Chia sẻ kỹ thuật nhảy sào từ vận động viên chuyên nghiệp
Chia sẻ kỹ thuật nhảy sào từ vận động viên chuyên nghiệp
Nhảy sào là một bộ môn có nội dung đã có mặt từ lâu trong danh sách những bộ môn điền kinh. Mặc dù vậy nhưng nhìn chung bộ môn này vẫn chưa phổ biến. Chính vì vậy mà còn nhiều người vẫn chưa biết được bộ môn này thế nào.
Nhảy sào là một bộ môn thể thao mạo hiểm đã và đang thu hút được nhiều người quan tâm trên thế giới. Nó đã được chú ý đưa vào các hạng mục thi đấu trong các kỳ thế vận hội thể thao ở trong và cả ngoài nước. Trong những năm gần đây, những quy định của bộ môn này đã được thay đổi để phù hợp hơn với chuẩn mực thi đấu. Vậy nhảy sào là môn gì? Kỷ lục thế giới bộ môn này ai đang nắm giữ?
1. Lịch sử nhảy sào
1.1. Lịch sử hình thành
Lịch sử môn nhảy sào
Khác với những bộ môn thể thao khác, nhảy sào có lịch sử hình thành khá đặc biệt. Nó có nguồn gốc đến từ hai nước Hà Lan và Ba Lan. Trong những năm 1800, các tỉnh thuộc khu vực miền Bắc của hai quốc gia này có rất nhiều đầm lầy và suối nhỏ. Việc đi lại cũng như di chuyển của các cư dân luôn gặp phải nhiều khó khăn. Để di chuyển từ khu vực này qua khu vực khác nhanh chóng nhất và không phải đi vòng, người dân ở đây đã nghĩ ra một phương pháp khá mới lạ vừa độc đáo lại vừa thú vị.
1.2. Dụng cụ nhảy sào
Họ sử dụng những chiếc gậy được làm từ tre và nhôm để đi lại. Lấy gậy làm điểm tựa để bật nhảy được qua những đầm lầy và con suối. Bằng cách này, cư dân đã có thể tiết kiệm được thời gian cho việc di chuyển. Đây chính là khởi nguồn của bộ môn thể thao nhảy sào. Năm 1826, cuộc thi nhảy sào đầu tiên trong lịch sử đã được tổ chức ngay tại London, Anh. Mức sào theo quy định là khoảng 3,3m. Quy định này áp dụng chung cho cả nam và nữ.
1.3. Sự phát triển của nhảy sào
Ngày nay, nhảy sào đã trở thành một bộ môn thể thao được ưa chuộng trên toàn thế giới. Nó được chọn là một trong những hạng mục thi đấu thể dục thể thao ở các giải đấu lớn mang tầm vóc quốc tế. Dụng cụ thi đấu nhảy sào lúc đầu làm từ những chiếc gậy tre đơn giản đã được cải tiến dần và cũng đã hiện đại hơn. Luật thi nhảy sào và thành tích thi đấu cũng được cải thiện một cách rõ nét.
2. Phương pháp phát triển kỹ năng nhảy sào
2.1. Chọn chiều cao phù hợp với bạn
Chọn sào phù hợp chiều cao
Với những người mới học nhảy sào, hãy bỏ đi thanh ngang để có nhiều không gian hơn cho việc làm quen với những kỹ thuật nhảy sào. Sau một thời gian luyện tập, nếu đã quen với sào thì hãy lựa chọn cho mình một mức xà phù hợp theo thứ tự từ thấp tới cao để vượt qua chúng. Cụ thể như sau:
-
Đối với người mới thì chiều cao của xà nên dao động từ 1,5m đến 1,8m.
-
Với học sinh trung học phổ thông, cao đẳng, đại học thì chiều cao xà khoảng từ 2,1m đến 3m.
-
Với các vận động viên nhảy sào chuyên nghiệp: chiều cao nên dao động từ 3,7m đến 4,3m
2.2. Đặt tay lên sào
Những ai thuận tay phải thì sẽ đặt bên tay phải lên trên và tay trái đặt phía dưới hai tay. Khoảng cách dưới 2 tay nên cách nhau khoảng 30cm đến 60 cm. Tùy thuộc vào sải tay của từng người, khoảng cách sẽ có được sự thay đổi linh hoạt tùy theo các giải đấu. Tương tự đối với bên tay trái.
2.3. Xác định vị trí xuất phát
Vị trí xuất phát là bước cơ bản quan trọng trong các kỹ thuật nhảy sào. Việc xác định được khoảng cách phù hợp sẽ giúp cho bạn có được những bước chạy đà và lực bật xa đúng chuẩn. Khoảng cách tốt nhất để thực hiện nhảy sào là từ 8 đến 10 bước, bắt đầu chạy từ vị trí xuất phát cho tới gần hộp giậm nhảy.
