Cây Lộc Vừng có đặc điểm gì? Ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây Lộc Vừng có đặc điểm gì? Ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây Lộc Vừng là một loại cây phong thủy nổi bật với sắc hoa đỏ rực vì thế rất được được ưa chuộng trồng trang trí tại nhà, trồng tại các khu đô thị như nhà trường, xí nghiệp, bệnh viện, công viên,… Vậy cách trồng và chăm sóc cây Lộc Vừng như thế nào mới đảm bảo cây phát triển tốt nhất? Cùng học ngay chi tiết cách trồng cây Lộc Vừng qua bài viết dưới đây của Đặng Gia Trang nào!

1/ Cây Lộc Vừng là gì?

Lộc Vừng có tên khoa học là Barringtonia acutangula Gaertn – Barrtngtonia Ocutangulag. Là loại cây thân gỗ nhỏ, tùy theo môi trường sống mà chúng có kích thước khác nhau. Nếu sống ở môi trường tự nhiên, kích thước chúng sẽ lớn, đường kính thường trên 40cm. Nếu như trồng ở chậu cây cảnh để trang trí thì kích thước của cây sẽ giảm đi rất nhiều.

2/ Đặc điểm của cây Lộc Vừng

Lá Lộc Vừng khá lớn, mặt trên thì xanh bóng nhưng mặt dưới lại có màu xanh trắng và có nhiều gân. Khi cây già thì thân sẽ bắt đầu xù xì và cành lá lại khẳng khiu.

Hoa là phần đặc biệt để mọi người chú ý đến cây Lộc Vừng. Hoa Lộc Vừng nhỏ, mọc theo chùm dài giống như dây pháo đỏ với nhiều sợi tua vô cùng bắt mắt.

Cay Loc Vung (2)

3/ Những loại Lộc Vừng phổ biến hiện nay

Lộc Vừng có nhiều loại với màu sắc hoa, hình dáng quả khác nhau. Dưới đây là một số loại bạn có thể biết.

3.1 Cây Chiếc hay Rau Vừng

Giống Lộc Vừng này có thể cao tới 20m. Có nguồn gốc từ khu vực Nam Bộ, sống chủ yếu ở môi trường ngập mặn, hải đảo nhiệt đới. Nên loại Lộc Vừng này được cái chịu hạn, chịu mặn rất tốt. Cây được trồng dọc theo các đường phố để phục vụ cho mục đích trang trí và cung cấp bóng mát cho người dân.

Đặc điểm nhận biết cây Lộc Vừng được: điểm đặc trưng của loại cây này được tạo nên từ quả chứ không phải từ hoa. Cây Chiếc có quả lớn với mặt cắt ngang dạng hình hộp, đây cũng là đặc điểm dễ phân biệt nhất với các loài Lộc vừng khác.

3.2 Hoa đỏ

Lộc vừng hoa đỏ, tên khoa học là Barringtonia Acutangula nổi bật với chuỗi hoa có màu sắc đỏ tươi rực rỡ đẹp mê mẩn lòng người. Nguồn gốc của giống Lộc Vừng này là từ vùng đất ngập ở các nước ven biển thuộc miền nam châu Á, Bắc Úc, các quần đảo ở Philippines và đảo Queensland.

Quả của Lộc Vừng hoa đỏ có hình tròn và khi ra hoa có màu trông rất đẹp. Đây chính là điểm khác biết của Lộc Vừng hoa đỏ để có thể phân biệt với các loài cây Lộc Vừng khác.

3.3 Cây Lộc Vừng hoa chùm, hoa trắng

Lộc vừng hoa trắng thường được gọi với những tên khác như Lộc vừng hoa chùm, hay Chiếc chùm, có tên khoa học là Barringtonia racemosa. Khi đến mùa hoa, cây sẽ nở ra từng chùm hoa treo màu trắng hoặc hồng nhạt vô cùng bắt mắt. Tỏa mùi khá thơm. Phù hợp để trồng làm cảnh trong khu vực sân vườn.

3.4 Lộc vừng lá lớn, to

Cây Lộc Vừng lá lớn thông thường có đường kính thân lên đến 35 – 40cm. Phần thân cây hơi xù xì, tán lá lớn xum xuê. Hoa của cây Lộc Vừng lá to khá nhỏ so với những loại khác, mọc theo từng chùm thẳng dài thành chuỗi như pháo giấy ngày tết. Hoa có màu trắng, hoặc đỏ với những sợi tua tủa rũ xuống rất đẹp mắt.

3.5 Lộc vừng lá nhỏ

Nguồn gốc xuất xứ của cây Lộc Vừng lá nhỏ là từ các nước Đông Nam á như Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan. Cây Lộc Vừng lá nhỏ là một trong các loại Lộc Vừng được trồng để làm bóng mát, thanh lọc không khí. Loại này có hoa màu đỏ rất đẹp, giúp tô điểm không gian sống bắt mắt hơn.

