Chúa Giê-Su là ai ? | Gỗ Đỉnh

M

ỗi dân tộc, quốc gia trên thế giới đều có phong tục tập quán, tín ngưỡng riêng, đây cũng được cho là nét văn hoá độc đáo thể hiện bản sắc dân tộc. Việt Nam ta là quốc gia có nhiều tôn giáo du nhập từ nước ngoài như: Phật giáo, đạo Thiên Chúa ( Công giáo), đạo Tin Lành, đạo Cao Đài, Đạo Hồi,… Việc tiếp thu và phát huy những tinh hoa văn hoá nhân loại đó không chỉ mang lại giá trị tinh thần to lớn mà còn giúp cho đất nước ta ngày càng phát triển, hội nhập với bạn bè thế giới. Chúa Giêsu được cho là người sáng lập ra đạo Thiên Chúa và là vị lãnh tụ vĩ đại đối với những người theo Đạo. Tượng gỗ Chúa Giê-su hay tượng Công giáo mang lại ý nghĩa to lớn như thế nào thì chúng ta hãy cùng Gỗ Đỉnh tìm hiểu về ngài nhé. 

Tượng Chúa Giê-su Gỗ Trai

Tượng Chúa Giê-su Gỗ Trai

Chúa Giê-su là ai ? 

Chúa Giê-su được xem là vị lãnh đạo, là người được Thiên Chúa sai đến để giải cứu dân Chúa, người mang lại phép lạ và ban phúc âm cho con người. Người là vị thầy dạy luân lý, lẽ sống giúp mở đường cho những ai lầm đường lạc lối. Theo Kinh Thánh, chúa là đấng tạo thành trời đất, muôn vật. Ông Adam và bà Eva là tổ phụ của loài người, vì không nghe theo lời Thiên Chúa đã tự ý ăn “ trái cấm”. Hai người này đã truyền tội lỗi của mình cho con cháu, chính là loài người.Vì thế, Thiên Chúa đã giáng sinh làm người và chịu khổ hình để chuộc tội cho nhân loại, hoà giải với Thiên Chúa. Người Do Thái đương thời thường thêm tên người cha hoặc tên quê quán vào tên gọi cá nhân. Như vậy, chúa Giê-su cũng được gọi là “ Giê-su thành Nazareth”. Các tín đồ công giáo sơ khai thì thường gọi ngài là “ Chúa Giê-su Kitô” có nghĩa là “ người được xức dầu”, trong ngôn ngữ hiện đại được coi là “ Đấng cứu thế”. 

Tranh Chúa Giê-su Kitô

Tranh Chúa Giê-su Kitô

Cuộc đời Chúa Giê-su

Chúa Giê-su sinh ngày 25/12 ở Bê Lem, miền Giu Đê, thời vua Hê-rô-đê, cha là Giuse thuộc dòng dõi Đa-vít, làm nghề thợ mộc. Do mầu nhiệm cao cả, Chúa Cha đã dùng quyền năng Chúa Thánh Thần cho Ngôi Hai nhập thể trong lòng trinh nữ Maria – mẹ của Chúa Giê-su. 

Người sống ẩn dật ở Nazareth nước Do Thái, trưởng thành như những đứa trẻ cùng tuổi trong hoàn cảnh khó khăn, được giáo dục, được học Thánh Kinh và học nghề thợ mộc cùng thánh Giuse. 

Tranh Chúa Giáng Sinh

Tranh Chúa Giáng Sinh

Năm 12 tuổi, người theo gia đình tới đền thờ để mừng lễ vượt qua, khi kỳ lễ kết thúc, người đã không về với gia đình mà ở lại Jerusalem, bị thất lạc với gia đình. Trong thời gian ở lại Jerusalem người vừa nghe vừa thắc mắc và đối đáp với các thầy tu sĩ khiến họ phải bất ngờ về trí thông minh của mình. Cuối cùng, người được tìm thấy trong điện Jerusalem khi đang tranh luận với các học giả Do Thái.

Năm 30 tuổi, người rời nhà ra đi rao giảng tin mừng nước Thiên Chúa và tiến hành ơn cứu độ. Người chịu phép rửa ở sông Gio – đan. Khi vừa ở dưới nước lên thì trời mở ra và Thánh Thần ngự xuống trên người dưới hình dạng chim bồ câu. Sau khi được đầy ơn Chúa Thánh Thần trở về thì người được Thánh Thần dẫn vào trong sa mạc, không ăn mặn, cầu nguyện bốn mươi ngày đêm, chịu đủ mọi phương thức cám dỗ của ma quỷ nhưng đức tin của người vẫn vững vàng. 

