Cuộc đời nghệ sĩ nhân dân Trà Giang

Sinh năm
1941 tại Quảng Ngãi, hồi nhỏ, Trà Giang mê nghệ thuật múa, 12 tuổi tập kết ra
Bắc, theo lời khuyên của cha (NSƯT Nguyễn Văn Khánh). “Con rất ăn hình, con nên
theo điện ảnh” – đó là câu nói của người cha khiêm tốn về con. Ngoài đời, Trà
Giang còn đẹp hơn trong mọi khuôn hình của ống kính.

Nổi tiếng trong “thế giới điện ảnh” từ những năm 59-60 của thế kỷ trước, với
các vai chính gây ấn tượng sâu sắc trong các phim Chung một dòng sông (bộ
phim truyện đầu tiên của nước ta – Giải Bông sen vàng (BSV) tại Liên hoan phim
Việt Nam lần thứ 2), Mối tình đầu,Chị Tư Hậu (Giải BSV Việt Nam và Huy
chương Bạc LHP Quốc tế tại Mátxcơva năm 1963 cho phim), Ngày lễ Thánh,
Huyền thoại mẹ, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm (Giải TNCCM LHPQT tại Liên Xô 1973
cho phim và giải nữ diễn viên xuất sắc nhất cho vai Dịu – Trà Giang đóng), Trà
Giang đã nhận danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân lúc chưa tới tuổi 50 nhờ những cống
hiến to lớn của mình cho nền điện ảnh nước nhà.

Một
ngày với Trà Giang (ở tuổi 65)

5 giờ sáng chị đã thức dậy, làm một vài động tác nhẹ nhàng để cơ thể bắt đầu
vận động một ngày mới, tự mát-sa mặt bằng đôi tay ấm nóng (xát mạnh vào nhau
tạo nhiệt) rồi bước ra khỏi nhà, hít thở khí trời ngoài công viên buổi sớm với
bài tập thể dục hằng ngày.

Đến
6 giờ 30 ngồi vào máy tính, lên mạng để “gặp” con gái Bích Trà. Hai mẹ con “chát”
với nhau, nhìn nhau qua webcam, nói đủ thứ chuyện, nâng niu âu yếm nhau như
ngày Trà còn bé tí. Chị bảo cứ mỗi sáng nghe tiếng con nói, nhìn gương mặt thân
yêu của con là cảm giác được uống liều thuốc tiên vào dạ.

Mỗi
ngày lại mong một ngày mới, đôi khi chỉ là câu chuyện buổi sáng như vậy. Sức
khoẻ sau khi mổ tụy, tưởng sẽ gầy gò ốm yếu như hôm ra viện (cách đây 3 năm)
vậy mà bây giờ dường như còn khoẻ hơn, sức làm việc lâu hơn.

Rời
bàn vi tính, chị bắt đầu trở về phòng vẽ. Hoặc vẽ một mình, hoặc cùng với các
bà bạn. Trưa ăn cơm với ba mẹ. Chị bảo chị là người có phúc nên ở tuổi này chị
vẫn được ba mẹ cưng nựng, yêu chiều.

Buổi
chiều, mấy cha con, chị em chơi bài tiến lên. Nhiều khi người này cố ý “ăn
gian” để thua, để mua cho cuộc vui thêm vui. Giải trí như thế làm cho đầu óc
tươi mới trở lại, tiếng cười làm cho sức sống tràn lên. Và tối đến, đôi khi đọc
vài trang sách, xem bản nháp của phim, suy nghĩ nhân tình thế thái…

Hội
hoạ

Ban đầu, chỉ vì không muốn xuất hiện trở lại trên phim trường, trong các cảnh
quay, kịch bản nên Trà Giang nung nấu một thay
đổi nào đó. Cách đây 7 năm, tình cờ trong lần đến chơi nhà bạn, chị Lê Thị
Thoa, phu nhân tướng Trần Văn Trà, thấy chị Thoa nhiều tuổi mà vẫn học vẽ, say
sưa vẽ về một thế giới nội tâm nào đó, rất hấp dẫn.Trà Giang học theo.

Học
được 3 tháng (ở Hội Mỹ thuật TPHCM) thì nỗi buồn ập đến, chồng chị, Tiến sĩ –
Giáo sư – Nghệ sĩ violon – Nghệ sĩ ưu tú Bích Ngọc mang bệnh qua đời (1999).
Con gái Bích Trà tu nghiệp luôn sống ở xa, chị không biết làm gì hơn là gửi tâm
tình lên giá vẽ.

Ban
đầu nét vẽ đơn sơ, chỉ có màu là đẹp. Nhiều hoạ sĩ tên tuổi xem tranh Trà Giang,
bảo chị được trời cho cái thẩm mỹ màu. Nhưng, lại vẫn là Trà Giang của điện ảnh
ngày xưa, không chịu dừng ở mức cầm cọ chỉ để giải buồn, khuây khoả mà cái này
gợi mở cái kia, cái trước đòi hỏi cái sau, màu gọi màu, bố cục gọi… một tầm
khái quát.

