Covid-19 ngày 5/4: Cả nước thêm 54.995 ca nhiễm mới, 39 F0 tử vong
Tình hình Covid-19 mới nhất ngày 5/4: Cả nước thêm 54.995 ca nhiễm mới, 39 F0 tử vong. Số ca nhiễm tại Hà Nội tiếp tục giảm sâu.
Tình hình Covid-19 mới nhất hôm nay
tks all: Tính từ 16h ngày 4/4 đến 16h ngày 5/4, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 54.995 ca nhiễm mới, trong đó 0 ca nhập cảnh và 54.995 ca ghi nhận trong nước (tăng 6.280 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 38.040 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (5.199), Nghệ An (2.925), Phú Thọ (2.827), Bắc Giang (2.357), Yên Bái (2.280), Hà Giang (2.024), Bắc Kạn (1.990), Quảng Ninh (1.972), Đắk Lắk (1.901), Vĩnh Phúc (1.824), Lào Cai (1.766), Quảng Ngãi (1.504), Hưng Yên (1.398), Tuyên Quang (1.249), Hải Dương (1.248), Cao Bằng (1.233), TP. Hồ Chí Minh (1.158), Thái Bình (1.152), Quảng Bình (1.113), Thái Nguyên (963), Tây Ninh (940), Lâm Đồng (930), Sơn La (925), Lạng Sơn (876), Hòa Bình (832), Vĩnh Long (764), Bắc Ninh (731), Cà Mau (726), Quảng Trị (665), Lai Châu (662), Hà Tĩnh (633), Hà Nam (596), Bình Định (589), Đà Nẵng (586), Điện Biên (552), Đắk Nông (516), Bình Dương (514), Ninh Bình (496), Nam Định (467), Bình Phước (451), Phú Yên (393), Bà Rịa – Vũng Tàu (347), Hải Phòng (332), Thanh Hóa (322), Thừa Thiên Huế (317), Trà Vinh (280), Khánh Hòa (273), Quảng Nam (269), Bình Thuận (232), Bến Tre (145), An Giang (94), Bạc Liêu (94), Đồng Tháp (77), Long An (70), Kon Tum (51), Kiên Giang (44), Cần Thơ (43), Đồng Nai (38), Ninh Thuận (17), Hậu Giang (13), Tiền Giang (10).
Hôm nay, cả nước thêm 54.995 ca nhiễm mới, 39 F0 tử vong. (Ảnh minh họa)
Số ca nhiễm ở Hà Nội tiếp tục giảm sâu
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (-2.024), Hà Nội (-669), Bắc Giang (-292).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hà Giang (+1.238), Bắc Kạn (+962), Quảng Ngãi (+877).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 65.600 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 9.922.040 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 100.350 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 9.914.301 ca, trong đó có 8.144.473 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.507.310), TP. Hồ Chí Minh (598.098), Nghệ An (405.832), Bình Dương (379.578), Hải Dương (349.303).
Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 303.455 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi: 8.147.290 ca.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.055 ca, trong đó, thở ô xy qua mặt nạ: 1.481 ca; thở ô xy dòng cao HFNC: 261 ca; thở máy không xâm lấn: 51 ca; thở máy xâm lấn: 260 ca; ECMO: 2 ca.
Cả nước có 39 bệnh nhân tử vong
Từ 17h30 ngày 04/4 đến 17h30 ngày 05/4 ghi nhận 39 ca tử vong tại: Đắk Lắk (5), Bến Tre (4), Lạng Sơn (4 ca trong 2 ngày), Bạc Liêu (3), Gia Lai (3), Nghệ An (3), Bình Thuận (2), Phú Thọ (2), Quảng Nam (2), Thái Nguyên (2), Bình Dương (1), Đồng Tháp (1), Hà Nội (1), Hà Tĩnh (1), Kiên Giang (1), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1), Quảng Ninh (1), Sóc Trăng (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 38 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.681 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Yêu cầu hoàn thành tiêm vaccine cho trẻ em trong quý 2
Bộ Y tế trình và Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về việc mua vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi.
