Biên tập viên là gì? Chân dung chi tiết về một biên tập viên
Biên tập viên là công việc chứa đựng vô vàn thách thức. Không chỉ cần có kiến thức và kỹ năng, họ còn cần sự đam mê thì mới có thể theo đuổi nghề nghiệp này. Vậy, biên tập viên là gì, làm công việc gì, gặp khó khăn ra sao? Hãy cùng Blog.TopCV.vn tìm hiểu ngay nhé!
1. Biên tập viên là gì?
Nghề biên tập viên là gì?
Biên tập viên là người làm trong các lĩnh vực báo chí, xuất bản, truyền hình,… Họ có nhiệm vụ kiểm duyệt sự chính xác của sản phẩm về mặt nội dung, ngữ pháp, hình thức và trình bày. Họ đảm bảo các sản phẩm đều chỉn chu trước khi được xuất bản tới công chúng.
2. Biên tập viên làm việc ở đâu?
Biên tập viên thuộc các lĩnh vực báo chí, xuất bản và truyền hình
Biên tập viên làm việc trong các tổ chức như:
- Tòa soạn báo, nhà xuất bản, đài truyền hình, đài phát thanh
- Các vụ, cục, sở báo chí, văn hóa thuộc tỉnh, thành phố,…
- Các Bộ, ban, ngành và các tổ chức chính trị xã hội.
- Các công ty làm việc ngành truyền thông. Các biên tập viên hoàn toàn có thể ứng tuyển vào việc làm ngành truyền thông, marketing… Du không hoàn toàn đúng nghề những những kiến thức, kỹ năng chuyên môn của biên tập viên sẽ giúp họ làm việc tốt trong những tổ chức này.
- Bộ phận nội dung, truyền thông của các doanh nghiệp.
- Khoa Báo chí của các trường đại học hoặc viện nghiên cứu.
- Đại sứ quán
>> Xem thêm: Xin việc ngành truyền thông và những điều bạn cần biết
3. Biên tập viên là làm gì? Công việc của biên tập viên là gì?
Biên tập viên là gì? Biên tập viên làm những gì?
Tùy thuộc vào lĩnh vực mà họ theo đuổi, biên tập viên sẽ có những đầu việc cụ thể khác nhau. Dù vậy, nhìn chung thì biên tập viên đều phải đảm bảo được tính chính xác của bất cứ nội dung nào được xuất bản ra ngoài công chúng. Khi tìm việc làm ngành báo chí, truyền hình, bạn cần nắm vững một số đầu việc như sau:
Báo chí
Ứng tuyển vào ngành báo chí và làm biên tập viên sẽ cần thực hiện các công việc sau:
- Tiếp nhận bài viết từ các phóng viên.
- Đọc, phân tích, chỉnh sửa nội dung, hình thức, câu từ.
- Kiểm tra tính chính xác của các thông tin có trong bài viết.
- Đảm bảo tính uy tín của phóng viên và tòa soạn báo.
- Góp phần định hướng cho cả tòa soạn báo về mặt nội dung và hình thức.
Truyền hình
Một biên tập viên truyền hình có trách nhiệm:
- Tìm kiếm nguồn tin đáng tin cậy.
- Lên ý tưởng và biên tập lại những nguồn tin thành bản tin hoàn chỉnh.
- Giữ hình ảnh chỉn chu, lịch sự, nghiêm túc khi lên sóng.
- Đọc tin, truyền đạt thông tin tới khán giả sao cho rõ ràng, dễ hiểu, thu hút.
- Ứng biến nhanh với các tình huống phát sinh khi đang ghi hình.
Xuất bản
Biên tập viên làm trong lĩnh vực xuất bản cần thực hiện các công việc:
- Cùng tác giả viết sách cấu tạo nên nội dung sơ bộ và cấu trúc của cuốn sách.
- Tiếp nhận nội dung phác thảo từ tác giả.
- Đọc, phân tích, xem xét tổng thể và góp ý với tác giả về việc chỉnh sửa, thêm bớt nội dung.
