Câu chuyện âm nhạc: Cuộc đời nhạc sĩ thiên tài Mozart (Phần 2)

Wolfgang Amadeus Mozart là nhà soạn nhạc người Áo. Ông là một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng, quan trọng, và có nhiều ảnh hưởng nhất trong thể loại nhạc cổ điển châu Âu. Nhưng cả đời ông sống trong nỗi bất hạnh, nghèo khó và ra đi ở tuổi 35…

Tiếp theo phần 1: Tuổi thơ của nhạc sĩ thiên tài Wolfgang Amadeus Mozart (1756-1791)

Vở nhạc kịch đầu tiên được trình diễn

Cuối tháng chạp năm 1770, khi người nhạc sĩ thiên tài được 14 tuổi, tại Milăng, lần đầu tiên những nhạc kịch của Mozart được trình diễn và chính nhạc sĩ tự đệm clavexanh, chỉ huy dàn nhạc, tự dàn dựng. Vở nhạc kịch ấy được mọi người hoan nghênh (vở “Mitơriđat vua xứ Pôntơ”).

Nhưng lãnh chúa đã gọi ông về Áo, Mozart đành phải từ biệt bạn bè trong lúc tài năng sáng tác nhạc kịch đang nở rộ. Trở về quê hương, vị lãnh chúa cũ đã chết, người kế vị ông ta là một kẻ thiển cận, khô khan không yêu thích âm nhạc. Giữa ông ta và Mozart có một quan hệ không thiện cảm. Lãng chúa Salzburg mới không khuyến khích sáng tác và cũng không cho Mozart đi đâu. Nhạc sĩ đành phải lưu lại phục vụ một vài năm trong cương vị của một nhạc sĩ tôi tớ, phải làm công việc lặt vặt và theo sự chỉ bảo hằng ngày.

Gia đình Mozart (bố, mẹ và con trai Wolfgang Amadeus Mozart tại Paris năm 1763, khi cậu bé Mozart được 7 tuổi Cậu bé Mozart được giới thiệu cho nữ hoàng Maria Theresa

Những ngày tháng tại Paris và biến cố lớn trong đời

Biết được triển vọng sáng tác của con, bố Mozart lại vận động cho con đi Paris một chuyến nữa. Vào tháng 9 năm 1777, Mozart cùng với mẹ đến Paris, dọc đường hai mẹ con nhạc sĩ đã ghé thăm nhiều thành phố Đức như Manhem, nới có truyền thống về âm nhạc giao hưởng, Mozart lắng các dàn nhạc lớn, có kỹ thuật cao, hết sức kính trọng nhà chỉ huy Xtamits (người Tiệp). Vài tháng ở đây, Mozart đã viết xong một vài bản sonata cho piano, concerto oboa và rất nhiều tác phẩm khác.

Sau năm tháng ở Mahem, Mozart đến Paris, lúc này công chúng ở đây đang bàn tán về những vở nhạc kịch cải cách của Gơluc. Mozart cũng muốn viết nhạc kịch cho sân khấu Paris nhưng chưa có ai tới đặt ông viết. Đang lúc khó khăn thì người mẹ thân yêu của ông lại ốm nặng, qua hai tuần lâm bệnh, bà qua đời để lại người con trai của bà bơ vơ trên đất khách quê người.

Chân dung Mozart khi trưởng thành

Đối với Mozart, đây là những ngày bi thảm nhất. Biến đau thương thành nghị lực, Mozart lao vào sáng tác, ông soạn xong bản giao hưởng Rê trưởng (gọi là bản giao hưởng “Paris”), bản sonata mi thứ cho violon, 2 bản sonata cho piano la thứ và la trưởng. Những tác phẩm ấy nhanh chóng được phổ biến rộng rãi. Một hôm ông được thư của cha ông cho biết, người chỉ huy của dàn nhạc hoàng cung ở quê hương đã từ trần, lãnh chúa mời ông về thay thế công việc. Đành phải nghe theo lời cha, Mozart rời Paris về Salzburg vào tháng giêng năm 1779.

Trở về nước Áo

Trở về quê hương…

Lãnh chúa vẫn đối xử tàn tệ với nhạc sĩ, tước đoạt mọi quyền tự do của ông. Mozart hết sức chán nản, nhưng vì sự phụ thuộc của gia đình nên ông nhẫn nại chịu đựng. Mozart đã phải làm việc vất vả ăn chung với những người hầu trong bếp. Nhưng nỗi khổ nhất là không được tự do sáng tác và bị khinh miệt như kẻ tôi tớ. Ông quyết định làm đơn xin thôi, đó là một hành động dũng cảm của một nhạc sĩ dám đoạn tuyệt với lãnh chúa để sống tự do sáng tác với biết bao khó khăn đang chờ đón.

Gia đình Mozart năm 1780 (người mẹ trên khung ảnh đã mất, Mozart áo đỏ, người cha Leopold Mozart bên phải, kế bên Mozart là chị gái Maria Anna Mozart)

Những năm tháng cuối đời là năm tháng của những tác phẩm đỉnh cao…

Giai đoạn 10 năm cuối đời là giai đoạn Mozart đã đưa nghệ thuật của mình lên đỉnh cao, thời gian ấy chủ yếu Mozart sống ở Viên, được gặp Hayđơn và nghe Beethoven lúc nhạc sĩ này vừa tròn 17 tuổi. Điều quan trọng nhất là Mozart đã được tự do sáng tác. Ông kết hôn với Constanze. Hàng loạt những vở nhạc kịch thành thục ra đời như: “Đông Gioăng”, “Đám cưới Phigaro”, “Cuộc đột nhập vào hoàng cung”, các bản giao hưởng nổi tiếng như: giao hưởng Mi giáng trưởng, Sol thứ, Đô trưởng . . .

Người vợ của Mozart- Constanze năm 1782

Sự ra đi trong cô đơn và lạnh lẽo khi mới tròn 35 tuổi…

Năm 1787, Mozart sang Tiệp, năm 1789 sang Đức rồi cuối cùng lại trở về Viên. Sáng tác cuối cùng của ông là nhạc kịch “Cậy sáo thần” và bản “Khúc tưởng niệm”. Mozart chưa kịp hoàn thành thì ông từ trần ngày 5 tháng chạp năm 1791, người học trò của ông là Dutxmaye sau này đã viết tiếp, đó là một tác phẩm bất hủ vào cuối đời của nhạc sĩ.

Mozart trong bộ trang phục với Huân Chương Golden Spur được tưởng bởi Đức Giáo Hoàng tại thành Rome

Đám tang người nhạc sĩ thật sơ sài và vắng vẻ, một vài người biết tin, đến tiễn đưa nhạc sĩ trong mưa tuyết lạnh lẽo. Vợ Mozart đang ốm nặng, không ai có tiền để lo liệu ma chay, thi hài ông được chôn vào một hố công cộng nào đó, chỉ sau ít phút tuyết đã phủ đầy. Vài tuần sau Côngxtangxia khỏi ốm, bà lần ra nghĩa địa thăm mộ chồng, nhưng Mozart nằm đâu nào ai có biết!

Chữ ký Mozart

Sau đây chúng ta cùng thưởng thức tác phẩm bất hủ “Requiem” của ông để cảm nhận trong ông giàu lòng bi mẫn cảm thế nào:

Rate this post