ và Mắt Lệ Cho Người.
Tuy làm việc trên San Jose, nhưng Sĩ Phú vẫn xuống Los Angeles đều đặn để thăm Uyên Ly. Nhưng đến năm 92, Uyên Ly nhận thấy Sĩ Phú bắt đầu có nhiều thay đổi, thể hiện qua sự chưng diện và chải chuốt hơn trước rất nhiều.
Nhờ bạn bè ở San Jose, Uyên Ly được cho biết Sĩ Phú đã có liên hệ tình cảm mật thiết với một phụ nữ ở đây. Chị rất đau khổ để đi đến quyết định dứt khoát với Sĩ Phú sau lần anh từ Việt Nam trở lại Mỹ vào năm 94. Sĩ Phú vẫn tiếp tục cư ngụ và làm việc ở San Jose, tuy vậy anh vẫn xuống thăm và ở tại nhà Uyên Ly và vẫn được “welcome” như lời chị nói.
Dù sao lúc nào Uyên Ly cũng cư xử với Sĩ Phú như một người chồng có tính tình dễ thương, hòa nhã và nhất là có tính rộng lượng đối với mọi người. Cho đến phút cuối đời của Sĩ Phú, Uyên Ly đã tận tình săn sóc người chồng thương yêu đã cùng chị chung sống trong một thời gian dài. Và với bộ áo tang của một người vợ, Uyên Ly đã đưa tiễn Sĩ Phú đến nơi an nghỉ cuối cùng đã nói lên tình nghĩa đậm đà của tình nghĩa phu thê, quên đi những chuyện không vui đã xẩy ra.
Vào năm 95, vì nhớ những sinh họat ca nhạc, Sĩ Phú đã nhận lời xuất hiện trên chương trình video Trường Thanh số 1, thu hình tại thành phố Montreal, Canada. Với chương trình video này, ngoài vai trò ca sĩ, Sĩ Phú còn đảm trách vai trò điều khiển chương trình. Nhưng hình như vai trò MC không thích hợp lắm với anh vì đã trải qua một thời gian dài sống cách biệt với thế giới nghệ thuật cùng với những niềm ray rứt trong lãnh vực tình cảm qua cái chết của con gái và sự đổ vỡ trong đời sống hôn nhân với Uyên Ly nên đã giảm đi nhiều nét linh hoạt.
Cũng trong năm 95, Sĩ Phú đã thực hiện riêng cho mình 2 CD mang tựa đề Tà Áo Xanh và Trái Tim Hững Hờ trong thời gian anh cư ngụ tại miền bắc California. CD “Tà Áo Xanh” gồm những nhạc phẩm Sĩ Phú cho là ưng ý nhất của mình như Tà Áo Xanh, Dư Âm, Cô Láng Giềng, vv…
CD “Trái Tim Hững Hờ” gồm 10 nhạc phẩm ngoại quốc nổi tiếng được anh soạn lời Việt dưới những tựa đề như Cỏ Vẫn Xanh, Si Tình, Tình Yêu Tôi, Lệ Hoen Mắt Biếc, vv… Trước đó Sĩ Phú cũng đã từng thu tiếng hát mình trên một số CD khác như Khối Tình Trương Chi, Chân Trời Tím, Cô Hàng Nước, Áo Lụa Hà Đông, Xin Hãy Rời Xa, vv…, đa số do trung tâm Diễm Xưa thực hiện.
Trên phương diện video, ngoài lần góp mặt trên video Trường Thanh 1, Sĩ Phú còn xuất hiện trên một vài chương trình khác của trung tâm Asia với những nhạc phẩm Tóc Mây, Tuyết Trắng, vv… vẫn còn gây được ấn tượng tốt đẹp nơi nọi người.
Một thời gian sau, Sĩ Phú dời xuống Orange County và có dịp gặp gỡ Ngọc Lan, một phụ nữ theo Uyên Ly là “rất dễ thương và tận tình săn sóc anh ấy kể từ khi phát giác là bị bệnh”. Trong thời gian này Uyên Ly và Ngọc Lan vẫn thường liên lạc trong một mối giao hảo tốt đẹp.
Ngọc Lan gặp Sĩ Phú trong một “party” ở vùng Little Saigon, nam California và đã dành ngay cho Sĩ Phú một tình cảm rất đậm đà và chân thật. Qua lời kể với Uyên Ly thì Ngọc Lan trước đó từng đi coi bói và được cho biết sẽ gặp một người với dáng dấp cũng như khuôn mặt y hệt Sĩ Phú.
Ngọc Lan còn tin tưởng hơn nữa khi đi xem về quá khứ vị lai, để được biết là tiền kiếp của chị – một ái thiếp – còn mang nặng nợ đối với Sĩ Phú mà tiền kiếp là một vị Vua. Cho nên kiếp này chị phải trả mối nợ đó nên đã hết lòng thương yêu Sĩ Phú và chăm sóc anh từng ly từng tí cho đến phút cuối cùng. Do đó, một chiếc áo tang cũng đã được khoác lên người Ngọc Lan, ngoài Uyên Ly, anh chị Sĩ Phú, Kim Anh và cháu Jo, vv…
Sĩ Phú phát giác bị bệnh ung thư phổi từ tháng 4 năm 99, sau khi bị “stroke” và ngã quỵ trong lúc mở cửa xe bước ra ngoài ở một parking, trong khi chờ đợi Ngọc Lan lúc đó đang ở trong một “shopping center” vùng Orange County. Sau khi được đưa vào một dưỡng đường, anh được các y sĩ điều trị cho biết có một cục bướu trong óc.