Thế
là, miệt mài mà vẫn hồn nhiên, suy tư sâu sắc mà vẫn mênh mang như thơ… 7 triển
lãm chung với chị em, lần nào tranh cũng có người muốn sở hữu. Có thể ban đầu
chỉ vì yêu tên tuổi một NSND nổi tiếng, nhưng ngày một nhiều hơn thì hẳn phải
là sức quyến rũ của chính những gam màu ấy. Lần vừa rồi (27/7 – 3/8/2006 tại
Lotus Đồng Khởi) triển lãm riêng của Trà Giang đã ra mắt công chúng với 30 bức
khổ vừa.

Vẽ,
để vơi đi nỗi buồn nhưng vẽ cũng là tìm thấy những tiềm ẩn trong bản thân, tìm
thấy tình yêu với cuộc sống. Và vẽ con gái để con thấy mẹ đã “đọc” được tinh
thần của con qua gương mặt người mà mẹ dấu yêu hằng ngày.

Bích Trà và mẹ

Bích Trà là người con gái duy nhất của cặp vợ chồng nổi tiếng Bích Ngọc – Trà
Giang. Khi mang thai con, Trà Giang còn phải đi đóng phim, quay thêm một cảnh
bù vào cảnh quay trước chưa vừa ý (phim Vĩ tuyến 17 ngày và đêm).
Nhiều cảnh quay cực kỳ nguy hiểm, vất vả, cực nhọc cho người có bầu 4 tháng lần
đầu.


con gái lớn lên trong tiếng vilon của cha, tiếng nựng ru giọng Quảng Ngãi dịu
dàng của mẹ. Học Nhạc viện Hà Nội rồi sang học ở Nga khi mới 14 tuổi. Đến bây
giờ, danh mục biểu diễn của Bích Trà đã trải rộng từ các tác giả cổ điển, phổ
biến như: Bach, Schubert, Mozart, Beethoven, Prokfiev, Ravel, Shostakovic đến
các tác phẩm đương đại của thế giới hôm nay.

Bích
Trà mỗi ngày mỗi học, biển học theo cô là vô bờ và một nghệ sĩ không thể không
cập nhật. Đã tốt nghiệp cao học, Bích Trà vẫn vừa học vừa đi biểu diễn với
nhiều chương trình âm nhạc quốc tế. Nhưng mỗi năm, Bích Trà ít nhất một lần về
Việt Nam với mẹ.

Với
mẹ, nỗi nhớ tràn đầy tâm hồn cô. Nhớ mẹ, nhớ ông bà, cô dì chú bác và nhớ Hà
Nội, Sài Gòn. Mỗi lần về cũng là mỗi lần được Nhạc viện Hà Nội, Nhạc viện TPHCM
hay các dàn nhạc trong nước và quốc tế mời diễn.

Diễn,
sống với mẹ, với quê hương của mình là thời khoá biểu được lên sẵn trong cuộc
đời nghệ sĩ piano nổi tiếng Bích Trà. Cả hai mẹ con đều biết, giá trị cuộc sống
không chỉ là vinh quang nghệ thuật mà cả nỗi thương yêu, sự gắn bó con người
với nhau.

Tết
này, Bích Trà và mẹ Trà Giang không ăn Tết cùng nhau ở Sài Gòn, mà sẽ cùng ăn
Tết trên… camera. Năm 2006, Bích Trà đã 2 lần về với mẹ, về với những cuộc
trình diễn đang được chờ đợi. Lần thứ 2 (19/7) trùng với dịp triển lãm Hè
về của mẹ.

Trà
Giang bảo “Trà là cảm hứng nghệ thuật của tôi”, còn Bích Trà thì nói “Mẹ là tất
cả”.

(Theo: http://vietbao.vn/Giai-tri/Tra-Giang-Nguoi-dan-ba-co-ve-dep-xuyen-the-ky/65082341/235/)

Người phụ nữ với đôi mắt biết nói của điện ảnh Việt

Mỗi năm, khi có các sự kiện lịch sử, những thước phim “Vĩ tuyến 17 ngày
và đêm” hay “Chị Tư Hậu” vẫn được phát lại trên truyền hình. Dù lướt qua
thì hình ảnh người phụ nữ có đôi mắt biết nói trong những bộ phim kinh
điển của điện ảnh Việt Nam thời kỳ đó vẫn luôn gây ấn tượng cho khán
giả, dù là trong lần chạm mắt đầu tiên. Sẽ không quá nếu nói rằng, cái
tên Trà Giang đã gắn liền với những bộ phim nổi tiếng của nền điện ảnh
cách mạng Việt Nam.

Sinh năm 1942 tại Quảng Ngãi, nhưng năm 1954, khi mới 12 tuổi, NSND Trà
Giang đã theo cha mẹ tập kết ra Bắc. Chính vì thế, dù là người miền Nam,
nhưng những năm tháng ở miền Bắc đặc biệt có nhiều dấu ấn quan trọng
trong cuộc đời cũng như con đường nghệ thuật của chị.

Cha của NSND Trà Giang là NSƯT Nguyễn Văn Khánh – đạo diễn sân khấu. Vô cùng lưu luyến với mảnh đất
Quảng Ngãi – nơi đã sinh ra và lớn lên, nên khi anh em Trà Giang ra
đời, NSƯT Nguyễn Văn Khánh đã lần lượt đặt tên cho con trai và con gái
là Ấn Sơn và Trà Giang (núi Thiên Ấn và sông Trà vốn là những địa danh
nổi tiếng của vùng đất này”.

