Bồ-tát giáng thần

Bồ tát Hộ Minh nơi pháp hội của Phật Ca Diếp giữ gìn giới cấm, sau khi mạng chung chánh niệm sanh lên cõi trời Đâu Suất.

             Bồ-tát giáng thần             

Chú giải: Trong khế kinh có câu.

“Tam kỳ quả mãn Bách kiếp nhân viên Nhất sanh bổ xứ Hiện trú Đâu Suất”.

Bài kệ
nói lên thời gian hành Bồ tát đạo của các vị Bồ tát, những vị tu hành mang chí nguyện “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh”, kể từ
khi sơ phát Bồ đề tâm cho đến khi thành tựu quả vị Nhất sanh bổ xứ Bồ tát ở
cung trời Đâu Suất, chuẩn bị xuống Nam thiện bộ
châu thành tựu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Tam kỳ và Bách kiếp là thời gian bao xa. Tam kỳ nói cho đủ
là Tam A tăng kỳ kiếp (ba A tăng kỳ kiếp). A tăng
kỳ, Phạn ngữ Asamkhya, dịch nghĩa là Vô lượng số. A tăng kỳ kiếp là chỉ vô lượng số kiếp một khoảng thời
gian rất dài. Căn cứ theo luận Nhiếp Đại thừa,
ba A tăng kỳ kiếp được tính như
sau:

1.   A tăng kỳ kiếp thứ nhất: Thời gian kể từ khi vị Bồ tát sơ phát Bồ đề tâm cho đến  khi thành 
tựu  bốn  mươi địa
vị đầu (Thập tín, Thập trụ, Thập hạnh và Thập hồi hướng) trong năm mươi
hai địa vị của Bồ tát.

2.    A tăng kỳ kiếp thứ hai: Thời gian tu hành của vị Bồ tát kể từ
quả vị Sơ địa (Hoan hỷ địa) cho đến quả vị Thất địa (Viễn hành địa).

3.    A tăng kỳ kiếp thứ ba: Thời gian tu hành của vị Bồ tát kể từ quả vị Bát địa (Bất động địa) cho đến khi chứng
quả vị Thập địa (Pháp vân địa) (1).

Sau khi trải qua
thời gian ba A tăng kỳ kiếp tu Lục độ vạn hạnh, Bồ tát thành tựu quả vị Đẳng giác Bồ tát (Còn gọi
Nhất sanh bổ xứ Bồ tát). Lại từ quả vị Đẳng giác Bồ tát tiến đến quả vị Diệu giác (Phật quả),
Bồ tát còn phải trải qua thời gian trăm kiếp tu tập
các nhân tố để thành tựu công đức tướng
hảo trang nghiêm.

Kiếp, Phạn
ngữ Kalpa
(Pàli Kappa)
dịch âm
là Kiếp
ba, Yết lạp ba… Kiếp là một khoảng thời
gian rất dài. Theo kinh Tạp A Hàm (quyển
34), kiếp được chia thành ba loại là: Giới tử kiếp, Bàn thạch kiếp và Đại
kiếp.

Giới tử kiếp là ví như có một vòng thành cao chu vi bốn mươi
dặm, trong thành đổ đầy những hạt cải
cứ một trăm năm lấy ra một hạt, đến
thời gian nào lấy ra hết hạt cải trong thành kể là một kiếp. Bàn thạch kiếp
là ví như có một tảng đá vuông chu vi
bề mặt bốn mươi dặm, cứ cách trăm năm lấy một cái áo rất nhuyễn nhẹ mà phất qua
một lần, phất đến chừng nào đá mòn tan kể
là một kiếp. Còn Đại kiếp là thời gian vô cùng vô tận không có hạn kỳ
nhất định, đại để là chỉ cho ý nghĩa thời gian vô lượng năm.

Bồ tát Hộ Minh (tiền thân của Đức Phật Thích
Ca) đã tu hành tròn đầy “Tam kỳ quả mãn, bách kiếp  nhân 
viên”. Ngài đã thành tựu quả vị Đẳng giác Bồ tát, chuẩn bị giáng xuống Nam thiện bộ châu, nước Ca Tỳ La Vệ, xứ Ấn Độ, thành Vô thượng Chánh
đẳng Chánh giác. Sự tu tập của Bồ tát Hộ Minh
trải qua vô lượng pháp hội của chư Phật để nương tựa và học hỏi, trong thời  gian  ba 
A tăng kỳ kiếp Ngài đã thành tựu nơi pháp
hội của Đức Phật nào từng A tăng kỳ kiếp một. Điều này trong kinh  Ưu Bà Tắc Giới, phẩm Tu tam thập nhị tướng nghiệp (quyển

1)  có nói: “Đại Bồ tát tu nghiệp (Lục độ) này xong gọi là
tròn đầy ba A tăng kỳ kiếp, lần lượt sẽ đắc quả Vô thượng Bồ
đề. Thiện nam tử! Như Lai xưa ở
nơi
pháp hội của Đức Phật Bảo Đảnh tròn đầy A tăng kỳ kiếp thứ nhất, ở nơi pháp hội của Đức Phật Nhiên
Đăng tròn đầy A tăng kỳ kiếp thứ hai, ở
nơi pháp hội của Đức Phật Ca Diếp tròn đầy A tăng kỳ
kiếp
thứ ba” (2).

Trong thời gian hành Bồ tát đạo, Đức
Phật Thích Ca       so với các Đức Phật
khác có điểm đặc  biệt  hơn. Theo
kinh Phật Bản Hạnh Tập,  Đức Phật
Thích Ca ở thời gian  từ quả vị Đẳng giác
Bồ tát nỗ lực tu chứng quả vị Diệu giác, do sức tinh tấn đặc biệt của Bồ tát khiến thời gian   tu hảo tướng trăm kiếp rút ngắn đến chín kiếp. Tức Bồ  tát Hộ Minh chỉ tu pháp quán tưởng thân tướng
vi diệu và cảnh giới trang nghiêm của
chư Phật có chín  mươi 
mốt kiếp đã thành tựu phước báu ba mươi
hai tướng tốt  và  tám
mươi vẻ đẹp.

Nguyên nhân khiến
cho Bồ tát Hộ Minh trong thời gian
trăm kiếp tu hảo tướng rút ngắn khoảng cách còn chín mươi mốt kiếp là do sức tinh tấn đặc biệt của Bồ tát. Sự tinh tấn đặc biệt đó thể hiện qua
bốn công hạnh nổi bật sau:

a. Vào thời quá khứ, lúc Đức Thích Ca hành Bồ tát
đạo, đến A tăng kỳ
kiếp
thứ hai đã mãn gặp Đức Phật
Nhiên Đăng xuất thế, bấy giờ Ngài là Nhu Đồng Bồ tát.
Một hôm Đức Phật Nhiên Đăng muốn đi đến một địa phương nọ để thuyết pháp, Nhu
Đồng đem bảy hoa sen xanh đến cúng dường.
Lại biết chỗ Phật đi qua có bùn nhơ Bồ
tát liền cởi chiếc áo da nai đang mặc, nhưng
không thể trải khắp liền nằm xuống
bùn sình mở đầu tóc của mình rải
trên chỗ bùn nhơ đó cho Phật đi qua. Đức Nhiên Đăng thấy Bồ tát cung kính như vậy, biết Bồ tát lâu xa đã thực hành Bồ tát đạo,
Ngài bèn thọ ký cho Nhu Đồng Bồ tát: “Ông ở đời đương lai sẽ thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni”.

b.  Lại
ở đời quá khứ, lúc Đức Thích Ca hành
Bồ tát đạo tu hành ở núi Tuyết, Ngài
nhất tâm toạ thiền, hằng ngày chỉ ăn rau trái. Bấy giờ trời Đế Thích muốn thử Ngài bèn hóa thành La sát vì Bồ tát nói nửa bài kệ:

“Chư hành vô thường Thị sanh diệt
pháp” (Các hành vô
thường Là pháp sanh diệt)

Bồ tát nghe được
hai câu kệ trên vui mừng khôn xiết, khẩn cầu La sát nói nửa bài kệ sau. La sát
nói: “Vì ông nói nửa bài kệ thật chẳng có gì khó
khăn. Nhưng hiện   nay bụng
tôi đang đói không thể tưởng nên không
đủ sức lực để nói nửa bài kệ sau”. Bồ
tát liền thưa: “Ngài dùng thức ăn gì,
tôi thành tâm cúng dường”. La sát bảo: “Tôi không ăn gì khác, chỉ thích ăn máu thịt của người sống”. Bồ tát
nói: “Xin Ngài vì tôi nói nửa bài kệ sau, tôi
sẽ thành tâm cúng dường Ngài”.
La sát liền nói.

“Sanh diệt diệc dĩ Tịch diệt vi lạc” (Sanh diệt xong rồi Tịch
diệt là vui).

Bồ tát nghe xong sanh lòng hoan hỷ, leo lên thân cây đại thọ gieo mình xuống đất để cúng dường. La sát bèn
dùng tay đỡ Bồ tát rồi hiện ra thân trời Đế Thích đảnh lễ và tán thán Bồ
tát: “Tôi vì tôn trọng đại pháp của Như Lai muốn xem Ngài có chân thành cầu
pháp hay không nên đến đây xúc phạm
Ngài. Ngài thật vì pháp muốn xả thân mạng hoàn toàn không luyến tiếc,  tôi 
xin  thành  tâm 
đảnh lễ sám hối, cúi xin Ngài tha thứ
và tiếp thọ sự sám hối của tôi”.

c. Vào thời quá khứ, tiền thân của Đức Phật Thích Ca là một vị quốc vương, vì muốn được nghe đại pháp,
quốc vương bèn khoét trên thân cả ngàn lỗ, đổ dầu đốt thành đèn theo ý Bà la môn Lao Độ Sai để được nghe bài kệ.

“Thường giả gia tận
Cao giả tất đọa Hiệp hội hữu ly Sanh giả
hữu tử”.

(Thường đều là vô thường Cao thì phải
bị đọa

Có hợp tức có ly Có sanh
tức có tử)

Quốc vương nghe được bài kệ rồi lòng vui mừng không sao tả xiết, liền lập đại thệ rằng: “Tôi hôm nay cầu Chánh pháp
mục đích cầu thành tựu quả vị Phật. Sau khi thành
Phật nguyện đem ánh sáng Chánh pháp
chiếu soi cho tất   cả chúng sanh được tỏ ngộ”. Quốc vương phát thệ rồi
trời đất thảy đều chấn động.

d.  Lại nữa, vào thời quá khứ, lúc Đức Bổn Sư hành Bồ tát đạo trong vô số kiếp làm một vị đại quốc vương tên Tu Lâu Bà. Vì muốn cầu đại pháp của Như
Lai, Ngài không hề luyến tiếc thân
mạng, hy sinh vợ đẹp con
thơ cho quỷ Dạ xoa ăn để được nghe Chánh
pháp. Sau khi Dạ xoa ăn vợ con của quốc vương xong rồi mới nói bài kệ:

“Nhất thiết hành vô thường Sanh
giả giai  hữu  khổ Ngũ ấm không, vô tưởng Vô hữu ngã, ngã sở”

(Tất cả các hành là vô thường,

đã có sanh ra đều có khổ

thân ngũ ấm này không, vô tưởng hoàn toàn không có ngã và ngã sở)

Đại vương nghe được bài kệ trên hoan hỷ
vô lượng, tỏ ngộ rằng đại pháp hết sức có giá trị trên thế gian không pháp gì
sánh bằng” (3).

Vị Bồ tát ở cung trời Đâu Suất chuẩn bị
giáng hạ xuống Nam thiện bộ châu thành Phật gọi là Nhất sanh bổ xứ Bồ tát. Nhất sanh bổ xứ, Phạn ngữ Eka-juti-pratibaddha dịch âm A bệ bạt trí (Bất thối chuyển). Các vị Bồ tát Nhất
sanh bổ xứ trước khi xuống Nam thiện bộ
châu thành Phật, các Ngài đều cư trú ở cung trời Đâu Suất. Như Đức Di Lặc Bồ tát, vị Bồ tát
sẽ kế tục Đức Thích Ca thành Phật ở cõi Ta bà này, hiện
tại Ngài đang cư trú ở cung trời
Đâu Suất.

Phước báo của vị
Bồ tát Nhất sanh bổ xứ so với chư thiên
ba cõi Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới, Bồ tát có vô
lượng sự thù thắng vi diệu hơn hẳn.
Trong kinh Đại Bát Niết Bàn, phẩm Sư tử hống Bồ tát thứ hai mươi ba, có ghi lại sự sai biệt giữa phước báo của vị Bồ tát Nhất sanh bổ xứ với các chúng
sanh ở thiên giới. Vô lượng sự thù thắng
của Bồ tát Nhất sanh bổ xứ so với chúng sanh ở thiên giới đại để cũng không ra ngoài ba điều cơ
bản là thọ mạng, sắc tướng và danh tiếng.
Trong bản kinh nói: “Đại Bồ tát sanh ở cung trời Đâu Suất có
ba việc
thù thắng: một là mạng, hai là sắc
và ba là danh.

