Bán Cây Sung Phong Thủy Dáng đẹp, Giá Tốt Nhất Thị Trường
Cây Sung chắc hẳn không còn xa lạ với mỗi người dân Việt Nam. Cây thường được trồng làm cây cảnh bonsai trang trí nội thất, ngoại thất và là một trong những loại cây thuộc bộ tứ linh mang ý nghĩa phong thủy về tài lộc. Ngoài ra, khi tìm hiểu về cây sung thì bạn sẽ thấy cây còn có rất nhiều công dụng khác nữa trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Để hiểu rõ hơn về điều này, hãy cùng Cây Ba Miền theo dõi hết bài viết dưới đây nhé!
1. Nguồn gốc xuất xứ cây sung
-
Tên gọi khác: Ưu đàm thụ, tụ quả dong.
-
Tên khoa học: Ficus racemosa.
-
Họ: Dâu Tằm.
-
Khu vực phân bố: Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal, Pakistan, Australia, Đông Nam Á,…
-
Ở Việt Nam, cây phân bố trên khắp cả nước, thường m
ọc hoang dại ở những nơi đất ẩm bìa rừng, các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, ven bờ ao hồ, sông ngòi.
2. Đặc điểm của cây sung
2.1. Đặc điểm hình thái
Thân, cành
Sung là loại cây thân gỗ, chiều cao trung bình từ 25 – 30m, đường kính thân khoảng 60 – 90cm. Vỏ thân cây bên ngoài khá nhẵn, màu nâu ánh xám. Cây phân cành nhánh nhiều, những cành dưới gốc thường là những cành to và già hơn, nhiều u cục xù xì. Càng lên trên phía đỉnh thì cành càng nhỏ và ngắn dần, rất mềm và dễ gãy.
Lá sung
Lá sung hình trứng hoặc mũi mác, thường mọc so le nhau. Cuống lá dài 2 – 3cm, gốc lá hình nêm hơi cùn, mép nguyên, nhọn dần về phía đỉnh. Khi còn non, lá có màu xanh nhạt, trên mặt có bám lông tơ. Lúc già sẽ chuyển sang màu lục sẫm, xù xì và rụng rất sớm.
Quả sung
Quả sung mọc thành từng chùm ngắn trên thân già. Đôi khi ta cũng có thể bắt gặp chúng mọc thành các cặp dưới những nách lá hoặc trên các cành non. Quả sung xanh sẽ rắn và có vị chát. khi chín sẽ chuyển sang màu đỏ cam, mềm và có vị thơm, thu hút động vật, côn trùng. Ngoài ra, đây còn là một trong những món ăn vặt rất đỗi quen thuộc, gắn liền với tuổi thơ của các bạn trẻ vùng nông thôn.
2.2. Đặc điểm sinh trưởng
-
Cây sung ưa sáng, thích hợp trồng trong điều kiện thời tiết nóng ẩm của vùng nhiệt đới, có tính chịu hạn
-
Khả năng chịu khô cũng như chịu lạnh khá cao.
-
Khi sinh trưởng trong điều kiện môi trường ánh sáng gay gắt hoặc cường độ sáng thấp, cây sinh trưởng rất kém, cành nhánh ít, lá mỏng hơn.
-
Cây sung không kén đất, nó có thể trồng với nhiều loại đất, miễn là đất phải đảm bảo không quá khô hạn.
-
Sung còn là một loại khá ưa ẩm, chính vì vậy nó mọc dại nhiều ở những nơi ven ao hồ, sông ngòi rất nhiều.
3. Công dụng của cây sung trong đời sống hằng ngày
3.1. Cây sung có tác dụng chữa bệnh
Các bộ phận của cây sung có tác dụng rất tốt trong việc chữa được nhiều loại bệnh, cụ thể như sau:
-
Quả sung được dùng làm chất se đường ruột, đồng thời cầm máu, điều trị rối loạn máu, chữa các bệnh phong, rong kinh, chảy máu cảm, ho khan,…
-
Nhựa sung còn được sử dụng để chữa các bệnh xây xát ngoài da như chốc lở, ghẻ ngứa, nhọt độc, hen,…
- Lá sung đem sao vàng, tán bột mịn còn được sử dụng để bôi chữa bỏng,…
3.2. Lá và quả sung là món ăn dân dã trong cuộc sống
Bên cạnh đó, cây sung còn gắn liền với người dân Việt Nam trong các bữa ăn hằng ngày:
-
Lá sung non được sử dụng để ăn kèm các món gỏi cá, thịt lợn ba chỉ luộc, nộm,…
-
Quả sung khi xanh có vị chát nhẹ, khá giòn, khi về già thì chín bùi – là một trong những món ăn không thể thiếu với tuổi thơ của mỗi người.