Trước lúc tập kết ra Bắc, gia đình NSND Trà Giang sống ở Bình Lâm (thuộc
Bình Thuận). Ngày đó cuộc sống của gia đình Trà Giang rất khó khăn, vất
vả. Cha chị thường đi công tác liên miên, thỉnh thoảng mới có thời gian
ghé qua nhà. Lương của một trưởng đoàn nghệ thuật của ông không đỡ đần
được gì nhiều cho đời sống gia đình. Để có kế sinh nhai, mẹ và bà ngoại
Trà Giang phải làm bánh ít để bán.
 NSND Trà Giang

NSND Trà Giang

 Lên 5 tuổi, NSND Trà Giang đã biết thế nào là mùi vị chiến tranh. Những
năm giặc Pháp càn ráo riết, cả gia đình Trà Giang thường xuyên phải di
tản để tránh giặc càn. Khi đó cô bé Trà Giang cũng phải theo gia đình di
chuyển hết từ nơi này đến nơi khác.

 Thời gian đoàn văn công của cha Trà Giang giải tán, cán bộ đoàn không
còn đi diễn nghệ thuật nữa mà phải về tăng gia sản xuất, bữa đói bữa no,
có bữa phải ăn cháo với củ chuối thay cơm, gia đình Trà Giang vì thế mà
cũng đói no theo những vất vả, khó khăn của cả đoàn.

Trước lúc tập kết, gia đình NSND Trà Giang ở Bình Lâm (thuộc Bình
Thuận). Thời đó, nhà nghèo lắm. Ba chị là Trưởng đoàn văn công tuyên
truyền, đi công tác liên miên, má và ngoại chị làm bánh ít bán.

Giặc Pháp càn ráo riết, cả nhà phải dời về Phan Thiết. Ba chị vào Sài
Gòn ra Khu 8 gặp các bác Khương Mễ, Mai Lộc học về điện ảnh để phổ biến ở
miền Trung. Cuộc kháng chiến ngày một khó khăn nên cả đoàn văn công của
ba chị cũng phải giải tán, về với việc sản xuất, bữa đói bữa no, có khi
phải ăn cháo củ chuối thay cơm.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, ba chị tập hợp lại đoàn văn công. Những
ngày đó, khi đoàn đi diễn kịch, Trà Giang cũng được đi diễn chung. Thế
rồi, tin tập kết được truyền tới mọi người.

 Sau năm 1954, theo gia đình các cán bộ miền Nam, Trà Giang cũng được
đưa ra miền Bắc và theo học ở Trường Học sinh miền Nam (trường dành cho
con em cán bộ miền Nam ra tập kết ở miền Bắc). Những ngày đầu mới ra
miền Bắc, chị thường nhớ miền Nam đến mức òa khóc.  Nhưng sau này, khi
thích nghi với nếp sống mới, thích nghi với những con người mới ở miền
Bắc, chị đã dần coi miền Bắc là một phần máu thịt, là quê hương thứ hai
của mình.

Ra miền Bắc theo học ở Trường Học sinh miền Nam, thỉnh thoảng lắm mỗi
khi đến dịp nghỉ hè, nghỉ lễ tết, Trà Giang mới có dịp về thăm cha mẹ ở
khu tập thể văn công ở Mai Dịch. Mỗi lần về, cha chị thường ngắm nhìn cô
con gái nhỏ của mình và sớm phát hiện ra tố chất của một nghệ sĩ trong
con người Trà Giang.

Nhưng khi đó Trà Giang còn quá bé. Muốn con gái mình yên ổn với việc học
tập, nên dù có những đồng nghiệp cùng là đạo diễn sân khấu đã nhận ra
tố chất của Trà Giang, nhưng cha chị – NSƯT Nguyễn Văn Khánh vẫn chưa để
con gái bước chân vào con đường nghệ thuật.

Năm 1959, Trà Giang thi đỗ vào trường múa. Nhưng con đường đến với nghề
múa của Trà Giang đã sớm dừng lại khi cha chị nói với con gái: “Con có
một gương mặt đẹp, sao không thử thi làm diễn viên?”. Đúng dịp đó Bộ Văn
hóa tổ chức thi tuyển diễn viên cho khóa đầu tiên của Trường Điện ảnh.
Việc tuyển sinh do các chuyên gia nước ngoài trực tiếp phụ trách.

Chính NSƯT Nguyễn Văn Khánh đã tự chụp ảnh con gái mình, gửi ảnh và giúp
Trà Giang đăng kí dự thi. Trà Giang vẫn nói ngày đó chị chưa bao giờ
nghĩ mình đẹp, trước đó cũng chưa từng thấy ai khen mình đẹp, nhưng khả
năng nhiếp ảnh của cha chị đã khiến ông chụp con gái mình ở những góc
ảnh đẹp nhất.

Là người rất ăn ảnh và có đôi mắt biết nói, Trà Giang nhanh chóng lọt
qua vòng thi tuyển sinh, trở thành lớp diễn viên đầu tiên của Trường
Điện ảnh, cùng lớp với thế hệ Minh Đức, Thụy Vân, Kim Chi….