- Kiểm tra tỉ mỉ về mặt nội dung, xây dựng nhân vật, nội tâm nhân vật, tình huống đặt ra và chính tả của cuốn sách.
- Kiểm tra, chọn lọc và sắp xếp vị trí của hình ảnh minh họa có trong cuốn sách.
- Góp ý đặt tên cho cuốn sách.
4. Yêu cầu đối với vị trí biên tập viên là gì?
Những tố chất cơ bản của một người làm biên tập
Là một biên tập viên, ngoài nền tảng kiến thức và kỹ năng vững chắc, họ cũng cần có những tố chất như:
>> Xem ngay: Hướng dẫn viết CV ứng tuyển vào ngành báo chí
Tư duy ngôn ngữ tốt
Luôn phải tiếp xúc với từng con chữ, biên tập viên cần có tư duy ngôn ngữ nhanh nhạy. Đây là yếu tố giúp biên tập viên truyền đạt được nội dung, tin tức, ý tưởng đến với độc giả, khán giả và thính giả một cách rõ ràng, cuốn hút.
Sáng tạo và khoa học
Vận dụng được sự sáng tạo và khoa học cùng lúc, biên tập viên hoàn toàn có thể phát triển lâu dài trên con đường sự nghiệp. Đây là yếu tố giúp cho nội dung của biên tập viên được truyền tải đến khán giả một cách dễ hiểu, trôi chảy và ấn tượng.
Linh hoạt với xu hướng
Một biên tập viên giỏi cần phải biết nắm bắt thời cơ và những xu thế mới của xã hội. Đây là cách để họ vươn lên được với nghề nghiệp vốn rất cạnh tranh và thách thức này.
Cẩn thận và tỉ mỉ
Nội dung đã xuất bản ra công chúng không được có bất cứ sai sót nào. Tính chính xác của nội dung sẽ thể hiện sự uy tín, cẩn trọng của người làm biên tập.
Tâm lý và khéo léo
Không chỉ cần hiểu được mong muốn của độc giả, khán giả, biên tập viên cũng cần thấu hiểu được nội dung mà tác giả muốn truyền tải. Họ cần chỉnh lý nội dung sao cho trau chuốt, nhưng vẫn không làm sai lệch ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm trong tác phẩm.
Trách nhiệm và lý trí
Biên tập viên cần tận tâm, tận lực, biết lắng nghe những góp ý để cải thiện được chất lượng sản phẩm. Họ luôn phải giữ được sự khách quan trong việc biên tập của mình.
5. Mức lương của biên tập viên
Mức lương đáng mong đợi của người làm biên tập
Mức lương của biên tập viên luôn xứng đáng với năng lực và kinh nghiệm mà họ có. Trung bình, một biên tập viên nhận được khoảng 7 – 10 triệu đồng/tháng cho công việc của mình. Nếu nỗ lực tạo ra thật nhiều nội dung chất lượng thì mức lương của biên tập viên có thể lên tới 25 triệu đồng/tháng.
>> Việc làm biên tập viên lương cao
6. Học trường nào để trở thành biên tập viên?
Biên tập viên là gì? Các trường đại học đào tạo nghề biên tập tốt nhất
Để trở thành một biên tập viên chuyên nghiệp, bạn có thể đăng ký học các trường lớp sau:
- Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (Thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội)
- Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (Thuộc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh)
- Đại học Văn hóa Hà Nội
- Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh
- Học viện Báo chí & Tuyên truyền
- Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội
- Đại học Sân khấu Điện ảnh TP. Hồ Chí Minh
Biên tập viên là gì, làm gì và có những thách thức gì? Những kiến thức trên đây đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc xung quanh công việc biên tập. Đây là một ngành nghề không hề dễ dàng, nhưng lại thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người trẻ. Nếu như bạn cũng đang tìm kiếm cơ hội việc làm, hãy tham khảo các tin tuyển dụng mới nhất trên trang TopCV.vn nhé!