Đại Bồ tát
thật chẳng cầu mạng, sắc và danh, dầu không có tâm mong cầu mà chỗ được lại thù thắng.
Đại Bồ tát rất ưa thích Niết bàn nhưng do nhân mạng, sắc, danh cũng
thù thắng. Do đây nên gọi chẳng thể nghĩ bàn.

Đại Bồ tát mạng, sắc và danh dầu hơn
hẳn chư thiên nhưng chư thiên đối với Bồ tát chẳng có lòng
giận, lòng ghét, kiêu mạn, thường có lòng hoan
hỷ. Bồ tát đối với chư thiên
cũng chẳng kiêu mạn nên lại gọi chẳng thể

nghĩ bàn.

Đại Bồ tát chẳng tạo nghiệp nhân thọ mạng mà ở
nơi trời Đâu Suất kia, Bồ tát được thọ mạng rốt ráo. Đây gọi là mạng thù thắng.

Đại Bồ tát không tạo nghiệp nhân sắc
đẹp, mà thân của Bồ tát xinh đẹp đầy đủ ánh sáng. Đây gọi là sắc thù thắng.

Đại Bồ tát ở cung trời Đâu Suất chẳng ưa ngũ dục chỉ
làm pháp sự, nên tiếng đồn khắp cả
mười phương.
Đây gọi là danh thù thắng.

Do đây nên lại gọi Bồ tát là chẳng thể nghĩ bàn” (4).

Do oai thần thù thắng và tâm thanh tịnh của Bồ tát Nhất sanh bổ xứ cảm đến, khiến cung điện Đâu Suất
tự nhiên
trang nghiêm ánh quang rực rỡ,  đại 
chúng  ai  nấy đều sanh
tâm hoan hỷ. Tất cả chỉ vì tâm
và cảnh  là  một, tâm luôn có sự tác
động trực tiếp đến cảnh, cảnh phản ảnh rõ nét của tâm. Tâm của vị Bồ tát Nhất sanh bổ xứ thuần tịnh, lực công đức của Ngài
thù thắng vô tận nên cảnh trời Đâu Suất tự nhiên trang nghiêm. Âm thanh gió
thoảng cây rung đều tuyên dương diệu  pháp,  tiếng
chim hót suối reo ở đây  đều  khuyến 
khích 
con  người sanh lòng niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng  là  điều tất yếu. Lại do nguyện lực độ sanh của Bồ tát Nhất sanh bổ xứ chiêu cảm các vị Bồ tát, các hàng đại Phạm thiên vương,
hàng A tu la có oai đức lớn cùng vô lượng    chư
thiên đồng tụ hội tại cung trời Đâu Suất, vây quanh    Bồ tát Hộ Minh nghe thuyết pháp. Để rồi từ hợp  lực  thanh   tịnh  của 
thánh  chúng  câu 
hội  đó  mà 
tạo  thành một thế giới tịnh độ trang nghiêm
cực kỳ vi diệu đó là thế giới Đâu Suất Tịnh độ.

2.2   – Sau khi vãng sanh, Bồ tát trụ nơi Đâu Suất nội viện. Có
vô số đại Phạm thiên vương và hàng A tu la có  oai đức lớn cùng vô số Bồ tát vây quanh. Bồ tát Hộ Minh vì họ mà tuyên thuyết
Chánh pháp khiến cho đại chúng thảy đều hoan hỷ.

Chú giải: Đâu
Suất, Phạn ngữ Tusita, còn gọi là Đâu Suất Đà thiên, Đổ Sử Đa thiên; ý
dịch Tri túc thiên, Hỷ lạc thiên là cõi
trời thứ tư trong sáu cõi trời thuộc
Dục giới (Sáu cõi trời Dục giới là Tứ Thiên
Vương thiên, Đao Lợi thiên, Tu Diệm Ma
thiên, Đâu Suất Đà thiên, Hóa Lạc thiên và Tha
Hóa Tự Tại thiên).

Vị trí
của cung trời Đâu Suất ở nơi nào? Theo vũ trụ quan Phật giáo thì ở trên đỉnh núi Tu di (trung tâm của tiểu thế giới) là thiên xứ của cõi trời Đao Lợi. Từ cõi trời Đao Lợi lên trên hư không mười sáu ngàn do tuần có một
thiên xứ lơ lửng như mây,
thiên xứ này do thất bảo nhu nhuyến
tạo thành, bằng phẳng an ổn, chu vi rộng tám mươi ngàn do tuần, đây là
cõi trời Tu Diệm Ma (còn gọi Dạ Ma thiên –
Yàma). Từ cõi trời Tu Diệm Ma lên trên
cách ba mươi hai ngàn do tuần, có một thiên giới bằng thất bảo lơ
lửng như mây, chu vi rộng một trăm sáu mươi ngàn do tuần,
cung điện lầu các vườn cây ao hoa tất cả đều trang nghiêm diễm lệ, đây là cung trời Đâu Suất Đà. Chư thiên ở cung trời Đâu Suất thân tướng trang nghiêm
thù thắng, thân cao hai dặm, áo nặng
hai thù, sự thọ dụng vật chất cõi này
rất sung mãn. Tuổi thọ chư thiên Đâu Suất là bốn ngàn tuổi, một ngày một đêm
nơi đây bằng bốn trăm năm ở cõi người…

Cung trời Đâu Suất chia thành hai nơi là Đâu
Suất nội viện và Đâu Suất ngoại viện. Đâu Suất ngoại viện là nơi cư trú của chư thiên phàm phu đồng
thọ hưởng năm thứ dục lạc, còn Đâu Suất nội viện là nơi cư trú của Bồ tát Nhất sanh bổ
xứ và các vị Bồ tát quyến thuộc, cùng với chư
thiên tâm đã ly cấu ly dục. Giáo chủ của cung Đâu Suất nội viện hiện nay là
Đức Di Lặc Bồ tát.

Vấn đề đặt ra làm cho chúng ta sanh nghi vấn là tại sao các vị Bồ tát Nhất sanh bổ xứ trước khi giáng sanh xuống Nam thiện bộ châu thành Phật, các Ngài đều cư   trú tại cung trời Đâu Suất ở cõi Dục giới, mà không cư trú ở hai cõi trời khác là Sắc giới và Vô sắc giới. Và ở trong cõi
Dục giới, Bồ tát lại cư trú ở cõi trời
Đâu Suất mà không cư trú một trong năm cõi trời còn lại.

Vị Bồ tát Nhất sanh bổ xứ trước khi giáng xuống Nam thiện
bộ châu thành Phật đều cư trú ở cõi
trời Dục giới mà không cư trú cõi trời nào ở cõi Sắc giới và Vô sắc giới vì
hai lý
do sau.

–    Chư
thiên ở cõi trời Vô sắc giới do chán ghét sắc tướng vật chất mà tu nhân Tứ vô
sắc định, sau khi mạng chung được sanh
ở thế giới này, vì thế chư thiên cõi này không có sắc pháp mà chỉ còn
lại bốn pháp là thọ, tưởng, hành và thức, cho nên các vị đó không có thân tướng
như các chúng sanh ở cõi khác. Bởi trong cõi
Vô sắc vô hình nên Bồ tát không thể
thuyết pháp, do đó các vị Bồ tát Nhất sanh bổ
xứ trước khi giáng xuống Nam thiện bộ
châu thành Phật, các Ngài không bao giờ cư trú  
ở cõi trời này.

– Còn chư Thiên ở cõi Sắc giới tuy có sắc tướng có thể
vì người thuyết pháp, nhưng ở cõi này
do khí thế gian quá  ư tịnh diệu và chúng sanh ở cõi này mặc dầu đã lìa dâm dục, lìa các ác pháp nhưng vẫn còn sắc pháp vi tế trói buộc. Đó
là chúng sanh ở đây quá ư đắm say vào
thiền định, cho rằng cảnh định họ đang sở
chứng là tối thượng   và không chấp nhận
pháp khác. Vì thế, Bồ tát Nhất sanh bổ
xứ trước khi xuống Nam thiện bộ châu
thành Phật, các Ngài không cư trú ở cõi trời Sắc giới vì không thể thuyết pháp để làm lợi ích cho chúng sanh ở
cõi này.

Tóm lại, do hai lý do trên nên Bồ tát
Nhất sanh bổ xứ trước khi giáng hạ xuống Diêm phù đề thành Phật,
các Ngài không bao giờ cư trú ở hai cõi trời Sắc giới và Vô sắc giới mà cư trú ở cõi trời Dục giới.

Kế nữa, tại sao vị Bồ tát Nhất sanh bổ
xứ trước khi xuống
Nam thiện bộ châu thành Phật, các Ngài đều cư trú ở cõi trời Đâu Suất mà không cư trú một trong năm cõi trời
Dục giới khác. Vấn đề này có hai thuyết giải thích.

Thuyết thứ nhất giải thích: Chư thiên
ba cõi
trời
dưới là
trời
Tứ Thiên Vương, trời
Đao Lợi, trời Tu Diệm Ma do sự thọ dụng vật chất quá ư sung mãn, nữ  sắc thanh tao, 
vì thế họ suốt ngày đắm say theo ngũ dục lạc không có ý niệm mong cầu thoát ly sanh tử luân hồi. Như
trong kinh Trung Bộ có ghi lại câu chuyện
vị thầy thuốc nổi tiếng
thời Phật là Kỳ Bà, do phước báo
chăm sóc sức sức khỏe
Phật và Thánh chúng, sau khi mạng chung được sanh lên cõi 
trời Đao Lợi. Đến khi sanh lên cõi trời Đao Lợi, do sự hưởng thụ ngũ dục lạc quá ư sung mãn, quên mất hết mọi
ý niệm tu hành, đến nỗi Tôn giả Mục Kiền Liên nhân có người đệ tử là Mãn Túc bệnh nặng, đích thân Tôn giả lên cung
trời Đao Lợi hỏi cách chữa bệnh
cho đệ tử, thiên tử Kỳ Bà vẫn không nhận ra Tôn giả.

Còn chư thiên hai cõi trời trên là trời Hóa Lạc và trời Tha Hóa Tự Tại, ngoài
việc thọ dụng vật chất sung mãn, họ còn căn tánh quá ư ám độn, và nơi đây cũng là nơi cư trú của thiên ma Ba Tuần, giáo chủ cõi Dục giới, khiến chư thiên hai cõi này cũng khó có thể phát khởi ý niệm mong cầu xuất ly sanh tử. Nhưng chư thiên cõi trời Đâu Suất
luôn có
ý niệm
tri túc, trí tuệ các vị đó bén nhạy. Chư
thiên ở đây không chạy theo hai thứ đại hoạn là tâm buông lung hưởng thụ dục lạc và căn tánh ám độn.
Chư thiên ở cõi ngoại viện
đã vậy huống
là chư thiên
ở cõi nội viện. Do vậy các vị Bồ tát Nhất sanh bổ xứ trước khi giáng hạ xuống
Nam thiên bộ châu thành Phật, các Ngài đều cư trú tại cung trời Đâu Suất mà
không cư trú một trong năm cõi trời còn lại của Dục giới.

Thuyết thứ hai giải thích: Các vị Bồ
tát Nhất sanh bổ xứ cư trú ở cõi trời
Đâu Suất vì các Ngài thường ở nơi trung đạo
không thiên trụy trọng xứ bên nào. Trời Đâu Suất ở giữa sáu tầng trời cõi Dục. Thứ nữa, Ngài cư trú ở cõi Đâu Suất phù hợp với thời kỳ Ngài xuất thế. Nếu sanh ở
cõi trời thấp hơn như trời Tứ Thiên
Vương, trời Đao Lợi, trời Tu Diệm Ma thì mạng
sống ngắn ngủi, khi Ngài hết  tuổi thọ mệnh chung nhưng vẫn chưa đến
thời kỳ Ngài giáng xuống Nam thiện bộ châu thành Phật. Còn cư trú ở hai cõi trời cao hơn là trời Hóa Lạc và trời Tha
Hóa Tự Tại, thì mạng sống của chư thiên cõi này tuổi thọ dài lâu. Khi tuổi
thọ chưa hết mạng sống chưa chấm dứt lại quá thời kỳ Ngài xuất thế. Ở cung trời
Đâu Suất, tuổi thọ của chư thiên cõi này cùng với thời điểm các Ngài xuất thế lại trùng nhau. Cho nên các vị Bồ tát Nhất sanh
bổ xứ trước khi giáng xuống Nam thiện bộ châu thành Phật, các Ngài đều cư trú tại cung
trời Đâu Suất trong Dục giới,
không cư trú các cõi trời khác không ngoài hai lý do đã được trình
bày trên.

Lại nữa, điều
chúng ta cần phải suy nghĩ là
do nhân duyên gì các Ngài đều giáng hạ xuống cõi
nhân gian
thành Phật mà không ở tại cung trời thành Phật. Như trong kinh Tăng Nhất A Hàm nói: “Chư Phật Thế Tôn đều
xuất hiện trong nhân gian thành Phật, không bao giờ thành Phật ở thiên giới ”.

