Thế giới hình tượng trong thơ phạm hổ viết cho thiếu nhi | Xemtailieu

Thế giới hình tượng trong thơ phạm hổ viết cho thiếu nhi

  • pdf

  • 55

    trang

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Thơ viết cho thiếu nhi là một bộ phận không thể thiếu được của văn

học thiếu nhi nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Sự phát triển phong

phú và toàn diện về các mặt đề tài, chủ đề và thể loại của thơ ca cho thiếu nhi

được chứng minh bằng việc có rất nhiều tác phẩm hay sống được với thời

gian. Gắn liền với những “đứa con tinh thần” đó là tên tuổi những nhà văn,

nhà thơ chuyên sáng tác văn học cho thiếu nhi như: Tô Hoài, Nguyễn Huy

Tưởng, Võ Quảng, Đoàn Giỏi, Trần Thanh Địch, Nguyễn Đình Thi, Phạm

Hổ, Bảo Định Giang, Xuân Quỳnh, Vũ Ngọc Bình…

1.2. Trong số đó, Phạm Hổ là một trong những cây bút tâm huyết với

nghề. Chình vì vậy, các sáng tác của Phạm Hổ đã được bao thế hệ nhỏ tuổi

nhiệt tình đón nhận, yêu mến.

Phạm Hổ sáng tác rất nhiều thể loại cho thiếu nhi : Thơ, truyện, kịch,

truyện ngắn, truyện vừa, truyện cổ tích… Ở thể loại nào ông cũng để lại ấn

tượng sâu sắc trong lòng độc giả. Thơ văn Phạm Hổ viết cho các em

thường ngộ nghĩnh, vui tươi, dễ hiểu, dễ nhớ, giàu trí tưởng tượng, phù hợp

với tâm lí trẻ thơ. Đặc biệt, thơ ông viết cho các em thường giản dị, trong

sáng, hồn nhiên như những câu đồng dao dễ hiểu, dễ nhớ đưa trẻ vào thế giới

xung quanh đầy phong phú và thú vị. Thơ Phạm Hổ hòa nhập vào tâm hồn

trẻ tạo nên một thế giới nghệ thuật sống động với nhiều điều bất ngờ, lý thú

và mới mẻ.

1.3. Đến với thơ viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ người đọc như tận mắt

trông thấy một thế giới hình tượng trong sáng, đẹp đẽ. Mỗi bài thơ là một câu

chuyện cổ tích hấp dẫn trẻ thơ: này là những con vật ngộ nghĩnh đáng yêu và

đây là thế giới các loài hoa, loài cây, loại quả đang sinh sôi khoe sắc và đây

nữa, đó còn là thế giới đồ vật giản dị, quen thuộc nhưng sống động, có hồn,

TrÇn ThÞ Thanh Nga K34 – GDMN

1

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp

qua cái nhìn dí dỏm, ngộ nghĩnh của nhà thơ. Hay đó còn là thế giới những

trò chơi truyền thống, những em bé hồn nhiên đáng yêu… Nói tóm lại, thơ

Phạm Hổ không chỉ đơn thuần viết cho các em mà còn muốn truyền đến các

em cả nguồn mạch sống, những giá trị văn hóa đạo đức và cả khát vọng dân

tộc.

1.4. Hiện nay, chương trình giảng dạy văn học thiếu nhi trong nhà trường

các cấp học từ Mẫu giáo, Tiểu học đến Cao đẳng, Đại học chiếm một dung

lượng đáng kể. Với vai trò là một giáo viên Mầm non tương lai, người rất

quan tâm đến những vần thơ đặc sắc của Phạm Hổ viết cho lứa tuổi nhi đồng.

Chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài Thế giới hình tượng trong thơ Phạm Hổ

viết cho thiếu nhi không chỉ vì những lí do này mà còn là sự thể hiện lòng

mến yêu, trân trọng của tác giả luận văn đối với một hồn thơ được nhiều

người kính trọng.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Phạm Hổ là một trong số ít nhà văn chuyên tâm viết cho các em.

