Dịch Em Đẹp Lắm Sang Tiếng Nhật Là Gì, Dịch Em Đẹp Lắm Sang Tiếng Nhật
Trong bài viết xin chào tiếng Nhật mình đã từng nhắc đến nghi thức đầy ý nghĩa trong văn hoá cúi chào của người Nhật. Đó là ý nghĩa câu “Chúc ngon miệng” trước mỗi bữa ăn của người nhật. Vậy Dịch chúc ngon miệng sang tiếng nhật như thế nào? Có mấy cách dịch chúc ngon miệng sang tiếng nhật? Các bạn hãy cùng Daruma giải đáp tất cả thắc mắc trên trong bài viết hôm nay nhé!
Dịch chúc ngon miệng sang tiếng Nhật như thế nào?
Trước mỗi bữa ăn người Nhật đều nói câu “Chúc ngon miệng” cùng với hành động chắp tay trước ngực để thể hiện sự đón nhận và cung kính với bữa ăn này. Vậy dịch chúc ngon miệng sang tiếng nhật như thế nào?
「いただきます!」– /Itadakimasu/ “Chúc ngon miệng”
Đây chính là câu dịch chúc ngon miệng sang tiếng nhật được người Nhật sử dụng hàng ngày trong cuộc sống. Dù chỉ ăn cơm một mình, ở nhà hay bất cứ đâu, miễn là trước bữa ăn người Nhật đều sẽ nói Itadakimasu trước.
Bạn đang xem: Dịch em đẹp lắm sang tiếng nhật
Ngoài ra, trong trường hợp muốn Chúc người khác ăn ngon miệng, chẳng hạn như câu nói thường gặp của nhân viên nhà hàng “Chúc quý khách ăn ngon miệng” khi dịch sang tiếng Nhật sẽ là 「どうぞごゆっくりお召し上がりください!」– / Douzo goyukkuri omeshiararikudasai/
Không chỉ trước bữa ăn mà sau bữa ăn người Nhật cũng sẽ nói thêm 「ごちそうさまでした!」– /Gochisousamadeshita/ – để nói lời cảm ơn vì bữa ăn này.
Nguồn gốc của 「いただきます」– Itadakimasu
Ở Nhật, bữa cơm mặc dù có hàm ý giống nhau nhưng ngữ điệu có thể hoàn toàn khác nhau tùy theo vùng miền và phong tục. Tuy nhiên, về cách nói Itadakimsu lại không có sự khác biệt giữa các khu vực và nó gần như giống nhau trên toàn quốc.
「いただきます」– “Itadakimasu” được hình thành dựa trên động từ 「頂く」– “Itadaku”. 「頂く」“Itadaku” là khiêm nhường ngữ của 「もらう」– /Morau/ – “Nhận được” và được sử dụng khi bạn nhận được các phước lành của thiên nhiên từ các vị thần hoặc khi bạn nhận được một cái gì đó từ cấp trên của bạn.
Lịch sử của câu 「いただきます」– “Itadakimasu” hiện rất phổ biến ở Nhật, không phải có quá lâu đời. Nó đã được sử dụng khoảng 100 năm nay. Một số người nghĩ “Itadakimasu” như một câu ra hiệu để mọi người đi ăn cùng nhau, nhưng điều này chỉ mới được hiểu ở ngày nay thôi.
Thật ra 100 năm trước, ở Nhật Bản, có từ gọi là箱膳 –(はこぜん)– Hakozen khi nhắc đến từ này là chỉ bữa ăn một người, hoặc đặc biệt là chủ nhà ăn trước, phụ nữ và trẻ em ăn sau. Chính vì thế, Itadakimasu với ý nghĩa ra hiệu mọi người ăn cùng nhau chỉ mới xuất hiện ở thời nay thôi.
“Itadakimasu” được kết nối sâu sắc với văn hóa Nhật Bản. Trong các lễ hội của Nhật Bản, từ lâu đã có phong tục いただく– ăn một thứ gì đó dâng lên Thần, được gọi là神人共食(しんじんきょうしょく)“Ăn cùng với thần”. Lễ vật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các dịp lễ, tết. いただきますdường như xuất phát từ từ gốc いただくcủa việc dâng lễ vật cho Chúa.
