Ám ảnh nghề nghiệp kinh dị trên thân thể của vận động viên thể thao khiến ai cũng rùng mình sợ hãi
Nếu việc tập luyện thể thao là bình thường với mọi người thì cường độ luyện tập của VĐV lại hoàn toàn khác. Đằng sau những tấm huy chương, những trận đấu ngắn ngủi mà họ “biểu diễn” là cả chặng đường dài khổ luyện. Vậy nên tuổi thọ nghề của VĐV thường chỉ kéo dài trong khoảng thời gian nhất định rồi sẽ phải nhảy việc khác.
Nhìn cơ thể VĐV biến dạng, thay đổi vì miệt mài khổ luyện mà không khỏi xót xa: thì ra, để có được thành công, họ đã phải trải qua quãng thời gian cay đắng thế nào…
Đôi chân gân guốc như sắp vỡ tung của các VĐV đua xe đạp. Nguyên nhân xuất hiện đôi chân đó vì khi phải đạp xe trong thời gian dài, lượng máu lớn sẽ đổ dồn xuống chân và lưu lại khiến các mạch máu bị phình to lên. Theo các chuyên gia, lượng máu đổ xuống chân các VĐV đua xe nhiều gấp đôi HLV thể hình.
Đôi chân cầu thủ bóng đá thường có cơ bắp to gấp đôi người bình thường. Điển hình như cầu thủ sút nhiều như Ronaldo có đôi chân nổi đầy gân như một “quái thú”.
Do phải bật lên đỡ bóng nhiều nên bàn chân của VĐV bóng rổ thường có xu hướng co quắp lại. Trong hình là đôi bàn chân kỳ dị của VĐV nhà nghề NBA – Lebron James.
Các tay súng và biathletes thường có vấn đề về thích giác vì thường xuyên phải nghe tiếng súng nổ ở cự ly gần.
Xương bên trong của người lướt sóng thường phát triển to hơn so với bình thường, thậm chí nếu phát triển quá mức có thể ảnh hưởng đến thính giác.
Vận động viên thể dục dụng cụ thường có vết chai lớn ở bàn tay do tập xà và vết thương đặc biệt ở xương chậu do phải tập luyện giữ thăng bằng với xà đứng.
Sau khi hoàn thành chặng đua, vận động viên bơi lội marathon đường trường có đôi bàn chân và bàn tay biến dạng nhăn nhúm như một xác chết.
Ngoài ra, một số bệnh lý điển hình của VĐV bơi lội thường gặp là tổn thương màng nhĩ, viêm tai giữa, phát triển nhiễm nấm ở tai… do phải ngâm trong nước hóa chất thường xuyên. Đồng thời họ cũng có thể bị chênh lệch tỷ lệ cơ thể khi sải tay dài ra do vận động quá nhiều phần thân trên.
Người chơi tennis thường có bệnh nghề nghiệp kinh điển là “khuỷu tay quần vợt”. Đó là bệnh liên quan đến tải trọng liên tục và quá mức dồn lên đầu ngón tay khiến tay bầm tím, chai trên lòng bàn tay và bàn chân.
Cơ vai và cơ lưng của cung thủ lâu năm sẽ bị biến dạng khi phải giữ lực cho cung trong thời gian dài.
Gương mặt của võ sĩ bị biến dạng sau mỗi trận đấu. Thông thường, võ sĩ quyền anh có vấn đề về thính giác như giảm trực tiếp khả năng nghe, ù tai, chóng mặt. Bên cạnh đó còn có vết bớt ở hai bên mặt và có thể tạo nên hội chứng co giật, nhồi máu hay thậm chí tê liệt.
Đôi chân rướm máu và bàn tay chai sạn của các vũ công ba lê.