Trải qua hơn 50 năm miệt mài sáng tác (1945-1999), Phạm Hổ để lại cho nền

văn học thiếu nhi Việt Nam khoảng 25 tập thơ, truyện, 10 kịch bản sân khấu,

hoạt hình… Với những đóng góp lớn lao ấy, nhiều nhà nghiên cứu đã dành

tặng Phạm Hổ niềm ưu ái, sự ngưỡng mộ, cảm phục trước một tấm lòng hết

mình vì tuổi thơ.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã có những khám phá rất thú vị: “Phạm Hổ

đã hiến dâng trọn vẹn cái phần tinh tuý nhất của đời mình, của tâm hồn mình

cho con trẻ. Đọc thơ của ông, ta thấy ông rất yêu trẻ con. Mà không chỉ yêu,

ông còn kính trọng và sùng bái chúng. Vì thế nói đến ông ta vẫn quen nghĩ đó

là thi sĩ chuyên viết cho thiếu nhi, viết bằng nhiều thể loại: thơ, truyện, kịch,

truyện thần thoại, rồi kịch bản phim hoạt hình…”. [11, T950].

Nhà nghiên cứu Vân Thanh một lần nữa đã tổng kết những đặc điểm

thơ Phạm Hổ như sau: “Nói về thơ Phạm Hổ trước hết là nói về thiên nhiên.

TrÇn ThÞ Thanh Nga K34 – GDMN

2

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp

Dù rằng ca ngợi thiên nhiên là một điểm chung của các nhà thơ, nhà văn viết

cho thiếu nhi. Qua đó bức tranh thiên nhiên, người viết gợi cho các em lòng

yêu cuộc sống, bạn bè, đất nước”. [21, T345].

Nhà phê bình văn học Nguyễn Xuân Nam cũng đồng tình với ý kiến

trên và mở rộng thêm: “Phạm Hổ biết làm cho các em biết nhìn vào thế giới

thân quen bao giờ cũng có nhiều điều lạ và từ đây rút ra nhiều điều đáng suy

nghĩ”. [15, T102].

Trong cuộc hội thảo về các tác giả viết cho thiếu nhi, nhà văn Nguyên

Ngọc đã phát biểu: “Bạn ( Phạm Hổ) vừa mở thêm ra một cánh cửa nữa và

theo chân anh, bước ra cánh cửa ấy, ta bỗng gặp một chân trời hứa hẹn và

mênh mông hơn, vừa gần gũi vừa mới lạ, vừa quen thuộc vừa mỗi bước khiến

ta lại ngạc nhiên”.

Nhà văn Nguyên Ngọc lại nhấn mạnh: “Bằng những tác phẩm bao giờ

về kích thước cũng nhỏ bé, anh đã tạo nên một thế giới của riêng anh, thế

giới ấy của anh mà anh tặng cho các em và đã trở thành thế giới của các em,

phong phú ngày càng phong phú hơn, rộng và sâu hơn, đẹp đẽ hơn”. [19,

T49]. Trong thơ Phạm Hổ có một thế giới mang đậm phong cách của nhà

thơ, nhà thơ không chiếm giữ lấy làm của riêng mà với cả tấm lòng, ông dành

tặng cho con trẻ. Thật kì diệu thay, thế giới ấy ngay lập tức được các em đón

nhận và yêu quý. Các em thỏa sức hồn nhiên vui chơi, khám phá những bất

ngờ thú vị, thậm chí tô vẽ cùng tác giả để tạo nên “Một thế giới của tượng

tượng đầy những nhầm lẫn và thắc mắc. Sự truyền cảm của thơ Phạm Hổ

chính là ở chỗ đó”. [9, T153].

Phạm Hổ đã tạo được thế giới thơ riêng cho mình, và thế giới ấy đã

trở thành thế giới riêng của các em, hàng triệu em từ Nam ra Bắc, cả nước

ngoài nữa, cái thế giới ấy của Phạm Hổ ngày càng phong phú hơn, rộng và

sâu hơn, đẹp đẽ hơn.

