‘Bác sĩ Filatov’ Nguyễn Thiện Thành – Bệnh viện Thống Nhất
Nguyễn Thiện Thành sinh năm 1919 quê Trà Vinh, 17 tuổi lên Sài Gòn theo học trường Pétrus Ký, nay là trường THPT chuyên Lê Hồng Phong. Nhận bằng tú tài loại ưu, ông được học bổng sang Pháp du học, có thể chọn các chuyên ngành võ bị, thương mại cao cấp hoặc chính trị. Chỉ muốn trở thành bác sĩ, ông từ chối và khăn gói ra Hà Nội học y khoa, tham gia các hoạt động sinh viên yêu nước.
Năm 1945, bác sĩ Thành tình nguyện vào chiến trường miền Nam, chữa bệnh cho chiến sĩ giữa những khu rừng già đầy tiếng súng đạn. Đầu năm 1950, ông bị quân Pháp bắt. Tại nhà tù Virgile ở Sài Gòn, một người lính da đen gốc Phi ngạc nhiên khi thấy tù binh trẻ nói tiếng Pháp thành thạo, say sưa đọc bất cứ mảnh báo, tài liệu nào có được.
Người lính viễn chinh gác tù vốn là sinh viên y khoa đi lính theo chế độ quân dịch, sau những lần trò chuyện đã cảm phục vị bác sĩ quân y Việt, bí mật gửi tài liệu y học tiếng Pháp viết về những thành tựu mới vào trong tù. Tình cờ đọc bài báo về phương pháp Filatov, bác sĩ Thành để tâm nghiên cứu, chờ ngày thể nghiệm thực tế.
Ngày 31/12/1950, bác sĩ Nguyễn Thiện Thành (ngoài cùng bên trái) được ra tù theo thỏa thuận trao đổi tù binh giữa Việt Nam và Pháp. Ảnh tư liệu bệnh viện.
Ra tù cuối năm 1950, bác sĩ Thành chứng kiến hàng nghìn tân binh, chiến sĩ bị sốt rét hoành hành, nhiều người ngã xuống khi chưa kịp ra mặt trận. Ông nghiên cứu, bào chế nhau thai thành thuốc trị bệnh. Ngày 27/11/1951, ca cấy nhau đầu tiên theo phương pháp Filatov thực hiện thành công ở bệnh binh suy kiệt do sốt rét kéo dài. Sáng chế Filatov tạo tiếng vang rộng rãi, giúp nhiều người vượt qua bệnh tật.
Theo nguyên lý, nhau thai là một tổ chức tế bào sống. Khi đặt trong nghịch cảnh, môi trường tủ lạnh, các tế bào bánh nhau sẽ huy động sức tự vệ để tồn tại và sản xuất ra chất sinh độc tố. Cấy bánh nhau này vào cơ thể, hoặc lọc các chất sinh độc tố để tiêm, sẽ giúp tăng sức đề kháng, dễ lành vết mổ…
Vừa lo chiến đấu, bác sĩ Thành tiếp tục nhiều nghiên cứu, bào chế huyết thanh Bogomoletz. Cuối tháng 10/1954, ông mang theo vợ và con trai Nguyễn Thiện Nhân mới hơn một tuổi, cùng đồng đội trên con tàu rời bến Năm Căn, tỉnh Cà Mau, tập kết ra Bắc. Những năm sau, ông đi nghiên cứu sinh tại Liên Xô, mê say nghiên cứu, vận dụng học thuyết Pavlov trong điều trị chứng mất ngủ.
Hoàn thành luận án phó tiến sĩ với tấm bằng loại ưu tại Liên Xô, ông được tạo điều kiện tiếp tục học hoàn thành tiến sĩ y học. Ông từ chối, trở về nước sau 5 năm xa cách với trăn trở: “Đời tôi còn một luận án lớn, đó là sức khỏe của thương bệnh binh, đồng bào, đồng chí ở miền Nam ruột thịt đang còn chìm trong khói lửa chiến tranh”.
