Cúng ông Công, ông Táo vào giờ nào tốt nhất?

Lễ cúng ông Công ông Táo thường được tiến hành vào ngày 23 tháng Chạp. Vậy thời gian nào đẹp nhất để cúng ông Công ông Táo?

 

Cúng ông Công, ông Táo vào giờ nào tốt nhất?

 

Vào ngày 23 tháng Chạp Âm lịch hàng năm, các gia đình thường làm cơm cúng, tiễn ông Công ông Táo về trời. Theo quan niệm dân gian, ông Công là vị thần cai quản đất đai, Táo quân (gồm 2 ông, 1 bà) cai quản việc bếp núc trong gia đình. Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các vị thần này sẽ bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra tại gia đình trong năm vừa qua với Ngọc Hoàng.

Nhà nghiên cứu văn hóa Vũ Hồng Thuật từ Bảo tàng dân tộc Việt Nam chia sẻ: Trong ngày 23 tháng Chạp, giờ Ngọ (tức từ 11h tới 13h) là giờ tối linh thiêng, thích hợp để đưa ông Công, ông Táo về chầu trời.
 

Cúng ông Công, ông Táo vào giờ nào tốt nhất?

Tuy nhiên trên thực tế, nhiều người bận công việc nên không thể để cúng, thả cá vào giờ này. Nhà nghiên cứu phong thủy Nguyễn Hồng Hải nhận định: Không nhất thiết phải cúng ông Công, ông Táo vào lúc giữa trưa, mà có thể cúng vào bất kỳ lúc nào thuận tiện trong khoảng thời gian bắt đầu từ 23h đêm 22 cho đến trước giờ Hợi ( tức 21-23h) ngày 23 tháng Chạp.

Cũng có ý kiến cho rằng, lễ cúng tiễn đưa ông Táo về Trời nên được cúng vào tối ngày 22 hoặc sáng sớm ngày 23 tháng Chạp Âm lịch. Nếu gia chủ vì vướng bận công việc quan trọng thì gia chủ dù bận công chuyện gì quan trọng cũng nên hoàn thành việc cúng ông Công ông Táo trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp vì nếu không, sẽ không kịp giờ để các thần lên thiên đình. Nếu để chiều hay thậm chí là tối ngày 23 mới cáo lễ tiễn đưa ông Công ông Táo về Trời, sợ rằng ông Công ông Táo sẽ không nhận được lễ vật tâm thành của gia chủ.

 

Sắm lễ vật cúng Táo Quân

 

Cúng ông Công, ông Táo vào giờ nào tốt nhất?

Lễ vật cúng Táo Quân gồm : Mũ ông công ba cỗ hay ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà). Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấỵ. Màu sắc của mũ, áo hay hia ông công thay đổi hàng năm theo ngũ hành:

+ Năm hành kim thì dùng màu vàng

+ Năm hành mộc thì dùng màu trắng

+ Năm hành thủy thì dùng màu xanh

+ Năm hành hỏa thì dùng màu đỏ

+ Năm hành thổ thì dùng màu đen

Sau khi làm xong lễ cúng, thì người ta thường đốt “vàng mã” cùng với bài vị cũ và lập bài vị mới cho Táo Quân.

Riêng đối với gia đình có trẻ con, người ta còn cúng Táo Quân một con gà luộc. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ.

Theo quan niệm người Việt, để Táo quân có phương tiện về trời, miền Bắc còn cúng một con cá chép sống thả trong chậu nước với ngụ ý “cá hóa long” nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sau đó sẽ được “phóng sinh” (thả ra ao, hồ hay sông).

Tại miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Ở miền Nam thì giản dị hơn, người ta chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.

DiaOcOnline.vn – Theo Phunutoday

Lễ vật cúng Táo Quân gồm : Mũ ông công ba cỗ hay ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà). Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấỵ. Màu sắc của mũ, áo hay hia ông công thay đổi hàng năm theo ngũ hành:+ Năm hành kim thì dùng màu vàng+ Năm hành mộc thì dùng màu trắng+ Năm hành thủy thì dùng màu xanh+ Năm hành hỏa thì dùng màu đỏ+ Năm hành thổ thì dùng màu đenSau khi làm xong lễ cúng, thì người ta thường đốt “vàng mã” cùng với bài vị cũ và lập bài vị mới cho Táo Quân.Riêng đối với gia đình có trẻ con, người ta còn cúng Táo Quân một con gà luộc. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ.Theo quan niệm người Việt, để Táo quân có phương tiện về trời, miền Bắc còn cúng một con cá chép sống thả trong chậu nước với ngụ ý “cá hóa long” nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sau đó sẽ được “phóng sinh” (thả ra ao, hồ hay sông).Tại miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Ở miền Nam thì giản dị hơn, người ta chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.

 

Các nội dung liên quan:

>> Phong thuỷ khi trang trí nội thất phòng ngủ người tuổi Ngọ

>> Làm thế nào để hóa giải những phong thủy xấu trong căn hộ chung cư?

>> Thờ cúng Thần tài dưới góc nhìn phong thủy

>> Tìm hiểu về cửa sổ trong phong thủy nhà ở

>> Màu sắc trong phong thủy ứng dụng

 

>> Ngoài những nội dung mà Office Saigon tổng hợp và chia sẻ như trên, nếu Quý Khách có thêm nhu cầu thuê văn phòng quận 1 thành phố Hồ Chí Minh, văn phòng cho thuê quận 5, văn phòng giá tốt tại quận 7… Xin liên hệ với chúng tôi bằng cách nhắc máy lên và gọi ngay vào số Hotline: 0987 110011 – mọi thông tin tư vấn đều là miễn phí. Xin trân trọng cảm ơn!

 

CÔNG TY TNHH OFFICE SAIGON – Cho thuê văn phòng chuyên nghiệp

Đ/c: Tầng 24, Pearl Plaza Tower, 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, TpHCM.
Hotline: 0987 11 00 11 – 0938 339 086
Email:[email protected] – Website: https://www.officesaigon.vn
Khi bạn có nhu cầu cần ký gửi văn phòng cho thuê, liên hệ tại https://www.officesaigon.vn/ky-gui.html

Rate this post