Thật ra các vị Bồ tát Nhất
sanh bổ xứ với thần lực bất khả tư nghì công đức hoàn toàn viên
mãn, các Ngài có thể ở
tại
cung trời Đâu Suất thành
Phật không nhất thiết
phải giáng hạ xuống nhân gian thành Phật. Nhưng do trí tuệ vô biên và lòng thương xót chúng sanh vô tận,
nên các Ngài không bao giờ ở cõi thiên giới thành Phật mà giáng hạ xuống nhân gian thành Phật.

Vị Bồ tát Nhất sanh bổ xứ ở cung trời Đâu Suất quán
sát căn cơ của chúng sanh và thấy rằng: “Nếu Ta ở tại cung
trời Đâu Suất để thành Phật thì các
chúng sanh ở  cõi Diêm phù đề đức mỏng tội dày căn tánh kém
cỏi, họ không có đủ phước đức và
thần lực sanh lên cõi trời Đâu Suất nghe pháp và lãnh thọ giáo pháp để tu hành. Nếu   Ta giáng
hạ xuống cõi Diêm phù đề thành Phật, thì chư thiên ba cõi Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới là những vị có
đầy đủ phước đức đầy đủ thần lực, họ có thể xuống cõi Diêm phù đề nghe pháp và lãnh thọ giáo pháp để tu hành”. Bồ tát Nhất sanh bổ
xứ quán sát thấy căn tánh, phước đức, thần lực… sai biệt giữa chư thiên
và nhân loại đồng thời thấy có sự lợi ích khi
thành Phật ở cõi nhân gian, nên
các vị Bồ tát Nhất sanh bổ xứ từ xưa đến nay
không bao giờ các Ngài ở tại
thiên giới thành Phật, mà đều giáng hạ xuống cõi Diêm phù đề thành Phật.

Vì thế, khi đọc trong tạng Kinh, nhất là các bản kinh thuộc hệ Nikàya, chúng ta thấy có ghi
lại rất nhiều hình ảnh, có rất nhiều
các vị trời
ở các cõi Dục giới,
Sắc giới và Vô sắc giới hoặc hiện nguyên hình chư thiên hoặc biến hóa thành thân
người… giáng hạ xuống cõi Diêm phù đề để nghe
Phật và các đệ tử của Phật thuyết pháp, lãnh thọ giáo pháp tu hành và phát nguyện
hộ trì Phật pháp.

Lại nữa,
vị Bồ tát Nhất sanh
bổ xứ khi còn ở cung trời Đâu Suất, Ngài không ngồi yên một
chỗ để thọ dụng pháp lạc nơi cung trời Đâu Suất rồi chờ đến ngày giáng
hạ xuống cõi Diêm phù
đề thành Phật,
mà vị Bồ tát Nhất sanh bổ xứ không rời hạnh nguyện Bồ đề “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh”. Ở tại cung trời, Ngài thường ngày lễ bái cung kính và đem các vật quý báu nhất để cúng
dường mười phương chư Phật, thị hiện oai thần lực mầu nhiệm biến hiện ra cảnh giới trang nghiêm
nhiếp hóa chư vị Bồ tát.
Lại vì các vị Bồ tát quyến
thuộc các Đại phạm thiên vương, chư thiên, hàng A
tu la có oai đức lớn, cùng các chúng sanh ở cõi trời Đâu Suất mà tuyên bày các pháp khổ, không, vô thường, vô ngã. Theo kinh Hoa Nghiêm, phẩm Ly thế gian thứ ba mươi tám, Bồ tát Nhất sanh
bổ xứ trong thời gian ở cung trời Đâu Suất chưa giáng hạ xuống cõi Diêm phù đề thành Phật, các Ngài làm các công việc sau.

“Chư Phật tử! Đại Bồ tát ở Đâu Suất
thiên cung có mười công việc.

–  Vì
chư thiên cõi Dục mà nói pháp nhàm lìa, bảo rằng: “Tất cả tự tại đều là vô
thường tất cả khoái lạc đều là suy
mất”, khuyên chư thiên phát Bồ đề tâm. Đây là công việc thứ nhất.

–   Vì
chư thiên cõi Sắc nói nhập xuất các
thiền tam muội giải thoát. Nếu ở trong đây sanh
lòng ái trước, thời nhân nơi ái trước mà phát khởi thân kiến, tà kiến vô
minh… vì họ mà nói trí tuệ như thật. Nếu họ đối  với những pháp sắc, phi sắc phát khởi điên đảo cho là thuần tịnh thời vì họ mà nói bất
tịnh đều là vô thường, khuyên họ phát Bồ đề tâm. Đây là công việc thứ hai.

– Đại Bồ tát
ở Đâu Suất thiên cung nhập tam muội
tên là Quang minh trang nghiêm,
thân phóng quang minh chiếu khắp đại thiên thế giới, tùy tâm chúng sanh
mà dùng các âm thanh để thuyết
pháp. Chúng sanh nghe pháp xong tín
tâm thanh tịnh, sau khi chết
sanh về cung  trời Đâu Suất, Bồ tát lại khuyên họ phát Bồ
đề tâm. Đây là công việc thứ ba.

–   Đại Bồ
tát
ở Đâu Suất thiên
cung dùng vô ngại nhãn thấy khắp tất cả Bồ tát trong cung trời Đâu Suất ở
mười phương, chư vị Bồ tát kia cũng thấy đây. Đã thấy nhau chư Bồ tát luận
nói pháp diệu: những
là giáng thần, nhập thai, sơ sanh, xuất gia, qua đến
đạo tràng đủ đại trang nghiêm và lại thị hiện những
công việc đã làm từ xưa đến nay. Do công hạnh đó mà thành đại trí này
và tất cả công đức, chẳng rời bổn xứ mà có thể thị hiện những công việc như vậy. Đây là công việc thứ tư.

–   Đại Bồ
tát
ở Đâu Suất thiên
cung, chúng Bồ tát ở tất cả cung
trời Đâu Suất mười phương đều vân tập đến xung
quanh cung kính. Bấy giờ Đại
Bồ tát muốn cho chư Bồ tát đều được thỏa mãn tâm nguyện, sanh lòng
hoan hỷ, nên tùy theo chư Bồ tát đang ở bậc nào tùy theo sở hành,
sở đoản, sở tại, sở chứng mà diễn thuyết
pháp môn. Chư Bồ
tát đó nghe xong đều rất hoan hỷ được
sự chưa từng có đều trở
về bổn độ. Đây là công việc thứ năm.

–  Đại Bồ
tát ở Đâu Suất thiên cung,
bấy giờ chúa cõi Dục thiên ma Ba Tuần vì muốn phá hoại công nghiệp
của Bồ tát nên cùng quyến thuộc đến chỗ Bồ tát, Bồ
tát vì hàng phục ma quân nên trụ Kim cang đạo, nhiếp Bát nhã ba la mật phương tiện
thiện xảo trí tuệ môn, dùng hai lời nói nhu nhuyến và thô bạo để thuyết pháp cho họ làm cho ma Ba Tuần không hại được. Ma quân thấy oai
thần tự tại của Bồ tát nên đều phát tâm Vô thượng Bồ đề. Đây là công việc thứ sáu.

–    Đại
Bồ tát ở Đâu Suất thiên cung biết chư thiên cõi Dục chẳng thích nghe pháp. Bấy giờ Bồ tát phát tiếng to bảo họ rằng: “Ngày nay Bồ tát ở trong thiên cung sẽ hiện
sự hy hữu, nếu muốn được thấy thời mau hãy đến”. Chư thiên nghe lời này xong đều vân tập đến cung Đâu Suất, Bồ tát vì họ mà hiện những sự hy hữu. Chư
thiên tử được thấy nghe đều rất
hoan hỷ say sưa trong âm nhạc, lại
có tiếng bảo rằng: “Này các Ngài! Tất cả các hành đều là vô thường đều là khổ. Tất cả các pháp đều là vô ngã, là Niết bàn tịch diệt”. Rồi lại bảo rằng:
“Các Ngài đều phải tu hạnh Bồ tát, đều
phải viên mãn Nhất thiết chủng trí”.  Chư thiên nghe xong lo buồn than thở
đều  sanh
lòng  yểm ly, tất cả đều phát tâm Bồ đề. Đây là công việc thứ bảy.

–   Đại
Bồ tát ở Đâu Suất thiên cung, chẳng
rời bỏ bổn xứ mà đều có thể qua đến mười phương vô lượng tất cả chư Phật,
thấy chư Như Lai thân cận  lễ 
bái  cung  kính  nghe pháp. Bấy giờ chư Phật muốn cho Bồ tát được pháp tối thượng Quán đảnh nên nói Bồ tát địa tên
là Nhất thiết thần thông, dùng một niệm tương
ưng huệ  đầy  đủ tất cả công đức tối thắng nhập vị Nhất
thiết chủng trí. Đây là công việc thứ tám.

–   Đại
Bồ tát ở Đâu Suất thiên cung vì muốn
cúng dường chư Phật Như Lai nên dùng
thần lực hiện khởi  những đồ cúng dường
tên là Thù thắng khả lạc khắp tất cả thế giới, trong pháp giới hư không
giới để cúng dường chư Phật. Trong các
thế giới đó vô lượng chúng sanh thấy
sự cúng dường này đều phát tâm Vô thượng
Bồ đề. Đây là công việc thứ chín.

–   Đại
Bồ tát ở Đâu Suất thiên cung xuất sanh vô lượng vô biên như huyễn như
ảnh pháp môn cùng khắp tất cả thế giới, thị hiện những sắc những tướng,
những hình thể những oai nghi, những sự nghiệp những  phương  tiện, 
những thí dụ những ngôn thuyết
tùy tâm chúng sanh đều làm cho họ
hoan
hỷ. Đây là công việc thứ mười” (5).

Do công đức thần
biến của Bồ tát Nhất sanh
bổ xứ, Bồ tát thường ở tại cung trời Đâu Suất để giáo hóa vô lượng
chúng sanh, khuyến tấn và trợ duyên cho chúng sanh phát Bồ đề tâm, tu Bồ
tát
hạnh. Ngài thường rao giảng pháp khổ
không vô thường vô ngã
khiến chúng sanh sanh lòng niệm Phật niệm Pháp niệm Tăng. Lại do thắng duyên
thánh chúng đồng câu hội, sức oai thần
tu hành của chư vị Bồ tát các đại
Phạm thiên vương, hàng A tu la có oai đức lớn khiến cung điện Đâu
Suất tự nhiên trang nghiêm và trở thành cõi Đâu Suất Tịnh độ,
làm thắng duyên rất lớn cho sự tu hành của mỗi chúng sanh. Vì thế trong Phật giáo Đại thừa có đề xướng pháp môn Đâu Suất Tịnh độ, khuyến
khích hành giả tu pháp Giới, Định, Tuệ hồi hướng công đức phát nguyện cầu sanh về Đâu Suất Tịnh độ, để được thân cận với Bồ tát Nhất sanh
bổ xứ và chư vị thượng
thiện nhân để được lãnh thọ giáo
pháp tu hành sớm thành Phật quả.

2.3     – Khi vận kỳ đã đến sắp giáng sanh thành
Phật,  Bồ tát quán sát năm việc.

a.   Căn tánh của chúng sanh đã thuần thục hay chưa.

b.   Đã đến thời kỳ hóa độ chưa.

c.  Trong châu Diêm phù đề, quốc độ
nào ở chính giữa.

d.  Trong
các chủng tộc tánh, chủng tộc tánh nào là quý thạnh nhất.

e.   Về
nhân duyên quá khứ, ai là bậc chân chánh đáng làm cha mẹ mình.

Chú giải: Chư Phật
Bồ tát khi sắp làm một công việc gì
các Ngài đều quán sát nhân duyên thời tiết căn cơ đã chín muồi hay chưa rồi
mới làm, vì vậy mọi việc làm của các Ngài đều đưa
đến kết quả thành tựu tốt đẹp. Khác với chúng phàm phu do không 
nắm  bắt  được 
nhân  duyên  thời tiết căn cơ nên mọi việc làm đa phần đều phải chuốc lấy sự thất bại thảm
hại. Bởi

trong quy luật Nhân – Duyên – Quả, nếu Nhân và Duyên chưa tụ hội thì Quả cũng
không thể thành tựu như ý muốn.