Thế hệ lớp diễn viên đầu tiên của Điện ảnh Việt Nam của Trà Giang tuy
phải chịu nhiều thiệt thòi, thiếu thốn về cơ sở vật chất cũng như điều
kiện học tập, nhưng đổi lại Trà Giang và những người bạn cùng lớp luôn
được các chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam hướng dẫn, dạy dỗ một cách
tận tình, bài bản về kỹ năng diễn xuất.  Vai diễn đầu tiên của Trà Giang
là một vai phụ trong phim “Vợ chồng A Phủ”.

Trong bộ phim đó, Trần Phương đóng vai A Phủ, Đức Hoàn đóng vai Mị…, còn
Trà Giang được nhận 1 vai quần chúng nhỏ, chỉ kịp lướt qua trên màn
ảnh. Nhưng sau vai diễn đó, chị đã bắt đầu cảm nhận được sự say mê với
nghề diễn viên.

Ngày đó, trong trường điện ảnh có nhiều người xinh đẹp, nhưng Trà Giang
luôn là người lọt vào “mắt xanh” của các đạo diễn. Chính vì thế, lần
lượt các vai diễn quan trọng bắt đầu đến với sự nghiệp điện ảnh của Trà
Giang.

Tên tuổi của Trà Giang dần được khẳng định và trở nên không thể thay
thế. Chị trở thành sự lựa chọn số 1 của nhiều đạo diễn. Những bộ phim
như “chị Tư Hậu”, “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” sau này đã dần trở thành
những bộ phim để đời của nền điện ảnh Việt Nam nói chung và của cá nhân
Trà Giang nói riêng.

Trong đời diễn viên của mình, Trà Giang có rất nhiều kỉ niệm không bao giờ quên.

May mắn được sống trong một giai đoạn lịch sử vô cùng quan trọng của dân
tộc, bên cạnh những khó khăn, vất vả, thiệt thòi do chiến tranh, nhưng
đổi lại Trà Giang và những diễn viên cùng thế hệ với chị có được vốn
sống phong phú và những cảm xúc rất chân thật, sống động cho vai diễn
của mình. Đó chính là một phần lí do khiến những vai diễn của chị và
nhiều đồng nghiệp đều có được sự thành công và gây tiếng vang lớn.

Còn nhớ khi đóng bộ phim “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” cũng là lúc chị đang
mang thai cô con gái Bích Trà. Nhưng bất kể bụng mang dạ chửa, có những
cảnh quay khó, buộc phải quay vào ban đêm, quay liên tục trong nhiều đêm
và phải lội xuống nước lạnh, Trà Giang vẫn sống chết thực hiện đến cùng
để có những thước phim đẹp nhất, sống động nhất cho điện ảnh Việt Nam.

Với vai diễn chị Tư Hậu trong bộ phim cùng tên, Trà Giang không chỉ có
một bộ phim để đời mà còn dành được trọn vẹn tình yêu mến của nhiều khán
giả. Thời gian chị là đại biểu Quốc hội, có lần có một đại biểu Quốc
hội cùng khóa đến tìm và tìm cách nói chuyện bằng được với chị.

Đến lúc nói chuyện, chị mới biết anh là chồng của chị Tư Hậu ở ngoài đời
và anh đến gặp chị – người đóng vai vợ mình trên phim chỉ để nói đôi
lời cảm ơn về một vai diễn quá hay, quá xuất sắc, khiến cả gia đình anh
đều nức lòng.

Lần đó chị sung sướng đến chảy nước mắt, vì không ngờ cuộc đời mình lại
có những cuộc gặp gỡ tình cờ, thú vị nhưng vô cùng đặc biệt đến thế. Lúc
đó chị biết ơn và trân trọng vô cùng nghề diễn viên của mình. Vì nhờ đó
chị mới có một cuộc gặp đặc biệt và đầy cảm động như thế.

Mối tình đầu tiên và duy nhất

Là một người phụ nữ đẹp, nhưng cả cuộc đời mình, NSND Trà Giang chỉ có
có duy nhất một mối tình. Người đàn ông may mắn đó là cố Giáo sư – Tiến
sĩ âm nhạc Nguyễn Bích Ngọc.

Trà Giang nổi tiếng từ rất sớm nên được nhiều người biết tới. Ngày trẻ
có không ít người đàn ông ngưỡng mộ nhan sắc của chị. Chị không đẹp rực
rỡ, nhưng vẻ đẹp của chị là vẻ đẹp mà càng nhìn người ta càng cảm thấy
đi vào lòng người. Thời ấy trong đoàn làm phim, rất nhiều nghệ sĩ, quay
phim, đạo diễn ngỏ ý với Trà Giang. Nhưng cuối cùng chị lại chọn Bích
Ngọc.

Với NSND Trà Giang, điều khiến chị yêu và cảm phục nhất ở chồng mình
chính là ý chí bền bỉ và sự đồng điệu về tâm hồn giữa hai con người.
Ngày trẻ, Bích Ngọc làm việc trong đoàn văn công của NSƯT Nguyễn Văn
Khánh – cha của Trà Giang. Tuy là một diễn viên múa, nhưng Bích Ngọc lại
say mê âm nhạc. Để học nhạc, thường người ta phải học từ năm 7 – 8
tuổi.

