7 Loại cây xương rồng độc đáo, khiến bạn thích mê!
Cây xương rồng là loại cây cảnh đang rất “thịnh hành” trong thời gian gần đây. Chúng được biết đến là loại cây có sức sống rất mãnh liệt, dễ trồng và ít tốn công sức khi chăm sóc. Vậy loại cây này có gì đặc biệt hơn những loại cây cảnh khác và chúng có những ý nghĩa gì trong cuộc sống? Hãy đọc ngay bài viết này, để có thể hiểu rõ hơn về loại cây này nhé!
Thông tin về cây xương rồng
Tên khoa học, nguồn gốc
Tên khoa học của cây xương rồng là Cactaceae. Đây là loài cây có nguồn gốc chủ yếu từ châu Mỹ, sau đó được đem trồng ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Đặc điểm cây xương rồng
- Rễ: Có 1 rễ cọc chính và nhiều rễ con cắm sâu xuống lòng đất
- Thân: Thân cây màu xanh lục mọng nước, ở một số loài xương rồng thân sẽ xuất hiện những gai nhọn. Ví dụ như xương rồng bát tiên.
- Lá: Phần lớn lá cây tiêu giảm thành các gai nhọn. Những gai nhọn này có tác dụng giảm thiểu sự mất nước ở cây và bảo vệ thân khỏi sự tấn của các loài thú.
- Nơi sống: Xương rồng là loại cây rất ưa anh sáng. Nên thích hợp sống ở môi trường khô hạn. Đặc biệt là các sa mạc, hoang mạc và vùng nhiệt đới.
Phân loại cây xương rồng
Xương rồng Bát Tiên
Cây xương rồng Bát Tiên là một trong những loại xương rồng đẹp, nở quanh năm và có nguồn gốc từ vùng đất Madagascar. Thân cây có màu nâu tím, nâu đỏ hoặc xanh và có rất nhiều gai nhọn bao quanh thân. Hoa xương rồng bát tiên có kích thước nhỏ với nhiều màu sắc khác nhau như: màu vàng, màu đỏ, màu cam,….
Xương rồng Tai Thỏ
Cây có dạng phiến lá hình oval, thân cây có màu xanh đậm. Cây phát triển từ một thân chính, thông thường chỉ mọc ra 2 nhánh tựa như đôi tai thỏ. Vẫn có một số trường hợp phát triển nhiều nhánh hơn nhưng rất ít thấy. Trên mặt xương rồng tai thỏ có nhiều lớp gai nhỏ màu vàng, xếp thành từng hàng và phủ đều khắp xung quanh mặt lá.
Xương rồng Trứng Chim
Cây xương Rồng Trứng Chim là loại xương rồng có thân mềm và không có nhiều gai nhọn như những giống cây xương rồng khác. Hình dáng cây khá nhỏ nhắn, thường là hình tròn hoặc hình thoi, được bao phủ bởi 1 lớp gai nhọn màu trắng bao quanh. Nhìn thoáng qua, bạn sẽ liên tưởng tới những quả trứng chim nhỏ nhắn, được đặt ngay ngắn trong chiếc chậu cảnh vô cùng ngộ nghĩnh, đáng yêu.
Xương rồng trứng chim gồm có 2 loại là: loại cây màu xanh nhạt và loại màu xanh đậm hơn. Đồng thời màu hoa của 2 loại cũng rất khác nhau, hoa xương rồng trứng chim màu xanh đậm sẽ có hoa màu đỏ hồng. Còn xương rồng trứng chim màu xanh nhạt thì cho ra hoa màu vàng.
Xương rồng Bánh Sinh Nhật
Xương rồng bánh sinh nhật có hình tròn, thân màu xanh được bao quanh bởi một lớp gai chồng chéo lên nhau dày đặc. Cây thường ra hoa rất nhiều và số lượng có thể lên đến vài chục hoa trong một lần nở. Hoa loại xương rồng này có kích thước nhỏ với màu hồng nhẹ nhàng, cánh hoa cũng rất mong manh. Thời gian nở của hoa xương rồng bánh sinh nhật dao động từ 5 ngày – 10 ngày. Khi cây ra hoa, nếu được đặt trong môi trường lạnh hoa sẽ rất bền và lâu tàn.