Bồ tát
Hộ Minh hiện trú tại cung trời Đâu Suất, khi vận kỳ đã đến sắp giáng sanh thành Phật ở cõi Nam thiện bộ châu, Ngài quan sát
nhân duyên, thời tiết, căn cơ của chúng sanh qua năm điều trên. Sau khi quán
sát năm việc đó xong, Ngài biết rõ, hiện nay các chúng sanh
do mình giáo hóa, từ khi mới
phát tâm đến nay căn tánh
đã hoàn toàn thuần thục. Đã đến thời kỳ
những
kẻ hữu duyên có thể lãnh thọ được pháp mầu. Trong cõi đại thiên thế giới này, nước
Ca Tỳ La Vệ thuộc vương quốc Ấn Độ là mảnh đất nằm chính giữa châu Diêm phù đề. Trong các chủng tộc tại Ca Tỳ La Vệ có họ
Thích Ca giòng Cam giá là quý thạnh
nhất. Về nhân duyên quá khứ thì vua
Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Gia là
những bậc hiền lương chân chánh có thể làm cha mẹ mình. Quán sát năm điều
trên, thấy rõ nhân duyên thời tiết căn
cơ của chúng sanh đã đến độ chín muồi, Bồ tát Hộ Minh quyết định hạ sanh xuống
cõi Diêm phù đề thành Phật hóa độ
chúng sanh.

a.    Căn tánh của chúng sanh đã thuần thục hay chưa.

Điều
kiện cần yếu của vị Bồ tát muốn viên mãn phước đức
và trí tuệ để thành tựu quả vị
Vô thượng Bồ đề tất yếu cần phải phát Bồ
đề tâm tức phát tâm “Thượng cầu Phật
đạo, hạ hóa chúng sanh”.
Nếu Bồ tát không phát Bồ đề tâm, không phát tâm độ tận
các loài chúng sanh thì phước đức và trí tuệ không do đâu kiến lập, quả vị Vô thượng Bồ đề không nương đâu mà
thành tựu. Vì thế trong kinh Hoa Nghiêm có
dạy: “Quả vị Vô thượng Bồ
đề không thể gieo
trên hư không mà phải gieo trên đất chúng sanh mới thành tựu”.

Trong suốt quá trình miên viễn hành Bồ tát
đạo của Bồ tát Hộ Minh, kể từ khi sơ phát Bồ
đề tâm tại A tỳ ngục tốt do phạm tội ngỗ nghịch không nghe lời mẹ đi ra biển, cho đến khi thành tựu quả vị
Vô thượng Bồ đề, hiện đang cư trú tại cung trời Đâu Suất, chuẩn bị
xuống Nam thiện bộ châu thành Phật,
trải dài thời gian “Tam kỳ quả mãn

–   bách kiếp nhân viên” đó, Bồ tát Hộ Minh chưa bao giờ thối thất tâm Bồ đề, chưa bao giờ khởi lên một ý nghĩ nhàm chán
việc hóa độ chúng sanh cho dù chúng sanh tánh tình cang cường nan điều nan phục.

Suốt thời gian
hành Bồ tát đạo, Bồ tát Hộ Minh đã thực thi vô lượng
hạnh nguyện cứu độ chúng sanh, đã hy
sinh biết bao nhiêu thân
mạng vì mọi loài. Ngày nay chúng ta mỗi khi đọc trong tạng Kinh, nhất
là các bộ kinh Lục Độ Tập, kinh Hiền Ngu… có ghi lại đầy đủ
các
câu chuyện xả
thân
cầu đạo của Bồ tát, chúng
ta không thể tránh khỏi
sự xúc động vô biên và lòng ngưỡng mộ cao độ của mình đối với
Ngài, trước sự hy sinh cao cả
ngay cả thân mạng tài sản vợ con nhưng không chút mảy may luyến tiếc để cầu đạo Vô
thượng Bồ đề. Qua các tấm gương xả thân cầu đạo
khi hành đạo Bồ tát đó càng làm cho chúng ta thấy được tâm lượng rộng lớn,
sự hy sinh tột cùng và hoài bão độ sanh của Ngài cao cả và vĩ đại biết dường nào.

Bồ
tát Hộ Minh trong thời kỳ hành Bồ tát đạo Ngài đã từng làm những việc khó làm, nhẫn
những điều khó nhẫn. Ngài đã từng lột
da làm giấy, chích máu làm mực, lấy tủy làm nước, chẻ xương làm bút trải qua vô
lượng số kiếp như thế để sao chép kinh điển hoằng dương Chánh pháp. Ngài đã từng đem thân
làm đuốc cúng dường vô lượng chư Phật
để thỉnh cầu các Ngài từ bi lưu trụ ở
thế gian làm hướng đạo cho các loài hữu tình. Ngài đã từng
chịu sự xẻo tai móc mắt cắt mũi xẻ thịt của người khác để nêu cao công hạnh
nhẫn nhục, khiến đối phương hồi tâm hướng đạo. Ngài đã từng leo trên núi cao nhảy xuống vực sâu và lấy tre
cứa cổ để chết ngõ hầu cứu đàn cọp đói sắp chết vì không dám ăn thịt Ngài khi
còn sống… Vô lượng và vô lượng công hạnh
vĩ đại của Ngài được các kinh điển
ghi  lại
phản ánh rõ nét tinh thần cầu đạo
không biết  mệt mỏi, tinh thần từ bi thương yêu vạn  loại  chúng  sanh  không
bờ bến, tinh thần vị pháp vong thân của một con người phi phàm: Giáo chủ Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Cũng theo sự ghi nhận của kinh điển, quá trình hành Bồ tát
đạo của Bồ tát Hộ Minh, thân mạng của Ngài đã ngã xuống hy sinh để làm lợi ích cho chúng sanh đầy  chật cả đại địa. Giả sử chúng ta dùng tay chấm xuống bất cứ chỗ nào trên mặt đất thì không có
chỗ
nào mà không đụng thân mạng của Ngài đã nằm xuống. Nước mắt của Bồ
tát đã nhỏ xuống vì lòng thương tưởng chúng sanh có thể sánh bằng nước trong bốn bể
đại
dương. Tất cả
những sự hy sinh và lòng thương tưởng của Bồ tát đều hướng về một mục đích duy nhất: “Vì lợi ích cho 
phần  đông,  vì 
hạnh phúc của phần đông, vì lòng bi mẫn, vì sự tốt đẹp, vì lợi ích và hạnh phúc của chư thiên và nhân
loại” (Trung Bộ kinh).

Không chỉ riêng với hàng chúng sanh có đức tin sâu dày, có căn lành đối với Phật pháp những chúng sanh dễ hóa độ, mà ngay cả những
hàng chúng sanh đức tin kém
cỏi đầy ác nghiệp có tâm
mưu hại, Ngài vẫn kiên trì hóa độ không rời bỏ chúng sanh
đó, luôn dùng mọi phương tiện
để tiếp cận giáo hóa họ. Không chỉ giáo
hóa trong
hiện
đời, Ngài còn nguyện
tái sanh theo họ trong vô
lượng kiếp, chỉ khi nào những chúng sanh đầy ác
nghiệp đó đắc quả Vô thượng Bồ đề,
Ngài mới thôi hóa độ.

Như trong
kinh Pháp  Hoa,  phẩm  Thường 
Bất  Khinh  Bồ tát thứ hai mươi ghi lại câu  chuyện 
tiền  thân  hành 
Bồ tát đạo của Đức Thích Ca trong quá
khứ là Bồ tát Thường Bất Khinh. Vị Bồ
tát này suốt ngày không  tu hạnh gì và không làm việc gì khác ngoài
việc gởi thông điệp giác ngộ đến cho vạn loại chúng sanh: “Tôi không dám khinh quý Ngài quý Ngài sẽ thành Phật”. Khi nghe  Bồ
tát Thường Bất Khinh nói lên thông
điệp giác ngộ   đó, cả bốn chúng Tỳ kheo, Tỳ kheo
ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di trong pháp hội của Đức Oai Âm Vương Như
Lai chẳng những không tin không nghe mà còn nổi tâm sân hận dùng lời chửi
mắng, thậm chí có người còn dùng đất
đá, gậy gộc đánh ném Ngài.

Bồ tát
Thường Bất Khinh cũng không vì thế sanh
tâm sân hận, sanh tâm
thối chuyển, Ngài vẫn kiên trì không rời bỏ chúng sanh. Bồ tát biết
rằng những người
này hiện đời căn tánh kém cỏi lòng tin còn thiếu hụt không có chủng tử Đại thừa, do nhân tố bất thiện đó tức họ sau khi chết phải thác sanh vào cảnh
khổ. Bồ tát Thường Bất Khinh vì lòng từ
bi, vì thương tưởng những hạng người tạo ác
nghiệp tương lai phải thọ khổ báo này, Ngài
nguyện tái sanh theo họ để dẫn dắt giáo hóa trong vô lượng kiếp.

Và những vị trước đây đã khởi tâm sân
hận từng đánh đập chửi mắng Bồ tát, nhờ sự kiên nhẫn sanh theo giáo hóa của Ngài mà nay
chính là năm trăm vị Bồ tát do Bồ
tát Hiền Hộ dẫn đầu, năm trăm vị Tỳ kheo ni
do Tỳ kheo ni Sư Tử Nguyệt dẫn
đầu, năm trăm vị Ưu bà di do Ưu bà di Thiện Thệ Tư dẫn đầu, hiện tại các vị đó đang ở trong
pháp hội của Đức Phật Thích Ca, đang
nghe Ngài thuyết kinh Pháp Hoa.

Những công hạnh
độ sanh
vĩ đại, những tấm gương hành đạo không bao giờ mệt mỏi không bao giờ rời bỏ chúng sanh
và hôm nay căn tánh của những chúng sanh do Ngài phát tâm giáo hóa từ vô lượng kiếp quá khứ đã đến thời kỳ thuần thục, càng làm cho chúng ta đặt
trọn vẹn niềm tin và
lòng cảm phục đối với Ngài.

Tóm
lại,
Bồ tát Hộ Minh quán sát căn tánh của chúng
sanh và thấy mọi chúng sanh có duyên và do
mình giáo hóa từ nhiều kiếp quá
khứ đến nay căn tánh đã thuần thục, những chúng
sanh đó đã có đủ trình độ để lãnh thọ
pháp mầu. Vì lòng thương tưởng vì bảo
hộ sự giải thoát cho họ vì muốn họ tiếp tục tiến tu đến quả vị Vô thượng Bồ đề, Ngài quyết định giáng hạ xuống cõi Diêm phù đề thành Ca Tỳ La Vệ, thành tựu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác ngõ hầu tiếp tục giáo hóa và hộ niệm cho những chúng sanh đó để thành tựu quả
vị Phật.

b.   Đã đến thời kỳ hóa độ chưa.

Nếu nói thời kỳ nhà Đường (thế kỷ
VII-X), trị vì tại Trung Hoa là thời kỳ “Bách
gia tề minh, bách hoa tề phóng” của thi
ca, thì chúng ta cũng có thể nói
không ngoa
rằng, giai đoạn trước Phật xuất thế khoảng ba trăm năm (TK X-VII tr.CN) cho  đến  khi  Phật 
ra 
đời  (TK VII tr.CN) là giai đoạn trăm  nhà  đua  tiếng  trăm  hoa  đua nở của các nguồn tư tưởng triết học và các tôn giáo tại Ấn Độ.

Ngày nay chúng ta mỗi khi nghiên cứu
về lịch sử tư tưởng Ấn Độ cổ đại, có dịp đọc lại các bản như: Rig Veda,
Sàma Veda, Yayur Veda, Atharva Veda và nhất là bộ Upanisad, chúng ta sẽ thấy được tư tưởng và tôn giáo cổ Ấn Độ cách đây gần ba mươi thế kỷ đã phát triển đến đỉnh cao rực rỡ như thế nào trong nền tư tưởng văn hóa của nhân loại.

Điểm đặc
biệt hơn cả mà không
có một nơi nào ngoài Ấn Độ ở giai đoạn này
có được, là ở vào giai đoạn này tại Ấn Độ có rất nhiều tôn giáo lớn như Bà La Môn giáo, Kỳ Na giáo v.v… xuất hiện. Ngoài
vấn đề các tôn giáo này có một hệ thống triết lý cao siêu, họ còn đưa ra được các phương pháp
tu hành gần như chuẩn xác. Các tôn giáo đã xác nhận được nỗi khổ đau lớn nhất của con người là
sanh tử luân hồi và vấn đề giải quyết sanh tử là việc cần
yếu phải làm. Họ đã tìm ra được con đường hướng đến sự dứt trừ sanh tử là con đường diệt trừ dục vọng tham sân
si bằng phương thức tu
trì Giới, Định, Tuệ.

Chỉ tiếc rằng Giới do họ chủ trương  còn  nghiêng 
nặng những tâm lý cố chấp, chỉ là cố phủ lên lớp hình thức đạo đức bề ngoài. Định do
họ chủ trương  tuy  là  cảnh giới
định tâm cao độ nhưng vẫn còn ý niệm mong cầu, cảnh định
này chẳng qua cũng là sự kềm chế các vọng tưởng tuôn trào chứ chưa dứt diệt hẳn. Tuệ của họ đạt đến vẫn còn
tơ hào vọng thức chi phối, lắm khi kẹt vào sự chia chẻ phân biện các pháp 
hiện  tượng  một 
cách chi ly, vô ích dưới
nhãn quan nhục nhãn. Cảnh giới cứu cánh giải thoát của họ đạt được là cảnh giới
Phi tưởng phi phi tưởng xứ, tuy là cảnh sở chứng cao
nhất trong Tam giới nhưng cảnh
giới đó vẫn còn sự chi phối vi tế của ngã vẫn còn sự chi phối
của vô minh và ái dục, và
đến khi sức định hết rồi
hành  giả  vẫn 
trôi  lăn  trong  sinh tử
luân hồi. Tuy các tôn giáo cổ Ấn Độ vẫn
còn có một số mặt hạn chế nhất định về phương  thức 
tu 
trì,  cảnh giới giải thoát nhưng tất cả những điều đó đã phản ảnh rõ nét, các tôn giáo này đã gây thành một làn sóng ảnh hưởng và tạo nên tầm uy tín cực  lớn  trong xã  hội
thời đó. Qua đó chúng ta cũng có thể suy biết
nền tâm linh con người đương thời ở
Ấn Độ đã chín muồi đến tận cùng
như thế nào.