Sau đó bạn hãy tiến hành đo đà, quy chuẩn cho việc đo đà là cứ 1 bước chạy sẽ bằng 2 bước đi bộ. Bởi vậy, khi xuất phát từ hộp nhảy, bạn nên đo đúng 16 đến 20 bước chân là đã đạt tiêu chuẩn. Tốt nhất là bạn hãy chạy thử để chọn ra được vị trí phù hợp nhất để thực hiện tốt nhất bài thi của mình.
2.4. Chạy nước rút
Giai đoạn chạy nước rút sẽ quyết định tới sức bật nhảy tốt nhất cho bạn. Tốc độ chạy càng nhanh thì mức xà mà bạn có thể chinh phục được càng cao. Bởi vậy hãy cố gắng tăng tốc hết mức có thể ở giai đoạn này để đạt được thành tích tốt nhất khi nhảy sào.
2.6. Bật nhảy
Bật nhảy là giai đoạn cơ thể của bạn đang từ mặt đất đẩy lên không trung và bật vọt qua xà. Quá trình này có thể được chia thành 6 giai đoạn. Trong đó mỗi giai đoạn đều phải đạt đúng kỹ thuật để đảm bảo được an toàn và chinh phục các mức xà tốt nhất.
Bật nhảy qua sào
2.6.1. Giai đoạn 1
Chống đầu sào vào đúng vị trí lỗ ở hộp nhảy. Khi tiếp cận với hộp nhảy, trước khi cắm sào vào hố nhảy chúng ta sẽ có giai đoạn chuyển sào từ tư thế sát eo sang tư thế nâng gậy lên trên đỉnh đầu. Việc luyện tập thường xuyên sẽ giúp cho bạn dễ dàng cảm nhận được thời điểm thích hợp để thực hiện thao tác này.
2.6.2. Giai đoạn 2
Khi sào đã cắm vào hố nhảy, bạn hãy dùng sức bật của chân để đẩy cho cơ thể rời khỏi mặt đất và bay lên trên không trung. Lúc này bạn sử dụng chiếc sào như là một đòn bẩy để có thể đẩy cho cơ thể lên cao nhất có thể.
2.6.3. Giai đoạn 3
Đẩy chân đạt mức cao nhất. Tiến hành chuyển lực đi từ tay tới hông, sau đó đẩy chân lên đến mức cao nhất có thể.
2.6.4. Giai đoạn 4
Khi sào ở phương thẳng đứng so với trên mặt đất, hãy dùng tay đẩy sào để uốn cong người. Đồng thời đẩy cho toàn bộ cơ thể vượt qua xà.
2.6.5. Giai đoạn 5
Để uốn mình điệu nghệ qua được xà, bạn cần kết hợp giữa kỹ năng cùng sự khéo léo. Sử dụng phần thân để làm trọng tâm uốn mình vượt qua xà. Phần trọng tâm sẽ chuyển từ hông cho tới lưng. Cuối cùng xoay người hướng về mặt song song với mặt đất. Chú ý giữ cho cơ thể mình không bị đụng vào thanh xà.
2.6.6. Giai đoạn 6
Tiến hành đẩy sào để đạt được độ cao cực đại. Tại bước này khi cơ thể bạn vượt được qua xà thì coi như việc chinh phục mức xà đó đã không còn quá khó khăn nữa.
2.7. Tiếp đất
An toàn là yếu tố được đặt lên hàng đầu khi nhảy sào. Tiếp đất đúng cách là khi bạn tiếp xúc với thảm bằng lưng của mình và lưu ý:
-
Để tay sát ngực, phần chân co về phía trên.
-
Không tiếp đất bằng chân sẽ dẫn đến những tổn thương khá nghiêm trọng cũng như những chấn thương gân kheo.
3. Kỷ lục nhảy sào thế giới
3.1. Sergey Bubka
Những kỷ lục nhảy sào thế giới
Serhiy Nazarovych Bubka là cái tên hàng đầu được nhắc đến trong danh sách những vận động viên giữ kỷ lục nhảy sào thế giới. Ông là một vận động viên nhảy sào của Ukraina. Bubka đến với các kỳ thế vận hội trong khi có các thành tích vô cùng nghèo nàn. Ông từng thất bại tại mùa giải 1992 khi không thể vượt qua được ba mức sào trong một hạng mục thi đấu.