-
Ngoài ra người ta còn sử dụng sung để muối ăn kèm với các món canh hoặc đem kho với thịt, cá.
3.3. Cây sung là một trong những loại cây phong thủy
Ngoài các công dụng trong thực phẩm và dược liệu, sung còn được coi là một loại cây thuộc bộ cây tứ linh Đa – Sung – Sanh – Si và tam đa Sung (Phúc) – Lộc vừng (Lộc) – Vạn Tuế (Thọ) vì vậy, cây thường được được uốn theo các dáng bonsai, bài trí trong dịp Tết cổ truyền. Ngoài ra, quả sung còn được bày trên mâm ngũ quả để thờ cúng ông bà tổ tiên. Đây được coi là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của mỗi gia đình Việt mỗi dịp Tết đến xuân về.
Xem thêm bài viết về: Cây vạn tuế phong thủy
4. Kinh nghiệm trồng cây sung trước nhà
Theo phong thủy phương Đông, cây sung tượng trưng cho sự sung túc, sum vầy, quây quần bên nhau. Chính vì vậy việc trồng cây sung trước nhà mang ý nghĩa mọi người trong nhà lúc nào cũng đông đủ, có nhau. Không những thế nó còn tạo nên mĩ quan, sinh động cho không gian sống cho gia chủ.
Tuy nhiên, trước khi trồng cây sung trong nhà chúng ta cũng nên tìm hiểu thật kỹ lưỡng. Một vài kinh nghiệm chọn cây sung mà chúng tôi có được trong lĩnh vực trồng cây lâu năm sẽ được chúng tôi chia sẻ đến bạn đọc ngay dưới đây:
-
Không nên trồng cây quá lớn, cành lá rậm rạp, xum xuê, che hết đi ánh sáng chiếu vào nhà, đồng thời tránh tình trạng khi gió bão có thể làm gãy cành, đổ cây, gây nguy hiểm.
-
Nên chọn những cây xanh, khỏe khoắn. Những cây có dáng ủ rũ thì tuyệt đối không được trồng.
-
Chọn vị trí cây thích hợp với cửa chính.
-
Tuyệt đối không trồng ở vị trí giữa lối đi, lối cổng vì theo kinh nghiệm của người xưa, trồng ở đó sẽ ngăn cản dòng khí vào nhà, làm cản trở vận may, sự nghiệp của gia chủ.
Xem thêm bài viết về: Cây lộc vừng phong thủy trồng trước nhà
5. Cách trồng cây cây sung
5.1. Đất trồng
Đất trồng sung nên là những loại đất có khả năng thoát nước và giữ ẩm tốt, đất phải đảm bảo độ tơi xốp ổn định như đất mùn. Không nên sử dụng các loại đất cát hoặc sỏi đá khả năng giữ ẩm của những loại đất này khá kém, cây sẽ không chủ động được trong việc hấp thụ nước.
5.2. Cách trồng cây sung
Cây sung có thể được trồng bằng cây giống hoặc bằng phương pháp giâm cành hoặc chiết cành. Tuy nhiên, người ta thường nhân giống sung từ quả và từ cây con giống vì từ hai phương pháp này cây có tỉ lệ sống cao và sức đề kháng tốt hơn.
Nhân giống cây sung từ quả
Để nhân giống sung từ quả, thì việc đầu tiên bạn phải chọn những quả sung chín kĩ (khi mà quả đã chuyển sang đỏ và phần thịt quả có độ mềm nhất định) rồi tách lấy hạt và mang đi ủ mầm trong túi ẩm khoảng 2 – 3 ngày.
Sau khi hạt nảy mầm thì đem hạt gieo vào bầu dinh dưỡng cho đến khi cây cao khoảng 20 – 30cm là bạn có thể đem trồng vào chậu.
Trồng cây sung từ cây con giống
Để tiết kiệm thời gian trồng cũng như giảm được công chăm bón trong thời gian đầu thì bạn nên chọn mua các cây sung giống có bán tại các nhà vườn. Bên Cây Ba Miền chúng tôi chuyên cung cấp các loại sung giống tốt với nhiều kích thước khác nhau, đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng.
-
Trước khi cho cây giống sang chậu mới, bạn cần phải tỉa bớt các lá non và chỉ nên giữ lại một số lá cần thiết.
-
Khi cho cây vào chậu thì tránh làm vỡ bầu và cần phải đặt cây vào chính giữa chậu.