TrÇn ThÞ Thanh Nga K34 – GDMN

3

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp

Qua thực tiễn khảo sát và nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy: Các sáng

tác của Phạm Hổ nói chung cũng như thơ ông viết cho thiếu nhi nói riêng đã

được các nhà nghiên cứu và độc giả quan tâm, chú ý. Tất cả đã khẳng định tài

năng của Phạm Hổ viết cho các em. Tuy nhiên chưa có một nghiên cứu nào đi

sâu tìm hiểu một cách hệ thống về thế giới hình tượng trong thơ Phạm Hổ viết

cho thiếu nhi. Đây là một gợi ý để chúng tôi nghiên cứu đề tài Thế giới hình

tượng trong thơ Phạm Hổ viết cho thiếu nhi một cách hệ thống, toàn diện. Do

đó, ý kiến của các nhà nghiên cứu đi trước sẽ là những định hướng quý báu

giúp chúng tôi khai triển luận văn.

3. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu những điểm đặc sắc, nổi bật của Thế giới hình tượng

trong thơ Phạm Hổ viết cho thiếu nhi. Việc nghiên cứu này không chỉ có ý

nghĩa về mặt lí luận mà còn có giá trị thực tiễn trong công tác giảng dạy thơ

Phạm Hổ và cho những ai quan tâm đến văn học thiếu nhi nói chung.

4. Phạm vi nghiên cứu đề tài

Để thực hiện đề tài Thế giới hình tượng trong thơ Phạm Hổ viết cho

thiếu nhi, chúng tôi tập trung khảo sát toàn bộ sáng tác thơ Phạm Hổ viết cho

các em, bao gồm các tập: Chú bò tìm bạn, Em thích em yêu, Những người bạn

nhỏ, Bạn trong vườn, Những người bạn im lặng, Từ không đến mười, Đỗ

trắng đỗ đen, Cháu chọn hạt nào.

5. Phương pháp nghiên cứu

– Phương pháp khảo sát, thống kê

– Phương pháp phân tích tổng hợp

– Phương pháp so sánh.

TrÇn ThÞ Thanh Nga K34 – GDMN

4

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp

NỘI DUNG

Chương 1

QUAN NIỆM SÁNG TÁC

CHO THIẾU NHI CỦA PHẠM HỔ

1.1. Con đường đến với sáng tác cho thiếu nhi

Nhà thơ Phạm Hổ sinh ngày 28 – 11 – 1926, ở xã Nhơn An, Huyện An

Nhơn, tỉnh Bình Định. Xuất thân trong một gia đình Nho học, Phạm Hổ học

tiểu học ở quê, học trung học ở Huế, thi đỗ thành chung ở Qui Nhơn. Ông là

một trong những nhà văn thông thạo tiếng Pháp. Sau Cách mạng tháng Tám,

ông làm công tác tuyên truyền. Trong kháng chiến chống Pháp, ông là Uỷ

viên Ban chấp hành đoàn hội hoạ Liên khu V. Tập kết ra Bắc, ông tiếp tục

làm công tác văn học nghệ thuật và từng giữ các chức vụ như Phó tổng biên

tập thứ nhất tuần báo Văn nghệ. Phó trưởng Ban đối ngoại Hội Nhà văn, Chủ

tịch Hội đồng văn học thiếu nhi Hội nhà văn Việt Nam.

Khi còn nhỏ, Phạm Hổ cùng một người em nữa ra Huế ở cùng người anh

ruột Phạm Văn Kí là nhà báo, nhà thơ, nhà văn viết tiếng Việt và tiếng Pháp,

khi đó đang là chủ tờ tạp chí Huế (Gazette de Hue). Phạm Hổ được học tiếng

Pháp qua những quyển Sách Hồng ( Livre Roes ) – là những cuốn sách viết

cho thiếu nhi của các nhà văn Pháp. Điều đó góp phần nuôi dưỡng hoài bão

viết văn cho thiếu nhi của ông.

Sau Cách Mạng tháng Tám, ông làm công tác thông tin tuyên truyền ở

Quy Nhơn, được sống và làm việc với nhà thơ, nhà báo Trần Mai Ninh nên

chịu ảnh hưởng tích cực của nhà văn Cách Mạng này. Trần Mai Ninh không

những dìu dắt Phạm Hổ viết văn, làm báo mà còn khuyên ông đi học vẽ, để

làm thơ cho hay hơn, sâu hơn. Phạm Hổ đã từng theo học một lớp vẽ chính

quy trong kháng chiến chống Pháp, do họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung giảng dạy.