Nhưng Bích Ngọc đến tận năm 14 – 15 tuổi mới học, mà toàn tự học một
mình. Nhưng chàng thanh niên Bích Ngọc đã học một cách bền bỉ, say mê,
mỗi khi có thời gian rảnh là lại cầm đàn ra kéo. Nhờ sự kiên trì đó, mà
sau này Bích Ngọc có được sự thành công với con đường âm nhạc mà mình đã
chọn, trở thành một nghệ sĩ violon xuất sắc và là người đào tạo ra
nhiều nghệ sĩ violon có tên tuổi ở Việt Nam.

Thời gian học tại Học viện âm nhạc Tchaiscopky, khi bộ phim “Chị Tư Hậu”
do Trà Giang đóng vai chính được mang sang Liên Xô (cũ) chiếu tại liên
hoan phim, Bích Ngọc đã vô cùng ấn tượng với cô diễn viên có đôi mắt
biết nói trong phim. Anh nhanh chóng nhận ra đó chính là cô con gái nhỏ
của NSƯT Nguyễn Văn Khánh – “sếp” cũ của anh khi anh còn công tác tại
Đoàn Văn công Liên khu 5. Ngay khi xem bộ phim đó, Bích Ngọc dường như
đã thầm thương trộm nhớ Trà Giang.

Sau này khi về Việt Nam, Bích Ngọc đã nhiều lần tìm cách gặp Trà Giang
nhưng không tìm được, thế nhưng duyên số sắp đặt thế nào mà có một lần
Bích Ngọc và Trà Giang lại tình cờ chạm mặt nhau khi cùng đến thăm bạn
tại đường Trần Phú.

Sau lần gặp bất ngờ đó, Bích Ngọc và Trà Giang thường xuyên liên lạc với
nhau. Năm 1964, khi Bích Ngọc tham gia cuộc biểu tình chống Mỹ tại
Matxcova bị thương (nhân sự kiện Vịnh Bắc Bộ 5/8/1964), Trà Giang đã
viết thư sang động viên Bích Ngọc với những lời lẽ quan tâm và bày tỏ sự
lo lắng.

Sau lá thư đó, họ dần nhận ra tình cảm dành cho nhau. Năm 1966, khi Bích
Ngọc trở về Việt Nam sau khi tốt nghiệp Học viện âm nhạc Tchaixcopky,
tình yêu giữa Bích Ngọc và Trà Giang càng được thắt chặt. Năm 1967,
trước khi Bích Ngọc quay trở lại Liên Xô học nghiên cứu sinh, Trà Giang
và Bích ngọc đã quyết định làm đám cưới.

1

Đám cưới của Trà Giang – Bích Ngọc diễn ra vào năm 1967 là một đám cưới
giản dị đến bất ngờ. Ngày đó ai cũng nghĩ một nữ diễn viên nổi tiếng như
Trà Giang thì sẽ phải làm một đám cưới trang trọng, linh đình.

Nhưng chị lại chọn cách tổ chức một đám cưới ấm cúng, giản dị. Bởi khi
đó thấy hoàn cảnh đất nước chiến tranh, cha thì đi chiến trường, mẹ thì
vất vả nuôi hai em nhỏ, nên Trà Giang không muốn đám cưới của mình phô
trương, rình rang quá mức cần thiết.

Ngày đi lấy chồng, chị nhờ mẹ làm cho bữa cơm mời khách, với đại diện
gia đình hai bên và vài bạn bè thân thiết của Trà Giang. Trong lễ cưới,
cô dâu mặc quần lụa đen, áo sơ mi hồng giản dị. Còn nhớ hôm đó, đúng bữa
cơm thân mật mừng đám cưới, giặc Mỹ ném bom bất ngờ, nên tất cả mọi
người tham dự đám cưới, từ cô dâu, chú rể đến gia đình, bạn bè hai bên
đều phải chui xuống hầm trú ẩn, đợi máy bay Mỹ hết ném bom mới dám lên.

Khoảng lặng bình yên sau bão tố

Sau khi kết hôn, Trà Giang và Bích Ngọc được phân cho một căn phòng nhỏ
chừng 9m2, nguyên là phòng dựng phim của Hãng Phim truyện, sau khi bộ
phận dựng phim chuyển về số 4 Thụy Khuê.

Cả căn phòng nhỏ 9m2 đó chỉ có một cái bàn, một cái chạn bát, một cái
giường và một cái tủ quần áo. Căn phòng chật chội đến nỗi để có chỗ để
chạn bát, Bích Ngọc và Trà Giang phải cơi nới thêm ra một góc nhỏ ở đầu
nhà. Còn mỗi lần muốn lấy quần áo treo trong tủ thì phải trèo hẳn lên
giường để lấy vì không có chỗ đứng. Căn phòng không có bếp. Mọi việc nấu
nướng đều phải chung với các gia đình khác trong căn bếp tập thể của cả
khu.