4/ Ý nghĩa cây Lộc Vừng trong đời sống

Cây Lộc Vừng với sắc hoa rực rỡ có ý nghĩa mang đến sự may mắn về tài lộc cho gia chủ. Những chùm hoa rủ xuống vô cùng thơ mộng, với đặc tính này, Lộc Vừng được người xưa gắn liền với ngụ ý Lộc ứng, phát lộc như vừng, dồi dào và có khả năng sinh sản vô định. Đây là một trong những cây phong thủy thuộc bộ tứ quyền lực: “Sanh – Sung – Tùng – Lộc”.

4.2 Vị trí phong thủy thích hợp trồng cây Lộc Vừng

Nên trồng cây Lộc Vừng trước nhà, để tăng nguồn năng lượng dương, giảm năng lượng âm có thể ảnh hưởng tới ngôi nhà. Hoa Lộc Vừng đỏ rơi từng chùm phủ kín sân nhà mang vượng khí, khí dương giúp gia chủ may mắn, hỷ sự và phước lành.

Nên trồng ở vị trí thoáng đãng có ánh sáng để cây phát triển tốt cho hoa đẹp vừa giúp làm đẹp ngôi nhà vừa tăng năng lượng tích cực, hấp thu may mắn.

5/ Lưu ý khi bứng hoặc mua nhánh Lộc Vừng về trồng

Khi bứng cây nên chọn vào thời điểm cây già bứng sẽ tốt nhất. Tiến hành cắt tỉa những cành cành khô gãy hay cành non, lặt bớt lá để tránh cây mất nước. khi bứng cây nên tạo bầu đất cho cây. Nơi đặt cây nên xử lý đất bằng vôi trước khi trồng.

Chăm sóc sau khi bứng:

Lấy cây để bắt chéo làm trụ đỡ đây. Tránh cho cây ngã hoặc gió làm lung lay.
Tạo bóng mát cho cây bằng cách lấy lưới che. Ở phía gần gốc cây lấy vải quấn tạo độ ẩm cho khu vực gốc.

Tiền hành tưới các chất kích thích ra rễ, chất điều hòa sinh trưởng cho cây. Lưu ý không nên tưới quá nhiều gây ngập úng cây.

6/ Cách trồng cây Lộc Vừng trong chậu

6.1 Chậu trồng

Nên chọn chậu có kích thước vừa với tán cây khi lớn, chậu nên có lỗ thoát nước mới có thể đảm bảo được sự phát triển của cây. Vì nếu như nước đọng không thoát sẽ làm bộ rễ cây bị úng thối, kìm hãm rễ mới sinh sôi dẫn đến lá vàng úa, rụng dần và thậm chí cây sẽ chết.

6.2 Đất trồng

Đất trồng Lộc Vừng phải đảm bảo thoát nước tốt, tránh ngập úng, hư rễ. Đối với cách trồng Lộc Vừng trong chậu loại đất tốt nhất là đất thịt trộn thêm trấu hun, mụn xơ dừa, phân trùn quế với tỷ lệ 2:1:1:2. Bên cạnh đó, có thể rải 1 lớp sỏi nhẹ dưới đáy chậu để tăng khả năng thoát nước.

cách trồng cây lộc vừngCách trồng cây lộc vừng

6.3 Tiến hành trồng

Bước 1: Xé bỏ lớp vỏ bầu nhựa bọc quanh gốc trước khi trồng cây xuống đất.

Bước 2: Chuẩn bị chậu và đất trồng như trên.

Bước 3: Đổ đất vào ⅔ chậu, đặt cây vào giữa chậu, đổ đất vào và dùng tay nén chặt đất. Sau đó tưới nước giữ ẩm.

7/ Chăm sóc cây Lộc vừng

7.1 Tưới nước

Mỗi ngày bạn nên tưới nước cho cây 2 lần vào sáng sớm và chiều mát, lượng nước tưới vừa đủ ẩm, không gây ngập tràn. Tưới nước nhiều khi trời nắng, khô hanh và giảm tưới nước vào mùa mưa.

7.2 Ánh sáng

Là loài cây ưa nắng, nên trồng Lộc vừng ở những nơi thoáng mát, có nhiều ánh sáng. Khi cây còn nhỏ thì che chắn khi có nắng gắt, còn khi cây lớn thì có thể đặt ở nơi có nhiều nắng. Nếu trồng trong nhà thì bạn nên tạo điều kiện phơi nắng cho cây thường xuyên.

7.3 Dinh dưỡng

Cây Lộc Vừng không cần bón phân quá thường xuyên, khoảng 3 – 4 tháng bạn bón cho cây phân NPK là được. Khi bón nhớ rãi cách gốc ½ và không bón quá nhiều phân. Để đảm bảo cây hấp thu dinh dưỡng tối ưu mà vẫn sống khỏe thì bạn có thể bón phân trùn quế cho cây. Nếu trồng trong chậu, cứ 2 – 3 năm bạn nên thay đất 1 lần để làm mới dinh dưỡng và môi trường sống.

