Anh hùng Núp là ai? Điều gì khiến thực dân Pháp khiếp sợ ông?
Anh hùng Núp là ai? Anh hùng Núp là người dân tộc nào? Ông là ai mà phải khiến thực dân Pháp khiếp sợ, tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.
Anh hùng Núp là ai?
Anh hùng Núp (1914 – 1999) là một chiến sỹ người dân tộc Ba Na trong lịch sử Việt Nam. Ông nguyên Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa VI (1976 – 1981). Đinh Núp được phong danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân nên thường được gọi là Anh hùng Núp.
Tìm hiểu thêm: Anh hùng Phạm Tuân
Cuộc đời và sự nghiệp kháng chiến của anh hùng Núp
Đinh Núp sinh ngày 2 tháng 5 năm 1914 (Giáp Dần) tại làng Stơr, xã Tơ Tung, huyện KBang, tỉnh Gia Lai; người dân tộc Ba Na.
Ông có lòng căm thù quân Pháp bắt dân làng đi phu, khiến người dân phải bỏ làng bỏ buôn. Năm 1935, trong một lần quân Pháp về làng bắt phu, dân làng lánh hết vào rừng, một mình anh Núp ở lại dùng nỏ phục kích, bắn lính Pháp chảy máu để chứng minh với dân làng rằng lính Pháp cũng là người, có thể chống lại được. Ông đã lãnh đạo các dân tộc Ba Na và Ê Đê đứng lên bảo vệ buôn làng, chống lại thực dân Pháp.
Năm 1945, ông tham gia Cách mạng tháng Tám, giành chính quyền tại địa phương.
Trong kháng chiến chống Pháp (1946-1954), ông vận động đồng bào dân tộc tham gia các tổ du kích, xây làng chiến đấu chống các cuộc càn quét của Quân đội Viễn chinh Pháp. Từ 1950 đến 1951, Pháp đã tổ chức 10 cuộc hành quân lên đốt làng, phá rẫy nhưng đều bị lực lượng kháng chiến đánh trả bằng vũ khí thô sơ như chông tre, bẫy đá, cung tên… Đinh Núp đã cùng dân làng dựa vào núi rừng hiểm trở để giăng bẫy, tiêu diệt nhiều sinh lực địch.
Sau hiệp định Genève 1954, ông cùng đơn vị tập kết ra miền Bắc một thời gian rồi trở về tham gia kháng chiến ở Tây Nguyên.
Năm 1955, được kết nạp vào Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam.
- Năm 1963, Đinh Núp trở về Nam chiến đấu.
- Năm 1964, Đinh Núp sang thăm Cuba theo lời mời của Chủ tịch Fidel Castro.
- Ông từng đảm nhiệm Chủ tịch Mặt trận tổ quốc tỉnh Gia Lai – Kon Tum (1976), Đại biểu Quốc hội khóa VI (1976 – 1981), Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa VI (1976 – 1981).
- Ông là nhân vật chính, trong bộ tiểu thuyết “Đất nước đứng lên” của nhà văn Nguyên Ngọc, tác phẩm này đã được dựng thành phim năm 1995. Trong phim, ông có tham gia một số cảnh quay nói về hồi tưởng, suy nghĩ của chính bản thân mình.
- Ông mất ngày 10 tháng 7 năm 1999 (Kỷ Mão) tại Gia Lai, không lâu sau lễ mừng thọ 85 tuổi.
Những giải thưởng
Xem thêm: Tấm gương trung thực
- Năm 1955, ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
- Ông được tặng thưởng các huân chương Quân công hạng ba và huân chương chiến công hạng nhất, Huy hiệu Hồ Chí Minh.
- Khu Lưu niệm Anh hùng Núp tại làng Sơtơr, xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai (Theo quyết định phê duyệt, tổng diện tích của khu lưu niệm là hơn 5 ha, gồm 26 hạng mục như: Nhà lưu niệm 2 tầng, khu nhà sàn, tượng, khu mộ tượng trưng, khu nhà thủy tạ và các hạng mục khác… Công trình khởi công vào cuối quý II – 2009 và hoàn thành vào năm 2011. Khu tưởng niệm Anh hùng Núp hoàn thành cùng với các công trình lịch sử văn hóa về thời Tây Sơn Thượng đạo và các danh lam thắng cảnh khác sẽ hình thành một tour du lịch khép kín từ Thành phố Pleiku đến các huyện Kbang, thị xã An Khê và huyện Kông Chro.
- Tên ông được đặt cho nhiều con đường ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Gia Lai và một số trường học.
- Năm 1964, trong lần sang thăm Cuba, nhân dân Cuba gọi ông là Anh hùng miền núi.
- Ông cũng được tặng tưởng một số huân chương của Liên Xô, Cuba bởi thành tích trong sự nghiệp chống chủ nghĩa thực dân, góp sức cho Phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới.
Cuộc sống ngày nay của người dân trên vùng đất anh hùng
K’bang là một trong 5 huyện đầu tiên của cả nước được Chính phủ chọn làm điểm về Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Với xuất phát điểm thấp nhưng nhờ tinh thần đoàn kết, nỗ lực vượt khó đi lên, đến nay toàn huyện đã có sự phát triển vượt bậc về kinh tế cũng như trình độ văn hóa. Chính quyền và người dân K’bang cùng chung sức đồng lòng xây dựng nông thôn mới.
Trên mảnh đất kiên cường và bất khuất, với ý chí tự lực tự cường đã tạo ra một sức sống mới một khí thế mới đã và đang tạo ra một K’bang vừa cổ kính vừa hiện đại. Vốn mang trong mình những nét đặc sắc về kiến trúc, điêu khắc, hội họa K’bang còn lưu giữ một kho tàng nhạc khí được chế tác bằng kim loại và nổi bật hơn cả là cồng, loại nhạc khí được biểu hiện tính cộng đồng, gắn bó với con người.
Lễ hội mừng lúa mới là một trong những lễ hội độc đáo nhất của quê hương Anh hùng Núp. Đây là lễ hội mang nhiều nét đặc trưng riêng có trong đời sống tâm linh của đồng bào Bahnar. Vào khoảng tháng 10, tháng 11 các gia đình Bahnar thường tổ chức ăn cơm mới tại gia. Đến cuối tháng 11, đầu tháng 12, khi tất cả các hộ đều đã ăn mừng cơm mới của riêng mình và tuốt hết lúa rẫy thì làng sẽ chuẩn bị lễ mừng lúa mới chung tại nhà rông.