Sau đó, người trở về Galilea và tiếng tăm của người được lan truyền khắp. Người sử dụng các ngụ ngôn giảng dạy ở những hội đường và được dân chúng yêu thích. Với quyền năng của mình, người đi nhiều nơi và giảng dạy, trị lành cho những người bị quỷ ám, bệnh tật, bị phong hủi hay tật nguyền, người mù thì được thấy, người điếc thì được nghe, người câm thì được nói, và người chết thì sống lại. 

Chúa Giê-su thành lập Hội Thánh để bạn phước lành, đem niềm tin đến cho con người, người tụ họp 12, Tông Đồ, giảng dạy và ban cho họ năng lực để đi rao giảng Tin Mừng và tạo phước cho chúng sinh, đó cũng chính là sứ mạng của người. Người phải chịu những đau khổ để cứu rỗi loài người, tuy nhiên, người lại bị chính loài người mà người đang bảo vệ sát hại. Bởi vì giáo lí Chúa vạch trần những lối sống giả, tự mãn của biệt phái, có những điều ngược với ý nghĩa và thói lệ dân gian giới lãnh đạo Do Thái bao gồm các nhóm quyền lực đối nghịch nhau như nhóm Sadducee  và nhóm Pharisêu thường bất đồng, căm ghét và tìm mọi cách đối nghịch với người. Nhiều người trong dân chúng xem người như một nhà cải cách xã hội và tin rằng người là người đến để giải cứu dân Do Thái khỏi ách thống trị của Đế quốc La Mã và ngược lại. Giới cầm quyền xem người như là cái gai trong mắt, là một thế lực mới đang đe doạ những định chế tôn giáo và chính trị đương thời. 

Tượng Chúa Chịu Nạn gỗ Trai

Tượng Chúa Chịu Nạn gỗ Trai

Gần cuối đời, Chúa Giê-su lên Jerusalem để mừng lễ Vượt qua, lúc vào thành người được dân chúng chào đón như một vị vua khải hoàn. Tuy nhiên, chính những vinh quang đó đã thúc đẩy kẻ thù dứt khoát ra tay sát hại người. Biết vậy, người dành thời gian cho các môn đệ của mình nhiều hơn, Chúa hoá bánh và rượu trở thành mình máu người để ở lại với những người mà Chúa yêu thương, người còn rửa tay cho các môn đệ để dạy họ bài học về tình yêu thương. Lúc đêm khuya, Chúa vào vườn cây Dầu để cầu nguyện, Judas – một trong mười hai môn đệ đã phản bội ngài, sử dụng cái hôn tình nghĩa để chỉ điểm cho lính La Mã bắt Chúa. Toà công luận cáo buộc người tội phạm thượng và xúi giục nổi loạn, họ giao người cho các quan chức Đế Quốc La mã để xin án tử hình. Dưới áp lực của giới lãnh đạo Tôn giáo Do Thái, tổng đốc Philatô ra lệnh đóng đinh Chúa Giê-su. Người bị đánh đập, cực hình, nhạo báng, ấn vòng gai lên đầu, bị bắt vác thập giá lên Núi Sọ. Chúng đóng đinh người vào thập giá và người đã mất vì cực hình tàn ác đó. Người được mai táng và ngày thứ 3 người sống lại như lời Thánh Kinh. Sau khi sống lại, người còn hiện ra an ủi, giáo huấn các môn đệ trong 40 ngày, rồi sai họ đi rao giảng tin mừng nước Thiên Chúa. Rồi người lên trời, ngự bên hữu Chúa Cha.

Hình tượng Chúa Giê-su trong lòng người theo Đạo

Hầu hết, những người theo Đạo Thiên Chúa cho rằng Giê-su là Thiên Chúa, là Đấng cứu thế mà sự xuất hiện của người đã được tiên tri trước, là Ngôi Hai trong Ba Ngôi. Người xuống thế làm người nhờ mầu nhiệm Chúa Thánh Thần để cứu nhân loại khỏi tội lỗi và tựa như là hiến tế để chuộc tội cho con người. Họ cũng tin rằng Chúa Giê-su đã sống và trở lại Thiên Đàng. 

