CÂY LỘC VỪNG

Cây Lộc Vừng

là loài cây rất được ưa chuộng tại Việt Nam, nhất là trong việc trang trí nhà cửa, vườn tược trong nhà bởi ý nghĩa phong thủy tốt đẹp và đặc tính dễ chăm sóc. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về loài cây đặc biệt này. 

1. Giới thiệu chi tiết về cây Lộc Vừng 

Lộc Vừng

là giống cây cảnh quý, nằm trong bộ tứ phong thuỷ của phương Đông: Sanh, Sung, Tùng, Lộc. Ngoài tên gọi quen thuộc là

Lộc Vừng

, loài cây này còn được biết đến là cây Lộc Mưng. Cây thuộc họ Lộc Vừng và có tên khoa học

Baringtoria acutangula Gaertn – Barrtngtonia Ocutangulag

.

Cây lộc vừng – cây phong thủy tài lộc

Giống

Cây Lộc Vừng

được trồng phổ biến ở các vùng đất ẩm, ven biển ở Bắc Úc và Nam Á, từ Afghanistan đến Philippin và Queensland. Ở Đông Nam Á, loài cây này phân bố tại Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan. Riêng ở Việt Nam, cây Lộc Vừng thường phát triển tốt ở những khu vực từ Nam ra Bắc và khu vực Côn Đảo. 

2. Đặc điểm của loài cây Lộc Vừng

2.1 Đặc điểm hình thái của cây Lộc Vừng

Thân cây Lộc Vừng

Đây là loài thân gỗ, kích thước của cây sẽ tùy thuộc vào môi trường nơi chúng được gieo trồng và sinh trưởng. Trung bình, đường kính thân trên khi cây được trồng trong chậu cảnh rơi vào khoảng 25 – 40cm. Đối với những

cây Lộc Vừng

được trồng ở những khu vực rộng lớn như bãi đất rộng, các công trình, đường kính trung bình có thể lớn hơn rất nhiều, lên đến 150cm. 

Lá cây Lộc Vừng

Cây Lộc Vừng

lá to và có bề mặt trên rất bóng, xanh mướt còn mặt dưới có màu xanh trắng, với chi tiết gân hiện lên rõ ràng hơn. Màu lá khi còn non, mới nhú mầm sẽ nghiêng về đỏ tía, màu của lộc non. Lá lộc vừng khi lớn chuyển dần sang màu xanh đậm, có hình bầu dục, thuôn dài và nhọn dần về phía cuống, mép lá có răng cưa nhỏ, mềm mại, cuống ngắn và gân nổi rõ.

Hoa cây Lộc Vừng

Hoa Cây Lộc Vừng

sẽ nhỏ hơn những giống hoa khác, thường mọc theo chùm thẳng dài từ 6-20cm, rũ xuống như những chùm pháo hoa ngày Tết. Màu hoa của giống cây này thường có màu trắng, tuy nhiên cũng có một số loài khác có màu đỏ rực hoặc màu vàng. Đến mùa hoa nở, hương hoa tỏa ra thoang thoảng, dễ chịu. Mùa

hoa Lộc Vừng

nở thường kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8.

Quả cây Lộc Vừng

Quả lộc vừng mang hình cầu và có màu nâu. Vỏ ngoài của quả khá cứng, ít hạt và chìm trong thịt. 

2.2 Đặc điểm sinh trưởng của cây Lộc Vừng

Cây Lộc Vừng

là loài cây ưa ánh sáng và mọc rất nhanh. Hạt cây rất dễ nảy mầm khi tiếp xúc với mặt đất. Mầm cây khỏe, vì vậy, việc trồng cây lộc vừng không gặp nhiều khó khăn.

Cây Lộc Vừng cảnh

có thể phát triển tốt trên nhiều loại đất, địa hình khác nhau. Tuy nhiên, giống cây này thường được trồng trên nền đất cát ở các vùng ven biển miền Trung nước ta.

2.3 Các giống cây Lộc Vừng tại Việt Nam 

 

 

cây lộc vừng hoa đỏ

Ở Việt Nam ta,

cây hoa Lộc Vừng

được phân ra là loại giống lá dài hay lá tròn hoặc phân theo màu hoa: màu hoa đỏ và hoa trắng. 