Sau đó đã còn phát ra nhiều cục bướu nhỏ khác do sự lan truyền bệnh ung thư từ buồng phổi. Uyên Ly khuyên anh nên vào điều trị ở một trong hai bệnh viện lớn là UCLA hay UCI. Nếu vào UCLA thì Uyên Ly sẽ lo săn sóc vì gần nơi cư ngụ. Còn nếu vào bệnh viện UCI, Ngọc Lan sẽ là người cáng đáng mọi việc. Sự xếp đặt như vậy đã được hai người thỏa thuận.
Cuối cùng Sĩ Phú nhập bện h viện UCI. Tại đây, các y sĩ đã khám phá Sĩ Phú đã bị ung thư từ lâu mà không biết, khiến một cục bướu đã lên tới óc và sau đó chứng ung thư đã hủy hoại cả buồng phổi của anh. Trong hơn một năm kể từ khi bệnh ung thư được phát giác vào tháng 4 năm 1999 – nhất là trong thời gian 2 tháng cuối ở bệnh viện UCI – Sĩ Phú tỏ ra rất bi quan và luôn luôn nhận được những lời an ủi và sự săn sóc kỹ lưỡng của Uyên Ly -từ Los Angeles xuống đều đặn- và nhất là Ngọc Lan, vì ở cùng vùng Orange County.
Mặc dù theo đạo Phật, nhưng Sĩ Phú còn đặt niềm tin của minh vào Thiên Chúa và Đức Mẹ, thể hiện qua những hình tượng quanh chỗ nằm. Ngoài ra anh còn để tâm đến việc nghiên cứu về Thiền học trong những năm tháng cuối đời.
Biết Sĩ Phú sẽ không qua khỏi, Uyên Ly đã mời chị anh từ Washington D.C sang, cũng như báo tin cho người anh của Sĩ Phú là Nguyễn Sĩ Bào biết. Uyên Ly đã ở cả ngày thứ hai 17 tháng 7.2000 tại bệnh viện với anh, ngoài sự có mặt của Ngọc Lan, anh chị Sĩ Phú, thân mẫu Uyên Ly, vv…
Riêng song thân Sĩ Phú đều đã qua đời. Thân mẫu anh mất vào đầu thập niên 90, sau khi từ Washington, D.C qua California ở chung với anh và Uyên Ly trong nhiều năm. Thân phụ anh từ trần trước biến cố tháng 4 năm 75 một thời gian ngắn.
Hôm đó Sĩ Phú tuy rất khó thở, nhưng vẫn còn nói chuyện một cách bình thản, không còn tỏ ra sợ hãi và bi quan như trước vì trước tình trạng sức khỏe như vậy, anh đã chấp nhận cái chết. Tuy nhiên Sĩ Phú không dấu được sự buồn bã và có vẻ hờn giận vì không được gặp mặt 3 người con trai lần cuối.
Khi Uyên Ly từ giã để đưa mẹ đi ăn để rồi về nhà luôn thì Sĩ Phú nắm chặt lấy tay chị tỏ ý không muốn rời xa, khiến Uyên Ly cảm tưởng sẽ có chuyện không hay xẩy ra. Cùng tối hôm đó, Uyên Ly được chị Sĩ Phú cho biết sau khi Uyên Ly ra về, anh không còn nói chuyện nữa. Qua đến tối hôm sau (thứ Ba 18 tháng 7 ), Uyên Ly được cho biết Sĩ Phú sẽ được chuyển đến một bệnh viện khác.
Nhưng đến sáng sớm thứ Tư 19.7, chị Sĩ Phú báo tin cho Uyên Ly biết Sĩ Phú đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 00:55 giờ sáng. Dĩ nhiên không có gì có thể khiến chị bàng hoàng và xúc động hơn. Một lúc sau, Ngọc Lan gọi lại cho chị để xác nhận về sự ra đi của Sĩ Phú để rồi cùng nhau bàn thảo việc tang chay. Mọi việc cuối cùng được dành cho Ngọc Lan định liệu, theo như ý của người đã ra đi.
Trước khi vĩnh viễn ra đi, Sĩ Phú đã được một số người thân, đặc biệt là chị Ngọc Lan -người chung sống với anh và tận tình săn sóc anh trong khoảng gần 2 năm cuối đời- giúp đỡ để hoàn thành CD cuối cùng của cuộc đời ca hát là “Còn Chút Gì Để Nhớ”.