Ông là một trong những cán bộ chủ chốt được chọn chi viện chiến trường miền Nam năm 1964 trên chuyến “Tàu không số”, theo con đường huyền thoại “Hồ Chí Minh trên biển”. Đây là những tàu chở vũ khí vào Nam, toàn bộ thủy thủ đoàn trước khi khởi hành đều tuyên thệ và truy điệu sống, gửi lại tất cả giấy tờ tùy thân, không tiết lộ lịch trình. Họ vượt nhiều hiểm nguy như giông bão, lốc xoáy giữa tròng trành biển khơi, tàu địch truy đuổi, sẵn sàng tâm thế nổ bộc phá, phá hủy tàu để vũ khí không rơi vào tay địch.
Lấy hầm hào làm bục giảng, ông truyền thụ kiến thức cho hàng nghìn y bác sĩ chiến trường. Dấu ấn của ông in đậm qua từng chiến dịch, từng trận càn quét của kẻ thù. Bước ra khỏi chiến tranh với nhiều lần vào sinh ra tử khốc liệt cùng đồng đội, ông từ chối chức Thứ trưởng Y tế, ở lại TPHCM dốc sức xây dựng Bệnh viện Thống Nhất trở thành một trung tâm y tế chất lượng cao trong khu vực và cả nước, khám chữa bệnh cho cán bộ và nhân dân.
Ông là người đầu tiên đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển chuyên ngành Lão khoa, đào tạo nhiều thế hệ học trò, biên soạn nhiều tài liệu. Giáo sư Thành nghiên cứu và đưa vào sản xuất hai loại dược phẩm mới là Kaglutam và Spirulina có tác dụng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước đầu tiên của khu vực Đông Nam Á sản xuất ra tảo dạng viên.
Trong hồi ức của đồng nghiệp và học trò, giáo sư Thành là tấm gương lớn về y đức, lòng nhân hậu, là “bác sĩ Filatov” đầy nghiêm khắc, bởi ông hiểu rõ bất cứ một sai sót nào của bác sĩ dù là nhỏ cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mệnh con người.
Giáo sư Nguyễn Đức Công, nguyên giám đốc Bệnh viện Thống Nhất, nhớ về thời nghèo khổ, trẻ con rất nghiện Filatov, một loại đạm dạng nước, màu nâu đỏ được đóng gói trong ống, uống vào để bồi bổ cơ thể. Khi vào ngành y, ông mới biết đó là chế phẩm từ những nghiên cứu của giáo sư Thành. Về nhận công tác tại Bệnh viện Thống Nhất, ông được gặp gỡ người thầy có nhiều ảnh hưởng đến cuộc đời mình.
Bác sĩ Lê Văn Đính, nguyên phó giám đốc Bệnh viện Thống Nhất nhắc kỷ niệm giáo sư Thành xua tay bảo “cứ gọi tôi là Ba Nhân” khi mọi người hay gọi ông là “bác đại tá”. Những năm bác sĩ Đính được biệt phái sang Campuchia, Tết không về Việt Nam, ông Thành đều cho người xuống dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị để gia đình bác sĩ Đính đón Tết đầy đủ. Khi lãnh đạo TPHCM định đổi một căn nhà khác, giáo sư Thành không đồng ý vì muốn “nhường cho những người chưa có nhà”.
Đại tá Nguyễn Thiện Thành và vợ, thượng uý Dương Thị Minh. Ảnh chụp sau ngày miền Nam giải phóng năm 1975, tư liệu của bệnh viện.
Phía sau sắc trắng áo blouse với trí tuệ uyên thâm, bác sĩ Thành là người đàn ông Nam Bộ thủy chung, mẫu mực, hết lòng với vợ con, gia đình. Cô y tá chiến trường Dương Thị Minh trở thành bạn đời sau lễ cưới không xe hoa pháo cưới ở cánh rừng U Minh, gắn bó ngọt bùi cùng ông hơn 60 năm. Có lần hai người bị bom B52 vùi dưới hầm, trong giây phút sinh tử, ông luôn nắm chặt tay bà trong tư thế sẵn sàng chết bên nhau.
Năm 2013, giáo sư Nguyễn Thiện Thành ra đi, bên cạnh luôn có mặt người bạn đời chia ngọt sẻ bùi. Hiện bước qua tuổi 92, ánh mắt bà vẫn lấp lánh hạnh phúc khi nhắc về chồng, về những lá thư tình thời chiến. Giáo sư Nguyễn Thiện Nhân, con trai của hai người nay là Bí thư Thành ủy TPHCM.
