Cây lộc vừng cảnh mang đến tài lộc, phước lành
Cây lộc vừng cảnh là một trong những loài cây phong thủy rất quen thuộc. Chúng thuộc trong bộ tứ quý Sanh – Sung – Tùng – Lộc. Khi nhắc đến cây lộc vừng cảnh , chúng ta sẽ liên tưởng ngay đến sự sung túc, may mắn, bình an, thịnh vượng. Ngay cả trong cái tên chúng đã ẩn chứa sự đoàn viên và xum tụ. Hãy cùng hoalan360 khám phá nhé!
Nguồn gốc đặc điểm cây lộc vừng cảnh
Cùng là cây lộc vừng nhưng ở mỗi miền có mỗi tên gọi khác nhau. Ở miền Bắc mọi người gọi chúng là cây Lộc Vừng, nhưng khi đến khúc ruột Miền Trung thì loài cây ấy mang lên là cây Mưng, và khi đổ bộ vào miền Nam thì người dân hay gọi chúng là Cây Chiếc, cây Rau Vừng.
Đặc điểm: thân gỗ lâu năm và có chiều cao khoảng 4 – 10m, sần sùi; thân non màu xanh, thân già màu nâu xám, tán rộng và nhiều cành.
Lá cây lộc vừng là lá đơn, thuôn tròn hoặc đôi khi hơi nhọn, màu xanh, nhẵn, mặt trên đậm hơn mặt dưới; viền lá gơn song, cuống ngắn, gân nổi rõ.
Hoa lộc vừng nở thành từng chùm rũ, dài và mọc ở đầu cành, nụ xanh, hoa nhỏ, màu đỏ, có mùi thơm. Cây lộc vừng có quả màu vàng nâu, vỏ cứng, chia khía.
Ý nghĩa giá trị của cây lộc vừng cảnh
Khi xưa ở các đình làng, dinh thự hay nhà quan hay trồng cây Lộc Vừng với mong muốn mang lại sự may mắn và tài lộc. Tên Lộc Vừng được cho là lộc ứng với phát lộc như vừng mè tuy hạt nhỏ nhưng nhiều, dồi dào và có khả năng sinh sản vô định.
Theo quan niệm dân gian để lại, gốc cây Lộc Vừng to vững chắc tượng trưng cho ý chí kiên định khó di chuyển. Tuổi thọ cao của Lộc Vừng mang ý nghĩa trường thọ bách niên giai lão.
Chữ Lộc ứng với tài lộc, vừng là nhỏ nhặt nhưng mà nhiều. Hoa Lộc vừng màu đỏ, tươi sáng tượng trưng cho hỷ sự sung túc, hưng vượng… rất thích hợp để làm quà biếu tặng, tân gia, thăng chức, lễ tết, sinh nhật. Mỗi năm lộc vừng chỉ ra hoa một lần và chỉ 10 – 15 ngày là đỏ rực cả cây.
Nhiều người tận dụng thời gian Lộc Vừng nở hoa để phát triển việc làm ăn, đặc biệt là người kinh doanh lớn. Họ tin rằng khi Lộc Vừng ra hoa nghĩa là thành công nở rộ, làm việc gì cũng được như ý.
Top cây lộc vừng cảnh đẹp nhất Việt nam
Hoa của cây Lộc Vừng màu đỏ rất đẹp mang ý nghĩa thịnh vượng, phát lộc. Trồng cây Lộc Vừng để tài lộc vào nhà như nước vừa để ngắm vừa được ăn và muốn tăng nguồn năng lượng dương cho ngôi nhà. Nhiều người trồng 2 – 3 cây bổ thụ hoặc cây cảnh khác để dung hòa nguồn năng lượng ẩn trong cây cũng là kiêng việc không trồng một cây cổ thụ.
Cây lộc vừng cảnh có bao nhiêu loại?
Người ta dựa vào tiết diện ngang của quả lộc vừng cùng với màu sắc và cách mọc của hoa để phân chia lộc vừng cảnh thành ba loại sau:
- Loài Lộc Vừng phổ biến nhất: là Cây Chiếc hay Rau Vừng – Nam Bộ có tên khoa học là Barringtonia Asiatica.
Chúng thuộc nguồn gốc từ môi trường sống ngập mặn trên bờ biển, hải đảo nhiệt đới của Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương. Loài này được trồng dọc theo đường phố cho mục đích trang trí và bóng mát. Nó còn được gọi làBoxtree do tiết diện ngang của quả có hình hộp riêng biệt.
Cây lộc vừng làm cảnh
- Loại Cây Lộc Vừng Hoa chùm (Barringtonia racemosa ( L. ) Roxb.).
Loài này còn có tên thường gọi khác là Chiếc Chùm. Tiết diện ngang của quả có hình tròn. Khi ra hoa có màu trắng hoặc hồng, hoa có dạng chùm.
- Loài Cây Lộc Vừng Hoa Đỏ (Barringtonia Acutangula)
Là loài cây được người Pháp du nhập và cho trồng ở quanh bờ hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội). Đây là loài cây có công dụng dược liệu quan trọng. Tiết diện ngang của quả có hình tròn. Khi ra hoa có màu đỏ.
Cách chăm sóc và công dụng của cây lộc vừng cảnh
CHĂM SÓC
+ Ánh sáng: lộc vừng là cây ưa sáng nên cần được trồng hoặc đặt để noi có đủ ánh sáng
+ Nước: cây lộc vừng mới trồng cần được tưới nước vừa phải, giữ độ ẩm cho cây. Khi cây phát triển mạnh, có thể tưới nhiều nước hơn nhưng tránh ứ đọng nước.
+ Đất trồng: lộc vừng ưa loại đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp và thoát nước tốt.
+ Phân bón: lộc vừng có sức sống mạnh, không cần bón phân nhiều. Nếu muốn các cành phát triển đều, vài tháng bón 1 lần phân hữu cơ.
+ Cắt tỉa: cần tỉa bỏ những cành tăm, cành khuất tán để loại trừ nơi ẩn nấp của sâu bệnh và dồn nhựa sống nuôi cành chủ.
CÔNG DỤNG
Ở một số nước Đông Nam Á, lá và đọt non cây lộc vừng được dùng nấu canh chua và ăn kèm với một số món cuốn.
Cây lộc vừng cảnh được người xưa dùng để chữa tiêu chảy, hạ sốt.
Cây lộc vừng cảnh là cây ưa sáng, dễ trồng và chăm sóc, thường được trồng trong sân vườn, nơi công cộng, khu đô thị, khu sinh vật cảnh…để lấy bóng mát, tạo cảnh quan xanh, trang trí và làm cảnh.
Hoalan360 chúc bạn có kiến thức rõ hơn về loài cây mang ý nghĩa phong thủy tài lộc này nhé!
Có thể bạn quan tâm :>>
Kỹ thuật trồng hoa hồng leo đẹp quanh năm
Hướng dẫn: cách trồng sen đá không phải ai cũng biết
Trang trí bàn làm việc xanh với loại cây trồng trong nước
Chưng lan hồ điệp sau tết sao cho đẹp
Tuyển tập những bó hoa đẹp nhất 2019 tặng người yêu
Tổng hợp những lẵng hoa chúc mừng đẹp nhất