Ngày đó đời sống nghệ sĩ vô cùng khó khăn. Ngay cả Trà Giang – một nữ
diễn viên nổi tiếng cũng không phải ngoại lệ. Sau khi cô con gái Bích
Trà – con gái đầu lòng và cũng là duy nhất của vợ chồng Trà Giang – Bích
Ngọc chào đời, cuộc sống của gia đình Trà Giang càng thêm vất vả.

Muốn mua cho con một cây đàn dương cầm, nhưng phải dành dụm rất nhiều
năm, vợ chồng Trà Giang – Bích Ngọc mới có đủ số tiền để thực hiện ước
mơ đó. Thế nhưng tất cả những khó khăn đó không làm cho tình yêu của vợ
chồng Trà Giang – Bích Ngọc thay đổi. Đến cuối đời, họ vẫn dành cho nhau
những tình cảm yêu thương, chân thành và say đắm.

Sống với chồng mấy chục năm trời, điều mà NSND Trà Giang trân trọng và
yêu thương nhất ở chồng mình chính là tính cách điềm đạm, ít nói nhưng
tình cảm và sự hết lòng chăm lo cho vợ con của chồng. Hai vợ chồng chị
sống với nhau rất tình cảm nhưng chân thành và không hề màu mè.

Sự đồng điệu về tâm hồn đã khiến họ gắn bó suốt mấy chục năm trời, cho
đến khi Giáo sư – Tiến sĩ âm nhạc Bích Ngọc ra đi vì bạo bệnh cách đây
hơn 10 năm. Đến giờ nhắc đến chồng mình, nhớ đến những kỉ niệm về chồng,
nhớ đến sự quan tâm của người chồng quá cố, chị vẫn rơi nước mắt.

Sự ra đi của Bích Ngọc đã để lại trong lòng Trà Giang một nỗi trống vắng
không thể bù đắp được. Ngay trước lúc mất, trên giường bệnh, Bích Ngọc
vẫn nắm tay Trà Giang và nói: “Anh còn làm được gì cho em và con thì anh
sẽ làm”. Cho đến tận phút cuối cùng sống cạnh nhau, chị vẫn luôn cảm
động về tình yêu mà chị nhận được từ người chồng tuyệt vời của mình.

Những ngày sau khi chồng mất, Trà Giang thường đi đi lại lại trong căn
nhà quen thuộc và đầy ắp kỉ niệm của mình. Có những lúc chị cảm thấy
tưởng như không thể lấy lại thăng bằng. Khi chồng còn sống, chị đi tập
thể dục buổi sáng hay đi bách bộ buổi chiều cũng đều có chồng bên cạnh
sóng đôi.
Chị nấu cơm hay ăn cơm cũng có chồng bên cạnh. Chị dọn dẹp nhà cửa cũng
có chồng giúp đỡ. Khi anh mất, chị nhận ra chị chỉ còn một mình, cô đơn,
bơ vơ. Và nếu lúc đó không có hội họa làm bầu bạn, chị khó lòng mà có
thể “sống tiếp” và vượt qua nỗi đau lớn nhất của đời mình.

Con gái Bích Trà – kết quả của tình yêu giữa Trà Giang và Bích Ngọc đã
trở thành một nghệ sĩ piano nổi tiếng, là niềm tự hào vô cùng của chị.
Bích Trà cũng là “nhân vật” quen thuộc trong các tác phẩm hội họa của
Trà Giang, là tình yêu và niềm an ủi của Trà Giang sau khi chồng chị qua
đời.

Giờ chị không còn xuất hiện nhiều trước công chúng mà ẩn mình trong căn
nhà của mình giữa Sài Gòn rộng lớn, dành thời gian cho hội họa và cho
những nỗi nhớ thương của riêng mình. Trong khoảng không gian riêng của
mình, chị tìm được sự bình yên cho tâm hồn, sau những nỗi đau đã qua…

(Theo: http://phunutoday.vn/blognguoinoitieng/201107/NSNd-Tra-Giang-chi-biet-yeu-co-moi-mot-lan-2078877/)

NSND Trà Giang thời trẻ

NSND Trà Giang thời trẻ

Với giải thưởng Nữ diễn viên xuất sắc Liên hoan phim
quốc tế Mátxcơva năm 1973 và mới đây là giải thưởng “Vinh danh trọn đời”
do Hội điện ảnh Việt Nam trao tặng trong Lễ trao giải Cánh diều vàng
2007 cùng nhiều phần thưởng cao quý khác đã khẳng định sự cống hiến của
Trà Giang cho nền điện ảnh nước nhà.

Ngày còn học
violon ở Nhạc Viện Tchaikovxky, tình cờ đọc báo và xem bộ phim “Chị Tư
Hậu” do Trà Giang đóng vai chính, dự Liên hoan phim Quốc tế tại Mátxcơva
năm 1963 (đoạt giải Bạc), chàng sinh viên Bích Ngọc liền nhận ngay ra
người quen.

Vai diễn của “người quen” ấy đã để
lại trong anh nhiều cảm xúc và cái tên Trà Giang đã ghi dấu ấn trong anh
kể từ ngày đó. Năm 1963, trong dịp về nước nghỉ hè, trong lòng anh có ý
định tìm gặp diễn viên đóng trong phim từng làm mê mẩn biết bao khán
giả đó nhưng chưa gặp được vì Trà lúc đó vẫn đang ở Mátxcơva.