Xương rồng Thanh Sơn
Xương Rồng Thanh Sơn còn được với cái tên khác là Xương Rồng Ngọn Núi. Các nhánh của loại xương rồng này có năm rãnh chạy dọc từ đỉnh xuống. Trên mỗi rãnh đều sẽ có một hàng gai nhọn màu trắng mềm. Nhìn từ phía xa, cây tựa như một ngọn núi thu nhỏ, khỏe khoắn, thanh thoát và đầy vẻ kiêu hãnh.
Xương rồng Kim Hổ
Cây xương rồng Kim Hổ có dạng hình cầu, khi trưởng thành, đường kính của cây có thể lên đến 100 cm – 180 cm. Thân cây có màu xanh đậm, được bao phủ bởi 1 lớp gai nhọn màu vàng dày và cứng. Hoa của xương rồng Kim Hổ có màu vàng tươi và thường xuất hiện từ cuối mùa xuân đến đầu mùa hè. Khi cây được tiếp xúc với đầy đủ ánh sáng, cây trông rất khỏe khoắn và xanh tốt.
Cây xương rồng Astro
Xương rồng Astro là giống xương rồng có hình dạng độc đáo nhất trong số các loại xương rồng hiện có trên thế giới hiện nay. Ngoài tên gọi Astro, nó còn được gọi với danh xưng là ngôi sao thực vật. Bởi hình dáng của nó giống hệt một ngôi sao xanh, lấp lánh và cực kỳ thu hút.
Một điểm đặc biệt nữa là khác với các loài cây xương rồng khác, Astro hoàn toàn không có gai trên bề mặt thân cây. Thay vào đó là những chiếc lông nhỏ màu trắng, mịn. Quá trình chăm sóc xương rồng Astro cũng cần một sự tỉ mỉ nhất định. Để cây phát triển tốt, bạn cần phải cung cấp đầy đủ ánh sáng cho cây. Tối đa là 5 tiếng tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng và vài tiếng trong bóng râm. Vào mùa đông khi nhiệt độ xuống thấp dưới 15 độ C, thì bạn không được tưới nước cho cây.
Cây xương rồng có tác dụng gì?
Làm cây cảnh, trang trí
Với nét đẹp độc lạ, cùng với nhiều dáng và màu sắc khác nhau. Cây xương rồng đã trở thành loại cây cảnh được nhiều người yêu thích. Được ưa chuộng dùng để trang trí không gian sống. Bạn có thể đặt chúng ở hiên nhà, cửa sổ, bàn làm việc,… để không gian trở nên đẹp mắt và tươi mát hơn.
Làm hàng rào bảo vệ
Đặc tính nhiều gai nhọn, dễ gây sát thương nên cây xương rồng được trồng nhiều thành các hàng rào bảo vệ. Với tác dụng ngăn chặn trộm quanh khu nhà ở của bạn. Cách làm như này không chỉ tăng mức độ an ninh trong cuộc sống, mà nó còn góp phần tạo nét đẹp cảnh quan rất độc lạ.
Làm món ăn
Có thể bạn chưa biết, xương rồng cũng là nguyên liệu làm món ăn rất tuyệt vời. Với hương thơm nhẹ và vị chua vừa phải, xương rồng được rất nhiều người dùng để nấu canh chua. Những món ăn phổ biến và dễ làm mà bạn có thể tham khảo như: gỏi xương rồng, canh chua xương rồng và xương rồng xào.
Làm thuốc
Ngoài có tác dụng làm thức ăn cho con người. Thì cây xương rồng còn có thể dùng làm thuốc chữa bệnh trong y học. Cụ thể:
- Xương rồng hệ Peyote có thể dùng để kích thích hệ thần kinh trung ương, điều hòa huyết áp và giấc ngủ cho người bệnh.
- Chất nhầy của xương rồng Lophocereus schottii có tác dụng phòng chống bệnh ung thư và tiểu đường rất tốt.
- Thân và hoa của xương rồng Selenicereus grandiflorus có thể dùng để chế biến thành thuốc vi lượng đồng căn. Để chữa trị cho các bệnh nhân có các triệu chứng đau thắt ngực và nhiễm trùng đường tiết niệu.
Làm sạch không khí
Xương rồng là loại cây được nhiều nhà khoa học đánh giá, là loại cây có khả năng làm sạch không khí tốt. Chúng có khả năng chuyển đổi khí CO2 thành O2 rất hiệu quả. Cho nên, việc đặt một chậu xương rồng nhỏ ở cửa sổ hoặc trước cửa nhà, là một ý tưởng hay.