Thủ tướng yêu cầu hoàn thành tiêm vaccine cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi trong quý 2.
Bộ Y tế cũng đã đề xuất, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về việc áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt đối với gói thầu mua vaccine phòng Covid-19 của Pfizer cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi.
Sau đó, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có ý kiến tại nhiều văn bản để chỉ đạo, đôn đốc Bộ Y tế thực hiện nhiệm vụ được giao.
Thủ tướng Chính phủ tiếp tục yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương thực hiện các công việc cần thiết theo quy định để có vaccine nhanh nhất có thể. Trên cơ sở đó, hoàn thành việc tiêm cho trẻ em trong quý 2, để đầu quý 3 trẻ em được đến trường học hè và cuối quý 3 năm 2022 trẻ em đến trường vào năm học mới tập trung an toàn và hiệu quả.
Để chuẩn bị cho công tác tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, hiện nay các địa phương đang rà soát, chuẩn bị nhân lực, vật tư… sẵn sàng cho công tác tiêm chủng được bảo đảm an toàn, hiệu quả nhất.
Được biết, hiện còn khoảng trên 10 triệu trẻ em độ tuổi từ 5 đến 12 tuổi chưa tiêm vaccine Covid-19.
Tại cuộc họp báo Chính phủ chiều tối 4/4, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, Đại sứ quán Úc và Pfizer tại Việt Nam đều thống nhất phương án đưa vaccine về Việt Nam trong thời gian sớm nhất, nhanh nhất để triển khai tiêm cho trẻ em.
Việc tiêm vaccine cho trẻ em chắc chắn là có những khó khăn, vì vậy, ông Tuyên mong muốn có được sự đồng tình để phụ huynh đưa trẻ em đi tiêm với tỷ lệ cao nhất.
Cả nước còn 1.942 ca bệnh nặng đang điều trị
Tính từ 16h ngày 3/4 đến 16h ngày 4/4, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 48.717 ca nhiễm mới, trong đó 2 ca nhập cảnh và 48.715 ca ghi nhận trong nước (giảm 2.015 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 34.690 ca trong cộng đồng).
Tin tức Covid-19 liên tục được cập nhật trên Báo Giao thông ngày 5/4/2022. (Ảnh minh hoạ)
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (5.868), Đắk Lắk (3.925), Bắc Giang (2.649), Yên Bái (2.350), Nghệ An (2.300), Phú Thọ (2.282), Quảng Ninh (1.996), Lào Cai (1.590), Thái Bình (1.432), Vĩnh Phúc (1.408), Tuyên Quang (1.348), Bắc Kạn (1.028), Hưng Yên (991), Thái Nguyên (984), Hải Dương (940), Lạng Sơn (911), Quảng Bình (909), Hà Giang (786), Hà Nam (767), Sơn La (703), Lâm Đồng (679), Cao Bằng (668), Cà Mau (655), Bình Định (649), Hà Tĩnh (640), Quảng Ngãi (627), TP. Hồ Chí Minh (537), Vĩnh Long (536), Đà Nẵng (532), Hòa Bình (498), Bắc Ninh (493), Lai Châu (483), Bà Rịa – Vũng Tàu (461), Phú Yên (459), Bình Phước (457), Tây Ninh (454), Điện Biên (424), Đắk Nông (391), Nam Định (387), Quảng Trị (386), Bến Tre (381), Thanh Hóa (368), Ninh Bình (365), Hải Phòng (288), Quảng Nam (264), Thừa Thiên Huế (237), Trà Vinh (200), Bình Dương (179), Khánh Hòa (150), Bình Thuận (124), Đồng Tháp (85), Long An (85), An Giang (83), Sóc Trăng (83), Bạc Liêu (72), Kon Tum (64), Kiên Giang (32), Đồng Nai (29), Cần Thơ (21), Ninh Thuận (10), Tiền Giang (6), Hậu Giang (6).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Quảng Ninh (-526), Lạng Sơn (-450), Lào Cai (-444).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (+3.923), Hưng Yên (+282), TP. Hồ Chí Minh (+190).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 70.368 ca/ngày.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 9.867.045 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 99.796 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 9.859.306 ca, trong đó có 7.841.018 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.502.111), TP. Hồ Chí Minh (596.940), Nghệ An (402.907), Bình Dương (379.064), Hải Dương (348.055).
Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 55.873 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi: 7.843.835 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 1.942 ca.
Số bệnh nhân tử vong:
Từ 17h30 ngày 3/4 đến 17h30 ngày 4/4 ghi nhận 42 ca tử vong tại: Đồng Nai (5 ca trong 2 ngày), Gia Lai (4 ca trong 2 ngày), An Giang (3 ca trong 2 ngày), Bến Tre (3), Kiên Giang (3), Quảng Ninh (3), Trà Vinh (3), Bạc Liêu (2), Hải Dương (2), Phú Thọ (2), Bà Rịa – Vũng Tàu (1), Bình Định (1), Cà Mau (1), Cần Thơ (1), Đắk Nông (1), Hà Nội (1), Khánh Hòa (1), Sóc Trăng (1), TP. Hồ Chí Minh (1), Tuyên Quang (1), Vĩnh Long (1), Yên Bái (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 41 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.642 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 38.697.769 mẫu tương đương 84.680.932 lượt người, tăng 67.107 mẫu so với ngày trước đó.
Trong ngày 3/4 có 29.022 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 206.554.099 liều, trong đó:
+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 189.361.355 liều: Mũi 1 là 71.245.934 liều; Mũi 2 là 68.065.429 liều; Mũi 3 là 1.509.399 liều; Mũi bổ sung là 14.941.945 liều; Mũi nhắc lại là 33.598.648 liều.
+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.192.744 liều: Mũi 1 là 8.809.470 liều; Mũi 2 là 8.383.274 liều.
F0 dùng thuốc chống viêm không đúng, nguy cơ trở nặng và nhiều biến chứng
Số F0 tăng nhiều ở nhóm chưa tiêm vắc xin
Tháng 3, số người mắc tăng nhiều hơn ở nhóm chưa tiêm vắc xin – hơn 1,2 triệu ca, tăng khoảng 950.000 ca so với tháng 2.
Hà Nội và 20 tỉnh, thành phố khác có số ca mắc COVID-19 từ 1.000 tới hơn 7.000 ca/ngày, trong đó Hà Nội vẫn nhiều nhất với trung bình 7.423 ca. Cách đây 1-2 tuần, khoảng 40-45 tỉnh, thành phố ghi nhận số người mắc từ 1.000 ca/ngày trở lên.
Bộ Y tế nhận định, dịch COVID-19 cơ bản đang được kiểm soát trên cả nước; tuần qua, số mắc mới có xu hướng giảm tại hầu hết các địa phương (tổng số khoảng 80.000-100.000 ca/ngày, tương đương tuần cuối tháng 2 – thời điểm trước khi số ca mắc bắt đầu tăng cao nhất).
Các chuyên gia y tế nhận định, người khỏi bệnh vẫn có khả năng tái nhiễm, do vậy cần tiếp tục hoàn thành tiêm vắc xin mũi 3; triển khai các biện pháp ưu tiên quản lí, bảo vệ nhóm đối tượng nguy cơ cao; tăng cường năng lực cách li, chăm sóc, điều trị quản lý người mắc COVID-19 tại nhà; thực hiện nghiêm thông điệp “5K + vắc xin + thuốc điều trị + công nghệ + đề cao ý thức người dân và các biện pháp khác”.
Đến ngày 3/4, chỉ còn 37 ca tử vong, trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 42 ca/ngày. Thống kê cho thấy, so với tháng trước, số người tử vong giảm mạnh, trung bình chỉ còn trên dưới 50 ca/ngày so với gần 100 ca/ngày của tháng trước. Theo Bộ Y tế, do tỉ lệ bao phủ vắc xin cao trên phạm vi toàn quốc, đối tượng nguy cơ cao đã được chăm sóc tốt, nên tỉ lệ tử vong/mắc COVID-19 trên phạm vi toàn quốc giảm sâu.