Bồ tát Hộ Minh trước khi giáng hạ
xuống Nam thiện bộ châu để thành Phật,
Ngài ở cung trời Đâu Suất quán sát căn tánh và thấy căn tánh của chúng sanh nói chung
và căn tánh của người dân Ấn Độ nói
riêng thời đó đã đến độ chín muồi. Con người Ấn
Độ sau khi trải qua bao nền tư tưởng triết học, hấp thụ bao
con đường tu học của các tôn
giáo đương thời vẫn không đáp ứng thỏa
mãn khao khát tâm linh của con
người thời bấy giờ. Do vậy chúng sanh
đang khao khát có một vị đạo sư trí tuệ
sáng suốt xuất hiện ở thế gian để làm bậc hướng đạo cho mọi người, đang ước vọng có một nền giáo lý vô
ngã để thổi bừng ngọn lửa tuệ giác đang nhen nhúm
bấy lâu, đang mong mỏi có một đoàn thể
xuất gia chân tu thật học để làm giềng mối đạo đức cho xã hội, dẫn dắt mọi người tu hành xa lìa bờ mê tiến về bến
giác.

Trạng thái chứng ngộ tâm linh của con người Ấn Độ đương thời
đã đến độ chín muồi và đang
mong chờ một đấng đạo sư xuất hiện. Trạng thái đó
chẳng
khác nào các ngọn lá vàng trên những cành cây trong
khu rừng rộng lớn đang đêm ngày ngóng chờ một làn gió thoảng để rơi xuống
mặt đất, chẳng khác nào một ly nước đã đầy và đang trông thêm một vài giọt nữa
để lan tràn ra ngoài. Cũng thế, sự tiệm tu của chúng sanh đã đi
đến giai đoạn chuẩn bị đốn ngộ và chỉ còn đợi sự khải thị của Đức Phật
để bừng ngộ. Ngọn gió thoảng hay một vài giọt nước cuối
cùng để làm cho lá vàng trên cây rơi rụng làm cho nước trong
ly tràn ra, chính là sự xuất hiện của
Đức Phật với giáo pháp vô ngã vĩ đại của Ngài.

Vì thế, chúng ta cũng không lấy gì
làm lạ rằng sau ngày Phật thành
đạo, các vị đệ tử của Ngài như năm anh em Kiều Trần Như chỉ cần nghe qua pháp Tứ đế đã chứng Thánh đạo. Các trưởng
lão Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên,
chỉ nghe Tôn giả Mã Thắng
nói bài kệ ngắn về pháp Duyên sanh đã
chứng quả Tu đà hoàn. Ngài Ca Diếp, Tu Bồ
Đề… mới lần đầu diện kiến Đức Phật và nghe Ngài nói
“Thiện lai Tỳ kheo” đã đắc đệ tứ
Thánh
quả A la hán. Vô số và vô số trường hợp các Ngài đắc quả A la hán qua sự giáo hóa của Phật một cách cực kỳ đơn giản như vậy đã ghi lại rất nhiều trong các kinh điển
khiến chúng ta cảm thấy hổ thẹn tự thân đa nghiệp chướng và
kính cẩn
đạo nghiệp nhiều kiếp đã huân tu giống đạo của các Ngài vô
cùng vô tận.

Tại sao các
Ngài lại chứng bốn Thánh quả một cách cực kỳ đơn
giản và dễ dàng quá vậy. Trong khi chúng ta dù bao năm nỗ lực tu hành, dù đã đọc hết từ bộ kinh này
đến bộ kinh khác mà vẫn trơ lỳ phàm phu là phàm
phu. Đó chẳng phải là sự sai biệt
quá lớn giữa căn tánh chín muồi của các Ngài và căn cơ khô cằn sống sượng của chúng ta hay sao?

Lại
ở nơi vấn đề thứ hai, Ngài quán sát “Đã đến thời kỳ hóa độ chưa” trước khi giáng hạ xuống Diêm phù đề thành Phật, chúng tôi sẽ trình bày
qua hai phương diện. Phương diện thứ nhất, căn tánh của chúng sanh đã đến độ chín
muồi, mà phần trên chúng tôi đã sơ
lược trình bày. Phương diện thứ
hai là vấn đề thời gian Đức Phật
xuất hiện. Thời gian Ngài xuất hiện hạ sanh Nam thiện bộ châu đã đến
hay chưa?

Nói về thời gian Đức Phật Thích Ca
xuất hiện ở Nam thiện bộ châu đã đến hay
chưa, xưa nay chư Phật mỗi khi  thị
hiện thành Phật thời các Ngài đều có sự phân bổ thời gian nhất định. Thời gian
để xuất hiện và cõi nước sẽ thị hiện của mỗi Ngài đều ứng hợp với nhân duyên,
thời tiết, căn cơ của mỗi chúng sanh. Ví
như ở cõi Nam thiện bộ châu vào tiểu
kiếp giảm (tiểu kiếp thứ chín của trung kiếp thành) lúc tuổi thọ của con người ở cõi đó cao nhất là một trăm tuổi là thời kỳ của Đức Phật
Thích Ca Mâu Ni xuất hiện để thành Phật.

Thời gian phân bổ
các Đức Phật xuất hiện, và
thời gian Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ứng thế
thành Phật ở cõi Ta bà trong kinh Sơ Đại Bản Duyên (Trường A Hàm I) đã nói rõ: “Cách đây chín mươi mốt kiếp về thời quá khứ có Đức Phật Tỳ Bà Thi xuất hiện. Cách đây ba mươi mốt kiếp
về thời quá khứ có Đức Phật Thi Khí xuất hiện. Cách
đây cũng ba mươi mốt kiếp về thời quá khứ có Đức Phật Tỳ Xá Phù xuất hiện. Lại trong Hiền kiếp vào tiểu kiếp giảm thứ chín của trung
kiếp thành,  khi  tuổi  thọ  con  người
còn sáu vạn tuổi có Đức Phật Câu Lưu Tôn xuất hiện. Khi tuổi thọ con người còn bốn vạn tuổi có Đức Phật Câu
Na Hàm Mâu Ni xuất hiện. Khi tuổi thọ con người
còn hai vạn tuổi có Đức Phật Ca Diếp
xuất hiện. Và khi tuổi thọ của con người còn một trăm tuổi có Ta, Thích Ca Mâu Ni xuất hiện trong cuộc
đời” (6).

Tóm lại, căn cơ của chúng sanh đã chín
muồi, thời kỳ hóa độ đã đến, tất cả mọi điều kiện ngoại duyên như đã sắp bày để chào đón một vị thánh nhân
tối thượng xuất hiện trong cuộc đời, rao giảng giáo pháp vô ngã vĩ đại làm lợi ích cho vô lượng chúng sanh. Ứng theo
thời tiết nhân duyên đã chín muồi
và tâm nguyện khao khát mong cầu đó, Bồ tát Hộ Minh quyết định giáng hạ xuống nhân gian để thành tựu quả vị Phật, giáo hóa chúng sanh.

c.  Trong cõi Diêm phù đề, quốc độ nào ở chính giữa.

Diêm phù đề, Phạn ngữ Jumha dirpa (Pàli Jumba dipa) còn gọi Diêm phù châu, Nam thiện bộ châu. Gọi là
Nam thiện bộ châu vì châu này nằm ở phía Nam
núi Tu di.

Sở

châu này có tên là Diêm phù đề tương truyền ở phía Bắc của châu có một cây đại thọ tên là Diêm phù đề thọ, phía dưới cây đại thọ có một con sông lớn cát trong sông đó bằng vàng. Cát
vàng này là do chất nước vàng (Kim
tráp) từ trên thân cây chảy xuống mà
thành, châu Diêm phù đề do lấy tên cây mà đặt thành
tên của châu.

Vị trí của châu Diêm phù đề ở nơi nào. Theo vũ trụ quan của Phật giáo, vũ trụ được cấu thành do bởi vô số tiểu thế giới, trong mỗi tiểu thế giới núi Tu di là trung
điểm. Về tung độ của tiểu thế
giới thì trên từ cõi trời Tha Hóa Tự Tại xuống đến phong luân, về hoành độ thì có lục dục, chín lớp núi, tám lớp biển, mặt trời mặt trăng và bốn đại bộ châu cùng cõi địa ngục.

Bốn phía
của núi Tu di là bốn đại bộ
châu. Phía Đông của núi Tu di là Đông thắng thần châu, phía Nam của núi Tu di là Nam thiện bộ châu
(tức quả đất chúng ta hiện đang cư trú), phía Tây của núi Tu di là
Tây ngưu hóa châu và phía Bắc của núi Tu di là Bắc cu lô châu (châu này vốn
không có Phật pháp lưu hành).

Tại sao
trong bốn đại bộ châu, các vị Bồ tát 
Nhất sanh bổ xứ không giáng hạ
một trong ba châu kia thành Phật mà tất cả các Ngài đều giáng
hạ xuống Nam thiện bộ châu thành Phật?

Sở dĩ Bồ tát Nhất sanh bổ xứ giáng hạ xuống Nam thiện bộ châu thành
Phật mà  không  giáng 
hạ  xuống  một trong ba châu kia, do vì xét về mặt hưởng thụ 
vật  chất con người ở Nam thiện bộ
châu có đời sống  vật chất mức độ hưởng
thụ thấp kém hơn con người ở ba  châu
kia rất nhiều, tuy nhiên con người ở Nam thiện bộ
châu có ba điểm thù thắng mà con người ở ba châu kia không
thể bì kịp.

– Phạm hạnh thù thắng: Phạm hạnh tức là hạnh thanh tịnh trong sạch không xen lẫn chút ô nhiễm của phiền não (danh từ
đạo
đức ở thế gian thường dùng chỉ là
một khía cạnh của từ này). Phạm hạnh
của con người ở châu này phát triển thù thắng trọn vẹn hơn con người ở
ba châu kia.

–   Ức niệm thù thắng: Ức niệm
tức trí nhớ cũng là một
trong các yếu tố quyết định cho sự thành
tựu trí tuệ Bát nhã, trí nhớ của con người là nền tảng để
xây dựng các mặt văn hóa, nghệ thuật, khoa học…
nâng cao đời sống  vật chất lẫn tinh thần trong xã hội. Điểm thiết yếu con người có
trí nhớ tốt mới dễ có khả năng phát triển tư duy (Tư) đưa đến sự thành tựu trí tuệ
Bát nhã, nếu con người với trí nhớ
kém cỏi tức khó có thể phát huy năng lực
nội tại để làm lợi ích cho mình và người, mà con người ở châu này có trí nhớ
thù thắng hơn con người ở ba châu kia.

–   Tinh tấn thù thắng: Tinh là
bất
tạp, Tấn là bất thối; Tinh tấn có nghĩa
là siêng năng tu tập các thiện pháp. Con
người ở châu này có sức siêng năng và nhẫn nại kỳ đặc, dù hoàn cảnh khó khăn nào họ cũng quyết vượt qua, những việc nào chưa thành tựu thì quyết nỗ
lực làm cho thành tựu. Tinh tấn là một trong các pháp quyết định cho sự thành tựu quả vị Phật. Nếu người tu hành mà thiếu
sức tinh tấn thì các
thiện pháp không thể kiến lập và quả vị Vô
thượng Bồ đề không do đâu thành tựu. Và
con
người ở châu này có sức tinh tấn thù thắng hơn con người
ở ba châu kia.

Do ba điểm phạm hạnh
thù thắng, ức niệm thù thắng và tinh tấn thù thắng của con người
ở châu này, nên họ có khả năng tiếp thu giáo pháp và hành trì giáo pháp tốt
hơn con người ở ba châu kia. Vì lý do
đó, các vị Bồ tát Nhất sanh bổ xứ từ xưa
đến nay đều giáng sanh xuống Nam thiện bộ châu thành
Phật mà không
giáng hạ xuống một trong ba châu kia để
thành Phật.

Châu Diêm phù đề là châu có diện tích rất
lớn và có rất nhiều quốc gia. Vị Bồ
tát Nhất sanh bổ xứ trước khi giáng sanh
các Ngài phải quán sát quốc gia nào ở chính
giữa của châu để giáng sanh chứ
không phải tùy tiện giáng hạ vào bất cứ một quốc gia nào.

