Trần Viên Viên – Đệ nhất kỹ nữ khiến hai vị Hoàng đế Trung Hoa mất cả giang sơn vào tay Mãn Thanh

Trần Viên Viên – Đệ nhất kỹ nữ khiến hai vị Hoàng đế Trung Hoa mất cả giang sơn vào tay Mãn Thanh

Trần Viên Viên không chỉ khiến Hoàng đế nhà Minh ngày nhớ đêm mong mà còn có mối quan hệ thân mật với dũng tướng bậc nhất bấy giờ là Ngô Tam Quế. Hai mối quan hệ gây tranh cãi của Trần Viên Viên đã dẫn đến những bi kịch khiến cả triều đại nhà Minh hùng mạnh sụp đổ, để người Mãn tiến vào Trung Nguyên lập nên nhà Thanh nắm quyền suốt trăm năm.

Đệ nhất kỹ nữ cướp đi trái tim của bậc quân vương…

Trần Viên Viên là đại mỹ nhân của Trung Quốc thời kỳ cuối nhà Minh, đầu nhà Thanh. Mồ côi sớm nên lớn lên Viên Viên mang theo họ Trần của nhà dì ruột. Chính công nuôi dưỡng của người dì đã giúp Trần Viên Viên sớm thành thục cầm, kỳ, thi, họa – bốn kỹ năng được đánh giá cao ở người Trung Hoa thời xưa, nhất là phụ nữ.


Nhan sắc của Trần Viên Viên được vẽ lại và mô tả trên phim.
Nhan sắc của Trần Viên Viên được vẽ lại và mô tả trên phim.

Khi trưởng thành, Trần Viên Viên bị bán cho một kỹ viện nổi tiếng ở Nam Kinh. Tài sắc vẹn toàn, Viên Viên sớm nức tiếng khắp kinh thành, được rất nhiều người mến mộ. Với danh tiếng lẫy lừng một phương của mình, cha đẻ của Hoàng hậu Minh triều đã chuộc Viên Viên khỏi chốn lầu xanh, dâng lên Hoàng đế Minh Tư Tông với mưu đồ chính trị.

Vừa vào cung, mọi nhất cử nhất động của Trần Viên Viên đều nghe theo kế hoạch của Hoàng hậu. Thế nhưng Hoàng hậu không thể ngờ rằng, với vẻ đẹp kiều diễm và tài năng hơn người, Viên Viên khiến cho Hoàng đế Minh Tư Tông ngày đêm sủng ái, luôn giữ nàng bên cạnh, không cho rời nửa bước.

Thời điểm khởi nghĩa nông dân bùng lên ở khắp nơi, nhà Minh tổn thất nhiều binh lực và tướng tài. Khởi nghĩa do Lý Tự Thành phát động là mạnh mẽ nhất, đánh chiếm ba thành trì lớn. Đến lúc này, Minh Tư Tông mới nghe lời can gián của đại thần, tạm gửi Viên Viên ở phủ của Chu quốc trượng (cha của Hoàng hậu), để mình có thể tập trung dẹp loạn.


Với sắc đẹp của mình, Trần Viên Viên đã "cướp" mất trái tim Ngô Tam Quế.
Với sắc đẹp của mình, Trần Viên Viên đã “cướp” mất trái tim Ngô Tam Quế.

Trong phủ của Chu quốc trượng, có một lần Viên Viên được gọi ra rót rượu múa hát phục vụ triều thần nhà Chu, vẻ đẹp thuần khiết của nàng đã lọt vào mắt của một vị tướng đứng đầu Minh quốc là Ngô Tam Quế.

Ngô Tam Quế say mê vẻ đẹp của Viên Viên, đem lòng thương mến không nguôi. Hoàng đế Minh Tư Tông miễn cưỡng ban Viên Viên cho Ngô Tam Quế, đồng thời phong ông một chức quan giữ vị trí trọng yếu ở vùng biên ải.


Viên Viên được Ngô Tam Quế yêu thương hết mực nhưng nàng vẫn phải ở lại kinh thành, không thể theo cùng người tình ra tiền tuyến, cùng nhau vai kề vai trước nguy nan.
Viên Viên được Ngô Tam Quế yêu thương hết mực nhưng nàng vẫn phải ở lại kinh thành, không thể theo cùng người tình ra tiền tuyến, cùng nhau vai kề vai trước nguy nan.