TrÇn ThÞ Thanh Nga K34 – GDMN

5

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp

Sau này, vào năm 1992, ông đã mở một cuộc triển lãm tranh với nhan đề Hoa

và trẻ em. Ông quan niệm rằng vẽ tranh thực ra chỉ là một biểu hiện khác của

công việc làm thơ mà thôi.

Phạm Hổ cũng chịu ảnh hưởng rất sâu ở người anh ruột của mình là nhà

báo, nhà thơ, nhà văn viết tiếng Việt và tiếng Pháp – Phạm Văn Ký – người

đạt giải thưởng lớn về tiểu thuyết của Viện Hàn lâm Pháp năm 1961, người đã

viết tựa cho tập “Gái quê” của Hàn Mặc Tử. Thời kỳ ông Ký làm chủ bút tờ

“Gazette de Hue” (Tạp chí Huế), Phạm Hổ kể: “Lúc bé tôi có người anh viết

văn, làm thơ. Anh tôi thường cho tôi tiền, mỗi tháng phải mua và đọc cho

được bốn quyển Sách Hồng. Cứ đọc xong quyển nào thì viết tóm tắt quyển ấy.

Viết càng gọn và càng đầy đủ thì càng được anh tôi khen … Nhờ đó mà sau

này, đọc sách, tôi dễ dàng nắm được ý chính – tức chủ đề của câu chuyện,

của bài thơ”. Có lẽ thời kỳ này, Phạm Hổ làm quen với những tác phẩm của

Anđecxen, Grim, Laphôngten… và điều đó đã nuôi dưỡng hoài bão viết văn,

làm thơ cho nhà thơ sau này.

Tính từ tập truyện đầu tiên: Em Tre (1949) đến năm 1993, Phạm Hổ đã

có 11 tập thơ, 9 tập truyện, 4 vở kịch viết cho các em. Ngoài ra ông có 8 tập

thơ, văn viết cho người lớn. Trong những năm kháng chiến chống Pháp,

Phạm Hổ hoạt động văn nghệ ở khu V .Thơ của ông được in ở 2 tập Em vẽ

Bác Hồ (1948) và Lúa non (1952). Ở 2 tập sáng tác phục vụ kịp thời và có ý

nghĩa tập dượt này đã bắt đầu bộc lộ thiên hướng viết cho thiếu nhi của ông.

Năm 1996, Nhà xuất bản Kim Đồng đã cho ra mắt tập Chú bò tìm bạn

gồm những văn và thơ của Phạm Hổ được tuyển chọn từ những truyện đã

xuất bản từ năm 1955 đến năm 1995, trong đó có một bài đã được dịch và

giới thiệu ở Nga, Ukraina, Trung Quốc, Pháp, Đức, Hungari …

Viết cho các em, ngòi bút Phạm Hổ khá linh hoạt với những cách chuyển

đổi từ góc nhìn đến giọng điệu, lúc giọng trẻ thơ nói với nhau, lúc là giọng

các cháu trò chuyện với thế giới thiên nhiên, và cũng có lúc là giọng của ông,

TrÇn ThÞ Thanh Nga K34 – GDMN

6

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp

một người cha, người anh ôn tồn, nhân hậu … Với bút pháp đó, thế giới trẻ

thơ trong sáng tác của Phạm Hổ khá phong phú, vừa gần gũi với những trò

chơi, sinh hoạt học hành, lại vừa dẫn dắt suy tưởng làm tâm hồn các em bay

bổng hơn.

Thơ của Phạm Hổ viết cho thiếu nhi mang nhiều nét đáng yêu, nhất là

những bài thơ viết về thiên nhiên. Qua bức tranh thiên nhiên của cây cỏ, hoa

lá, chồi xanh lộc biếc, bướm ong tung tăng….Phạm Hổ đã khơi gợi cho các

em lòng yêu cuộc sống, yêu bạn bè, đất nước… Vườn thơ của Phạm Hổ đa

dạng và phong phú, thế giới loài vật từ những con vật nhỏ bé nhất, quen thuộc

nhất cũng được hiện diện trong thơ sinh động.