7.4 Trị sâu bệnh

Thường xuyên kiểm tra cây để loại trừ sâu hại, nếu nhận thấy cây bị rầy hoặc nấm thì cần phun diệt bằng các chế phẩm GE, nước rửa chén, nếu bị nặng có thể phun thuốc hóa học. Khi cây còn nhỏ, bạn cần neo giữ và rào xung quanh để tránh bị gió lay làm lỏng gốc, đổ ngã cây.

8/ Lựa chọn cách kích thích ra hoa

8.1 Cách 1: Kích hoa bằng điều kiện ngập nước

Dùng đất bít lỗ thoát nước dưới đáy chậu hoặc bít bằng bọc nilon, sau khi bít xong đổ nước vào chậu cho nước ngập một phần rễ cây khoảng 30 %. Sau một tháng khi cây vừa quen với tình trạng rễ ngập nước thì thoát nước ra, lúc này bắt đầu phun KNO3 kết hợp vitamin B1 liều lượng 100 gam KNO3 + 12ml B1 cho bình 8 lít nước phun ướt toàn bộ tán lá cây ( lúc chiều mát). Thời gian phun là 3 lần cách nhau 7-10 ngày. Tưới nước vừa đủ, khi thấy cây Lộc Vừng vừa phún chồi non thì bắt đầu tưới nhiều hơn.

8.2 Cách 2: Xiết nước tưới kết hợp lặt lá cây

Khi cây Lộc vừng sinh trưởng tốt, để giúp cây chuyển sang giai đoạn phân hóa mầm hoa thì bắt đầu cắt nước không tưới hoàn toàn trong thời gian 5- 7 ngày, khi thấy lá cây có dấu hiệu vàng héo thì tưới nhẹ vừa đủ ẩm, sau đó lặt bỏ hết lá trên cây. Dùng KNO3 và vitamin B1 với liều lượng 120g KNO3 + 12ml B1 pha trong bình 8 lít nước phun ướt toàn bộ tán cây ( lúc chiều mát).Phun 3 lần cách nhau 7- 10 ngày. Khi thấy cây bắt đầu ra lá non thì tưới nước đầy đủ. Để cây Lộc vừng ra hoa bền và lâu cần bón thêm phân hạt NPK 5-15-25 TE rải xung quanh đất gốc cây, xong dùng đất lấp lại.

Liều lượng sử dụng:

– Cây trong chậu nhỏ ( Đường kính chậu từ 60 – 80 cm) 1 muỗng canh cho một lần bón

– Cây trung bình ( Đường kính chậu 100 – 120 cm) : 2 muỗng canh cho một lần bón

– Cây to ( Đường kính chậu > 120 cm): 3 muỗng canh cho một lần bón.

Cay Loc Vung

9/ Cách nhân giống Lộc vừng

Nhân giống vô tính bằng cách chiết vào mùa nóng ẩm hoặc giâm vào mùa hanh lạnh khi lá rụng, chồi ẩn chưa hoạt động, đến đầu xuân tới mới được ra ngôi. Chiết cành sẽ chắc ăn hơn, nhất là vào thời vụ tháng 5 – 6 dương lịch hàng năm khi lộc xuân đã chuyển sang cành bánh tẻ. Nên chọn những cành chảng ba, bánh tẻ, lộ sáng ở giữa thân, vỏ dày, dồi dào nhựa sống.

Cách nhân giống

Bước 1: Khoanh bóc vỏ cành Lộc Vừng (độ dài vỏ gấp 1,5 – 1,8 lần đường kính của cành).

Bước 2: Cạo sạch lớp màn mỏng trên gỗ tại điểm khoanh vỏ rồi để ráo nhựa sau 7 – 10 ngày sẽ hình thành mô “sẹo” kích thích tái sinh rễ mới.

Bước 3: Bó bầu tại vị trí khoanh cắt cành Lộc Vừng bằng đất bùn đã khuấy kỹ nhào trộn nhuyễn với trấu, xơ dừa đủ ẩm và không bị rời rạc khi ấp vào nơi chiết.

Bước 4: Bọc bầu đất tại điểm chiết cành Lộc Vừng bằng băng quấn nilon trong và dai để dễ kiểm tra và không mất nước ở bầu đất.

Trồng Lộc Vừng không quá khó nhưng chăm chút cho cây trở thành một cây cảnh phát triển lâu, thế đẹp và cho hoa thường xuyên thì không dễ dàng nhé. Hãy lưu ngay các kỹ thuật mà Đặng Gia Trang đã chia sẻ để có thể bắt tay vào trồng ngay một chậu Lộc Vừng thật đẹp cho gia đình nào.

Sfarm.vn

*Xem thêm:

Đánh giá bài viết

Rate this post