Trong đó, phổ biến nhất vẫn là loại lá dài, hoa đỏ. Tuy nhiên,

giống cây Lộc Vừng

lá tròn có hoa sớm và bền hơn. 

  • Lộc Vừng hoa đỏ:

    hoa Lộc Vừng đỏ

    được nhiều người ưa thích và lựa chọn trồng trong nhà hay trong sân vườn, khuôn viên trường học, bệnh viện,… 

  • Lộc Vừng hoa trắng: hoa của giống cây này nở một màu trắng rất đẹp, nhìn thanh khiết, nhẹ nhàng giữa những tán cây xanh. 

3. Công dụng của cây Lộc Vừng

 

 

 

Cây lộc vừng cổ thụ

 

Cây Lộc Vừng

mang đến nhiều công dụng tốt. Mỗi bộ phận của cây đều có những lợi ích riêng.

Trong hạt của

Cây Lộc Vừng

có chứa tamin, bao gồm

nhựa và saponin

, cùng một chất độc là

glucoside – saponin

có tên là

barringtonin

. Trong đông y, quả của giống cây này mang vị ngọt, dùng để chữa các bệnh suy nhược cơ thể, tóc bạc sớm. 

Cây Lộc Vừng

có thể là dược liệu để chữa các bệnh như:

bệnh chàm, chữa khỏi đau răng, chữa chứng tiêu chảy và bị sốt, chữa bệnh trĩ, giải nhiệt hạ sốt, chữa cảm lạnh. 

Các bộ phận khác của

cây Lộc Vừng

có công dụng cụ thể như sau:

  • Rễ cây có vị đắng, có tác dụng hạ nhiệt, thường được dùng để bào chế thuốc trị bệnh sởi
  • Quả của cây được dùng để trị hen suyễn và ho.

    Quả Lộc Vừng

    xanh còn có thể ép lấy nước, bôi lên những vết chàm hoặc nghiền nhỏ, ngâm cùng rượu giúp chữa đau răng

  • Hạt có thể đem giã nhuyễn, trộn cùng với các loại bột hay dầu giúp trị bệnh tiêu chảy, đau bụng và các bệnh liên quan đến mắt

Đặc biệt hơn,

lá cây lộc Vừng cảnh

cũng có thể làm rau ăn trong bữa cơm hằng ngày, lá non có thể ăn sống hoặc nấu canh. Tuy nhiên, cây cũng có chứa thành phần độc, người dùng nên cần cẩn trọng khi sử dụng. 

Cây Lộc Vừng đẹp

là giống cây có tán rộng, ra hoa đẹp nên thường được chọn trồng làm

cây cảnh

,

cây bóng má

t ở các khu đô thị, bệnh viện, trường học, công viên… giúp điều hòa không khí và tạo bóng mát hiệu quả.

4. Ý nghĩa của Cây Lộc Vừng 

Ý nghĩa

Cây Lộc Vừng

nổi bật nhất là đem đến tài lộc, thịnh vượng cho gia chủ, do đó, chúng thường được coi là những món quà biếu tặng ý nghĩa dành cho đối tác, bạn bè, người thân. 

 

 

 

cây lộc vừng bonsai trồng làm cảnh

Theo quan niệm xưa, khi phân tích ý nghĩa

cây lộc vừng

, lộc trong từ “phát lộc”, vừng mang nghĩa là nhỏ nhặt, từng đợt từng chút nhưng nhiều, hoa màu đỏ mang nghĩa thịnh vượng, may mắn. Vì vậy,

Lộc Vừng

được coi là vật phẩm thu hút tiền tài, năng lượng về cho gia đình nơi nó được phát triển và chăm sóc. 

Ngoài ra,

hoa Lộc Vừng màu đỏ

, tượng trưng cho chuyện hỉ (chuyện vui) trong nhà, khi hoa nở báo hiệu sắp có sự kiện vui vẻ, tốt lành diễn ra, được nhiều người chờ đợi. 

5. Kỹ thuật trồng cây Lộc Vừng

5.1. Cách chọn giống cây Lộc Vừng

Cây Lộc Vừng

có thể được trồng bằng hạt hoặc cành chiết. Muốn có một Cây Lộc Vừng đẹp, người ươm giống phải chọn những cây to, đẹp, già, sống khỏe và có sức đề kháng tốt làm cây mẹ.