Có thể bạn quan tâm: Cây Lưỡi Hổ Có Thể Hấp Thụ Đến 107 Loại Độc Tố
Ý nghĩa của cây xương rồng
Ý nghĩa trong tình yêu
Trong tình yêu, cây xương rồng đại diện cho 1 tình yêu mãnh liệt, nồng nàn và chung thủy nhưng lại thầm kín chưa dám thổ lộ. Xương rồng là một loài cây rất ít khi ra hoa, nhưng khi đã ra hoa thì những bông hoa đó lại vô cùng đẹp, rực rỡ và lộng lẫy. Với con người cũng vậy, có những người rất dễ yêu, thế nhưng cái gì dễ đến thì sẽ rất dễ đi, tình yêu đó cũng sẽ dễ dàng tan biến. Còn những người khó yêu, một khi đã yêu thì tình yêu của họ sẽ rất mãnh liệt, thủy chung và khó có thể thay đổi.
Ý nghĩa trong cuộc sống
Cây xương rồng là biểu tượng cho sức sống bền bỉ, mãnh liệt và bất chấp những khắc nghiệt của thiên nhiên. Để có thể sinh sôi, nảy nở và đơm hoa kết quả. Dù thời tiết khô hạn đến mấy, dù xung quanh không còn sự sống của sinh vật. Thì loài cây này vẫn hiên ngang và kiên cường để gieo lên những mầm sống dù là nhỏ nhoi nhất. Hình ảnh của loài xương rồng chính là ẩn dụ nói về những con người mạnh mẽ, có ý chí phấn đấu vươn lên, vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn nhất. Để có thể tìm ra hướng đi tốt nhất và thành công nhất cho mình.
Ý nghĩa trong phong thủy
Xương rồng là một trong các loài cây có tác dụng hóa hung cao, nhưng theo phong thủy thì lại không nên bài trí ở trong nhà. Theo quan điểm này, xương rồng có hình dáng đặc biệt, thân hướng lên phía trên. Trông nhìn khá giống con rồng, với ý nghĩa mang đến sức mạnh và dung hóa giải hình sát mạnh từ phía bên ngoài. Do đó, xương rồng chỉ nên được đặt ở phía ngoài ngôi nhà.
Trồng xương rồng như thế nào?
Bạn có thể trồng xương rồng bằng nhiều cách. Như: trồng bằng hạt, cấy ghép hoặc giâm cành. Sau đây hãy cùng tìm hiểu chi tiết từng cách một ở dưới đây nhé.
Cách trồng xương rồng bằng hạt
- Bước 1: Lựa chọn loại hạt giống có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, hạt to khỏe, cần cam kết mức độ nở hạt từ người bán.
- Bước 2: Làm đất trồng để gieo hạt. Chúng ta cần xử lý và tưới nước sao cho đất đủ độ ẩm, thoáng nước để tránh cho hạt bị ngập úng và thối về sau này.
- Bước 3: Dùng tay rắc cho đều hạt xương rồng đã qua xử lý trên bề mặt đất theo từng luống. Sau đó phủ lên bề mặt luống vừa gieo, một lớp đất mỏng hoặc lớp tro trấu. Bạn chỉ cần phủ một lớp mỏng vừa phải lên bên trên, để hạt giữ được độ ẩm nhất định và dễ dàng nảy mầm hơn.
- Bước 4: Sau một thời gian, khi cây con đã bắt đầu phát triển, bạn cần phải tách và bỏ chúng vào chậu trồng. Cần chọn loại chậu có lỗ thoát nước ở đáy, để đất không quá ẩm ướt và thoát nước dễ dàng. Khi tách cây bạn cần nhẹ nhàng, để rễ của cây không bị đứt. Sau đó, bới một lỗ nhỏ ở trong chậu đất rồi đặt cây con, thêm ít trấu và lấp đất vào.
Hạt xương rồng có thời gian nảy mầm khá lâu, khoảng hơn 1 tháng. Cho nên, khi trồng xương rồng bằng phương pháp gieo hạt, thì bạn cần có sự kiên trì và tránh sự nôn nóng. Sau khi hạt đã nảy mầm, tiến hành tưới thêm lượng nước vừa phải, để giữ ẩm cho đất.
Khi trồng vào chậu xong, bạn nên đặt cây ở nơi có ánh sáng yếu và tưới nước với tần suất 2 lần/ ngày vào buổi sáng và tối. Sau khoảng 2-3 tuần khi bộ rễ phát triển hơn, bạn có thể đem cây ra ngoài trời để phơi nắng.
