Chu Nguyên Chương lâm chung hét lớn 5 tiếng, đại thần vờ như không biết, tạo thành tai hoạ

Chu Nguyên Chương lâm chung hét lớn 5 tiếng, đại thần vờ như không biết, tạo thành tai hoạ

Chu Nguyên Chương lâm chung hét lớn 5 tiếng, đại thần vờ như không biết, tạo thành tai hoạ - Ảnh 1.

Chu Nguyên Chương. Niên hiệu Hồng Vũ (Baidu)

Chu Nguyên Chương – hoàng đế khai quốc nhà Minh – là một nhân vật để lại nhiều tranh cãi trong lịch sử Trung Quốc. Những mẩu chuyện truyền kỳ về cuộc đời ông sau hàng trăm năm vẫn được hậu thế truyền lại.

Một đặc điểm nổi bật trong cá tính của Chu Nguyên Chương là đa nghi. Để bảo vệ cơ nghiệp muôn đời nhà họ Chu, Chu Nguyên Chương trước tiên đàn áp tàn nhẫn công thần khác họ, sau đó lại giao việc trấn thủ những vùng đất chiến lược cho các hoàng tử. Thế nhưng khi Thái tử Chu Tiêu mất sớm đột ngột, quyền kế vị chuyển đến con trai Thái tử là Chu Doãn Văn thì Chu Nguyên Chương bắt đầu lo lắng về chính kế hoạch của bản thân. Ông biết rõ tính cách của mỗi người con nên rất sợ hãi cảnh “nồi da xáo thịt” xảy ra trong hoàng tộc.

Chu Nguyên Chương lâm chung hét lớn 5 tiếng, đại thần vờ như không biết, tạo thành tai hoạ - Ảnh 2.

Chu Doãn Văn. Niên hiệu Kiến Văn (Baidu)

Năm tiếng lớn lúc lâm chung

Việc Chu Nguyên Chương quyết định truyền ngôi cho trưởng tôn Chu Doãn Văn khiến cho các hoàng tử, đặc biệt là Chu Đệ, vô cùng bất mãn. Chu Đệ có tài cầm quân, được giao trấn giữ nhiều đoạn biên giới giữa nhà Minh và Mông Cổ nên có lực lượng quân đội hùng mạnh trong tay. Khi tin tức về việc vua cha lập Chu Tiêu làm Hoàng thái tôn truyền đến phủ Yên Vương (Chu Đệ mang tước Yên Vương), Chu Đệ bắt đầu nảy sinh ý muốn tự giành lấy ngôi vua.

Chu Nguyên Chương là người nhìn xa trông rộng, sớm nhìn ra nguy cơ Chu Đệ dấy binh làm phản. Để bảo vệ địa vị của Chu Doãn Văn, Chu Nguyên Chương đã chuẩn bị sẵn một chiếu chỉ cho việc hậu sự. Chiếu chỉ này yêu cầu sau khi hoàng đế qua đời, các hoàng tử cầm quân ở biên ải không được về kinh thành tham dự tang lễ.

Thế nhưng với sự đa nghi sẵn có, Chu Nguyên Chương nhanh chóng nhận ra chỉ một tờ mệnh lệnh là không đủ để giữ yên thế cuộc. Vào những ngày cuối đời, Chu Nguyên Chương dự định gọi Chu Đệ về Nam Kinh, dùng tình cảm gia đình để thuyết phục Chu Đệ từ bỏ oán hận, phò tá người cháu lên ngôi. Chu Nguyên Chương hy vọng một khi hoàng tử có thực lực nhất chấp nhận vua mới, những thành viên hoàng tộc còn lại cũng sẽ nhanh chóng làm theo.

Chu Nguyên Chương lâm chung hét lớn 5 tiếng, đại thần vờ như không biết, tạo thành tai hoạ - Ảnh 3.

Chu Đệ. Niên hiệu Vĩnh Lạc (Baidu)

Khi bệnh tình chuyển nặng, biết trước bản thân khó qua khỏi, Chu Nguyên Chương không ngừng dồn hết sức tàn hét năm tiếng “chiếu Yên Vương hồi kinh” (gọi Yên Vương về kinh đô). Thế nhưng cận thần xung quanh, thậm chí cả hoàng đế tương lai đều giả như không nghe thấy tiếng nói của người già hấp hối.

Xảy ra việc kỳ lạ như vậy là bởi rất nhiều người trong triều đình sợ hãi Chu Đệ, lo ngại nếu để Yên Vương về thì kinh thành sẽ phát sinh biến cố. Tất cả những người người mối lo này đều không nhận ra được cơ hội lớn nhất để hoà giải mâu thuẫn trong hoàng tộc đã bị bỏ lỡ, thậm chí gián tiếp đẩy cả Trung Quốc vào nội chiến.

Trong tác phẩm có vai trò nền tảng với nhà Minh – Hoàng Minh Tổ Huấn, Chu Nguyên Chương từng quy định: “Trong triều nếu có gian thần khiến vua bị che mắt thì phiên vương có thể dấy binh để giúp vua”.

Dựa vào di huấn của vua cha, Chu Đệ đã lấy lý do “vua mới bị gian thần lừa dối” để xuất quân làm phản. Năm 1399, Chu Đệ phát động chiến dịch Tĩnh Nạn với khẩu hiệu “dẹp yên nạn nước”. Năm 1402, quân Tĩnh Nạn giành được Nam Kinh, hoàng cung bị thiêu rụi, Chu Doãn Văn mất tích trong chiến trận, Chu Đệ lên ngôi hoàng đế, triều đại Kiến Văn biến mất khỏi lịch sử.

https://soha.vn/chu-nguyen-chuong-lam-chung-het-lon-5-tieng-dai-than-vo-nhu-khong-biet-tao-thanh-tai-hoa-20220311145242896.htm

Rate this post