1.2. Quan niệm sáng tác cho thiếu nhi

1.2.1. Viết cho các em là niềm vui, niềm hạnh phúc

Khác với nhiều người, Phạm Hổ chọn con đường đi vào thế giới tâm

hồn trẻ thơ: “Đối với tôi, được viết cho các em là cả một hạnh phúc”. Rất

nhiều lần, ông đã phát biểu như vậy. Tinh thần đó, một lần nữa ta lại bắt gặp

trong Những bài thơ nho nhỏ, một bài thơ có tính chất tâm tình về chuyện lập

ngôn:

“Suốt đời tôi chỉ mơ

Được viết cho các em

Những bài thơ nho nhỏ”

Hay:

“Thật đơn sơ là hạnh phúc của tôi

Được viết cho các em

Những bài thơ nho nhỏ”.

Làm thơ cho lứa tuổi nhi đồng có những đòi hỏi riêng về nguyên tắc

sáng tạo. Không phải ngẫu nhiên mà Phạm Hổ lại mơ ước viết nên “những

bài thơ nho nhỏ”. Quy mô đó là phù hợp với tầm đón nhận của các em.

TrÇn ThÞ Thanh Nga K34 – GDMN

7

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp

Nhưng đây là lứa tuổi ưa thích sự đa dạng, mới lạ nên thơ phải “như những

hòn bi xanh, đỏ”, “như những quả quýt, quả na”… vừa gần gũi mà vừa hấp

dẫn. Mỗi bài thơ cho các em phải là “những ô cửa xinh xinh” mở ra những ô

trời xanh để các em “đón hương lúa thơm và tiếng hót chim trời”. Sứ mệnh

thơ cho lứa tuổi nhi đồng, theo Phạm Hổ là mang lại cho các em một niềm vui

thật sự.

Nhưng nổi bật nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông là những bài thơ

viết cho thiếu nhi và nhất là lứa tuổi mẫu giáo, đầu tiểu học. Bởi Phạm Hổ có

tình cảm đặc biệt với thiếu nhi. Ông ý thức sâu sắc rằng thơ văn phải mang lại

những tư tưởng và tình cảm bổ ích trong cuộc hành trình đi đến tương lai của

các em. Vì lẽ đó ông đã dành phần lớn tâm huyết đời mình để làm thơ tặng

các em, ông coi đó là việc làm nho nhỏ, đơn sơ, là niềm vui, niềm hạnh phúc

nhất của đời mình.

Trong bài Viết cho các em về nhân dân và về Đảng của chúng ta đăng

trên Tạp chí Văn học số 6/1981, nhà thơ Phạm Hổ đã có lời tâm sự chân

thành: “Đối với tôi, công việc này không chỉ là nghĩa vụ mà là một hạnh phúc,

bởi còn gì sung sướng hơn là khi được viết về những gì mình trân trọng nhất,

yêu quý nhất, viết về cái đẹp, cái lý tưởng của suốt đời mình”. [4, T109]. Lời

bộc lộ chân tình của nhà thơ là điều hoàn toàn xác thực mà chúng ta đều thấy

và hiểu được. Phạm Hổ đã dành gần trọn cuộc đời trong suốt cả hành trình

văn học của mình cho các em. Những gì tinh tuý, tâm huyết nhất của đời

mình cùng với những thăng hoa cảm xúc đều được ông chắt lọc gửi gắm trên

những trang văn, thơ cho các em thiếu nhi. Chính vì vậy, sáng tác của Phạm

Hổ luôn được các em yêu quý và trân trọng. Nhiều bài thơ của Phạm Hổ được

tuổi thơ lưu giữ trong trí nhớ và nó trở thành hành trang cho các em trong suốt

cuộc đời.

Thơ văn của Phạm Hổ được chọn lọc đưa vào giảng dạy ở các lớp mẫu

giáo có các bài: Cô dạy, Xe chữa cháy, Chơi ú tìm, Bắp cải, Sen nở, chùm thơ

TrÇn ThÞ Thanh Nga K34 – GDMN

8

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp

Gà con và quả trứng, Tâm sự của cái mũi, Vì sao, Thỏ con và mặt trăng, Rình

xem mặt trời, Sữa, Bọt xà phòng, Giặt sách, Chân và dép, Miệng xinh, Đàn gà

con, Rong và cá.