Cành lộc vừng chọn để chiết không nên quá già hay quá non, nên chọn những cành đã trổ hoa để có được những giống cây trồng khỏe mạnh nhất.

 

 

 

cây lộc vừng công trình trang trí cảnh quan

5.2 Chọn phương pháp nhân giống

2 phương pháp phổ biến nhất hiện nay là gieo/ươm hạt hoặc chiết cành non. Tuy nhiên, những người chuyên chăm sóc cây cảnh vẫn ưu tiên chọn phương pháp chiết cành non, bởi với phương pháp này, cây sẽ lớn và phát triển nhanh hơn, tiết kiệm được thời gian và tạo kiểu được trong quá trình chăm sóc. 

Thời gian tốt nhất để chiết cành là những tháng đầy nắng (khoảng tháng 6, tháng 7), phù hợp cho việc nhân giống và cho cây phát triển. 

5.3 Quá trình trồng

Để có

cây Lộc Vừn

g đẹp

, quá trình trồng cũng cần được lưu ý, chú trọng. Các bước trồng cây lộc vừng như sau:

Bước 1

: Chọn chậu thích hợp cho cây

Mặc dù Lộc Vừng là cây ưa nước, người trồng vẫn nên chọn những chậu có lỗ thoát nước để tránh làm rễ bị úng thối, kìm hãm rễ mới sinh trưởng.

Bước 2

: Chọn đất trồng cây

Loại đất tốt nhất dùng để trồng cây lộc vừng là đất thịt trộn thêm tro trấu, phân bón và xơ dừa với tỷ lệ thích hợp. Ngoài ra, nên rải thêm 1 lớp xỉ than nhuyễn hoặc 1 lớp sỏi mỏng để tăng khả năng thoát nước.

Bước 3

: Chuẩn bị khu vực đủ ánh sáng và nhiệt độ thích hợp

Nên chọn những vị trí có đủ ánh sáng từ 4 phía để tán cây lên đều và đẹp, đồng thời cũng tốt cho quá trình ra hoa của cây.

Bước 4

: Trồng cây vào chậu

  • Xe lớp vỏ bầu trước khi trồng
  • Đặt cây vào chính giữa, đổ đất và ém chặt. Sau đó tưới nước để giữ ẩm cho cây.

Bước 5

: Tưới nước và bón phân

Sau khi trồng cây, nên tưới nước định kì 2 ngày/lần và bón phân định kỳ 2 tuần đến 1 tháng/ lần.

6. Kỹ thuật chăm sóc

Phân bón và lượng nước:

nên tưới nước thường xuyên cho cây để cung cấp độ ẩm cho cây, tránh để cây bị thiếu nước vì như vậy sẽ cản trở rất nhiều trong quá trình cây Lộc Vừng trưởng thành. Ngoài việc bổ sung độ ẩm bằng cách tưới nước, bạn cũng nên bón phân định kỳ cho cây (tuỳ vào liều lượng được hướng dẫn ), có thể dùng phân vi lượng hoặc nếu bạn quá bận. 

Cắt tỉa, tạo tán:

Cắt tỉa cây là việc làm rất quan trọng, vừa giúp cây có hình dáng đẹp, vừa tạo điều kiện cho cây Lộc Vừng phát triển tốt hơn. 

Nhiệt độ:

Nhiệt độ thích hợp nhất để Lộc Vừng phát triển và ra hoa là từ 20-34 độ C. Vì vậy, khi chọn vị trí trồng cây, nên ưu tiên những nơi thoáng mát, không khí lưu thông dễ dàng, giúp giảm nhiệt độ khi thời tiết vào hè nóng nực.

Ánh sáng

: vì là loài cây ưa nắng nên việc lựa chọn nơi trồng Lộc Vừng rất quan trọng. Nếu cây được trồng ở không gian rộng rãi và đầy ánh nắng tự nhiên (ánh nắng mặt trời), cây sẽ phát triển rất nhanh và mau chóng cho ra hoa hơn mà không cần dùng đến các loại thuốc kích thích. 