Năm
1964 anh lại về nước, “không hẹn mà gặp” được Trà Giang ở cổng số 5
Trần Phú khi chị đang đi thăm một người bạn tên là Kim Thanh, còn anh đi
thăm một người bạn tên là Phan Phúc.

Trà Giang cũng đã nhận ngay ra người quen, cất tiếng gọi: “Anh Ngọc ơi!” – “Thật xúc động biết bao! Một người mà bấy lâu nay tôi mong gặp… Vậy mà… Thật vô tình...!” – Sau này NSND Bích Ngọc kể lại.

Vậy
là chàng nghệ sỹ trẻ chính thức thầm yêu trộm nhớ “người quen” từ ngày
đó. NSND Trà Giang bồi hồi nhớ lại những cảm xúc đầu tiên, “anh ấy”
không xa lạ gì, chính là chàng diễn viên múa Bích Ngọc năm xưa ở đoàn
Văn công liên khu 5, nơi ba của chị – NSƯT Trần Văn Khánh làm đoàn
trưởng.

Và họ thư từ cho nhau thường xuyên giữa
Hà Nội – Mátxcơva. Bắt đầu là lá thư của Trà Giang gửi sang thăm hỏi
Bích Ngọc khi anh bị thương do bất cẩn trong cuộc biểu tình chống Mỹ tại
Mátxcơva nhân sự kiện “Vịnh Bắc Bộ” (5/8/1964).

Qua
những lần thư đi thư lại đã dần dần hình thành tình cảm trong lòng họ,
dệt nên nỗi nhớ nhung khi hai tâm hồn nghệ sỹ cùng yêu nghệ thuật cảm
mến nhau về tài năng, tính cách…

NSND Trà Giang trong phim Chị Tư Hậu… và trong Vĩ tuyến 17 ngày và đêm

Năm
1966, tốt nghiệp Nhạc viện Tchaikovsky, Bích Ngọc được giữ lại làm tiếp
chương trình nghiên cứu sinh nhưng đất nước đang có chiến tranh nên anh
xin về nước công tác tại Nhạc viện Hà Nội.

Tìm
gặp người yêu tại Khu tập thể Điện ảnh – 62 Hoàng Hoa Thám khi nàng đang
vừa nằm gặm bánh mỳ khô vừa ôn thi hết lớp 10, chàng nghệ sỹ trẻ thốt
lên: “Diễn viên nổi tiếng gì mà khổ thế?” – trong lòng anh chợt
dâng lên một niềm xót xa, thương cảm… Rồi họ đi chơi với nhau và tình
yêu đến với họ một cách tự nhiên.

Họ yêu nhau được
một năm thì chàng trai Bích Ngọc có ý định đi học tiếp 3 năm nghiên cứu
sinh. Trà Giang dự định chờ người yêu đi học về rồi mới cưới. Anh thì
thầm bên tai người yêu: “Em ạ, bạn bè bảo cưới vợ phải cưới liền tay, chớ để lâu ngày lắm kẻ gièm pha”. Vậy là Trà Giang khẽ gật đầu ưng thuận.

Tháng
7/1967 họ cưới nhau, một đám cưới khá giản dị đến mức gần như chỉ là
đăng ký thôi. Điều này làm nhiều người hết sức ngỡ ngàng. Ai cũng nghĩ,
Trà Giang là diễn viên điện ảnh nổi tiếng thì phải làm một đám cưới thật
linh đình, chính bản thân mẹ của chị cũng nghĩ như vậy.

Nhưng
hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ đang có chiến tranh, ba của Trà Giang
đang ở chiến trường, mẹ đang nuôi ba em nhỏ, trên Trà Giang còn có một
người anh. Mẹ làm hai bữa cơm. Một bữa ở Hộ Liên hiệp Văn học nghệ thuật
– 51 Trần Hưng Đạo do anh Bảo Định Giang lúc đó trong Ban điều hành Hội
và là người trực tiếp phụ trách văn nghệ miền Nam đứng lên chủ trì,
thay mặt cho nhà gái.

Nhà trai chỉ có anh chị của
anh Bích Ngọc đại diện. Hôm đó Trà Giang mặc quần lụa đen, áo sơ mi màu
hồng giản dị. Buổi tiệc nhỏ được tổ chức trong hội trường nhỏ có chút
bánh kẹo, không có điện, phải thắp đèn măng sông với dự hiện diện của
vài người bạn cô dâu.

Sau đó, mẹ cô dâu làm bữa
cơm mời nhà trai và bạn bè của nhà trai. Đang bữa cơm, máy bay Mỹ ném
bom ở Cầu Diễn, mọi người phải chui xuống hầm…

Cưới
nhau được hai tháng, Bích Ngọc trở lại Nhạc viện Tchaikovsky tiếp tục
làm nghiên cứu sinh và Trà Giang lại vào vai diễn trong “Vĩ tuyến 17
ngày và đêm”.