Trồng cây xương rồng bằng phương pháp giâm cành
Ngoài phương pháp gieo hạt, bạn còn có thể trồng xương rồng bằng phương pháp giâm cành. Cách giâm cành trồng xương rồng cũng tương đối đơn giản và cho hiệu quả sống sót cao. Bởi đặc tính của loài cây này là cành vẫn có thể sinh trưởng và phát triển tốt sau khi ươm mặc dù đã được tách khỏi cây mẹ. Các bước thực hiện cụ thể như sau:
- Bước 1: Khử trùng dao trước khi cắt, rồi lấy dao tách một nhánh già màu xanh đậm ra khỏi cây mẹ.
- Bước 2: Để nhánh cây đã tách ở bóng râm mát và nơi khô ráo trong thời gian ngắn tầm 15 phút trước khi trồng. Bởi vì khi để cây ở nơi bóng râm sẽ giúp vết cắt cây liền sẹo nhanh chóng và bắt đầu làm quen với điều kiện môi trường sống mới.
- Bước 3: Sau khoảng 1 – 2 tuần khi cây đã liền vết cắt, thì bạn tiến hành đem nhánh cây đi trồng. Cách trồng cũng rất đơn giản, chỉ cần đào một lỗ nhỏ rồi để nhánh cây vào và lấp đất lên.
Trồng xương rồng bằng cách giâm cành rất thích hợp cho những bạn chưa có kinh nghiệm trồng xương rồng. Tuy thao tác làm rất đơn giản, nhưng tỷ lệ sống cao, cây sinh trưởng và phát triển rất tốt.
Trồng xương rồng bằng phương pháp ghép
- Bước 1: Bạn sát trùng dao, rồi lấy dao vạt xéo gốc ghép, vạt theo hình nêm chữ V hoặc cắt bằng bề mặt cũng được. Sau đó lấy cành ghép từ cây khác, vạt theo cách tương ứng đã làm ở gốc cây ghép, rồi ráp chúng lại sao cho liền lại với nhau.
- Bước 2: Sau đó, dùng sợi chỉ nhỏ để ràng chặt chúng dính lại với nhau. Khi ràng chỉ, bạn hãy tận dụng các mấu gai làm điểm tựa, để giữ chặt các mối chỉ khỏi bị tuột ra. Việc ràng chỉ như vậy sẽ giúp cho các vết ghép không bị chênh sang một bên.
Có thể bạn thích: Hoa Hướng Dương – Đứa Con Của Mặt Trời
Cách chăm sóc xương rồng
Nước tưới
Xương rồng vốn đã quen với thời tiết nắng nóng, do vậy bạn không cần phải tưới quá nhiều nước. Nhưng cũng không vì thế mà chủ quan bỏ qua công đoạn này. Thường ngày bạn chỉ cần tưới nước với lượng vừa đủ để cây sinh trưởng và phát triển tốt. Loại nước phù hợp để tưới cây là loại nước có độ pH trung bình ví dụ như nước máy hoặc nước mưa.
Nếu bạn trồng xương rồng ở ban công hay sân thượng có nhiệt độ cao thì có thể tưới với tần suất 2 – 3 lần/ tuần. Còn khi cây đặt lên bàn làm việc thì nên tưới 1 lần/ tuần để cây phát triển tốt.
Nhiệt độ và ánh sáng
Về nhiệt độ, cây xương rồng phát triển rất tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 15 độ c – 28 độ C. Thích hợp để trồng trong điều kiện khí hậu ở nước ta.
Xương rồng là loại cây rất ưa ánh sáng. Do đó, khi trồng trong nhà hoặc bàn làm việc thì bạn nên cho cây ra tắm nắng khoảng 1 đến 2 lần/ tuần vào các buổi sáng. Vào buổi trưa bạn không nên đem cây ra ngoài, vì nắng lúc ấy rất gay gắt nên lá dễ bị cháy và táp lá.
Bón phân cho xương rồng
Xương rồng cũng giống như các loại cây cảnh khác. Do điều kiện dinh dưỡng trồng trong chậu thường bị hạn chế hơn. Nên bạn cần cung cấp thêm các loại phân bón, để chúng có thêm chất dinh dưỡng để phát triển. Liều lượng và các loại phân bón cụ thể như sau:
– Ở giai đoạn cây con, bạn nên bón phân NPK với tỷ lệ 16-16-8 hoặc tỷ lệ 20-20-20
– Ở giai đoạn cây đang tăng trưởng: Bạn nên bón phân NPK với tỷ lệ 18-19-30 hoặc tỷ lệ 20-30-20
– Giai đoạn ra hoa là NPK 6-30-30. Còn nếu muốn kích thích ra hoa bạn nên bón NPK 10-60-10 ( phân đặc hiệu kích thích ra hoa)
Sâu bệnh
Cây xương rồng thường mắc phải 2 loại bệnh sau đây:
Bệnh đốm than
Bệnh đốm than thường xuất hiện khá phổ biến trên cây xương rồng. Nếu bệnh nặng, cây có thể héo đi hoặc bị chết khô.