Theo Lê Phương – VnExpress
Ngày 5/10, Bệnh viện Thống Nhất kỷ niệm 100 năm ngày sinh thầy thuốc nhân dân, giáo sư, anh hùng lao động, đại tá Nguyễn Thiện Thành, giám đốc đầu tiên của viện. Trong hai cuộc kháng chiến, bác sĩ Thành vừa là chiến sĩ cầm súng chiến đấu, vừa là thầy thuốc cứu chữa thương bệnh binh, sáng chế nhiều phương pháp điều trị bệnh hiệu quả.Nguyễn Thiện Thành sinh năm 1919 quê Trà Vinh, 17 tuổi lên Sài Gòn theo học trường Pétrus Ký, nay là trường THPT chuyên Lê Hồng Phong. Nhận bằng tú tài loại ưu, ông được học bổng sang Pháp du học, có thể chọn các chuyên ngành võ bị, thương mại cao cấp hoặc chính trị. Chỉ muốn trở thành bác sĩ, ông từ chối và khăn gói ra Hà Nội học y khoa, tham gia các hoạt động sinh viên yêu nước.Năm 1945, bác sĩ Thành tình nguyện vào chiến trường miền Nam, chữa bệnh cho chiến sĩ giữa những khu rừng già đầy tiếng súng đạn. Đầu năm 1950, ông bị quân Pháp bắt. Tại nhà tù Virgile ở Sài Gòn, một người lính da đen gốc Phi ngạc nhiên khi thấy tù binh trẻ nói tiếng Pháp thành thạo, say sưa đọc bất cứ mảnh báo, tài liệu nào có được.Người lính viễn chinh gác tù vốn là sinh viên y khoa đi lính theo chế độ quân dịch, sau những lần trò chuyện đã cảm phục vị bác sĩ quân y Việt, bí mật gửi tài liệu y học tiếng Pháp viết về những thành tựu mới vào trong tù. Tình cờ đọc bài báo về phương pháp Filatov, bác sĩ Thành để tâm nghiên cứu, chờ ngày thể nghiệm thực tế.Ra tù cuối năm 1950, bác sĩ Thành chứng kiến hàng nghìn tân binh, chiến sĩ bị sốt rét hoành hành, nhiều người ngã xuống khi chưa kịp ra mặt trận. Ông nghiên cứu, bào chế nhau thai thành thuốc trị bệnh. Ngày 27/11/1951, ca cấy nhau đầu tiên theo phương pháp Filatov thực hiện thành công ở bệnh binh suy kiệt do sốt rét kéo dài. Sáng chế Filatov tạo tiếng vang rộng rãi, giúp nhiều người vượt qua bệnh tật.Theo nguyên lý, nhau thai là một tổ chức tế bào sống. Khi đặt trong nghịch cảnh, môi trường tủ lạnh, các tế bào bánh nhau sẽ huy động sức tự vệ để tồn tại và sản xuất ra chất sinh độc tố. Cấy bánh nhau này vào cơ thể, hoặc lọc các chất sinh độc tố để tiêm, sẽ giúp tăng sức đề kháng, dễ lành vết mổ…Vừa lo chiến đấu, bác sĩ Thành tiếp tục nhiều nghiên cứu, bào chế huyết thanh Bogomoletz. Cuối tháng 10/1954, ông mang theo vợ và con trai Nguyễn Thiện Nhân mới hơn một tuổi, cùng đồng đội trên con tàu rời bến Năm Căn, tỉnh Cà Mau, tập kết ra Bắc. Những năm sau, ông đi nghiên cứu sinh tại Liên Xô, mê say nghiên cứu, vận dụng học thuyết Pavlov trong điều trị chứng mất ngủ.Hoàn thành luận án phó tiến sĩ với tấm bằng loại ưu tại Liên Xô, ông được tạo điều kiện tiếp tục học hoàn thành tiến sĩ y học. Ông từ chối, trở về nước sau 5 năm xa cách với trăn trở: “Đời tôi còn một luận án lớn, đó là sức khỏe của thương bệnh binh, đồng bào, đồng chí ở miền Nam ruột thịt đang còn chìm trong khói lửa chiến tranh”.