Những lời được coi như những lời giã biệt đã được Sĩ Phú cất lên qua nhạc phẩm được dùng làm chủ đề cho CD này khi ngồi trên chiếc xe lăn cùng với sự phụ họa của một số đông đảo anh chị em nghệ sĩ – đã gây xúc động mạnh nơi hàng trăm khán giả tham dự đêm ra mắt tổ chức tại vũ trường Majestic vào ngày 27 tháng 6 năm 2000.
Chị Ngọc Lan cho biết số tiền bán CD trong chương trình đó đã được xung vào Sĩ Phú Foundation do chị thành lập để gửi về giúp đỡ các con anh cũng như để giúp các công tác từ thiện như lời dặn dò của Sĩ Phú trước khi nhắm mắt lìa đời…
Giờ đây Sĩ Phú đã thành người thiên cổ, để lại niềm thương nhớ vô vàn cho những người đàn bà từng có những liên hệ tình cảm với anh, với những người thân yêu trong gia đình. Và, dĩ nhiên tiếng hát của Sĩ Phú sẽ còn lưu lại mãi mãi trong lòng những người yêu nhạc, trong số đó không ít người đã từng coi anh như một thần tượng. Một thần tượng của ca nhạc và tình yêu…
Trường Kỳ
Nguồn: http://www.tvtuansan.com.au
Chắc ít người ngờ rằng nam danh ca Sĩ Phú qua đời cách đây đã đúng 8 năm, khi tiếng hát của anh vẫn vọng lên đây đó, rất gần gũi và rất thân quen. Tiếng hát rung động đầy tình cảm đó thật ra đã vĩnh viễn xa lìa cuộc sống vào ngày 19 tháng 7 năm 2000.Điều đó chứng tỏ Sĩ Phú vẫn luôn nằm sâu trong ký ức của những người mến mộ anh, từ những năm cuối thập niên 60, ngay từ khi anh gia nhập vào những sinh họat của nền tân nhạc Việt Nam, lần đàu tiên trong một chương trình truyền hình do Bộ Tư Lệnh Không Quân thực hiện với mục đích kêu gọi giới thanh niên hăng hái gia nhập binh chủng này.Để tưởng nhớ về một tên tuổi một thời đã chiếm giữ một chỗ đứng cao trong làng tân nhạc Việt Nam với tiếng hát trầm ấm của mình, bài viết chứa đựng những chi tiết đặc biệt liên quan đến những họat động nghệ thuật và cuộc sống tình cảm của Sĩ Phú này được coi như một sự tưởng nhớ sâu xa về một nam danh ca có nhiều đóng góp lớn cho nền tân nhạc Việt Nam, đã vĩnh viễn giã từ cuộc sống cách đây đúng 8 năm.Hy vọng đây cũng là một tài liệu quí giá cho những độc giả trẻ tuổi muốn tìm hiểu về một tiếng hát từng một thuở lẫy lừng.Ngoài những chi tiết do chính Sĩ Phú lúc sinh tiền đã cung cấp cho người viết qua những lần gặp gỡ và trao đổi với anh, là một số chi tiết được tham khảo từ chị Ngọc Lan, đuợc coi là người tình cuối đời của Sĩ Phú đã gần gũi bên anh nhiều năm trời trước khi anh qua đời. Thêm vào đó là những chi tiết thu thập được từ nữ ca sĩ Uyên Ly trong ban tam ca “Ba Con Mèo” là người từng chung sống với anh trong một thời gian dài sau khi Sĩ Phú ra đến hải ngọai.Là một người nổi tiếng đào hoa, dĩ nhiên Sĩ Phú đã có không ít người đàn bà khác đi qua đời anh trong một giai đọan nào đó. Cho nên cái nhìn về anh hoặc những nhận xét về con người anh cũng do đó mà có thể khác biệt nơi mỗi người từng chung sống với anh một thời gian. Trường hợp của chị Ngọc Lan hay nữ ca sĩ Uyên Ly là một điển hình.Rất tiếc người viết đã không có dịp tiếp xúc với một số người bạn đời hoặc người tình khác của anh để có thêm được nhiều chi tiết tương đối đầy đủ hơn. Nhưng dù sao bài viết này cũng hy vọng cung cấp được một phần nào vào sự muốn tìm hiểu nơi độc giả về một nam danh ca rất đa tình, có một giọng ca nhiều lôi cuốn và một tính tình rất hào hoa.Theo ý muốn của anh, thi hài Sĩ Phú đã được hỏa táng tại nhà quàn Peek Family ở thành phố Westminster, nam California theo nghi thức Phật Giáo vào ngày 26 tháng 7 năm 2000, sau khi anh thở hơi cuối cùng một tuần trước đó.Sự hiện diện đông đảo của trên 400 người, trong số đó phần đông là giới văn nghệ sĩ và các cựu chiến hữu của anh trong binh chủng