Thế vận hội năm đó có thể xem như là nỗi thất bại lớn nhất ở trong sự nghiệp của Bubka. Song tại các giải vô địch nhảy sào quốc gia, ông lại có thành tích có thể xem là vô cùng ấn tượng với 6 lần vô địch. Trong sự nghiệp thi đấu, ông cũng là người duy nhất 6 lần giành ngôi vô địch trong một hạng mục thể thao của thế giới với mức xà đạt mức cao nhất là 6,01m.
3.2. Renaud Lavillenie
Renaud Lavillenie là một vận động viên nhảy sào người Pháp. Anh đã lập được kỉ lục mới khi vượt qua mức xà cao 6,16m của kỷ lục gia huyền thoại Sergei Bubka. Mặc dù đã đạt thành tích ấn tượng, nhưng quá trình phá vỡ kỷ lục đã tồn tại trong suốt 21 năm này của Renaud Lavillenie không phải là chuyện một sớm một chiều.
Lavillenie đã bắt đầu sự nghiệp điền kinh của mình khi chỉ mới 7 tuổi tại CLB Cognac Athletique. Ngoài bộ môn nhảy sào, Renaud Lavillenie còn tham gia thêm các hoạt động thể thao khác. Cho đến năm 15 tuổi, Lavillenie đã bắt đầu nghiêm túc với sự nghiệp nhảy cao của mình cùng với sự hướng dẫn của huấn luyện viên Cognac AC và cũng chính là cha anh.
Renaud Lavillenie từng giành huy chương vàng bộ môn nhảy sào Olympic 2012. Thành tích tốt nhất mà anh đạt được đó chính là ở đấu trường châu Âu. Nơi đây anh đã giành được chiếc huy chương vàng danh giá cùng với thành tích trên 6m mà không phải vận động viên nào cũng có thể đạt được.
Với các giải đấu ở sân trong nhà, Renaud Lavillenie cũng có những thành tích cực kì ngưỡng mộ. Việc anh chàng này chinh phục được độ cao ở mức 6,08m tại một giải đấu ở Bydgoszcz (Ba Lan) là một minh chứng rõ nhất.
Vận động viên trẻ tuổi người Pháp
4. Những quy định với người chơi
-
Người tham gia thi đấu không được sử dụng dụng cụ hỗ trợ bên ngoài để phục vụ cho phần thi của mình.
-
Sử dụng giày theo đúng quy định. Không dùng những mẫu giày thiết kế đặc biệt sẽ không công bằng với những vận động viên còn lại.
-
Vận động viên nhảy sào được quyền sử dụng băng dính cổ tay.
-
Không được dùng găng tay khi đang thi đấu. Ngoại trừ trường hợp vận động viên bị chấn thương hoặc do vết thương bị hở.
-
Không được quyền tự ý sử dụng các dụng cụ của những vận động viên khác.
-
Huấn luyện viên được quyền xác định trọng lượng của những vận động viên để chọn mức sào cho phù hợp.
Tuy được quy định chặt chẽ về hình thức thi đấu, song các lỗi sai trong một số trận đấu là những điều không thể tránh khỏi. Vi phạm một trong các lỗi sai sau đây, vận động viên sẽ bị tính lỗi nhưng không bị tính vào thành tích.
-
Không vượt qua xà ngang khi cơ thể đang vượt qua mặt đất.
-
Các bộ phận của cơ thể chạm vào trên xà ngang.
-
Khi lên đến vị trí cao nhất sẽ không giơ hai tay lên.
-
Dịch chuyển thanh xà ngang qua khỏi vị trí quy định ban đầu.
Mỗi một sai phạm sẽ bị tính, nhưng không được tính vào thành tích khi đo lường. Đó là những quy định chung mới nhất của luật nhảy sào.
Một số quy định với người chơi
Không phải ai cũng sẽ dễ dàng hoàn thành được các bước nhảy sào ngay từ đầu cả. Để thực hiện được các kỹ thuật tốt nhất bạn hãy kiên trì luyện tập từng ngày. Bên cạnh đó, bạn vẫn phải luôn rèn luyện sức khỏe bằng các bài tập đơn giản để có đủ sức khỏe thực hiện môn thể thao khó nhằn này. Nếu được, bạn có thể tham khảo thêm nhiều bài viết thể thao khác đa dạng tại sieuthitaigia.vn nhé!
- Sieuthitaigia.vn trung tâm mua sắm tại nhà với hệ thống siêu thị 63 tỉnh thành với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage, máy làm kem tươi, máy làm đá viên, máy hút chân không công nghiệp…được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay.
- Hệ thống cửa hàng có số lượng lớn nhất tại 63 tỉnh trên toàn quốc, giúp quý khách hàng trải nghiệm gần nhà tiện lợi để lựa chọn được cho gia đinh mình sản phẩm phù hợp nhất.