Ý nghĩa và nguồn gốc của 「ごちそうさま」 – Gochisousama
「ごちそうさま」 được viết bằng chữ Hán là 「御馳走様」 nhưng nó có nghĩa là chạy khắp nơi và thu hoạch đồ ăn ngon. Đó là một lời tri ân được sinh ra từ lòng biết ơn vì đã thu thập được những món ăn ngon trong thời đại mà trước đây người ta khó có thể giữ hoặc đảm bảo được miếng ăn.
Trong Phật giáo, từ 「馳走」được dùng với nghĩa là chạy theo người, có thể thấy rằng「ごちそうさま」cũng giống với「いただきます」 cũng xuất phát từ lời dạy về lòng biết ơn trong giáo lý Phật giáo.
Nhân tiện, không có cụm từ dịch「ごちそうさま」đúng nghĩa trong tiếng Anh, nhưng có một văn hóa bày tỏ lòng biết ơn đối với những người đã nấu ăn hoặc những người mời mình ăn. Trường hợp này trong tiếng Anh sẽ nói “That was really wonderful, thank you!”.
Ý nghĩa thật sự của câu dịch chúc ngon miệng sang tiếng nhật
「いただきます」 có nhiều ý nghĩa khác nhau theo thời gian. Nhưng nó chủ yếu là thể hiện sự biết ơn với thức ăn. Điều này xuất phát từ giáo lý Phật giáo, chứ không phải từ đạo Shinto -Thần đạo. Đó là lòng cảm tạ với việc nhận được mạng sống từ việc giết sinh vật sống khác và cảm ơn người đã nấu ra bữa ăn.
Ngoài ra nó cũng có nghĩa là cảm ơn gia đình và bạn bè, những người có thể ăn cùng nhau theo cách này. Nói không chừng nó có thể giống như một lời cầu nguyện trước bữa ăn của đạo Kitô.
Vậy chính xác thì dịch chúc ngon miệng sang tiếng nhật “Itadakimasu” thể hiện lòng biết ơn và sự biết ơn như thế nào? Hiện tại có nhiều cách hiểu về câu nói này nhưng đối với văn hóa ẩm thực nó có hai cách hiểu chung là:
Cảm ơn những nguyên liệu trong bữa ăn
Một là lòng biết ơn đối với thịt, cá, rau và trái cây, những thứ không thể thiếu đối với cuộc sống của chúng ta. Không chỉ thịt, cá mà cả rau và trái cây cũng đánh mất sinh mệnh vì là thức ăn của con người. Để tồn tại, chúng ta phải ăn các loại thịt, cá, rau, trái cây, vv một cách cân đối để nuôi dưỡng thể xác chúng ta.
Tuy nhiên, một số động vật (thực vật) cũng cần chúng ta nuôi dưỡng để phát triển nhưng cuối cùng chúng cũng sẽ trở thành vật nuôi dưỡng cho người nuôi chúng. Câu Dịch chúc ngon miệng sang tiếng nhật 「いただきます」 trước bữa ăn mang ý nghĩa “Tôi có thể sống là nhờ vào sự sống của bạn, cảm ơn ”. Bạn ở đây là các nguyên liệu được dùng trong bữa ăn đó.
Xem thêm: Serial Key Of Auslogics Boost Speed 9 Working Hard, Auslogics Boostspeed V9
Lời cảm ơn những người đã tham gia làm bữa ăn
「いただきます」 cũng có nghĩa là cảm ơn tất cả những người đã tham gia vào quá trình phục vụ món ăn. Ví dụ, một chén súp miso liên quan đến nhiều người, bao gồm những người đã làm miso và đậu phụ, những người trồng rong biển và hành lá, những người nghĩ về thực đơn, những người mua nguyên liệu và những người nấu xong.