Không Quân – ngoài một người anh và một người chị ruột trong gia đình- đã nói lên lòng cảm mến sâu đậm đối với một trong những giọng ca tên tuổi nhất của làng tân nhạc.Theo di ngôn của Sĩ Phú, tất cả số tiền phúng điếu sau đó đã được “Sĩ Phú Foundation” do Ngọc Lan thành lập – chuyển cho các cơ quan từ thiện. Ngoài ra anh còn mong muốn tàn tro của mình sẽ được đưa về Việt Nam trao cho 3 người con của anh, mặc dù đã có giấy nhập cảnh về phía Hoa Kỳ nhưng gặp trục trặc giấy tờ về phía Việt Nam nên đã không được nhìn mặt bố lần cuối.Sĩ Phú xứng đáng được coi là một nam danh ca của làng tân nhạc Việt Nam mặc dù anh chưa bao giờ nhận mình là một ca sĩ nhà nghề. Từ khi cất tiếng hát nhạc phẩm đầu tiên trên đài truyền hình Sài Gòn vào năm 68 trong dịp kỷ niệm ngày thành lập binh chủng Không Quân Việt Nam cho đến khi vĩnh viễn ra đi, anh cho rằng ca sĩ nhà nghề là một người sống hoàn toàn với nghề nghiệp của mình, trong khi anh cho nghề nghiệp chính của anh là một sĩ quan Không Quân.Mặc dù chưa từng học nhạc, nhưng với khả năng thiên phú và một giọng ca rất tình tứ, Sĩ Phú đã được khán giả đón nhận một cách nhiệt tình. Thêm vào đó, phong cách trình diễn đầy vẻ hào hoa và bay bướm trong bộ đồ bay của anh đã thu hút được ngay cảm tình của khán giả. Bộ ria mép mà mọi người cho là rất lẳng của Sĩ Phú cũng đã đóng góp không ít trong sự thu phục cảm tình của những người mến mộ, một thời từng là một hình ảnh quyến rũ với nhiều phụ nữ.Sĩ Phú tên thật là Nguyễn Sĩ Phú, sinh năm 1940 tại Lào. vì song thân anh làm việc tại đây trước khi về sống tại miền Bắc Việt Nam, để sau đó di cư vào Nam năm 1954. Nhưng chính thức trên giấy tờ, anh sinh năm 1942. Sĩ Phú là con út trong gia đình, ngoài một người chị và một người anh.Anh tốt nghiệp đại học vào năm 62, sau đó gia nhập binh chủng Không Quân Việt Nam Cộng Hòa và được gửi sang Hoa Kỳ tu nghiệp để sau đó về nước lái trực thăng chiến đấu. Sĩ Phú đã được từng được cử làm trưởng ban Tâm Lý Chiến Binh Chủng Không Quân với cấp bậc cuối cùng là thiếu tá cho đến biến cố tháng Tư năm 75.Vào năm 73, hình ảnh của Sĩ Phú trong cuốn phim “Cánh Chim Tự Do” do binh chủng Không Quân thực hiện đã làm nổi bật hình ảnh hào hùng của một chiến sĩ Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, có tác động rất mạnh nơi giới thanh niên và đã tạo nên một mẫu người lý tưởng của các thiếu nữ trong thời chiến.Và cũng nhờ đó, tên tuổi của Sĩ Phú đã lên tới đỉnh cao chót vót trong lãnh vực ca nhạc. Mặc dù anh không xuất hiện nhiều ở phòng trà hoặc vũ trường, ngoài những buổi trình diễn trong các chương trình văn nghệ không quân, nổi bật nhất qua những lần xuất hiện tại câu lạc bộ không quân Huỳnh Hữu Bạc trong căn cứ Tân Sơn Nhất.Vì nhận lời cộng tác với phòng trà Khánh Ly khi đang là một sĩ quan Không Quân, Sĩ Phú đã bị thuyên chuyển ra tận ngoài Phan Rang do lệnh của bộ chỉ huy binh chủng này. Theo Sĩ Phú đó là một trong những kỷ niệm đáng ghi nhớ nhất của anh.Trong lãnh vực ca nhạc, khi còn ở Việt Nam, Sĩ Phú đã góp tiếng hát mình trong một số băng nhạc mang nhãn hiệu Tú Quỳnh của nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương, là người đã góp công không ít trong việc đưa tên tuổi Sĩ Phú lên cao với những nhạc phẩm tiền chiến như “Lá Thư” (nhạc phẩm thu băng đầu tiên của Sĩ Phú), “Chuyển Bến”, “Tình Nghệ Sĩ”, “Tà Ao Xanh”, vv…Cũng với nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương, Sĩ Phú đã cộng tác một thời gian dài trong “Chương Trình Phạm Mạnh Cương”, phát hình hàng tuần trên đài Truyền Hình Việt Nam từ năm 69. Song song với thời kỳ này, Sĩ Phú còn hợp tác với chương