Ở cấp tiểu học có các bài: Em yêu tổ quốc Việt Nam, Chú bò tìm bạn,

Đàn gà mới nở, Sầu riêng…

Ông còn có trên 50 đầu sách sáng tác cho thiếu nhi với nhiều giải

thưởng của Hội đồng thiếu nhi Việt Nam, Hội nghệ sĩ sân khấu, Trung ương

đoàn tặng…Điều đó chứng tỏ rằng sự vất vả cực nhọc của nghề tạo nên niềm

vui cho nhà thơ.

Cả một đời Phạm Hổ đã yêu thương với một tình yêu đằm thắm mà ông

đã dành trọn cho thế hệ trẻ. Dường như trong ông luôn sống với niềm mong

ước: làm sao trong tác phẩm của mình đem đến cho tâm hồn các em cái đẹp,

cái quý, cái chân và cái thiện….

Trong cuộc đời sáng tác của mình, phần lớn tâm huyết và bút lực nhà thơ

Phạm Hổ dành cho thiếu nhi, và ông đã đạt được những thành công xuất sắc nhất

ở những mảng thơ, chính vì vậy mà bạn đọc thường gọi ông là “Nhà thơ của tuổi

thơ” và thấy rằng “Ông say mê với hạnh phúc hiến dâng trọn vẹn cái phần tinh

tuý của đời mình, của tâm hồn mình cho con trẻ ….”. [11, T950]

1.2.2.Viết cho các em là một trách nhiệm lớn

Đây là một sự ý thức rất cao, một trách nhiệm lớn của người cầm bút.

Làm thơ cho các em là mong được đem đến một giá trị tinh thần cho con trẻ.

Mỗi bài thơ, đơn giản chỉ như một thứ đồ chơi nhưng đó lại là đồ chơi có thể

mang lại niềm vui cho trẻ thơ.

Theo Phạm Hổ, trách nhiệm đó mới nhìn tưởng đơn giản nhưng để làm

được thì nhà văn sẽ gặp phải không ít khó khăn: “Đi không kỹ, nắm không

chắc, thì dù có viết kỹ, có công phu đến mấy cũng chỉ là sự phô bày kỹ thuật.

Nhưng đi kỹ mà không xúc động sâu sắc, chân thành thì viết ra cái gì cũng

nhạt nhẽo”. [22, T134] . Để vượt qua được yêu cầu đó, nhà văn rất cần có sự

TrÇn ThÞ Thanh Nga K34 – GDMN

9

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp

xúc động sâu sắc và chân thành. Vì mục đích cuối cùng của Văn học Thiếu nhi

nói chung và thơ thiếu nhi nói riêng là: “Các em đọc thấy thích về phần tiếp

thu của các em, người lớn đọc cũng có chuyện để suy ngẫm”. [13, T353].

Tất cả những quan niệm của Phạm Hổ đã được xuyên thấm trong

những sáng tác của ông. Khi trực tiếp, khi gián tiếp, tựu trung lại vẫn là một

tình yêu con trẻ vô bờ, một tinh thần trách nhiệm cao, một ý thức muốn mang

lại nhiều niềm vui hơn cho các em: Cuối cùng, Phạm Hổ đã nhận thấy rằng:

Cần tìm về thiên nhiên lấy thiên nhiên làm chất liệu sáng tác cho thiếu nhi.

1.2.3. Viết cho các em phải là bầu bạn của các em

Phạm Hổ còn cho rằng, “trước khi viết cho các em, nhà thơ phải là bầu

bạn của các em”, phải hiểu được tâm tư, suy nghĩ và tình cảm của chúng. Ông

tâm sự: “Tôi đặc biệt chú ý đến tình bạn trong đời sống con người”. [3, T40].

Trong quá trình sáng tác, Phạm Hổ đã tìm ra một điều rất ý nghĩa: thế

giới xung quanh (vạn vật) luôn là những người bạn của các em. Các em có thể

vui đùa bên những người bạn là thế giới cỏ cây, hoa lá, những người bạn động

vật, đồ vật…Tất cả những người bạn ấy đều sống động, có hồn và gần gũi với

các em. Vì vậy, Phạm Hổ đã tổng kết: “Thiên nhiên gợi cho chúng ta bao

điều suy nghĩ về cuộc sống con người…Bằng chính cái đẹp, thiên nhiên dạy

cho ta yêu cái đẹp…”. [7, T76].

