Anh hùng chiến tranh Việt Nam Nguyễn Lữ
Nguyễn Lữ còn có tên khác là Nguyễn Văn Lữ, là em trai của vua
Tổ tiên của Nguyễn Lữ ở làng Hương Cái, huyện
Ông được thầy Trương Văn Hiến chân truyền cho môn miên quyền. Môn này là món sở trường của thầy Trương Công. Khác với hai người anh em trai của mình, Nguyễn Lữ học văn nhiều hơn học võ, chính vì thế tính cách của ông khá hiền hòa và ưa thanh tịnh. Tuy nhiên, ông cũng đã học nhiều môn võ và chuyên về miên quyền. Ngoài ra, ông cũng học về kiếm, nhờ kết hợp giữa miên quyền và kiếm thuật, Nguyễn Lữ đã nổi danh về môn nhu kiếm.
Nguyễn Lữ có đam mê nghiên cứu tôn giáo, vì vậy, khi cho ông qua đời thì ông cũng thôi học, xuất gia theo Minh Giáo hay còn gọi là đạo Ma Ní, dùng các phép thuật để chữa bệnh, trừ tà giống phù thủy. Ông đi truyền đạo và chữa bệnh cho người dân ở khắp vùng Tây Sơn. Người dân thường gọi ông với cái tên thân mật là Thầy Tư Lữ. Trên đường đi truyền đạo, ông đã vượt qua được nhiểu hiểm nguy nhờ có tính cách hiền hòa, cộng với sự tin tưởng vào bản thân và với võ công đặc biệt. Khi gặp côn đồ, ông hết lời khuyên ngăn nên cải tà quy chính, nhưng khi không thể dùng lời nói được nữa thì ông cũng dùng đến vũ lực để thu phục. Nhờ môn miên quyền mà Nguyễn Lữ đã hàng phục được nhiều người, sau này là những anh hùng của nhà Tây Sơn.
Nguyễn Lữ còn có tên khác là Nguyễn Văn Lữ, là em trai của vua Quang Trung Nguyễn Huệ và Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc của triều đại Tây Sơn, là một trong những triều đại có lịch sử nổi bật về võ công của Việt Nam.Tổ tiên của Nguyễn Lữ ở làng Hương Cái, huyện Hưng Yên Nghệ An . Ông cùng hai người anh trai của mình là Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ theo chúa Nguyễn vào miền Nam lập nghiệp khi chúa Nguyễn vượt Lũy Thầy đánh vào đất Lê – trịnh đến Nghệ An vào niên hiệu Thịnh Đức, đời vua Lê Thần Tông. Cha của Nguyễn Lữ là Nguyễn Phi Phúc chuyên làm nghề buôn trầu nên kinh tế cũng khá giả. Nguyễn Phi Phúc có 8 người con, trong đó có 3 người con trai là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Huệ. Theo nhiều ghi chép thì NGuyễn Lữ là người có tính tình nhân hâụ hơn cả trong 3 anh em.Ông được thầy Trương Văn Hiến chân truyền cho môn miên quyền. Môn này là món sở trường của thầy Trương Công. Khác với hai người anh em trai của mình, Nguyễn Lữ học văn nhiều hơn học võ, chính vì thế tính cách của ông khá hiền hòa và ưa thanh tịnh. Tuy nhiên, ông cũng đã học nhiều môn võ và chuyên về miên quyền. Ngoài ra, ông cũng học về kiếm, nhờ kết hợp giữa miên quyền và kiếm thuật, Nguyễn Lữ đã nổi danh về môn nhu kiếm.Nguyễn Lữ có đam mê nghiên cứu tôn giáo, vì vậy, khi cho ông qua đời thì ông cũng thôi học, xuất gia theo Minh Giáo hay còn gọi là đạo Ma Ní, dùng các phép thuật để chữa bệnh, trừ tà giống phù thủy. Ông đi truyền đạo và chữa bệnh cho người dân ở khắp vùng Tây Sơn. Người dân thường gọi ông với cái tên thân mật là Thầy Tư Lữ. Trên đường đi truyền đạo, ông đã vượt qua được nhiểu hiểm nguy nhờ có tính cách hiền hòa, cộng với sự tin tưởng vào bản thân và với võ công đặc biệt. Khi gặp côn đồ, ông hết lời khuyên ngăn nên cải tà quy chính, nhưng khi không thể dùng lời nói được nữa thì ông cũng dùng đến vũ lực để thu phục. Nhờ môn miên quyền mà Nguyễn Lữ đã hàng phục được nhiều người, sau này là những anh hùng của nhà Tây Sơn.