trình “Chiến Sĩ Và Đời Sống” trên đài phát thanh quân đội và “chương trình Phạm Mạnh Cương” trên đài phát thanh Sài Gòn.Khoảng gần cuối thập niên 60, Sĩ Phú lập gia đình với một thiếu nữ tên Chi, rất say mê tiếng hát và tính tình hào hoa của anh. Họ có với nhau 3 người con trai, hiện tất cả còn ở lại Việt Nam. Người con cả của anh năm nay đã ngoài 40, đã có gia đình từ lâu. Trong khi đó người con trai thứ nhì đã lập gia đình vào năm 94. Và trong dịp này Sĩ Phú đã trở về quê hương để lo việc cưới hỏi cho người con mà khi anh rời Việt Nam mới chưa đầy 5 tuổi.Khi được cấp báo về tình trạng nguy ngập của Sĩ Phú, cả ba người con đã lo liệu thủ tục nhập cảnh vào Hoa Kỳ để nhìn mặt bố lần cuối, nhưng vào phút chót đã không có mặt kịp để tiễn đưa anh đến nơi an nghỉ. Tàn tro của Sĩ Phú sau khi được hỏa táng đã được đưa về Việt Nam đúng với sự mong ước của anh trước khi nhắm mắt. Năm 98, Sĩ Phú trở về Việt Nam một lần nữa, cùng với một người phụ nữ tên Châu, một thời gian được coi là người tình của anh trong thời gian ở San Jose.Một chi tiết ít người biết là Sĩ Phú đã từng có một thời gian hợp tác với nhà xuất bản Sóng của nhà văn quá cố Nguyễn Đông Ngạc, cũng là một người bạn thân của anh. Với một khả năng Anh Văn thông thạo, anh đã góp phần dịch thuật cùng với các nhà văn khác như Đinh Nguyên và Phan Lệ Thanh trong những tác phẩm do nhà xuất bản Sóng ấn hành như Chuyện Tình, Một Thời Để Yêu Và Một Thời Để Chết từng đạt được số bán rất cao vào đầu thập niên 70.Sĩ Phú rời Việt Nam sang Hoa Kỳ vào năm 75. Tình trạng hỗn độn của những ngày cuối cùng trước khi Sài Gòn thất thủ đã khiến cho Sĩ Phú trở nên một người mất hồn. Anh lang thang một mình trong căn cứ không quân Tân Sơn Nhất mà trong đầu óc không có một kế hoạch nào, ngoài một sự hoang mang cùng cực. Trong lúc chưa biết quyết định ra sao khi tình trạng hỗn loạn càng lúc càng tăng, anh được một người bạn sĩ quan Hoa Kỳ đẩy lên xe Jeep, đưa lên máy bay chở thẳng ra hạm đội thứ 7 để sau đó được bảo lãnh sang cư ngụ tại thành phố San Jose trơ trọi một thân một mình.Sĩ Phú trong bộ đồ bayTrong dịp Xuân tha hương đầu tiên vào đầu năm 76, Sĩ Phú được mời hát trong một chương trình văn nghệ mừng Tết Bính Thìn trước một số đông đảo khán giả tại San Diego, là nơi anh đã sống vài tháng, sau khi cảm thấy không thích hợp với cuộc sống nơi gia đình người bảo trợ ở San Jose.Cùng tham dự hội chợ Tết này còn có một số nghệ sĩ khác như Khánh Ly, Trung Hành, Quang Minh, Đoàn Thanh Tuyền (con gái cố tài tử Đoàn Châu Mậu), ban nhạc New Life với Trung Nghĩa và 2 “con mèo” Kim Anh và Uyên Ly.”Con Mèo” thứ ba trong ban tam ca the Cat’s Trio là Minh Xuân lúc đó đang cùng với chồng là Minh Phúc cư ngụ ở thành phố Binhampton thuộc tiểu bang New York.Tình cảm đã nẩy nở từ lần trình diễn đó giữa Sĩ Phú và “con mèo” Uyên Ly để một thời gian ngắn sau họ đã quyết định cùng nhau chung sống vào năm 1976 trong niềm hạnh phúc tràn trề. Đó cũng là một khúc quanh quan trọng trong cuộc đời của Sĩ Phú.Uyên Ly cùng em gái là Kim Anh khi đó cư ngụ tại vùng Los Angeles và cùng nhau khai thác một tiệm làm móng tay và săn sóc da lấy tên là Marina Nails & Skin Care. Hai người có với nhau một con gái mang tên Lisa Nguyễn Ngọc Tuyền vào năm 1978, rất kháu khỉnh và thông minh. Sĩ Phú đã dồn tất cả sự thương yêu của mình vào đứa con gái này bằng cách săn sóc và dạy dỗ rất tận tình. Sự thương yêu trẻ thơ của Sĩ Phú còn được dành cho cả con của cô em vợ Kim Anh là bé trai tên Jo. Theo lời kể của Uyên Ly thì Sĩ Phú đã là một người “baby-sit” rất chu đáo!Sĩ Phú và Uyên LyTrong thời gian đầu chung sống với