Cây lộc vừng vừa đẹp trang trí – Mang ý nghĩa phong thủy

Cây lộc vừng vừa đẹp trang trí – Mang ý nghĩa phong thủy

THÔNG TIN CHI TIẾT

Cây hoa lộc vừng vẻ đẹp truyền thống có tính phong thủy cao

Nằm trong bộ tứ quý Sanh –  Sung – Tùng – Lộc, cây lộc vừng đẹp từ thân cành, dáng thế đến sắc hoa. Lộc vừng còn mang ý nghĩa sung túc, may mắn, bình an, thịnh vượng. Ngay từ cái tên Lộc mang nghĩa tài lộc, vừng nhỏ nhưng nhiều, tượng trưng cho sự đoàn tụ, sum xuê.

cay-loc-vung-1ab

Trồng cây lộc vừng trước nhà có tính phong thủy caocay-loc-vung-2a Cây lộc vừng nhỏ bonsai có thể trồng trên các ban công, lan can làm đẹp cả không gian

Đặc điểm cây lộc vừng

Cây lộc vừng thuộc loại cây thân gỗ, sống lâu năm, chiều cao khoảng 0,5-5m, lá thường xanh, nhiều cành nhánh, tán rộng.

Lộc vừng có Tên khoa học:  Barringtonia acutangula (L.) Gaertn., thuộc họ lộc vừng – Lecythidaceae, có nguồn gốc từ Bắc Úc và ven biển Nam Á.

Ở nước ta lộc vừng được phân ra loại lá dài, lá tròn hoặc phân theo màu hoa: hoa đỏ, hoa vàng, hoa trắng. Phổ biến nhất là loại lá dài, hoa đỏ nhưng loại lá tròn thì hoa sớm và bền hơn lá dài.

cay-loc-vung-3a

Xem thêm: Hoa mộc lan, Hồng thân gỗ

Lá lộc vừng khi còn non mới nhú có màu đỏ tía, màu của lộc non, khi lớn chuyển màu xanh mượt, đậm màu, mặt trên đậm hơn dưới .Lá lộc vừng hình bầu dục ,thuôn dài, nhọn dần về phía cuống, mép lá có răng cưa mềm mại, cuống ngắn, gân nổi rõ. Khi lá rụng để lại vết sẹo hình lưỡi liềm. Lộc vừng có những bông hoa nhỏ xinh kết thành chuỗi dài 6-20cm. Hoa lộc vừng có màu trắng, đỏ, vàng, khi nở hương hoa thoang thoảng với hình dáng mềm mại, thướt tha, tạo vẻ đẹp quyến rũ, nổi bật cho cây. Quả lộc vừng màu nâu, hình cầu, vỏ ngoài cứng, ít hạt và chìm trong thịt. Hoa lộc vừng thường rộ vào tháng 3, kéo dài đến tháng 8.

cay-loc-vung-5a

Cây lộc vừng hoa chùm dây đẹp, có thể làm cây cảnh bonsai

Ứng dụng và lợi ích cây lộc vừng

Trong phong thủy, lộc vừng rất giàu ý nghĩa, cây nhiều cành nhánh, dễ sửa, dễ uốn, bộ rễ đẹp nên được các nghệ nhân lựa chọn làm cây bonsai, cây thế trưng ở cơ quan, công sở, văn phòng….rất đẹp mắt và sang trọng.

Cũng bởi hình dáng đẹp và giàu ý nghĩa nên cây lộc vừng được lựa chọn làm quà tặng nhân dịp tân gia, thăng chức, lễ tết, sinh nhật…

cay-loc-vung-4a

Hoa lộc vừng làm nổi bật không gian

Cây lộc vừng có tán rộng, cho hoa đẹp nên thường được trồng làm cây cảnh quan sân vườn, cây bóng mát, khu đô thị, bệnh viện, trường học, công viên…dùng như một loại rau đặc sản để nấu canh chua và ăn sống. Tuy nhiên trong lá lộc vừng có chứa chất Saponins rất độc nên người Châu Âu sợ loại lá này. Vì thế cần thận trọng khi sử dụng.

Cây lộc vừng với tán lá dầy và rộng có tác dụng điều hòa không khí rất tốt.

Theo kinh nghiệm dân gian, quả lộc vừng được đâm nát dùng làm bả độc diệt cá khiến cá dễ bắt.

Các bộ phận của cây lộc vừng thường dùng làm thuốc chữa bệnh:

  • Rễ lộc vừng có vị đắng, thơm, mát, để bào chế các loại thảo dược để trị sởi.
  • Quả lộc vừng trị hen suyễn và ho. Quả xanh để ép nước, bôi vào vết chàm, ngâm rượu chữa nhức răng.
  • Hạt lộc vừng được giã nhuyễn, trộn với dầu và bột, để trị tiêu chảy, các bệnh mắt, trị đau bụng…
  • Vỏ lộc vừng chứa nhiều tannin – như các loại trà để chữa đau bụng, tiêu chảy từng cơn.

Trong Tây Y, các hoạt chất từ quả và rễ cây lộc vừng có tác dụng: sản xuất thuốc kháng sinh, chống viêm loét dạ dày, hành tá tràng, ung thư dạ dày, giảm đau, kháng nấm.

Cách trồng chăm sóc cây lộc vừng

Cây lộc vừng thuộc loại cây thân gỗ, khỏe mạnh, phát triển nhanh, dễ trồng và chăm sóc. Tuy nhiên khi trồng lộc vừng chúng ta cần chú ý một số điểm sau:

  • Ánh sáng: cây hoa lộc vừng ưa sáng, nắng, thoáng đãng.
  • Nhiệt độ: Lộc vừng ưa ấm, tuy nhiên cây cũng chịu được biên độ nhiệt lớn, cây chịu nóng và lạnh tốt.
  • Độ ẩm: Lộc vừng ưa ẩm trung bình.

cay-loc-vung-6a

Cây lộc vừng vốn là một cây  bóng mát dễ trồng dễ chăm sóc

Đất trồng: Khi trồng lộc vừng cần trộn thêm trấu, xơ dừa,xỉ than, phân chuồng để đất giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt.

  • Tưới nước: Bộ rễ lộc vừng nhạy cảm với với độ ẩm đất nên muốn rễ mọc ở điểm nào thì bó mùn, giữ ẩm thì 2-3 tháng sau rễ cây sẽ mọc ra. Nhu cầu nước của lộc vừng cũng không cao nên khi trồng nên tưới nước vừa phải.

Bón phân: Nên bổ sung phân lân định kỳ cho cây. Nếu trồng chậu thì thay đất 2-3 năm/lần để tăng cường dinh dưỡng cho cây ra hoa đúng mùa. Bón thúc khi cây chớm nụ, tăng cường phân cho hoa để bông dài, bền, đậu quả làm tăng vẻ đẹp cho cây.

Chú ý cắt tỉa lộc vừng thường xuyên để cây có dáng đẹp và làm cho các cành dăm không có cùng độ tuổi nên hoa nở rải rác từ mùa xuân đến thu. Khi nụ lộc vừng có chuỗi hoa dài khoảng 2cm thì lấy móng tay bỏ một số nụ hoa đi, cành dăm này sau 1,5-2 tháng lại có hoa.

Nhân giống lộc vừng bằng gieo hạt, chiết cành.

 

Rate this post