Cúng ông công ông táo ngày nào tốt, giờ nào thiêng để năm mới được ban nhiều phước lộc?
Theo truyền thống, ngày Tết ông Công ông Táo là ngày 23 tháng chạp hằng năm. Vậy năm nay, Tết ông Công ông Táo rơi vào ngày nào? Để cúng ông Công ông Táo thì nên chọn ngày nào, giờ nào là tốt nhất?
Theo lệ xưa, cứ nhằm ngày 23 tháng Chạp là người Việt tiến hành nghi lễ cúng ông Công ông Táo. Theo đó, thời gian cúng Táo quân có thể là từ 21 tháng Chạp cho đến trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp (Nếu sau thời gian này bị coi là quá muộn, mất thiêng). Các gia đình có thể tùy chọn thời điểm phù hợp, giản tiện mà vẫn đảm bảo tính chất thiêng liêng để tiễn Táo quân về chầu trời, báo cáo Ngọc Hoàng.
Cúng ông Công ông Táo 2022 là ngày nào?
Táo Quân (ông Công, ông Táo) có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc.
Thế nhưng, người Việt đã chuyển hóa thành sự tích hai ông một bà là vị thần Đất, vị thần Nhà và vị thần Bếp núc. Từ xa xưa, người Việt ta đã ngưỡng mộ và thờ cúng ông Táo với hi vọng ông sẽ giúp gia đình luôn đầm ấm và hạnh phúc.
Theo truyền thống hàng năm, ngày Tết ông Công ông Táo là ngày 23 tháng chạp hằng năm (tức ngày 23/12 Âm lịch).
Theo lịch dương, lễ cúng ông Công ông Táo 2022 năm nay rơi vào thứ Ba, ngày 25 tháng 1 dương lịch năm 2022.
Tuy nhiên, nhiều người dân có quan niệm lễ phải diễn ra trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp, nên nhiều gia đình cúng từ ngày 22 vì quan niệm phải kịp giờ cho ông Táo về Thiên Đình.
Ngày 22/12 âm lịch là ngày Đinh Sửu tháng Tân Sửu năm Tân Sửu. Trong ngày này có các khung giờ hoàng đạo như sau, các bạn có thể tham khảo chọn giờ đẹp để làm lễ cúng Táo quân như: Giờ Dần (3-5), Mão (5-7), Tỵ (9-11), Thân (15-17), Tuất (19-21), Hợi (21-23).
Theo Lịch vạn niên 2022, các gia đình có thể tiến hành cúng Táo quân vào các ngày sau đây:
Ngày 21 tháng Chạp (tức 23/1/2022 dương lịch): Ngày Bính Tý, niên mệnh Giản Hạ Thủy, Lục nhâm Lưu niên.
Ngày 23 tháng Chạp (tức 25/1/2022 dương lịch): Ngày Mậu Dần, Hoàng Đạo, niên mệnh Thành Đầu Thổ, Lục nhâm Xích khẩu.
– Giờ tốt cúng ông Công ông Táo năm 2022:
+ Với ngày 21 tháng Chạp: Các khung giờ đẹp gồm: Mão (5h-7h), Ngọ (11h-13h), Thân (15h-17h), Dậu (17h-19h).
Trong đó, giờ Ngọ ngày 21 tháng Chạp là giờ Tốc hỷ, là khung giờ đẹp nhất để cúng Táo quân. Nếu tiến hành cúng ông Công ông Táo vào khung giờ này, hứa hẹn năm mới gặp nhiều niềm vui, may mắn, xuất hành thuận lợi, dễ dàng hóa giải những xui xẻo, bệnh tật có thể gặp phải cho mọi thành viên trong nhà.
+ Với ngày 23 tháng Chạp: Các khung giờ đẹp gồm Thìn (7h-9h), Tị (9h-11h).
Đặc biệt, trong ngày 23 tháng Chạp năm Tân Sửu, giờ Thìn là giờ Tốc hỷ, rất thích hợp để các gia đình tiến hành nghi lễ cúng tiễn Táo quân về trời.
Theo tín ngưỡng dân gian, giờ Ngọ (từ 11h – 13h) ngày 23 tháng Chạp là thời điểm các Thần bếp quy tụ để chuẩn bị về trời. Nên đây được coi là khung giờ tối linh thiêng, thích hợp để đưa tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời hơn cả (tốt hơn hết là trước 12h trưa).
Tuy nhiên, trong ngày 23 tháng Chạp năm Tân Sửu, giờ Ngọ là giờ Hắc đạo. Vì thế, tùy quan niệm mỗi gia đình mà có thể đưa ra lựa chọn phù hợp. Không nhất thiết phải cúng Táo quân vào lúc giữa trưa (chính Ngọ), mà có thể cúng vào các khung giờ đẹp nêu trên (như giờ Thìn hoặc Tị).
5. Những điều cần lưu ý khi thực hiện nghi lễ cúng ông Công ông Táo
– Cần tiến hành cúng lễ trước 12h ngày 23 tháng Chạp là thời điểm ông Công ông Táo bay về chầu trời.
– Ăn mặc kín đáo, sạch sẽ khi cúng để thể hiện sự tôn kính của gia chủ đối với các quan thần.
– Khi đọc văn khấn cần phải đọc với thái độ trang nghiêm, giọng đọc to, rõ ràng, rành mạch.
– Đặt mâm cúng ở bàn thờ gia tiên hoặc lập bàn thờ Táo quân riêng chứ không đặt ở dưới bếp.
– Không thả cá chép từ trên cao xuống mà cần thả nhẹ nhàng ở mép nước.
Theo Mộc – VietNamNet