Uyên Ly, Sĩ Phú đi học và tốt nghiệp kỹ sư về ngành truyền thông. Sau đó anh đi làm cho một số công ty Mỹ, mà công ty cuối cùng là NTC ở San Jose.Nhưng một biến cố đau thương đã xẩy đến với Sĩ Phú khi cháu gái của anh và Uyên Ly là Lisa đã bất ngờ qua đời vào năm 83, sau khi từ trường học trở về nhà mà nguyên nhân gây ra cái chết là bị chấn thương sọ não, khiến cho máu tích tụ trong óc. Theo tường trình của bệnh viện, cháu Lisa đã bị ngã trước đó mà gia đình không hay biết.Uyên Ly tâm sự với người viết là chị không sao quên được những gì xẩy ra vào tối hôm trước khi bé Lisa qua đời. Tối hôm đó Sĩ Phú, một người nghiện thuốc lá nặng, đang ngồi xem tin tức vào lúc 10 giờ như thường lệ với điếu thuốc Winston phì phèo trên môi thì bé Lisa sáp lại gần nhõng nhẽo trước khi đi ngủ. Bé nói với bố là muốn được anh cho ngồi trên đùi. Vì mải mê theo dõi tin tức nên anh muốn Lisa đi ngủ ngay. Bé năn nỉ thêm để rồi được mẹ nói với bố chiều theo ý muốn.Khi ngồi gọn trong lòng anh, bé Lisa đã ngước mắt lên nhìn bố nói là anh đừng hút thuốc lá nữa, nếu không sẽ bị ung thư phổi như lời cô giáo trong lớp thường nói với học sinh về vấn đề này. Sĩ Phú chiều con, đứng dậy dụi ngay điếu thuốc đang hút dở dang và hứa với Lisa sẽ không hút nữa. Lisa nói “Thank you, daddy!” và vui vẻ chạy vào phòng ngủ. Đến nửa chừng, bé dừng lại giữa phòng khách làm mấy động tác thể dục và dặn bố nên tập thể thao đều đặn. Anh cũng hứa ngay với đứa con gái thân yêu là sẽ nghe theo lời khuyên đó. Bé Lisa tung tăng chạy vào phòng ngủ một mình trong khi vợ chồng Uyên Ly – Sĩ Phú vẫn ở ngoài phòng khách.Những lời đối thoại giữa bố con đó, Uyên Ly nhớ rất rành mạch, nhất là khuôn mặt hồn nhiên với những nụ cười tươi tắn của bé Lisa. Cả hai đã không ngờ đó là hình ảnh đẹp cuối cùng của đứa con gái đầu lòng mà họ hết lòng thương yêu. Vì sáng hôm sau khi vào phòng ngủ của bé Lisa, hai vợ chồng đã sửng sốt khi thấy bé đã tắt thở. Không sao tả xiết được nỗi đau đớn của hai người trước một thực tế quá phũ phàng.Trước sự ra đi bất ngờ của bé Lisa, Sĩ Phú cũng như Uyên Ly vì quá xúc động đã trở thành chán nản và buồn bã đến cùng cực.Sĩ Phú và bé Lisa, con gái duy nhất của anh và nữ ca sĩ Uyên LyTheo lời kể của Uyên Ly, sau đó Sĩ Phú bỏ hút thuốc cũng như chịu khó tập thể thao. Nhưng chỉ được đúng 2 ngày! Tuy nhiên anh cũng hết sức cố gắng để đổi qua hút loại thuốc nhẹ hơn là Winston Light, rồi dần dần qua đến thuốc lá vấn một thời gian.Riêng Sĩ Phú quyết định thay đổi chỗ làm để lên San Jose nhận việc với công ty truyền thông NTC, không còn thiết tha gì đến việc ca hát như trước đó đã từng sát nhập với Uyên Ly và Kim Anh thành ban tam ca vẫn lấy tên là ” Ba Con Mèo “. Họ đã đi trình diễn giúp vui cho đồng bào tỵ nạn tại những trại tạm trú ở Pendleton, Washington D.C, Maryland, vv… trong thời kỳ đầu tiên ở Mỹ hoặc để gây quỹ cho những người mới định cư.Ngoài ra, anh cũng đã cùng với Uyên Ly và Kim Anh hát chung trong 2 CD “Chiều Bên Giáo Đường” và “Nỗi Niềm”, phát hành vào đầu thập niên 90 với những nhạc phẩm Ngày Đó Chúng Mình, Tà Áo Xanh, Hình Ảnh Một Buổi Chiều, Đợi Chờ và Mắt Lệ Cho Người.Tuy làm việc trên San Jose, nhưng Sĩ Phú vẫn xuống Los Angeles đều đặn để thăm Uyên Ly. Nhưng đến năm 92, Uyên Ly nhận thấy Sĩ Phú bắt đầu có nhiều thay đổi, thể hiện qua sự chưng diện và chải chuốt hơn trước rất nhiều.Nhờ bạn bè ở San Jose, Uyên Ly được cho biết Sĩ Phú đã có liên hệ tình cảm mật thiết với một phụ nữ ở đây. Chị rất đau khổ để đi đến quyết định dứt khoát với Sĩ Phú sau lần anh từ Việt Nam trở lại Mỹ vào năm 94. Sĩ Phú vẫn tiếp tục cư ngụ và làm việc ở San