Quan niệm này đã được Phạm Hổ thể hiện trong thơ. Do vậy, Phạm

Hổ đặc biệt chú ý đến tình bạn trong đời sống con người. Trong số 10 tập thơ

đã có 6 tập viết về tình bạn như: Chú bò tìm bạn, Những người bạn im lặng,

Những người bạn ồn ào, Những người bạn nhỏ, Bạn trong vườn. Những quan

điểm trên đã có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sáng tạo thế giới hình tượng

trong trẻo, phong phú, đa dạng trong thơ Phạm Hổ viết cho các em. Qua cái

nhìn hóm hỉnh của ông, tất cả vạn vật xung quanh như bừng tỉnh, có hồn,

quây quần quanh thế giới trẻ thơ.

TrÇn ThÞ Thanh Nga K34 – GDMN

10

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp

Chương 2

THẾ GIỚI HÌNH TƯỢNG

TRONG THƠ PHẠM HỔ VIẾT CHO THIẾU NHI

“Hình tượng nghệ thuật chính là các khách thể đời sống nghệ sĩ tái

hiện một cách sáng tạo trong những giá trị nghệ thuật. Giá trị trực quan độc

lập là đặc điểm quan trọng của hình tượng nghệ thuật. Nó làm cho người ta

có thể ngắm nghía, thưởng ngoạn. Đó có thể là một đồ vật, một phong cảch

thiên nhiên hay một sự kiện xã hội được cảm nhận… Hình tượng nghệ thuật

tái hiện đời sống, nhưng không phải là sự sao chép y nguyên những hiện

tượng có thật mà là sự tái hiện có chọn lọc, sáng tạo thông qua trí tưởng

tượng và tài năng của người nghệ sĩ sao cho các hình tượng truyền lại ấn

tượng sâu sắc, từng làm cho người nghệ sĩ day dứt, trăn trở cho người khác”.

[2, T121].

Hình tượng nghệ thuật trong thơ Phạm Hổ vô cùng phong phú và đa

dạng nhưng tựu trung lại tất cả đều là hình tượng những người bạn. Đó là

những người Bạn trong vườn như các loài hoa, loài quả; là Những người

bạn im lặng trong thế giới đồ vật; là Những người bạn nhỏ bao gồm những

con vật nhỏ bé, gần gũi với con người. Bên cạnh đó, Phạm Hổ còn dành nhiều

tâm huyết để viết về những người bạn nhỏ ngộ nghĩnh, đáng yêu. Có khi

những hình tượng nghệ thuật này được ông miêu tả tách riêng nhưng cũng có

lúc chúng đan xen tạo nên sự hòa quyện giữa thiên nhiên và con người.

2.1. Những cảnh sắc thiên nhiên trong trẻo, nên thơ

Đã từ lâu, thế giới thiên nhiên kì diệu luôn hỗ trợ cho sức sáng tạo nghệ

thuật của người nghệ sĩ. Thiên nhiên chính là một kho vô tận của các tác giả.

Họ biết rằng, viết cho trẻ thơ cần phải viết về những gì gần gũi nhất, thân

quen nhất mà vẫn gợi được ở trẻ trí tưởng tượng phong phú, vẫn giữ được ở

TrÇn ThÞ Thanh Nga K34 – GDMN

11

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp

trẻ sự hồn nhiên, yêu đời. Điều đó chỉ có được trong thiên nhiên. Pautốpxki

đã từng nói: “ Với tuổi thơ, mặt trời nóng bỏng hơn, mưa to hơn, trời tối hơn,

và con người cũng thật thú vị”. [20, T415].

Trong văn học dân gian, thiên nhiên và những sự vật sống trong lòng

nó đã giữ một vai trò quan trọng. Từ hình ảnh con cá bống, chim vàng anh,

quả thị, cây xoan đào, đàn chim sẻ của cô Tấm, quả cà, cây tre ngà của ông

Gióng, cây khế, quả dưa hấu, trầu cau, con cá trê, con cóc, cái cò cái vạc, con

lợ ủn ỉn, con chó khóc đứng khóc ngồi, mảnh trăng chú Cuội, sông sâu, núi

cao… đều quen thuộc xung quanh cuộc sống của trẻ thơ.