Năm 1644, quân nổi dậy do Lý Tự Thành chỉ huy đánh chiếm kinh thành, Ngô Tam Quế ở xa không kịp về ứng cứu. Hoàng đế Minh Tư Tông bỏ chạy không thành, nhà Minh sụp đổ từ đó. Biết danh oai hùng của Ngô Tam Quế, Lý Tự Thành vội sai người đón Ngô Tam Quế giữa đường hồi kinh để thuyết phục vị danh tướng này phục vụ trong triều đình mới. 

…. Khiến Trung Nguyên đổi chủ, người Hán không còn độc tôn, người Mãn nắm uy quyền

Năm 1644, Lý Tự Thành lên ngôi Hoàng đế, tự xưng là Đại Thuận. Ngô Tam Quế vốn đã định đồng ý đầu hàng, nhưng lại biết tin Lý Tự Thành nhăm nhe chiếm lấy người mình yêu, bèn quyết định hành động. Ngô Tam Quế quay về Sơn Hải Quan, liên kết với người Mãn ở phương bắc, mở cổng thành để đại quân Mãn Thanh tiến vào Trung Nguyên. Triều đình do Lý Tự Thành lập nên chưa bình ổn được bao lâu thì phải đối mặt với hiểm họa từ phương bắc.

Lý Tự Thành chống cự yếu ớt, cuối cùng phải tự đốt thành trì và rút khỏi Bắc Kinh chạy về hướng Tây. Tàn quân của Lý Tự Thành bị Ngô Tam Quế và quân Thanh truy đuổi ráo riết.


Binh biến xảy ra chỉ vì mỹ nhân.
Binh biến xảy ra chỉ vì mỹ nhân.

Người Mãn sau khi chiếm được Trung Hoa thì lập nên nhà Thanh, cầm quyền trong suốt 300 năm. Ngày nay, Ngô Tam Quế được các học giả Trung Quốc coi là kẻ phản bội, sẵn sàng vì người đẹp mà cấu kết với người ngoài. Còn Trần Viên Viên, nàng được ví như Helen – người con gái là nguyên nhân chính dẫn đến Cuộc chiến thành Troy.


Mỹ nhân xứng đôi cùng anh hùng, đáng lý ra phải là duyện phận ở đời....
Mỹ nhân xứng đôi cùng anh hùng, đáng lý ra phải là duyện phận ở đời….

Tuy nhiên, nàng kỹ nữ Trần Viên Viên cũng không có kết cục tốt đẹp. Sau khi quân Mãn Thanh dẹp được Lý Tự Thành, Ngô Tam Quế nhờ vậy cũng trở thành một vị đại tướng nhà Thanh. Những tưởng hai người sẽ đoàn tụ với nhau, nhưng Ngô Tam Quế lại để cho Viên Viên vào am ở ẩn, tránh điều tiếng lẫn sự phỉ nhổ từ thiên hạ.

Ngàn năm sau, dù vật đổi sao dời, các chính sử gia chính thống của Trung Quốc luôn coi kỹ nữ tên Trần Viên Viên là kẻ tội đồ, làm sụp đổ triều đại nhà Minh. Nhưng nếu nhìn ở góc độ khác, sự sụp đổ của triều Minh được coi là một sự tất yếu của lịch sử. Một đất nước không thể hùng mạnh khi thù trong giặc ngoài cứ liên tiếp đe dọa giang sơn, người cầm quyền lại không được lòng dân. Trong khi đó, người Mãn đang bành trướng và luôn rình rập ngoài biên cương…

Trần Viên Viên - Đệ nhất kỹ nữ khiến hai vị Hoàng đế Trung Hoa mất cả giang sơn vào tay Mãn Thanh

…. Thế nhưng mối tình thủy chung này lại bị ngàn đời lên án tàn nhẫn.

Không thể phủ nhận rằng Trần Viên Viên là nàng kỹ nữ hiếm hoi trong lịch sử Trung Hoa có thể khiến hai Hoàng đế nối tiếp nhau để mất giang sơn vào tay thế lực phương Bắc. Dù thế nào, cả Trần Viên Viên lẫn Ngô Tam Quế đều là những người đóng góp rất lớn vào sự thay đổi của lịch sử Trung Quốc. Mối tình của vị đại tướng uy phong Ngô Tam Quế và cô kỹ nữ tài năng hơn người Trần Viên Viên ở một khía cạnh nào đó cũng được coi là “thiên sử tình trường”, được khai thác sâu rộng mãi về sau trong các tác phẩm văn học, nghệ thuật của Trung Quốc.

 Hãy tiếp tục đón đọc những thông tin thú vị khác về cuộc sống quanh ta trên YAN.

Rate this post