Ông là một trong những cán bộ chủ chốt được chọn chi viện chiến trường miền Nam năm 1964 trên chuyến “Tàu không số”, theo con đường huyền thoại “Hồ Chí Minh trên biển”. Đây là những tàu chở vũ khí vào Nam, toàn bộ thủy thủ đoàn trước khi khởi hành đều tuyên thệ và truy điệu sống, gửi lại tất cả giấy tờ tùy thân, không tiết lộ lịch trình. Họ vượt nhiều hiểm nguy như giông bão, lốc xoáy giữa tròng trành biển khơi, tàu địch truy đuổi, sẵn sàng tâm thế nổ bộc phá, phá hủy tàu để vũ khí không rơi vào tay địch.Lấy hầm hào làm bục giảng, ông truyền thụ kiến thức cho hàng nghìn y bác sĩ chiến trường. Dấu ấn của ông in đậm qua từng chiến dịch, từng trận càn quét của kẻ thù. Bước ra khỏi chiến tranh với nhiều lần vào sinh ra tử khốc liệt cùng đồng đội, ông từ chối chức Thứ trưởng Y tế, ở lại TPHCM dốc sức xây dựng Bệnh viện Thống Nhất trở thành một trung tâm y tế chất lượng cao trong khu vực và cả nước, khám chữa bệnh cho cán bộ và nhân dân.Ông là người đầu tiên đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển chuyên ngành Lão khoa, đào tạo nhiều thế hệ học trò, biên soạn nhiều tài liệu. Giáo sư Thành nghiên cứu và đưa vào sản xuất hai loại dược phẩm mới là Kaglutam và Spirulina có tác dụng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước đầu tiên của khu vực Đông Nam Á sản xuất ra tảo dạng viên.Trong hồi ức của đồng nghiệp và học trò, giáo sư Thành là tấm gương lớn về y đức, lòng nhân hậu, là “bác sĩ Filatov” đầy nghiêm khắc, bởi ông hiểu rõ bất cứ một sai sót nào của bác sĩ dù là nhỏ cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mệnh con người.Giáo sư Nguyễn Đức Công, nguyên giám đốc Bệnh viện Thống Nhất, nhớ về thời nghèo khổ, trẻ con rất nghiện Filatov, một loại đạm dạng nước, màu nâu đỏ được đóng gói trong ống, uống vào để bồi bổ cơ thể. Khi vào ngành y, ông mới biết đó là chế phẩm từ những nghiên cứu của giáo sư Thành. Về nhận công tác tại Bệnh viện Thống Nhất, ông được gặp gỡ người thầy có nhiều ảnh hưởng đến cuộc đời mình.Bác sĩ Lê Văn Đính, nguyên phó giám đốc Bệnh viện Thống Nhất nhắc kỷ niệm giáo sư Thành xua tay bảo “cứ gọi tôi là Ba Nhân” khi mọi người hay gọi ông là “bác đại tá”. Những năm bác sĩ Đính được biệt phái sang Campuchia, Tết không về Việt Nam, ông Thành đều cho người xuống dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị để gia đình bác sĩ Đính đón Tết đầy đủ. Khi lãnh đạo TPHCM định đổi một căn nhà khác, giáo sư Thành không đồng ý vì muốn “nhường cho những người chưa có nhà”.Phía sau sắc trắng áo blouse với trí tuệ uyên thâm, bác sĩ Thành là người đàn ông Nam Bộ thủy chung, mẫu mực, hết lòng với vợ con, gia đình. Cô y tá chiến trường Dương Thị Minh trở thành bạn đời sau lễ cưới không xe hoa pháo cưới ở cánh rừng U Minh, gắn bó ngọt bùi cùng ông hơn 60 năm. Có lần hai người bị bom B52 vùi dưới hầm, trong giây phút sinh tử, ông luôn nắm chặt tay bà trong tư thế sẵn sàng chết bên nhau.Năm 2013, giáo sư Nguyễn Thiện Thành ra đi, bên cạnh luôn có mặt người bạn đời chia ngọt sẻ bùi. Hiện bước qua tuổi 92, ánh mắt bà vẫn lấp lánh hạnh phúc khi nhắc về chồng, về những lá thư tình thời chiến. Giáo sư Nguyễn Thiện Nhân, con trai của hai người nay là Bí thư Thành ủy TPHCM.