Với ý nghĩa cảm ơn tất cả những người có liên quan trong bữa ăn, người Nhật muốn gói gọn tất cả ý nghĩa đó vào câu “Itadakimasu” và nói khi ăn cùng với hành động chắp tay trước ngực đầy chân thành. Tuy nhiên, với nhịp sống hối hả trong thời đại này cũng có nhiều người Nhật dần dần xem nhẹ hành động chắp tay này, tuy nhiên họ vẫn luôn duy trì tinh thần và sự biết ơn trong câu nói 「いただきます」
Ý nghĩa của việc chung tay
Có nhiều giả thuyết khác nhau về ý nghĩa của việc chắp tay khi nói 「いただきます」 “Itadakimasu”. Theo một giả thuyết, nó dựa trên lòng biết ơn của 浄土真宗 (Joudo Shinshuu) – Tịnh độ chân tông ( là một nhánh của Tịnh Độ tông tại Nhật do Thân Loan sáng lập. Tông phái này đặt trọng tâm vào Vô lượng thọ kinh.
Giáo pháp của tông phái là chuyên trì tụng danh hiệu A-di-đà, với hi vọng sẽ được tái sinh ở cõi Cực lạc Tịnh độ, nhờ sức cứu độ của Phật) vì đã nhận được sự sống, nhưng các chi tiết không được chứng minh rõ ràng lắm.
So sánh với các nước khác
Itadakimasu là nét văn hoá tuyệt vời của Nhật Bản
Đó là một lời chào thông thường, nhưng khi nghĩ về nó theo các ý nghĩa trên, bạn sẽ nhớ đến nét quyến rũ của văn hóa ẩm thực Nhật Bản. Khi con bạn hỏi, “Tại sao con phải nói điều đó?”, Hãy nói với con rằng đó là một lời chào tuyệt vời mà con có thể sử dụng hàng ngày tại bàn ăn.
Đừng quên gửi lời cảm ơn đến những người đã tham gia vào việc làm ra nguyên liệu và bữa ăn, hôm nay chúng ta cùng có một bữa ăn ngon nhé.
Nét văn hóa đặc trưng chỉ có ở Nhật
Có thể nói 「いただきます」là nét văn hóa đặc trưng chỉ ở Nhật Bản, bởi không có khái niệm cụ thể rõ ràng về 「いただきます」ở các nước khác như Nhật Bản. 「いただきます」“Itadakimasu” được nói đơn giản trước bữa ăn với quan niệm “Tôi có thể sống với cuộc đời của bạn, cảm ơn bạn.
” Qua câu nói này người Nhật không chỉ biết ơn đối với thịt và cá, mà còn biết ơn sự sống của thực vật. Tất nhiên, nó cũng bao gồm cả lời cảm ơn đến những người đã làm ra bữa ăn đó.
Ở nước ngoài cũng có một số câu “Chúc mọi người ăn ngon miệng” trước khi ăn, tuy nhiên nó không thể hiện nhiều ý nghĩa như 「いただきます」Ví dụ, ở Hàn Quốc cũng có câu chào trước bữa ăn như 「잘 먹겠습니다.(チャルモクケッスムニダ)」có nghĩa là “Ăn ngon miệng” hoặc 「자,먹자(チャ・モクチャ)」bằng nghĩa với「それでは食べよう」– “Chúng ta cùng ăn nhé!”.
Hoặc trong tiếng Anh dùng “Lets eat”, tiếng Ý “「Buon appetito(ブォンアッペティート)」”, hầu hết đều thể hiện ý nghĩa cảm ơn người nấu hoặc mọi người ăn cùng nhau. Nhưng để thể hiện được hết ý nghĩa “Nhận được sự sống từ sinh vật khác” như「いただきます」thì hầu như là không có.
Vì vậy, có thể nói cả 「いただきます」và 「ごちそうさま」là những câu nói đáng tự hào của xứ sở phù tang về văn hóa ẩm thực nước mình. Đây là một trong những nét văn hóa và phong tục đẹp của Nhật Bản, đến từ đất nước có tám triệu vị thần sinh sống, và người Nhật cũng rất coi trọng tất cả các vị thần (sự sống).
Bài viết dịch chúc ngon miệng sang tiếng nhật đã truyền tải đầy đủ ý nghĩa của 「いただきます」và 「ごちそうさま」trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản. Việc thực hiện nghi thức 「いただきます」và 「ごちそうさま」trong bữa ăn không giống với trà đạo.
Đây là nghi thức thường nhật, chính vì thế nó không cần quá cầu kì như trà đào. Do đó, trong cuộc sống hổi hả như ngày nay thì việc thực hiện nghi thức 「いただきます」và 「ごちそうさま」chuẩn mực cũng trở nên thoải mái hơn.