Người phụ nữ phía sau – Giáo sư Đào Duy Anh – Cổng Thông Tin Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Không chỉ là người vợ biết chia sẻ cay đắng ngọt bùi giúp chống làm nên những công trình vĩ đại mà các thế hệ tiếp sau mãi ghi nhớ, bà Trần Thị Như Mân còn đóng góp cho phòng trào đấu tranh gành quyền bình đẳng cho phụ nữ Việt Nam.

Để phục cho trung bày đầu tiên cho trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn di sản tiến sĩ Việt Nam (CPD), chúng tôi đến gặp Giáo sư- Viện sĩ Đào Thế Tuấn để thỉnh giáo ông về những khát khao và sáng tạo của các nhà khoa học Việt Nam thế kỷ XX trong đó có ông và bố ông – Giáo sư Đào Duy Anh. Thế nhưng trong câu chuyện nhắc nhiều đến mẹ, người mà theo ông “Nếu không có bà thì bố tôi khó có thể để lại cho đời những nghiên cứu bất hủ như vậy…”

Bà Trần Thị Như Mân xuất thân trong một gia đình dòng dõi quan lại triều Huế. Cha bà từng làm đến Tổng đốc Nghệ An. Còn nhỏ, bà được đi học ở trường Tiểu học Pháp – Việt, sau đó học ở trường Đồng Khánh (Huế). Năm 18 tuổi, bà đỗ cao đẳng tiểu học và được bổ nhiệm làm giáo viên kiên giám thị trường Đồng Khánh. Ngay năm đầu tiên dạy ở trường Đồng Khánh, bà là người đã vận động một số nữ giáo viên khác gửi một bức điện cho toàn quyền Pháp ở Hà Nội đòi ân xá cho Phan Bội Châu khi biết tin chính phủ pháp kết án tử hình. Bà cùng với nữ sử Đạm Phương thành lập “Nữ công học hội”. Mục đích của Hội là dạy “Công việc gia chánh không phải chỉ là việc trong gia đình, mà còn nhằm mục đích nuôi sống bản thân mình. Muốn tham gia công việc xã hội, người phụ nữ trước hết phải sống tự lập về mặt kinh tế”.

Ít năm sau, chính bà lại tham gia lễ tang của Phan Chu Trinh. Đám tang này đã trở thành một cuộc tình tuần hành chống chính quyền đo hộ Pháp. Vì điều này bà bị bãi chức, đuổi khỏi trường Đồng Khánh.

Không muốn phụ thuộc gia đình, bà tìm mọi cách để học một nghề kiếm sống. Bà đã từng lặn lội từ Huế ra Hà Đông (Hà Nội) để học nghề dệt bằng khung cửu cải tiến, rồi học nghề trồng rau, nuôi tằm lấy kén, làm mỹ phẩm…

Trong thời gian này bà gia nhập Tân Việt Đảng và giao nhiệm vụ tổ chức Phụ nữ đoàn nhằm tuyên truyền giác ngộ các chị em trước khi giới thiệu vào Đảng. Bà chủ trương ta tờ báo “Phụ nữ tùng san”. Tờ báo xin phép in lưu hành nhưng không được nên bà đã gia báo bằng cách nguỵ trang dưới dạng một cuốnvà cứ ra định kỳ. Phần đầu in sách từng trích đoạn trong cuốn “Những người khốn khổ” của Victor Hugo do bà tự dịch; phần sau là nội dung chính của tờ báo. Số 1 Phụ nữ Tùng san được ra vào tháng 5 năm 1929 và trở thành một trong hai từo báo phụ nữ đầu tiên của Việt Nam, cùng với tờ phụ nữ Tân Văn ở Sài Gòn.

Bà gặp và yêu ông Đào Duy Anh khi cả hai người cùng hoạt động trong Tân Việt cách mạng. Năm 1930 ông bà chính thức trở thành vợ chồng.

Ổn định gia đình bà lại bươn chải là ăn để nuôi chồng, nuôi con. Biết chồng có chí hướng viết sách, làm báo nên bà một mình lo toan mọi vấn đề kinh tế để ông có thời gian tập trung vào nghiên cứu.

Bà là người đã gợi ý cho công việc viết từ điển. cuốn Hán – Việt từ điển (cuốn từ điển đầu tiên của Đào Duy Anh) được in phần lớn do công của bà. Ông ở nhà viết Từ điển, mà cuốn đầu tiên là cuốn “Hán – Việt từ điển”. Bà là người đọc hết bộ Quan Hải tùng thư, rồi truyện Kiều Cung oán ngâm khúc, Chinh phụ ngâm…trích những từ Hán – Việt hay những danh từ về chính trị – xã hội nào không hiểu ra, viết vào phiếu để ông viết lời giải thích. Sau đó bà lại tập hợp lại, sắp xếp theo thứ tự để biên tập thành từ điển. Vì vậy đây là cuốn Từ điển giải thích chữ không phải Từ điển thông thường. Sau khi hoàn thành, vì điều kiện lúc đó không có đủ tiền in, bà đã nghĩ ra cách chia cuốn từ điển thành nhiều tập. Tập đầu bà in thật mỏng đưa cho mọi người xem. Nhưng ai thích thì đặt tiền cho bà in những tập sau. Với cách đó bộ từ điển đẫ được xuất bản hết.

Sau khi ra được cuốn Hán – Việt từ điển, ông bà tiếp tục làm cuốn Pháp – Việt từ điển. Pháp – Việt từ điển có cả những phần giải nghĩa ra chữa Hán để những người không biết chữ quốc ngữ sử dụng. Như vậy có thể gọi từ điển Pháp – Việt – Hán.

Bà Trần Thị Như Mân cũng là người đóng góp cho sự nghiệp giáo dục. Bà là người thúc đẩy phong trào tự học ở Huế. Hiệu sách Vân Hoà của bà được coi là lớn nhất Huế với đủ loại sách Pháp – Việt – Hán…và cả sách Macxit, các vị Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Chí Diễu, Hải Triều, Phan Đăng Lưu đều tự học từ hiệu sách Vân Hoà của bà.

Vốn xuất thân từ nhà giáo dục, mặc dù đã làm nhiều nghề khác nhau, nhưng việc trông nom dạy dỗ học sinh vẫn là niềm ao ước của bà. Bà đã vận động một số bạn bè làm giáo viên thành lập trường Nữ giáo dành cho những học sinh không thi được vào trường Đồng Khánh học. Nữ giáo là ngôi trường tư thục nữ đầu tiên và duy nhất từ trước đến nay.

Sau cách mạng tháng tám bà là Chủ tịch Hội phụ nữ cứu quốc Thừa Thiên – Huế, rồi Uỷ viên Ban chấp hành TW Hội LHPN Việt Nam, rồi tham gia phụ trách trại nhi đoòng miền Bắc. Năm 1965, vì lý do sức khoẻ, bà được nghỉ hưu. Nhưng cũng chính từ thời gian này, bà lại có nhiều thời gian để giúp chồng viết sách. Cuốn Từ điển truyện Kiều của Đào Duy Anh có công đóng góp rất lớn của bà.

Trong cuốn hồi ký của mình, bà viết: “Điều tôi lo nhất là phải đi trước anh. Nếu như thế rất khổ cho anh vì chỉ có tôi mới chịu nổi tính tình của anh, mới hiểu ý anh để làm “Vâng nếu như bà ví cuộc đời của chồng như” “con tằm rút ruột nhả tơ”, thì bà giúp ông dệt những sợ tư ấy thành lụa để giúp ích cho đời.

Rate this post