Làm cỏ:

Ngoài những yếu tố liên quan trực tiếp đến cây, để có một cây Lộc Vừng đẹp, người trồng cũng phải thường xuyên nhặt sạch cỏ xung quanh gốc cây, hạn chế để cỏ mọc quá nhiều, chanh chất dinh dưỡng với cây, làm cây chậm phát triển.

 

 

 

hoa cây lộc vừng trắng

7. Các bệnh thường gặp và cách phòng trừ

Cây Lộc Vừng

có khả năng kháng bệnh, sinh trưởng và phát triển rất tốt, tuy nhiên vẫn nên chú ý phòng tránh các bệnh thường gặp như:

Cây bị đốm lá

Đây là một trong những bệnh hay gặp nhất ở cây Lộc Vừng cổ thụ, nguyên nhân là do bị bệnh rỉ sắt. Khi mắc đốm lá, cây thường có xuất hiện chấm nhỏ li ti trên lá, sau đó lan rộng. Những vết loang này có màu đen hoặc nâu đậm, thường phát triển ở những lá già, xong lan ra những vị trí khác của cây, làm cây kém phát triển.

Để phòng ngừa bệnh đốm lá cho cây, người trồng nên phun thuốc đúng lịch trình. Khi thấy xuất hiện triệu chứng phải xử lý kịp thời và không nên bón phân quá nhiều cho cây sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển.

Cây bị héo lá

Bệnh này xảy ra ở hầu hết các loại cây trồng bao gồm cả lộc vừng do thiếu chất, thời tiết khắc nghiệt, úng nước hay ngộ độc phân bón gây nên. 

Khi thấy có dấu hiệu héo lá, người trồng cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh, tiến hành tưới nước và bón phân hợp lý

Cây bị sâu đục thân

Loại sâu này sẽ đục phá thân cây, lấy mất chất dinh dưỡng, làm cây thiếu chất, lá bắt đầu vàng và rụng dần.

Khi gặp trường hợp này, người trồng nên sử dụng các loại thuốc trừ sâu như Vifu – super 5GR, Marshal 5G, Regent 0.3G để xịt quanh gốc và phun trực tiếp vào các vết đục trên thân.

Để phòng tránh sâu đục thân trên cây lộc vừng, hãy chú ý phun thuốc định kỳ cho cây, tưới nước và bón phân hợp lý, tránh dư thừa sẽ tạo điều kiện cho sâu phát triển.

8. Giá cây lộc vừng

Cây Lộc Vừng

mang nhiều công dụng và ý nghĩa tuyệt vời, bên cạnh đó cách trồng và chăm sóc cũng không hề phức tạp. Giá bán cây lộc vừng cũng rất đa dạng, tùy thuộc vào kích thước, tuổi cây và nhu cầu sử dụng.

Bảng giá tham khảo như sau:

STT

Chiều cao (m)

Đường kính (cm)

Giá (VNĐ)

1

4

10

800000 

2

5

15

1.800.000

3

5

20

3.800.000

4

6

25

8.000.000

5

6

30

20.000.000

6

Cây lộc vừng cổ thụ

Cây lộc vừng cổ thụ

Liên hệ

9. Nơi mua cây lộc vừng uy tín giá tốt

 

 

 

Cây lộc vừng cảnh có giá trên 2 tỉ đồng

Địa chỉ uy tín mà khách hàng có thể xem xét chọn

mua cây lộc vừng

Cây Cảnh Hoàng Gia

– địa chỉ chuyên cung cấp các loại cây xanh và công trình giá tốt, dáng đẹp. Ở đây chúng tôi có đầy đủ các loại cây ăn quả, cây cảnh, cây bóng mát, thảm cỏ,… 

Với hệ thống vườn ươm rộng, đây là nguồn cung ứng cây ổn định, ngay cả khi khách hàng có nhu cầu mua với số lượng lớn.

Trên đây là tất cả những thông tin chi tiết về giống cây nằm trong bộ tứ Phong Thuỷ. Là giống cây sở hữu nhiều công dụng và ý nghĩa tốt lành,

Cây Lộc Vừng

chính là giống cây phù hợp để bạn lựa chọn chăm sóc và điểm tô cảnh trí cho ngôi nhà thêm đẹp. 

Rate this post