Dàn ý vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài và người vợ nhặt

Dàn ý 1

Mở bài

Giới thiệu tác phẩm, nhân vật Thị trong Vợ Nhặt.Tái hiện những thân phận nhỏ bé, bất hạnh, những nạn nhân đáng thương của hoàn cảnh.

Thân bài

Người vợ nhặt với vẻ ngoài xấu xí, thê thảm, họ là nạn nhân của xã hội đói nghèo, cơ cực bị cuộc sống mưu sinh vắt kiệt sự sống.

+ Nhân vậtThịtrong truyện ngắn Vợ nhặt tuy không được miêu tả nhiều nhưng vẫn hiện lên với những vẻ đẹp đáng trân trọng.

+ Người vợ nhặt là nạn nhân của nạn đói, đứng trên ranh giới của sự sống và cái chết, chị ta sống lang bạt, vất vưởng.

+ Chấp nhận theo không anh Tràng một người đàn ông xấu xí, nghèo khổ về làm vợ vừa là con đường chạy trốn với cái đói, cái chết vừa thể hiện khát khao hạnh phúc mãnh liệt ở người đàn bà ấy.

+ Người vợ nhặt hiện lên trong trang văn của Kim Lân với dáng vẻ thê thảm, rách rưới cùng thân hình gày gò xanh xao, bị vắt kiệt sức sống bởi nạn đói.

+ Ẩn chứa bên trong vẻ ngoài nhếch nhác, chỏng lỏn ấy lại là người đàn bà biết điều, một người phụ nữ hiền hậu, một người vợ đúng mực.

Trước sự bàn tán của người dân xóm ngụ cư chị ta dù không thoải mái nhưng cũng chỉ dám lầm bầm trong miệng.

Trước ngôi nhà lụp xụp của mẹ con anh Tràng, dù thất vọng nhưng c cố nén thất vọng trong tiếng thở dài cố nén, trong ánh mắt tối lại.

Chủ động làm quen, buổi sáng đầu tiên về nhà chồng chị ta cũng chủ động dậy sớm cùng mẹ chồng dọn dẹp, chuẩn bị mâm cơm gia đình.

=> người vợ nhặt hoàn toàn thay đổi khi chị ta theo anh Tràng về làm vợ, đó chính là vẻ đẹp tâm hồn, bản chất đáng quý bên trong cái xù xì, xấu xí bên ngoài.

Kết bài

Cảm nhận về Thị. Sựđồng cảm và trân trọng, bên trong vẻ ngoài xấu xí, thô kệch lại là những vẻ đẹp khuất lấp đáng trân trọng.

Dàn ý 2

Mở bài

Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân, viết năm 1955 được in trong tập truyện ngắn Con chó xấu xí (1962). Truyện ngắn có tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”, tác phẩm viết sau Cách mạng tháng Tám nhưng còn dang dở và bị mất bản thảo. Sau khi hoà bình lập lại (1954) tác giả dựa vào cốt truyện cũ đặt tên là Vợ nhặt.

Dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích: nhân vật người “vợ nhặt”

Thân bài

1. Tóm tắt nội dung cốt truyện

Truyện lấy bối cảnh nạn đói khủng khiếp năm 1945, kể về nhân vật chính có tên là Tràng, một chàng trai xấu xí nghèo khổ, làm nghề đẩy xe thóc thuê. Giữa lúc nạn đói tràn đến xóm ngụ cư của hắn, Tràng đưa vợ về nhà, người vợ hắn nhặt được sau vài ba bận nói đùa và bốn bát bánh đúc. Bà cụ Tứ, người mẹ giàu tình thương người, xót cho cảnh ngộ người đàn bà, vừa mừng vừa tủi, bà chấp nhận nàng dâu mới. Cái liều lĩnh của Tràng đã biến thành hạnh phúc, những con người nghèo khổ ấy cùng nương tựa vào nhau và cùng hi vọng vào tương lai. Tác phẩm kết thúc bằng hình ảnh lá cờ đỏ, niềm tin vào một tương lai tươi sáng hơn.

2. Cảm nhận về hình tượng nhân vật người vợ nhặt

Ngoại hình: gầy ốm, xơ xác, tiều tụy.

Thân phận: cô gái lang thang, nhặt thóc vãi, không tên tuổi, không gia đình, không quê quán.

Ấn tượng ban đầu về thị: chao chát, chỏng lỏn, không biết xấu hổ là gì. Chỉ với vài lần gặp, một bữa bánh đúc, vài câu nói bông mà đã theo không người ta về làm vợ -> cái đói đã làm cho thị trở nên trơ trẽn.

Hành động: chịu lấy Tràng -> ý thức bám lấy sự sống.

Diễn biến tâm lí, hành động khi về nhà Tràng

+ Trên đường về nhà cùng Tràng: ngượng ngùng, lo âu, hồi hộp.

+ Khi gặp mẹ Tràng: khép nép, chỉ dám ngồi mớm ở mép giường và tâm trạng lo âu, băn khoăn, hồi hộp.

+ Buổi sáng hôm sau: dậy sớm, quét dọn -> người vợ hiền dâu thảo.

+ Trong bữa cơm ngày đói: tạo niềm tin cho cả nhà khi kể câu chuyện người ta phá thóc kho Nhật cứu đói.

=> Niềm khao khát hạnh phúc gia đình

3. Nhận xét đánh giá về nhân vật

Người phụ nữ không tên tuổi, không gia đình, không tên gọi, không người thân ấy đã thật sự đổi đời bằng chính tấm lòng giàu tình nhân ái của Tràng và mẹ Tràng. Đây là một thành công lớn của nhà văn.

Bóng dáng của thị hiện ra tuy không lộng lẫy, cũng không hề hào nhoáng nhưng lại gợi nên sự ấm áp về cuộc sống gia đình. Phải chăng nhân vật thị đã mang đến một làn gió tươi mát cho cuộc sống tăm tối của những người nghèo khổ bên bờ của cái chết.

Kết bài

Nêu cảm nhận, đánh giá, nhìn nhận chung về nhân vật

Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của mỗi cá nhân

Dàn ý 3

Mở bài

  • Đôi nét khái quát về hai tác giả cũng như các tác phẩm.

  • Giới thiệu về hình tượng người phụ nữ trong văn học

  • Dẫn dắt đến hình ảnh người vợ nhặt

Thân bài

  • Tóm lượt giới thiệu về hoàn cảnh tình huống tác phẩm Vợ Nhặt

  • Dù tình cảnh đói khổ cùng cực là lòng ham sống mãnh liệt.

  • Phía sau vẻ nhếch nhác, khổ sở là sự việc hiểu chuyện, giữ ý tứ.

  • Phía sau sự chao chát, chỏng lỏn là người phụ nữ đúng mực.

  • Thị là nạn nhân của hoàn cảnh của xã hội. Nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp đáng trân trọng và vẻ đẹp đó bịbị đời sống cơ cực lam lũ làm khuất lấp che mờ. Nhà văn Kim Lân đãkhắc họa bằng những cụ thể chi tiết cụ thể, sinh động và chân thực bằng ngòi bút của mình

Kết bài

Nêu một số cảm nhận về hoàn cảnh sống, thân phận, ngoại hình cùng nhân cách của Thị

= > Nói lênsố phận những ngườiphụ nữ trong xã hội thời bấy giờ.

Rate this post