-
Lấp đất xung quanh bầu, vừa lấp vừa phải điều chỉnh sao cho cây đứng thẳng. Lưu ý vun đất trên cổ rễ từ 3 – 5cm và cuối cùng tưới nước giữ ẩm.
6. Kỹ thuật chăm sóc cây sung
- Nước tưới: Cây sung là loại khá háo nước, bạn nên đảm bảo đủ độ ẩm cần thiết cho đất trồng bằng cách tưới đẫm từ 2 -3 lần/ tuần. Vào mùa hè nhiệt độ khá cao, bạn có thể tăng số lần tưới cây khoảng 5 – 6 lần/ tuần.
- Ánh sáng: Cây sung ưa sáng, tuy nhiên bạn vẫn nên đảm bảo đủ lượng ánh sáng cần thiết cho cây bằng cách tránh ánh sáng quá mạnh, cường độ sáng quá cao. Nhất là vào mùa hè, bạn nên có những biện pháp che chắn cây bằng lưới đen để làm giảm lượng nhiệt hấp thụ.
- Tỉa cành, tạo tán: Thường xuyên cắt tỉa những cành lá vươn quá dài, loại bỏ những lá khô, cành yếu, cành sâu bệnh để tranh lây lan sang những cành khỏe mạnh khác. Đồng thời bạn có thể uốn cây theo nhiều sang bonsai tùy ý.
- Phân bón: Cây sung không cần phải bón phân quá nhiều, bạn chỉ cần bón thúc cho cây 1 lần/năm vào đầu mùa mưa.
7. Các bệnh thường gặp ở cây sung và cách phòng trừ
7.1. Sung bị rụng quả non
Một trong những nguyên nhân khiến sung bị rụng quả non là do các loại sâu bệnh như ruồi đục quả, sâu đục thân, nhện đỏ,…
Để phòng trừ bạn nên theo dõi từng giai đoạn phát triển của cây và mua các loại thuốc bảo vệ thực vất về phun theo liều lượng hướng dẫn trên bao bì. Nên phun vào các buổi sáng sớm hoặc chiều tối để đạt hiệu quả cao nhất.
7.2. Lá sung bị vàng
Nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh vàng lá ở cây là do thiếu nước hoặc thừa nước do thoát nước không kịp.
Để khắc phục, bạn có thể trộn thêm vào đất các loại mùn cưa, xơ dừa, tro trấu và và điều chỉnh lại lượng nước tưới, cải thiện hệ thống thoát nước ở cây là được.
7.3. Lá sung bị những vòng tròn khảm
Biểu hiện của bệnh này là lá sung có hoa văn khảm lốm đốm màu lục nhạt đến vàng, hình hơi tròn. Bệnh này làm lá biến dạng hoặc hoại tử thành màu nâu, đen và hư rụng. Quả sung đôi khi cũng có thể xuất hiện dấu hiệu bệnh khảm, tạo thành những vòng tròn nhỏ đổi màu, dẫn đến rụng sớm hơn.
Đây là một bệnh nghiêm trọng trong các bệnh thường gặp ở cây sung. Đặc biệt là vào mùa hè, khi nhiệt độ lên cao khiến triệu chứng bệnh diễn ra nhanh hơn và nhiều hơn làm bệnh lây lan từ lá này sang lá khác, cây này sang cây khác.
Để hạn chế, bạn cần phải xịt thuốc đuổi ve và loại bỏ các cây bị bệnh. Đồng thời, bạn nên bổ sung các chất dinh dưỡng cho cây để cây được khỏe mạnh, chống chịu bệnh tốt hơn.
7. Mua cây sung ở đâu?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp cây sung công trình, cây sung bonsai. Một trong số đó có Cây Ba Miền, bên chúng tôi có đầy đủ các loại sung với nhiều kích thước khác nhau, đặc biệt giá luôn tốt nhất thị trường. Ngoài ra Cây Ba Miền còn cung cấp nhiều giống cây bóng mát, cây ăn quả chất lượng cao, bạn có thể tham khảo qua caybamien.vn nhé!
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực trồng và chăm sóc cây, Cây Ba Miền tự hào là một trong những đơn vị cung cấp cây công trình giá rẻ, uy tín hàng đầu tại Việt nam. Chúng tôi cam kết về chất lượng giống cây tốt và khỏe đến người tiêu dùng. Bạn quan tâm sản phẩm, xin hãy liên hệ hotline 0961486620 hoặc để lại số điện thoại, email để được tư vấn kỹ hơn về sản phẩm và nhận báo giá ưu đãi nhất nhé!
Chúc các bạn thành công!