Trung tâm của
châu này là nước Ca Tỳ La
Vệ (một trong mười sáu nước của vương quốc Ấn Độ thời cổ, nay là
xứ Nepal). Ca Tỳ La Vệ, Phạn ngữ Kapilavastu còn gọi Ca Duy La Vệ…  dịch nghĩa
Hoàng xích thành. Tương truyền  xứ
này trước đây có vị thỉ tổ của
phái Số luận là tiên nhân Ca Tỳ
La (Kapila) cư trú. Nhân đây lấy tên của vị
tiên nhân đặt thành tên nước.

Vấn đề chúng ta phải tìm hiểu là tại sao Đức Phật lại chọn quốc gia Ca Tỳ La Vệ, quốc gia ở trung
tâm châu Diêm phù đề để giáng hạ thành Phật.

Sở dĩ Đức Phật giáng hạ xuống Ca Tỳ
La Vệ, quốc gia chính giữa châu Diêm
phù đề để thành Phật vì biểu thị Đức Phật là bậc thường an trụ nơi lý trung đạo  không thiên trọng vào một bên nào. Lại nữa,
những quốc gia ở trung tâm luôn là nơi
tập trung đông đảo dân số, là nơi phát
triển mạnh về các mặt văn hóa, nghệ thuật, khoa
học… và đặc biệt là triết học và tôn giáo.

Quốc gia ở
chính
giữa còn là nơi giao lưu giữa các nền văn
hóa của các nước khiến
con người ở
đây
có tri thức
cao bởi hấp thụ được những nền tri thức của nhân loại, chính sự phát triển tri
thức con người ở đây mới dễ dàng đón nhận nền giáo lý vô ngã của Ngài.

Và quốc
gia ở trung tâm cũng là nơi giao thông dễ dàng thuận tiện cho việc qua lại với
các nước lân cận, do vậy là nơi lý tưởng để từ đó nguồn tư tưởng vĩ đại của Đức
Phật lan tràn ra các nước sau này.

Tóm lại, vì điều kiện cần thiết cho sự hấp thụ và phát triển giáo lý đối với con người, Đức Phật đã chọn quốc gia Ca Tỳ La Vệ ở trung tâm Nam thiện bộ
châu để giáng hạ thành Phật.

d. Trong
các chủng tộc tánh, chủng tộc tánh nào là quý thạnh nhất.

Ở đây, danh từ chủng
tộc tánh này chúng tôi giải thích gồm
hai phần là tộc tánh (họ tộc) và đẳng
cấp xã hội.

Về tộc tánh, vấn đề chúng ta cần phải
tìm hiểu thỉ tổ của thái tử Tất Đạt Đa thuộc
giống dân nào. Trước đây, các nhà sử học Phật giáo khi nghiên cứu về nguồn gốc giòng tộc Sakya đều cho rằng thỉ tổ của thái tử Tất Đạt Đa thuộc chủng tộc Aryan (Ấn Độ). Giống dân Aryan vào khoảng năm 3000
(tr.CN) đã vượt qua dãy núi Hindukush di cư xuống vùng Đông Nam Á Tế Á.
Một bộ phận di chuyển về phía Tây Nam thuộc Iran,
một bộ
phận
tiếp tục di chuyển về phía Đông Nam xâm nhập vào phía Tây Bắc Ấn Độ. Ở đây, họ đánh đuổi
người bản xứ, chiếm lãnh vùng Indus và giống dân này được gọi là dân tộc Aryan Ấn Độ.

Nhưng gần đây có một số nhà khảo cổ học đã khai quật được một thư viện rất lớn ở Thổ Nhĩ Kỳ và biết được đây là thư viện của dân tộc Hit-ti. Nguồn gốc của dân tộc này phát xuất ở Mông Cổ (vùng Tân Cương ngày nay).
Căn cứ vào các tư liệu tìm thấy được  tại  thư viện, các
nhà khảo cổ học đều nhất trí với nhau rằng thỉ tổ  của thái tử Tất Đạt Đa thuộc chủng tộc Mông Cổ chứ không phải
chủng tộc Aryan Ấn Độ(?). Chung quy, vấn đề thỉ tổ của
thái tử Tất Đạt Đa thuộc giống dân
nào, Aryan hay Mông Cổ, vấn đề này ngày nay vẫn đang còn ở trong vòng
tranh luận.

Về đẳng cấp thì đẳng cấp nào là đẳng cấp quý thạnh
nhất trong bốn đẳng cấp Ấn Độ. Chúng ta có thể nói xã hội Ấn Độ trước
Phật xuất thế thậm chí cho đến ngày
hôm nay vẫn là một xã hội có sự phân chia đẳng cấp khốc liệt nhất trong xã
hội loài người.
Ở đây, con người bị phân chia thành bốn đẳng cấp rõ rệt là Bà la môn, Sát đế lợi, Phệ xá và Thủ đà la. Hai đẳng cấp đầu là đẳng cấp thống
trị và hai đẳng cấp sau là
đẳng cấp bị trị.

Ở đẳng cấp thống
trị, xét sự cao thấp giữa hai đẳng cấp Bà la môn và Sát đế lợi, thì đẳng cấp Bà la môn nắm quyền về tư tưởng,
đẳng cấp Sát đế lợi nắm về quyền lực. Nhưng ở vào thời kỳ nào, quyền lực
vẫn có
sự
tác động mạnh đến tư tưởng và nhất là ở vào thời kỳ sơ khai, đa phần tôn giáo chỉ là công cụ phục vụ
cho bộ
máy chính quyền cai trị dân
chúng, thì đẳng cấp Sát đế lợi lại độc chiếm địa vị cao hơn. Nói cách khác, trong loài hai chân, đẳng cấp
Sát đế lợi có địa vị cao nhất, điều này trong kinh Bà La Bà Đường (Trung A Hàm 3) có
nói.

“Loài hai chân
Sát đế lợi là tối tôn
Đây là chủ trương có chủng tộc Những ai có học minh và hạnh

Vị đó thiên nhân đều tán thán” (7).

Bồ tát Hộ Minh quán sát bốn đẳng cấp và thấy đẳng cấp Sát đế lợi là đẳng cấp
tối thắng nhất trong bốn đẳng cấp của xã hội
Ấn Độ. Trong đẳng cấp Sát đế lợi có giòng họ Thích Ca
(Sakya) thuộc giòng Cam giá (Gotama)  là 
giòng tộc quý thạnh nhất trong các giòng
họ thuộc đẳng cấp Sát đế lợi, là nơi phù hợp để Ngài hạ sanh.

Nhưng vấn đề
chúng ta cần phải đặt nghi vấn là tại sao Đức Phật lại chọn chủng tộc tánh quý thạnh nhất mà không
chọn các chủng tánh khác để giáng hạ.

Sở dĩ Ngài chọn chủng tánh quý thạnh nhất để giáng hạ, theo phần trước chúng tôi đã trình bày 
qua hai phần tộc tánh và đẳng
cấp. Thứ nhất về phương diện tộc tánh
(nguồn gốc họ tộc). Thông thường tộc tánh có nguồn gốc cao quý là tộc tánh có một nền di
sản văn hóa, nghệ thuật, tri thức…
phát triển tốt do nhiều đời để lại và
có được một sức khỏe tốt. Con người sanh ra trong tộc tánh cao quý sẽ được mọi người kính trọng hơn,
lời nói của họ có giá trị thuyết phục quần chúng rộng hơn. Ngoài tộc tánh cao quý có tác động lớn đến xã hội thì đẳng cấp cao trong các đẳng cấp xã hội cũng là một
điều hết sức cần thiết đối với những con người
chuẩn bị sứ mạng lãnh đạo quần chúng.

Theo quan điểm
Phật giáo, danh lợi là vấn đề cần
phải xa lánh đối với những người  sơ 
cơ  tu  đạo, nhưng đối với các bậc tu cao lại sử dụng danh lợi để làm lợi ích cho chúng sanh đó là điều
cần thiết. Đức Phật cũng thế, với
trí tuệ siêu xuất sự tu chứng đạt đến quả
vị tối thượng, hà tất không cần đợi Ngài
phải xuất thân từ chủng tộc tánh tối thạnh
mới có thể giáo hóa rộng lớn chúng sanh. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là
Ngài xuất thân từ chủng tộc tánh
cao quý lại không có tác dụng nhỏ trong việc quy phục nhân tâm đối
với xã hội loài người nói chung và con
người Ấn Độ thời đó nói riêng. Một xã hội mà trong đó lấy việc phân chia tộc
tánh đẳng cấp làm nòng cốt cho mọi sự sinh hoạt trong   đời sống cộng đồng.

Thông thường lòng kiêu mạn tự cao tự đại luôn là bản chất cố hữu trong mỗi con người phàm phu chúng ta. Ở bất cứ thời đại hay quốc độ nào, đầu óc con người
luôn tượng hình về tộc tánh và đẳng
cấp để rồi phân chia thứ bậc, vị trí con người trong xã hội. Mọi người đều cho rằng
chỉ có những người xuất thân từ tộc tánh cao quý,
đẳng cấp quý thạnh mới là những con người có trí tuệ có đạo đức thật sự, lời nói của họ mới có giá trị thuyết
phục quần chúng, chính họ mới là những
người lãnh đạo xã   hội xứng đáng. Còn
những ai xuất thân từ tộc tánh pha tạp đẳng cấp hạ tiện, tức khó có đủ trí tuệ đạo đức và lời
nói của họ khó có thể tác động và làm cho quần
chúng ủng hộ.

Trở lại với Đức Phật, Ngài sanh tại
Ấn Độ ở vào giai đoạn mà con người có sự
phân chia tộc tánh đẳng cấp rất hà
khắc. Giữa lúc giai cấp Bà la môn ra sức đè bẹp các giai cấp khác để nắm quyền
thống trị, cũng như đạo Bà    La Môn kiên quyết dẹp trừ các tôn giáo khác nếu tôn giáo nào đi ngược lại với truyền thống và nhất là đụng chạm  vào quyền lợi của họ.

Đức Phật với sứ mạng cao cả xuất 
hiện  trong cuộc đời để kêu gọi con người
hãy xóa bỏ chế độ giai cấp bởi tất cả mọi người đều có quyền bình đẳng, đều có nước mắt cùng mặn và máu
cùng đỏ. Con người có địa vị cao thấp hay chăng là tùy thuộc vào đạo đức (giới) và
tri thức (trí) của mỗi
người chứ không phải là chỗ xuất thân.
Lại nữa, Ngài còn chỉ rõ những điểm sai lầm những
giới điều kỳ quặc, những lối tu khổ hạnh vô bổ do đạo Bà La Môn chủ trương,
để con người thấy rõ
vấn
đề và tránh
khỏi sự tư duy sai lầm đưa đến hành động có hại cho tự thân. Hơn thế nữa, Ngài là vị giáo chủ duy nhất ở thế gian đã chỉ ra con đường hướng đến sự giải thoát, là con đường trở về với nội tại, tự mình nương tựa lấy mình
chứ không thể nương tựa đấng thần linh hay Phạm thiên bên ngoài. Với tiếng nói đầy trí tuệ và
nhân bản
nhưng ở vào giai đoạn này hoàn toàn đi ngược lại với hệ tư tưởng cổ truyền Ấn Độ, gây tổn thương trực tiếp đến quyền
lợi và quyền lực cũng như uy tín của giai cấp Bà la môn,
tất yếu không thể tránh khỏi sự xung đột phản ứng mạnh của giai
cấp Bà la môn
đối với tự thân
và giáo đoàn của Phật.

Nếu như
Đức Phật trước đây không xuất thân từ chủng
tộc Aryan cao quý, không phải là 
một  vị  Đông 
cung thái tử thuộc giòng họ vọng tộc 
Sakya 
ở  giai  cấp Sát đế lợi, hoặc như Ngài không có sự ủng hộ của các bậc đế vương thời bấy giờ thì Ngài sẽ sống và rao truyền tiếng nói trí tuệ,
tiếng nói sự thật được bao lâu  sau khi  Ngài
thành đạo.

Lại nữa, trước khi Ngài xuất gia có vợ đẹp con xinh, sống
đời sống đầy đủ tất cả mọi tiện nghi vật
chất được mọi người từ vua chí dân
thảy đều yêu kính. Có nghĩa  cuộc đời của Ngài luôn là tiêu chuẩn, là niềm
mơ ước mong cầu đạt được của bao nhiêu
người theo thông lệ của thế thái nhân tình. Thế
mà Ngài lại từ bỏ tất cả, từ bỏ mọi sự vinh quang của đế chúa, từ bỏ người vợ hiền con thảo, từ bỏ mọi sự vinh hoa và phú quý của cuộc đời, để rồi
chấp nhận đời sống của một kẻ ăn xin không
nhà cửa không quyền uy và thế lực, ngõ hầu tầm đạo giải thoát  cho mình và
người. Tất yếu sự xuất gia của một con người
có đời sống quá ư lý tưởng
về mọi mặt như Ngài sẽ có một giá trị rất lớn, có thể thuyết phục
người khác một cách trọn vẹn trong việc
từ bỏ những tham đắm vật dục của  thế gian.