Vợ chồng NSND Trà Giang

Nghỉ
hè, Bích Ngọc về nước đúng lúc Trà Giang đang đi thực tế tại Vĩnh Linh,
ở cùng địa đạo với du kích dân quân cả hai miền và quay những cảnh toàn
cảnh vùng giới tuyến. Anh theo xe của đoàn làm phim vào Vĩnh Linh gặp
vợ đúng lúc xe khách của đoàn đang chở mọi người tiến ra phía Bắc.

Vợ
chồng được gặp nhau ở Quảng Bình mừng vui khôn xiết. Phim “Vĩ Tuyến 17
ngày và đêm” đã ghi dấu son đậm nét trong cuộc đời diễn viên của Trà
Giang. Bộ phim quay liền trong hai năm mới xong. Những lúc rỗi, anh đều
dành hết thời gian cho chị, ở bên cạnh động viên, chăm sóc chị. Anh chị
thoả thuận với nhau khi kết thúc phim, họ sẽ có con.

NSND
Trà Giang nhận giải thưởng “Vinh danh trọn đời” do Hội điện ảnh Việt
Nam trao tặng trong Lễ trao giải Cánh diều vàng 2007 (Ảnh: Khoa Phạm)

Bích
Trà – cô con gái duy nhất là kết quả của tình yêu của vợ chồng Trà
Giang chào đời tháng 3/1973 – hai tháng sau Hiệp định Pari được ký kết.
Khi Bích Trà lên 4, sau bao năm dành dụm, họ mua được cho con một chiếc
đàn dương cầm.

Những ngày đầu, Bích Trà cũng chưa
say mê âm nhạc lắm, dần dần dưới sự hướng dẫn của người cha, cô bé cũng
quen dần với cây đàn và trở nên yêu thích rồi học Nhạc viện Hà Nội. Khi
xem Bích Trà chơi đàn, NSND Đặng Thái Sơn thấy cô bé thực sự có tài
năng, anh khuyên gia đình nên cho Trà sang Nga học để tiếp tục phát
triển tài năng.

NSND Trà Giang và con gái – nghệ sĩ piano Bích Trà

Năm
1987, Bích Trà thi đậu vào khoa piano Nhạc viện Tchaikovsky, đến 1992,
cô tốt nghiệp bằng đỏ hệ trung cấp và học tiếp hệ đại học tại đây. Sau
đó Bích Trà sang Anh tiếp tục rèn luyện kỹ năng tại Nhạc viện Hoàng gia
Anh và hoàn thiện một văn bằng thạc sĩ nữa. Hiện tại Bích Trà là nghệ sĩ
dương cầm chủ yếu sống và biểu diễn tại Anh.

Gia
đình có ba người. Đã 9 năm nay sau khi NSND Bích Ngọc ra đi vì bạo bệnh
chỉ còn hai mẹ con, con gái lại ở quá xa mẹ nên Trà Giang không thể
không đau buồn – một nỗi buồn đau sâu thẳm.

Giọng
chị nghẹn lại, hai hàng nước mắt trào ra khi nhớ về anh, nhớ về những
kỷ niệm và sự quan tâm chăm sóc hết lòng của anh vì vợ con. Mọi người
vẫn bảo, Trà Giang là người hạnh phúc vẹn toàn, chị được cả gia đình, cả
sự nghiệp và con gái…

Vậy mà sự ra đi đột ngột
của anh khiến chị cảm thấy tất cả những gì chị có không thể nào đánh
đổi bằng nỗi đau đớn và mất mát quá lớn này. Anh mất được ít ngày, trong
mơ chị vẫn cảm nhận rõ sự quan tâm của anh, anh nằm trên giường bệnh,
cầm tay và nói với chị: “Anh còn làm được gì cho em và con thì anh sẽ làm!“.

Đến
giờ, Trà Giang vẫn luôn luôn nghĩ mình là người phụ nữ may mắn và thầm
biết ơn chồng – một người điềm đạm, ít nói, sống giàu tình cảm, hết lòng
chăm lo cho vợ con… Những điều đó, chỉ có những người thân mới thực
sự cảm nhận hết được.

Trà Giang cho rằng, cái níu
giữ tình cảm bền chặt giữa vợ chồng chị, tạo nên một tình yêu vĩnh cửu
đó là sự chân thành của hai tâm hồn đồng điệu dành cho nhau, sống không
màu mè, kiểu cách. Chẳng vậy mà khi Bích Trà mới đi học ở nước ngoài năm
thứ nhất, còn bé tí đã viết thư về “cảm ơn ba mẹ đã truyền cho con nhân cách“.

Đã
lâu rồi, kể từ ngày người có ý nghĩa to lớn nhất trong cuộc đời Trà
Giang không còn nữa, chị tìm đến với hội hoạ như là cách để giải toả bớt
đi nỗi buồn, nỗi cô đơn trống trải trong lòng. Mỗi lần tìm được gam màu
chuyển tải cảm xúc là một nỗi niềm vui nho nhỏ khó cắt nghĩa được của
chị.

Giờ đây, chị tìm sự yên bình trong mỗi bức
tranh và niềm vui bên đại gia đình của chị, nơi có gia đình em gái, ba
mẹ – hai cụ tuổi đã cao nhưng vẫn rất đẹp lão, minh mẫn và cả con gái
Bích Trà – niềm tự hào của chị nữa…

(Theo: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=50287)

Rate this post