Khi Nguyễn Nhạc đứng lên khởi nghĩa, ông về phụ giúp anh trai lo việc lớn. Ông có công thuyết phục các sắc tộc miền Tây Sơn theo nhà Tây Sơn. Việc thuyết phục được tộc trưởng Bốc Kiơm có công lớn của ông. Ông được giao phụ trách về kinh tế, tài chính của quân Tây Sơn cùng Bùi Thị Xuân và Nguyễn Thung.
Khi Tây Sơn tổng hành dinh dời lên Tây Sơn Thượng, ông ở lại Tây Sơn hạ để đôn đốc sản xuất. Ông vừa thông thao tiếng dân tộc lại là một người truyền giáo nên rất thích hợp với sắc tộc miền Tây Sơn thượng. Chính vì thế, ông là người có công lớn trong việc liên kết các sắc tộc với nhà Tây Sơn. Ông cũng dành mọi kế hoạch để nâng cao uy danh cho người anh trai Nguyễn Nhạc. Chính vì thế, Nguyễn nhạc đã được các bộ tộc Tây Sơn suy tôn lên làm vua trời.
Khi chính sự nhà Nguyễn đang rối ren, Nguyễn Nhạc lấy danh nghĩa trừng phạt quyền thần Trương Phúc Loan mà phất cờ khởi nghĩa ở ấp Tây Sơn. Nguyễn Lữ là người có vai trò nhất định trong sự phát triển của quân Tây Sơn trong thời đầu. Từ ấp Tây Sơn, ba anh em họ Nguyễn đã tập hợp lực lượng, ban đầu hầu hét là đồng bào người Thượng đứng lên khởi nghĩa. Sau đó, quân Tây Sơn đã nhận được sự ủng hộ lớn của dân chúng, và đã có cuộc nổi dậy ở nhiều nơi, thắng một số trận chống lại quân chúa Nguyễn.
Năm 1773, nhờ có kế sách hay mà quân Tây Sơn đã chiếm được thành Quy Nhơn. Với tài lãnh đạo của Nguyễn Nhạc, tài quân sự của Nguyễn Huệ mà quân Tây Sơn đã nhanh chóng mở rộng địa bạn ra toàn Nam Trung bộ, đã nhiều lần đánh bại quân Nguyễn. khi chúa Trịnh điều quân vào Nam, Nguyễn Nhạc đã giảng hòa với nhà Trịnh để tập trung đánh nhà Nguyễn. Đầu năm 1776, Nguyễn Lữ nhận lệnh của Nguyễn Nhạc mang quân theo đường thủy tiến đánh Gia Định. Nguyễn Phúc Thuần bị quân Tây Sơn đánh bất ngờ nên bỏ chạy về Trần Biên- Biên Hòa. Nguyễn Lữ tiến vào thành, kiểm điểm kho tàng và thu thập quân lương rồi chuyển về Quy Nhơn. Sau đó, ông điều quân xuống Long Hồ để đánh quân Nguyễn, bắt sống tên tướng Nguyễn là Bùi Hữu Lễ. Chúa Nguyễn sợ quá đã bỏ chạy về Bà Rịa. Nguyễn Lữ tiếp tục sau quân đi truy kích, Nguyễn Phúc Thuần phải lẩn trốn vào nhà giáo sĩ người Tây Ban Nha. Vì quân Tây Sơn không muốn phạm tới những người đi theo Công giáo nên Thuần mới thoát được nạn này.
Thoát nạn, Nguyễn Phúc Thuần sai Đỗ Thanh Sơn đi mộ quân cần vương, sau đó sai người đến cầu cứu Mạc Thiên Tứ, Tống Phúc Hiệp, Lý Tài. Nguyễn Lữ nghe tin quan địch từ các trấn kéo về đã ra lệnh rút quân về Quy Nhơn. Trận tập kích Gia Định mặc dù không chiếm hẳn được Nam bộ nhưng đã khiến quân Nguyễn rơi vào thế bị đông, phải lui về nam bộ.
Sau khi chiếm được gia định và giết hai chúa Nguyễn, Nguyễn Nhạc lên ngôi Hoàng Đế vào năm 1778, lấy niên hiệu là Thái Đức Hoàng đế. Trong sự nghiệp dựng nước của quân Tây Sơn, Nguyễn Lữ mặc dù không nổi tiếng như hai người anh em của mình, nhưng ông cũng đã có nhiều công lao to lớn. Ông từng giữ chức Đông Định Vương trấn giữ Gia Định.