Triệu chứng
Cây bị bệnh đốm than sẽ có các biểu hiện như sau: Xuất hiện nhiều đốm nước màu nâu nhạt. Các đốm này nếu để lâu ngày, các vết đốm sẽ dần bị lõm xuống và xuất hiện các chấm đen nhỏ lồi lên.
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh đốm than ở cây xương rồng do nấm đĩa gai gây ra. Nấm đĩa gai thuộc lớp bào tử xoang và bộ bào tử đĩa đen. Chúng có lông cứng trên lưng mọc rải rác, không màu và dạng hình bầu dục dài. Bệnh thường xuất hiện vào đầu mùa hè và đầu mùa đông. Bệnh này rất hay xảy ra ở các loại xương rồng dạng hình cầu.
Phương pháp để phòng trừ
– Bạn nên để cây ở nơi thoáng gió và nhiều nắng, không tưới quá nhiều nước
– Khi cây bị bệnh bạn cần nhanh chóng phun thuốc Daconil 0,1%, Topsin 0,1% hoặc Boocdo 1% phun nhiều lần cách nhau 8 đến 10 ngày.
Rệp sáp
Rệp sáp gây bệnh ở cây xương rồng có tên khoa học là Diaspis echinocacti Bouche, thuộc họ rệp sáp hình thuẫn, bộ Cánh Đều. Chúng thường dùng miệng để hút nhựa xương rồng và khiến cho cây bị yếu đi. Rệp cái có hình dáng tròn rộng 1 mm và dài 1,2 mm, thân lồi lên có màu trắng. Đôi khi có màu hơi vàng, phần giữa vỏ có màu nâu sẫm. Rệp đực có màu trắng, dài khoảng 1,2 mm. Mùa sinh sản của chúng thường vào tháng 5, tháng 7 và tháng 10. Chúng sẽ sinh sản từ 2 đến 3 lứa mỗi năm.
Phương pháp phòng trừ:
– Sử dụng bàn chải đánh răng để loại bỏ sâu rệp ra khỏi cây
– Trong thời gian rệp nở trứng, dùng loại thuốc DDVP 0,1%, thuốc Sumithion 0,1%. Hoặc pha hỗn hợp lưu huỳnh với vôi 0.5% và Malathion 0,2% để diệt rệp con.
Trồng xương rồng trong nhà có được không?
Xương rồng được xem là loại cây lọc không khí và hút bức xạ điện tử tốt, nên bạn có thể đặt chúng ở trong nhà. Với tác dụng thanh lọc bầu không khí và làm cho ngôi nhà trở nên đẹp mắt hơn. Bạn có thể trồng chúng thành các chậu cây mini hoặc kết hợp thêm các phụ kiện trang trí khác làm chậu tiểu cảnh đều được.
Một chậu xương rồng nhỏ đặt trên bàn làm việc, vừa tốt cho sức khỏe, lại giúp bạn có thêm nhiều ý tưởng mới cho công việc của mình.
Nên đặt cây xương rồng ở đâu?
Ngoài đặt xương rồng ở cạnh bàn làm việc, bạn có thể đặt cây xương rồng ở: trước cửa nhà, sân trước nhà, sân sau nhà và ngoài ban công. Vị trí đặt xương rồng này vừa làm đẹp không gian sống, vừa giúp tạo ra 1 lớp áo giáp bảo vệ và canh gác ngôi nhà khỏi những tà khí. Giúp cho gia chủ tránh được những vận xui và bệnh tật.
Hình ảnh xương rồng đẹp
Những đặc điểm sinh học và nét đẹp độc đáo của những loại cây xương rồng trên đây đã khiến bạn rung động chưa nào? Không chỉ đẹp mà xương rồng còn mang đến nhiều ý nghĩa đặc biệt trong tình yêu và cuộc sống. Vậy thì còn chần chừ gì mà không sắm ngay một cây để trao tặng những người yêu thương của bạn ngay hôm nay?
Save
Saved
Removed
0