Jose, tuy vậy anh vẫn xuống thăm và ở tại nhà Uyên Ly và vẫn được “welcome” như lời chị nói.Dù sao lúc nào Uyên Ly cũng cư xử với Sĩ Phú như một người chồng có tính tình dễ thương, hòa nhã và nhất là có tính rộng lượng đối với mọi người. Cho đến phút cuối đời của Sĩ Phú, Uyên Ly đã tận tình săn sóc người chồng thương yêu đã cùng chị chung sống trong một thời gian dài. Và với bộ áo tang của một người vợ, Uyên Ly đã đưa tiễn Sĩ Phú đến nơi an nghỉ cuối cùng đã nói lên tình nghĩa đậm đà của tình nghĩa phu thê, quên đi những chuyện không vui đã xẩy ra.Vào năm 95, vì nhớ những sinh họat ca nhạc, Sĩ Phú đã nhận lời xuất hiện trên chương trình video Trường Thanh số 1, thu hình tại thành phố Montreal, Canada. Với chương trình video này, ngoài vai trò ca sĩ, Sĩ Phú còn đảm trách vai trò điều khiển chương trình. Nhưng hình như vai trò MC không thích hợp lắm với anh vì đã trải qua một thời gian dài sống cách biệt với thế giới nghệ thuật cùng với những niềm ray rứt trong lãnh vực tình cảm qua cái chết của con gái và sự đổ vỡ trong đời sống hôn nhân với Uyên Ly nên đã giảm đi nhiều nét linh hoạt.Cũng trong năm 95, Sĩ Phú đã thực hiện riêng cho mình 2 CD mang tựa đề Tà Áo Xanh và Trái Tim Hững Hờ trong thời gian anh cư ngụ tại miền bắc California. CD “Tà Áo Xanh” gồm những nhạc phẩm Sĩ Phú cho là ưng ý nhất của mình như Tà Áo Xanh, Dư Âm, Cô Láng Giềng, vv…CD “Trái Tim Hững Hờ” gồm 10 nhạc phẩm ngoại quốc nổi tiếng được anh soạn lời Việt dưới những tựa đề như Cỏ Vẫn Xanh, Si Tình, Tình Yêu Tôi, Lệ Hoen Mắt Biếc, vv… Trước đó Sĩ Phú cũng đã từng thu tiếng hát mình trên một số CD khác như Khối Tình Trương Chi, Chân Trời Tím, Cô Hàng Nước, Áo Lụa Hà Đông, Xin Hãy Rời Xa, vv…, đa số do trung tâm Diễm Xưa thực hiện.Trên phương diện video, ngoài lần góp mặt trên video Trường Thanh 1, Sĩ Phú còn xuất hiện trên một vài chương trình khác của trung tâm Asia với những nhạc phẩm Tóc Mây, Tuyết Trắng, vv… vẫn còn gây được ấn tượng tốt đẹp nơi nọi người.Một thời gian sau, Sĩ Phú dời xuống Orange County và có dịp gặp gỡ Ngọc Lan, một phụ nữ theo Uyên Ly là “rất dễ thương và tận tình săn sóc anh ấy kể từ khi phát giác là bị bệnh”. Trong thời gian này Uyên Ly và Ngọc Lan vẫn thường liên lạc trong một mối giao hảo tốt đẹp.Ngọc Lan gặp Sĩ Phú trong một “party” ở vùng Little Saigon, nam California và đã dành ngay cho Sĩ Phú một tình cảm rất đậm đà và chân thật. Qua lời kể với Uyên Ly thì Ngọc Lan trước đó từng đi coi bói và được cho biết sẽ gặp một người với dáng dấp cũng như khuôn mặt y hệt Sĩ Phú.Ngọc Lan còn tin tưởng hơn nữa khi đi xem về quá khứ vị lai, để được biết là tiền kiếp của chị – một ái thiếp – còn mang nặng nợ đối với Sĩ Phú mà tiền kiếp là một vị Vua. Cho nên kiếp này chị phải trả mối nợ đó nên đã hết lòng thương yêu Sĩ Phú và chăm sóc anh từng ly từng tí cho đến phút cuối cùng. Do đó, một chiếc áo tang cũng đã được khoác lên người Ngọc Lan, ngoài Uyên Ly, anh chị Sĩ Phú, Kim Anh và cháu Jo, vv…Sĩ Phú phát giác bị bệnh ung thư phổi từ tháng 4 năm 99, sau khi bị “stroke” và ngã quỵ trong lúc mở cửa xe bước ra ngoài ở một parking, trong khi chờ đợi Ngọc Lan lúc đó đang ở trong một “shopping center” vùng Orange County. Sau khi được đưa vào một dưỡng đường, anh được các y sĩ điều trị cho biết có một cục bướu trong óc.Sau đó đã còn phát ra nhiều cục bướu nhỏ khác do sự lan truyền bệnh ung thư từ buồng phổi. Uyên Ly khuyên anh nên vào điều trị ở một trong hai bệnh viện lớn là UCLA hay UCI. Nếu vào UCLA thì Uyên Ly sẽ lo săn sóc vì gần nơi cư ngụ. Còn nếu vào bệnh viện UCI, Ngọc Lan sẽ là người cáng đáng mọi việc. Sự xếp đặt