Còn bằng Ngài xuất thân từ tộc tánh pha tạp đẳng cấp hạ tiện nghèo nàn khổ sở thì sự xuất gia của Ngài  rất khó có tác
động lớn đến xã hội, tiếng nói rao bày
Chánh pháp giải thoát vô cùng cao siêu
của Ngài khó có thể lay động tâm tánh hướng thiện bỏ ác của  người  khác. Nếu như Ngài là một con người
nghèo nàn  đẳng cấp hạ tiện đi xuất gia
thì sẽ có rất  nhiều  người  cho rằng: “Ngài xuất gia vì Ngài xuất thân từ tộc tánh pha   tạp đẳng cấp
hạ tiện. Vì cuộc đời của Ngài quá đói khổ đầy bất hạnh. Vì Ngài chưa từng
hưởng được hương  vị hạnh
phúc tuyệt vời của cuộc đời, nếu cuộc sống của Ngài hạnh phúc suôn sẻ đầy đủ mọi thú vui dục lạc
thì làm gì Ngài lại xuất gia”.

Tóm
lại,
khi Bồ tát Hộ Minh quán xét chủng tộc tánh
để giáng sanh xuống Diêm phù đề, Ngài nhận thấy trong tộc
tánh Aryan ở giai cấp Sát đế lợi có
giòng họ Sakya thuộc giòng Cam giá là
quý thạnh nhất, Ngài quyết định giáng hạ vào chủng tộc tánh này để thành
Phật hóa độ chúng sanh.

e.    Về nhân duyên quá khứ, ai là bậc chân chánh đáng là cha mẹ mình.

Sau khi quán sát
nhân duyên quá khứ ai là bậc
chân chánh xứng đáng làm cha mẹ của mình,
Ngài nhận thấy có đức vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Gia ở nước Ca Tỳ
La Vệ (Trung Ấn) là người hiền lương
chân chánh đã có nhân duyên với
Ngài trong quá khứ, có thể làm cha mẹ của
Ngài trong hiện đời.

Sự tương quan
tương duyên giữa vạn loại chúng sanh, theo quan điểm Phật giáo, vốn triển
chuyển nhịp nhàng trong một quy luật nhất định. Quy luật ấy là luật nhân quả nói hẹp hay luật
nhân duyên nói rộng.

Vì thế, sự hình thành các  mối  quan hệ  giữa  cha mẹ và con
cái trong vòng luân hồi này
cũng không ra ngoài quy luật nhân
duyên. Chỉ khác giữa mối nhân duyên cha mẹ
và con cái của phàm phu và mối nhân duyên cha mẹ và con
cái của các bậc thánh giả, là mối quan
hệ nhân duyên nghiệp báo hay là
mối quan hệ nhân duyên thánh đạo mà
thôi.

Mối quan
hệ nhân duyên nghiệp báo giữa cha mẹ
và con cái của phàm phu không ra
ngoài một trong bốn  trường hợp
sau:

–   Vì trả ân mà sanh làm con: Con cái đối với cha mẹ trong nhiều đời quá khứ đã mang nhiều ân nghĩa, đời này phải sanh làm
con để trả lại những ân nghĩa xưa. Vì
thế, có những người con khi sống vô
cùng hiếu thảo với cha mẹ, trọn đời  phục dịch
hầu hạ khiến cho song thân khi còn
sống được phụng dưỡng đầy đủ, khi chết được chôn cất tử tế.

–   Vì trả oán mà sanh làm con: Cha mẹ đối với con cái trong nhiều đời quá khứ đã từng gây nhiều oan ức oán
thù, người con đó kiếp này sanh làm con để trả lại những oán thù xưa. Vì thế, có
những
người con khi còn nhỏ tuổi
đã sanh lòng ngỗ nghịch bất hiếu, đến khi lớn lên lại gây tai họa ăn chơi đàng điếm, khiến
cho cha mẹ phải bị khổ lụy, mất danh tiếng với
đời.

–   Vì đòi nợ mà sanh làm con: Cha mẹ đối với con cái trong nhiều kiếp quá khứ đã nợ nần tiền bạc,
người con 
đó kiếp này sanh làm con để đòi lại những  nợ  xưa. Vì thế, có những người con khi còn nhỏ tuổi, cha mẹ dày công nuôi dưỡng tốn nhiều tiền
bạc nuôi cho ăn  học  nhưng đến khi
đỗ đạt thành danh thì lại chết,
không giúp  đỡ gì cho cha mẹ.

–   Vì trả
nợ mà sinh làm
con: Người con trong nhiều kiếp quá khứ đã có nợ nần thiếu tiền bạc nơi cha mẹ  đời này phải sanh làm con để trả lại nợ xưa. Vì thế có những người con khi còn
nhỏ tuổi đã chăm 
làm  lụng dãi
nắng dầm mưa đem tiền bạc  về  nuôi 
dưỡng  cha  mẹ,
tùy theo số nợ nhiều
hay ít mà ở
với cha mẹ thời gian ngắn hay dài đến khi trả hết  nợ  rồi  thì chết  hay  bỏ đi.

Như vậy mối quan
hệ giữa cha mẹ và con cái của phàm phu là mối quan hệ nhân duyên nghiệp báo, là
mối quan hệ vay trả trả vay những nợ
nần trong quá khứ. Còn mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái nơi đức vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Gia cùng thái tử Tất Đạt Đa là mối quan hệ nhân duyên thánh đạo, chứ không phải rơi vào một trong bốn trường hợp oán thù kể trên.

Trên bước đường hành Bồ
tát
đạo, Bồ tát Hộ Minh đã phát vô lượng hạnh nguyện làm lợi ích cho chúng sanh. Bất cứ
một hạnh nguyện nào dù khó khăn đến mấy, thậm chí tan thân
nát mạng nhưng công hạnh đó có lợi  ích cho chúng sanh, Bồ tát luôn hoan hỷ và sẵn
sàng thực thi các hạnh nguyện đó.

Bên cạnh tâm từ bi
vô tận, Bồ tát còn vận dụng trí tuệ
vô biên, khéo dùng tất cả
mọi
phương tiện khi thuận
khi nghịch để kích phát đạo tâm của
chúng sanh. Một trong vô lượng
phương tiện thiện xảo làm lợi ích chúng sanh đó là phương tiện thị hiện kết duyên quyến thuộc để gây duyên hóa độ. Có khi Bồ tát thị hiện làm cha làm mẹ,
có khi Bồ tát lại thị hiện làm chồng làm vợ
hay
làm con. Như trong kinh Pháp Hoa, phẩm
Diệu Trang Nghiêm Vương Bồ tát bổn sự
thứ hai mươi bảy, có ghi lại câu
chuyện hành phương tiện kết duyên quyến thuộc để
hóa độ chúng sanh của tiền thân hai vị
Đại Bồ tát Dược Vương và Dược Thượng.

Vì muốn hóa độ vua Diệu Trang Nghiêm cải tà quy chánh, Bồ tát Tịnh Nhãn và Bồ tát Tịnh Tạng nguyện thác sanh làm con của nhà vua.  Và  khi  khuyến  hóa cha mình bỏ tà đạo trở về quy y với Tam bảo, Tịnh Nhãn và Tịnh Tạng đã dùng thần thông bay vọt lên hư không, đồng thời ở
trên hư không thị hiện các phép mầu quyền biến. Thấy thần lực vĩ đại của hai người con
như vậy, vua Diệu Trang Nghiêm bèn hồi tâm hướng thiện
đến ra mắt Phật. Nhà vua cùng với hoàng hậu Tịnh Đức và quần thần quyến thuộc đến pháp
hội nghe Đức Vân Lôi Âm Tú Vương Hoa Trí Như Lai thuyết kinh Pháp Hoa, nhà vua sanh tâm hoan hỷ và  phát 
nguyện  trở thành vị đế
vương hộ pháp đắc lực cho Phật và giáo đoàn. Bồ tát Tịnh Tạng và Bồ tát Tịnh Nhãn chính là tiền thân của ngài Dược
Vương Bồ tát và Dược Thượng
Bồ tát.

Nhân duyên giữa đức vua Tịnh
Phạn,  hoàng  hậu  Ma
Gia cùng với thái tử Tất Đạt Đa cũng thế. Không phải vì duyên ái dục khiến phải
đền nợ ân oán mà vì Bồ tát muốn hóa độ đức vua và hoàng
hậu nên kiếp này Ngài thị
hiện làm con. Thứ nữa, vì nhân duyên đức vua và hoàng hậu là những vị có căn lành sâu dày, hai vị
này trước đây đã
từng phát nguyện
làm cha mẹ tất cả các vị Bồ tát Nhất sanh
bổ xứ khi các ngài thị hiện
xuống Nam  thiện  bộ châu để thành tựu quả vị Phật.

Trong kinh Sơ Đại Bản Duyên
(Trường A Hàm I) có ghi lại, đức vua Tịnh Phạn và hoàng hậu  Ma 
Gia  không chỉ làm cha mẹ Bồ tát
Tất Đạt Đa trong đời này mà đã từng
làm cha mẹ bảy đời chư Phật trong quá khứ. Hay  trong  kinh Hoa Nghiêm, phẩm Nhập pháp giới thứ ba mươi chín nói rõ hoàng
hậu Ma Gia không những làm mẹ của Bồ tát Tất Đạt Đa đời này, mà đã từng làm mẹ
của vô lượng Bồ tát Nhất sanh bổ
xứ trong nhiều đời quá khứ.

“Ma Gia phu nhân
nói: Này thiện nam tử! Ta đã thành tựu môn Giải thoát Bồ tát đại nguyện trí
huyễn, do đây Ta thường làm mẹ của Bồ tát.

… Này thiện nam tử! Như trong Diêm phù đề này Bồ tát
thọ sanh Ta làm mẹ, trong tất cả trăm ức Diêm
phù đề khắp đại thiên thế giới cũng vậy. Nhưng
thân của Ta đây bổn lai không hai, chẳng
phải một xứ chẳng phải

nhiều xứ.

Tại sao vậy? Vì
Ta tu môn Giải thoát Bồ tát đại nguyện trí huyễn trang nghiêm.

Này thiện nam tử!
Như Đức Thế Tôn hiện nay Ta làm mẹ
của Ngài, bao nhiêu chư Phật thuở xưa Ta cũng làm mẹ như vậy” (8).

Tóm lại, vì muốn hóa độ cho vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Gia, vì nhân duyên quá khứ đức vua cùng hoàng hậu đã phát nguyện làm cha mẹ của Bồ tát và cha mẹ của vô lượng Bồ tát Nhất sanh
bổ xứ… do vậy, kiếp này Bồ tát
Tất Đạt Đa nương vào mối quan hệ nhân duyên thánh đạo trong kiếp quá khứ đó, Ngài thị hiện làm con của đức vua và hoàng hậu để xuất hiện trong
cuộc đời thành tựu quả vị Phật.

2.4   – Sau khi quán sát năm điều đó xong
và thấy nhân duyên đã đầy đủ,
Bồ tát Hộ Minh quyết định giáng hạ xuống
châu Diêm phù đề.

Chú giải: Khát vọng mong
cầu một đấng đạo sư tối thượng xuất hiện trên thế gian để chỉ bày một phương pháp tu tập đạt đến sự giải
thoát rốt ráo, bạt trừ nỗi khổ sanh
tử là khát vọng mãnh liệt của mọi
chúng sanh trong tam giới
nói chung, và của con người Ấn Độ thời đó
nói riêng. Bởi vì cuộc sống nhân sinh cho dù có đầy
đủ vật dục vẫn không làm cho con người
thỏa mãn hạnh phúc. Vật dục đầy đủ
vẫn không thể xoa dịu những nỗi đau hốt hoảng
của tinh thần, không dập tắt được cội nguồn sanh
già bệnh chết đeo đẳng đời người. Có chăng
hạnh phúc vật chất thế gian chỉ là những
hạnh phúc phù du giả tạm, chúng chỉ có tác dụng
làm đục khoét thêm sự bình an của cuộc sống  làm 
cho  những  u  nhọt  khổ đau tâm
lý và thân thể của đời người đã lở loét lại càng thêm lở loét.

Từ khát vọng mong cầu thoát ly khổ đau sanh tử của nhân sanh mà các tôn giáo như Bà
La Môn giáo, Ấn Độ giáo, Kỳ Na giáo lần lượt xuất hiện. Nhưng với đấng giáo chủ
là đấng Phạm thiên hay đấng thần linh thì quá 
ư  huyễn hoặc và đầy phù phiếm.
Với nền học thuyết còn đầy rẫy những triết lý nông cạn nghiêng nặng về các vấn
đề tuế toái hơn là chú trọng vào việc hóa giải khổ đau đời
người. Với đoàn thể tu hành là những
vị Bà la môn hay những đạo sĩ tu khổ
hạnh được ca tụng là những bậc mô
phạm, nhưng đời sống hằng ngày của họ
còn quá thô kệch, tâm hạnh của họ nhuốm đầy phiền não tham sân     si. Lại cộng với lối tu nặng về không tưởng xa xăm vời
vợi hơn là đi vào cụ thể, rơi
vào sự mê tín dị đoan cầu đấng Phạm thiên hay đấng thần linh cứu  độ  hoàn 
toàn  phi  thực tế, các tôn giáo
này những tưởng sẽ đem đến niềm hạnh
phúc cho kiếp người, nhưng không ngờ
rằng các tôn giáo đó lại làm cho con người đương thời ngày càng lún sâu vào
vũng lầy bế tắc đầy tuyệt vọng, trong sứ
mạng khai hoang thế giới tâm linh giải thoát và giác ngộ của nhân sanh.