Tượng Chúa Giê-su và những hình tượng trong cuộc sống

Tượng Chúa Giêsu và Thánh Giá 

“ Thánh Giá ” được xem như là biểu tượng của tình yêu và lòng thương xót của Chúa Giê-su, cũng là mình chứng lịch sử cho công cuộc cứu thế của Chúa. Qua đó nhắc nhở mỗi người chúng ta hãy dũng cảm, cố gắng tiến lên cho dù có bao nhiêu khó khăn gian khổ phía trước, như cách Chúa đã để Thánh Giá trên vai cứu chuộc loài người.

Tượng Chúa Chịu Nạn Gỗ Trai

Tượng Chúa Chịu Nạn Gỗ Trai

Tượng Chúa Giê-su cứu thế 

Tượng gồm một tượng Giê-su với một quả địa cầu ở trên tay ngài, và một bệ tượng trưng cho thế giới. Tượng Chúa cứu thế với vòng tay dang rộng là biểu tượng của hoà bình, của tình yêu thương vô bờ bến mà người dành cho chúng ta. Người dang rộng cánh tay để che chở cho dân người. 

Tượng Chúa Giê-su đội mão gai

Khi chịu khổ nạn, Chúa Giê-su bị bắt đội mão gai trên đầu, những chiếc gai sắc nhọn đâm vào đầu chúa như những nỗi đau của con người mà chúa đang cứu rỗi, vòng mão gai là biểu tượng của tình yêu mà chúa dành cho chúng ta. Người đã hạ mình xuống, chịu những thống khổ, đau đớn nhưng chiếc mão gai đó cũng không dập tắt được ngọn lửa tình yêu bất diệt mang lại sự giải thoát và niềm hy vọng cho loài người Chúa thương.

Tượng Chúa Giê-su đội mão gai gỗ Trai

Tượng Chúa Giê-su đội mão gai gỗ Trai

Ý nghĩa tượng gỗ chúa Giê-su và vị trí đặt tượng

Tượng gỗ Chúa Giê-su mang lại nhiều giá trị to lớn về văn hoá tinh thần cũng như vật chất. Việc thờ tượng Chúa Giê-su thể hiện ước muốn được Chúa che chở, bao bọc, răn dạy chúng ta sống có đạo đức và tuân theo lời Chúa dạy. Tượng còn mang lại may mắn, rèn luyện bản tính lương thiện, sẵn sàng giúp đỡ mọi người và luôn hướng ta đến những điều tốt đẹp. 

Tượng Chúa Phục Sinh Gỗ Trai

Tượng Chúa Phục Sinh Gỗ Trai

Tượng cũng mang lại sự thanh thản, thư thái trong tâm hồn. Giúp ta loại bỏ những tư tưởng không tốt ra khỏi suy nghĩ để phấn chấn, tập trung vào công việc, mang lại kết quả cao nhất. 

Ngoài ra, tượng gỗ Chúa Giê-su còn có tác dụng tránh tà, xưa đuổi ma quỷ, bảo vệ gia đình và mang lại cảm giác an toàn, ấm áp cho nhà ở, giúp chúng ta có cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc viên mãn.

Tượng Chúa Giêsu thuộc về sản phẩm tâm linh nên thường được trưng bày ở những nơi trang trọng, tôn nghiêm như bàn thờ tổ tiên, bàn làm việc cá nhân, đầu giường ngủ để thể hiện sự tôn kính. Tránh đặt tượng ở những nơi ẩm thấp, thiếu trang trọng hoặc dưới nền nhà vì như vậy sẽ làm mất đi sự trang nghiêm, thiếu tôn trọng đối với Đấng cứu chuộc nhân loại, sẽ mang lại những điều không tốt cho gia đình.

Với những ý nghĩa duy tâm và duy vật to lớn như thế, tượng Chúa Giê-su luôn là một gợi ý cho tất cả mọi người dù theo Đạo Thiên Chúa hay không theo Đạo. Đây cũng là món quà ý nghĩa và tâm huyết cho gia đình, bạn bè, người thân đấy. 

Xem các sản phẩm tượng Công Giáo : Tượng Công Giáo

Gỗ Đỉnh – Chuyên cung cấp hàng ngàn sản phẩm gỗ nội thất, tượng gỗ Phong Thuỷ.

Liên hệ ngay với Gỗ Đỉnh để được tư vấn!

Website: https://godinh.com

Điện thoại: 086 863 2345 – 07 8481 3456 

Email: [email protected]

Rate this post