như vậy đã được hai người thỏa thuận.Cuối cùng Sĩ Phú nhập bện h viện UCI. Tại đây, các y sĩ đã khám phá Sĩ Phú đã bị ung thư từ lâu mà không biết, khiến một cục bướu đã lên tới óc và sau đó chứng ung thư đã hủy hoại cả buồng phổi của anh. Trong hơn một năm kể từ khi bệnh ung thư được phát giác vào tháng 4 năm 1999 – nhất là trong thời gian 2 tháng cuối ở bệnh viện UCI – Sĩ Phú tỏ ra rất bi quan và luôn luôn nhận được những lời an ủi và sự săn sóc kỹ lưỡng của Uyên Ly -từ Los Angeles xuống đều đặn- và nhất là Ngọc Lan, vì ở cùng vùng Orange County.Mặc dù theo đạo Phật, nhưng Sĩ Phú còn đặt niềm tin của minh vào Thiên Chúa và Đức Mẹ, thể hiện qua những hình tượng quanh chỗ nằm. Ngoài ra anh còn để tâm đến việc nghiên cứu về Thiền học trong những năm tháng cuối đời.Biết Sĩ Phú sẽ không qua khỏi, Uyên Ly đã mời chị anh từ Washington D.C sang, cũng như báo tin cho người anh của Sĩ Phú là Nguyễn Sĩ Bào biết. Uyên Ly đã ở cả ngày thứ hai 17 tháng 7.2000 tại bệnh viện với anh, ngoài sự có mặt của Ngọc Lan, anh chị Sĩ Phú, thân mẫu Uyên Ly, vv…Riêng song thân Sĩ Phú đều đã qua đời. Thân mẫu anh mất vào đầu thập niên 90, sau khi từ Washington, D.C qua California ở chung với anh và Uyên Ly trong nhiều năm. Thân phụ anh từ trần trước biến cố tháng 4 năm 75 một thời gian ngắn.Hôm đó Sĩ Phú tuy rất khó thở, nhưng vẫn còn nói chuyện một cách bình thản, không còn tỏ ra sợ hãi và bi quan như trước vì trước tình trạng sức khỏe như vậy, anh đã chấp nhận cái chết. Tuy nhiên Sĩ Phú không dấu được sự buồn bã và có vẻ hờn giận vì không được gặp mặt 3 người con trai lần cuối.Khi Uyên Ly từ giã để đưa mẹ đi ăn để rồi về nhà luôn thì Sĩ Phú nắm chặt lấy tay chị tỏ ý không muốn rời xa, khiến Uyên Ly cảm tưởng sẽ có chuyện không hay xẩy ra. Cùng tối hôm đó, Uyên Ly được chị Sĩ Phú cho biết sau khi Uyên Ly ra về, anh không còn nói chuyện nữa. Qua đến tối hôm sau (thứ Ba 18 tháng 7 ), Uyên Ly được cho biết Sĩ Phú sẽ được chuyển đến một bệnh viện khác.Nhưng đến sáng sớm thứ Tư 19.7, chị Sĩ Phú báo tin cho Uyên Ly biết Sĩ Phú đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 00:55 giờ sáng. Dĩ nhiên không có gì có thể khiến chị bàng hoàng và xúc động hơn. Một lúc sau, Ngọc Lan gọi lại cho chị để xác nhận về sự ra đi của Sĩ Phú để rồi cùng nhau bàn thảo việc tang chay. Mọi việc cuối cùng được dành cho Ngọc Lan định liệu, theo như ý của người đã ra đi.Trước khi vĩnh viễn ra đi, Sĩ Phú đã được một số người thân, đặc biệt là chị Ngọc Lan -người chung sống với anh và tận tình săn sóc anh trong khoảng gần 2 năm cuối đời- giúp đỡ để hoàn thành CD cuối cùng của cuộc đời ca hát là “Còn Chút Gì Để Nhớ”.Những lời được coi như những lời giã biệt đã được Sĩ Phú cất lên qua nhạc phẩm được dùng làm chủ đề cho CD này khi ngồi trên chiếc xe lăn cùng với sự phụ họa của một số đông đảo anh chị em nghệ sĩ – đã gây xúc động mạnh nơi hàng trăm khán giả tham dự đêm ra mắt tổ chức tại vũ trường Majestic vào ngày 27 tháng 6 năm 2000.Chị Ngọc Lan cho biết số tiền bán CD trong chương trình đó đã được xung vào Sĩ Phú Foundation do chị thành lập để gửi về giúp đỡ các con anh cũng như để giúp các công tác từ thiện như lời dặn dò của Sĩ Phú trước khi nhắm mắt lìa đời…Giờ đây Sĩ Phú đã thành người thiên cổ, để lại niềm thương nhớ vô vàn cho những người đàn bà từng có những liên hệ tình cảm với anh, với những người thân yêu trong gia đình. Và, dĩ nhiên tiếng hát của Sĩ Phú sẽ còn lưu lại mãi mãi trong lòng những người yêu nhạc, trong số đó không ít người đã từng coi anh như một thần tượng. Một thần tượng của ca nhạc và tình yêu…Nguồn: http://www.tvtuansan.com.au