Chính từ niềm khát khao thánh
thiện của con người đương thời
nhưng chưa được thỏa mãn và trình độ tâm linh của họ cần
phải tương ưng với một nền giáo lý  vượt thoát sự chi phối
của ngã, với nguồn tâm  linh  mong cầu giáo lý vô ngã mới có thể giải tỏa mọi vấn đề ưu tư bế tắc của người dân Ấn Độ thời bấy giờ đã hợp cùng với tần số giác ngộ và hạnh nguyện cứu độ chúng sanh của Bồ tát Nhất sanh bổ xứ. Trong tác động “đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu” tạo thành một lực hút mãnh liệt giữa chúng sanh và Bồ tát. Một bên là chúng sanh mong cầu Bồ tát Nhất sanh bổ  xứ  xuất hiện ở thế gian thành Phật, tuyên thuyết giáo pháp vô ngã để được cứu độ; một bên là vị Bồ tát Nhất sanh bổ xứ luôn tràn đầy
tâm nguyện lân mẫn cứu độ chúng sanh. Hai lực tương ưng cùng tần số hợp lại tác thành đại sự nhân duyên xuất hiện của Bồ tát Hộ Minh. Ngài ứng theo tâm nguyện khao khát thỉnh
cầu của chúng sanh mà xuất hiện ở thế gian thành tựu quả vị Phật,
chuyển đại pháp luân tối thượng từ xưa đến nay không có một ai có thể chuyển, đánh trống pháp lớn,
thổi loa pháp lớn làm lợi ích cho vô lượng chúng  sanh.  Như trong kinh Phật Bản Hạnh Tập có nói Bồ tát Hộ Minh ở tại cung trời Đâu Suất quán sát
căn tánh của chúng sanh và thấy rõ nhân duyên hóa độ đã đến, Ngài quyết định thị hiện thế giới Ta bà thành
Phật cũng đồng trong ý nghĩa đó.

Các vị Bồ tát Nhất sanh bổ xứ trước khi giáng hạ xuống Nam thiện bộ châu thành Phật  phải 
quán  sát  nhân duyên, thời tiết, căn cơ. Bởi vì, vẫn biết Đức Phật    là bậc hoàn toàn giác ngộ từ bi và trí tuệ
của Ngài đã tròn đầy, cộng với nền
giáo lý vô ngã vĩ đại do Ngài tuyên
thuyết có công năng hướng dẫn con người
đạt đến  sự giải thoát rốt ráo, nhưng giả sử sự xuất hiện của Ngài cùng với
giáo lý vô ngã vi diệu đó không đúng với nhân duyên, thời tiết, căn cơ, tất yếu sự xuất hiện đó khó có tác động triệt để đối với vạn loại chúng sanh. Sự xuất hiện của Ngài khó có thể thành
tựu trọn vẹn trong công cuộc chuyển
hóa chúng sanh  từ 
khổ  đau  sang  hạnh phúc, từ bờ mê sang bến giác, từ địa vị phàm phu tiến 
lên địa vị Phật Đà.

Nho giáo cho rằng một việc làm muốn thành công phải hội tụ ba điều kiện là thiên thời, địa lợi và nhân
hoà. Nếu khuyết một trong ba điều kiện
đó thì việc làm khó thành công trọn
vẹn. Xét thời kỳ Bồ tát Hộ Minh xuất
hiện vào lúc con người ở Nam thiện bộ châu có tuổi thọ cao nhất là
trăm tuổi, qua việc Ngài quán sát năm
điều kiện thành tựu trước khi giáng sanh, chúng ta có thể nói rằng năm điều kiện của Ngài quán sát trước khi giáng
sanh, bao trùm ba điều kiện mà Nho giáo chủ trương
khi muốn thành tựu một công việc nào đó.

Điều thứ nhất là thiên thời tức thời cơ Đức Phật xuất hiện đã đến độ chín muồi hay chưa. Chính
nhu cầu
tâm linh của con người
trong xã hội nói chung và con người Ấn Độ thời đó nói riêng đã đến giai đoạn cực điểm mà tác nhân
đóng vai trò tích cực làm thành
việc đó cũng không
ngoài các nền học thuyết triết học và các con đường tu tập của các tôn giáo tại Ấn Độ có mặt đương thời. Điều
thứ hai
là địa lợi châu Diêm
phù đề nơi đó con người có trí lực thông minh có phạm hạnh cao quý có sự tinh tấn đặc biệt, và nhất là mảnh đất Ca Tỳ La Vệ là nơi trung tâm tụ hội bao tinh hoa của nhân loại.
Con người ở đây rất bén nhạy trong việc tiếp thu giáo nền giáo lý vĩ đại của Phật Đà.

Điều thứ ba nhân
hòa là căn tánh của chúng sanh đương thời do Bồ tát
giáo hóa từ nhiều đời nhiều kiếp quá khứ đến nay đã thuần
thục. Kiếp này Bồ tát xuất hiện thành Phật để tiếp tục kích phát đạo tâm của  chúng sanh làm
cho họ sẽ thành
tựu đạo  quả  Bồ  đề. Với các nhân duyên quá ư thuận lợi trên như đã sắp  sẵn để đón mời Bồ
tát Hộ Minh từ cung trời Đâu Suất giáng
hạ xuống Nam thiện bộ châu nước Ca
Tỳ La Vệ thành Phật, chuyển đại pháp
luân hóa độ vô lượng  chúng sanh.

Lại nữa, với thần lực tự tại bất khả tư nghì công đức huân tu nhiều
kiếp đến nay đã hoàn toàn viên mãn, Bồ tát Hộ Minh có thể thẳng xuống
nhân gian thành Vô thượng Đẳng chánh giác, không nhất thiết phải vào thai mẹ lớn lên rồi có gia đình… giác ngộ cuộc đời là khổ là vô
thường
xuất gia tu hành mới thành Phật. Nhưng tại sao Ngài phải thị hiện qua các giai đoạn như vậy. Chung quy Bồ tát Hộ Minh thị hiện vào thai mẹ, thị hiện có gia đình, thị hiện xuất gia rồi mới thành Phật cũng không ngoài ý nghĩa vì lợi ích cho tất cả chúng sanh. Việc thị hiện các giai đoạn trên để làm lợi ích cho chúng sanh đó không ngoài các lý do sau:

–  Lý
do thứ
nhất là để khích lệ chúng
phàm phu tiến tu: Sở
dĩ Ngài không thẳng xuống nhân gian thành
Phật mà thị hiện sanh vào cuộc đời như bao con người khác; Ngài
cũng sanh ra từ thai mẹ
lớn lên cũng có vợ con có thọ hưởng dục lạc, rồi thấy cảnh khổ sanh già bệnh chết, quyết chí xuất gia tu hành
thành tựu quả vị Phật là để cho chúng sanh nhìn vào
cuộc đời của Ngài thấy như bao con người bình thường khác sẽ phát sinh ý nghĩ: “Bồ tát cũng là con người bình thường như ta, Ngài cũng có  cha mẹ
có vợ con
có thọ hưởng dục lạc nhưng Ngài đã từ bỏ tất cả xuất gia tu hành
thành Phật. Ta cũng như Ngài nếu  ta quyết
chí tu hành từ bỏ mọi dục lạc ở thế gian tức cũng đạt được kết quả như Ngài không khác”.

Còn bằng như Bồ tát Nhất sanh bổ
xứ không thị hiện vào thai mẹ, không
thị hiện các hiện tượng như một con người bình
thường khác mà thẳng xuống nhân gian thành
Phật, ắt hẳn chúng sanh sẽ không chịu
nỗ lực tu tập, vì    họ cho rằng: “Ngài là vị siêu nhân hoàn toàn thánh thiện… Chỉ có Ngài mới có thể thành Phật, còn bọn phàm phu hạ liệt chúng ta không hội đủ các tiêu chuẩn như Ngài tất không thể tu hành thành tựu quả vị Phật”. Nghĩ như vậy, 
họ sẽ mất hẳn niềm tin, thối
thất tâm Bồ đề, không kiến tạo công đức xuất thế và không mong cầu thành tựu quả vị Vô thượng Bồ đề.

–    Lý
do thứ hai là để ngăn ngừa tà thuyết của ngoại đạo sau này lập ra nhằm phá hoại Phật giáo: Bồ tát Hộ Minh nếu
không thị hiện vào thai mẹ đủ ngày đủ tháng sinh
ra, thị hiện đầy đủ các tướng như phàm
phu mà từ cung trời Đâu Suất thẳng xuống  nhân  gian  thành  Phật, với
sự xuất hiện kỳ đặc vượt quá mức nghĩ tưởng của chúng sanh tất yếu chúng  sanh 
sau  này  sẽ  sanh  tâm  nghi hoặc: “Người này là ai; từ đâu đến; là trời là rồng là quỷ thần là càn thát bà biến hóa ra chăng”. Hoặc sau này hàng ngoại đạo với dụng  tâm 
phá  hoại  Phật  giáo, họ sẽ dựng lên thuyết: “Cách đây… về
trước có một huyễn sư ra đời dẫn dụ
chúng sanh, dạy giáo pháp sai lạc cho chúng sanh và có rất nhiều người mê
lầm tin 
theo vị huyễn sư này”.

Với lập
thuyết phá hại như vậy, ngoại đạo sẽ xóa nhòa hình ảnh cao cả của Đức Phật, sẽ làm sụp đổ toàn
bộ giáo lý vi diệu do Ngài tuyên thuyết, sẽ làm cho vô số người lung
lạc đức tin với vị giáo chủ. Bởi vì Ngài tự nhiên hóa sanh hoàn toàn không có gốc gác lịch sử khác xa với
con người
bình thường, nên Ngài là vị huyễn sư tức thần linh huyễn
hóa không có sự thật. Mà là vị huyễn sư thì giáo pháp của Ngài cũng là huyễn hoặc không
đáng tin cậy. Chúng sanh tất yếu sẽ 
nghĩ  như vậy, từ đó họ sẽ không đặt niềm tin vào vị giáo chủ và
giáo
pháp.

Lại nữa, nếu Ngài
tự nhiên hóa sanh thành Phật tức không thể lưu thân giới cho chúng sanh
sau khi viên tịch, để cho chúng sanh gieo
trồng phước đức sanh tâm  ái mộ…
tức không hoàn thiện sự lợi ích cho nhân
thiên.

Tóm lại, vị Bồ tát Nhất sanh bổ xứ thị hiện vào thai mẹ sanh
ra, thị hiện có gia  đình,  thị  hiện 
có  thọ  dụng dục lạc mà không thẳng từ cung trời Đâu Suất  xuống nhân
gian thành Phật, vì Bồ tát muốn khích  lệ  hàng 
phàm phu tiến tu đạo nghiệp ngõ hầu thoát ly sanh già bệnh chết, vì muốn ngăn ngừa
tà  thuyết  của 
ngoại  đạo sau này dựng lên có hại cho Phật
giáo, vì muốn dẫn dắt hàng Thích chủng
thân thuộc đi vào  Chánh 
pháp,  vì  muốn lưu thân giới cho chúng sanh cúng dường
để tô bồi phước điền… Phải chăng những sự thị hiện vi diệu của Ngài cũng không
ngoài trí tuệ vô biên và tình thương chúng sanh vô
hạn của một vị Bồ tát Nhất sanh bổ xứ đầy lòng lân mẫn
chúng hữu tình; đó là tình thương chúng sanh tuyệt vời, không phân biệt. Tình thương đó như trong Di Đà sớ sao có
nói “Phật ái chúng sanh như phụ mẫu ái tử” (Phật
thương chúng sanh chẳng khác nào như cha mẹ thương con).

Thích Nguyên Liên

(Trích sách

 

Những mật ý trong cuộc đời Đức Phật

)

Chú thích:

                         1.  Phật Quang đại từ điển, tr.577.

2.   Đại
tạng kinh XXIV –
No 1488, tr.1039.

3.    Phạm Võng Bồ tát thuật ký, PS.Diễn Bồi
giảng, HT.Trí Minh dịch (bản ronéo), tr.425-428.

4.    Kinh Niết Bàn (sđd) q.2, tr.406-407.

5.    Kinh Hoa Nghiêm (sđd) q.3, tr.664-668.

6. Kinh Trường A Hàm I – Đại tạng kinh (ĐTK) Việt Nam. Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam 1999,
tr.17.

7.   Kinh Trung A Hàm III, tr.537.

8.  Kinh Hoa Nghiêm (sđd) q.4, tr.636-640.

Rate this post