Chúng ta đã nhìn thấy sự gần gũi và quen thuộc của thiên nhiên ngay

trong bài thơ dân gian hóm hỉnh này:

“ Con gà cục tác lá chanh

Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi

Con chó khóc đứng khóc ngồi

Bà ơi đi chợ mua tôi đồng riềng

Con trâu cười ngả cười nghiêng

Tôi không ăn riềng mua tỏi cho tôi”

(Ca dao)

Đối với trẻ thơ, các em có thể trò chuyện cả buổi với đàn kiến, con ve,

chú dế sặc nước vừa chui lên mặt đất… và luôn đặt những câu hỏi, những ý

nghĩ, những tìm tòi, cảm xúc, với thế giới mà các em vừa trải qua. Các em

luôn thấy mây trời, có nhiều hình vẽ, màu sắc, các em có thể “nghe” được

tiếng nói của loài vật, của gió, của trăng; các em muốn nói chuyện với cây

bàng trước ngõ, không quên tiếng sẻ reo trên mái nhà đang ở, không quên chú

mèo đang ngồi ngắm các em học bài… Như thế, thiên nhiên đã đi vào từng

bữa ăn, giấc ngủ của các bé. Thiên nhiên trên đất nước Việt Nam vốn đã giàu

có và cởi mở, qua lăng kính của những nghệ sỹ, qua tâm hồn của các em nhỏ,

TrÇn ThÞ Thanh Nga K34 – GDMN

12

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp

càng trở lên lung linh, huyền ảo, đáng yêu hơn. Thiên nhiên sẵn sàng nói

những điều sâu kín nhất những với ai biết trân trọng, lắng nghe và sống chan

hòa với nó. Hơn ai hết, thiên nhiên rất rộng rãi đem cho và cũng luôn độ

lượng, an ủi, gần gũi con người. Thiên nhiên là những người bạn tri kỷ của

mỗi chúng ta, là người bạn yêu quý nhất của các em thơ.

Phạm Hổ viết về thiên nhiên dịu dàng, đằm thắm, sâu xa mà vẫn vui

tươi, duyên dáng. Ông hiểu được sức mạnh vô cùng to lớn của thiên nhiên

trong đời sống vật chất, tinh thần của trẻ thơ cũng nhhư vị trí của chúng trong

đời sống văn học. Cùng với những ngày tháng được sống bên các em, Phạm

Hổ luôn lấy thiên nhiên làm chất liệu để sáng tác. Ông đã nhận ra rằng:

“Trước sự phong phú của thiên nhiên, con người chúng ta đều phải lạ lùng

kinh ngạc… Thiên nhiên, một nhân vật đẹp đến như vậy có nhiều đức tính đến

như vậy, làm sao có thể thiếu mặt trong thơ cho các em… chúng ta đã viết khá

nhiều về thiên nhiên, nhưng có lẽ viết về bao giờ sơh thừa. Miễn là trong cái

chúng ta viết luôn có sự mới mẻ, luôn có sự khám phá và phát triển”. [3,

T75].

Thiên nhiên trong thơ Phạm Hổ không bó hẹp ở một phạm vi, mà nó

bao chứa tất cả những gì đang diễn ra xung quanh cuộc sống của các em.

Đó có thể là một ngọn cỏ, nhành hoa, một làn hương thơm, quả ngọt…

– Nhãn mới ra quả ăn

Cây nhãn này lười quá

– Nhãn luyện nật cả năm

Mới ngọt chừng ấy quả.

( Nhãn)

Thiên nhiên trong thơ ông có thể là một cảnh sắc chiều êm ả:

Mặt trời rúc bụi tre

Buổi chiều về nghe mát

TrÇn ThÞ Thanh Nga K34 – GDMN

13

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp

Bò ra sông uống nước

Thấy bóng mình ngỡ ai

(Chú bò tìm bạn)

Hay một khoảnh khắc Khi sắp vào đêm:

Thơm xa hơn mùi hương của hoa

Đậm đặc hơn màu xanh của lá

Thiên nhiên trong thơ ông còn là những hiện tượng tự nhiên mà các em

nhỏ vẫn thường quan sát thấy. Đó là một ánh trăng, một tia chớp, là những

áng mây, những cơn mưa đầu mùa, là ánh mặt trời vừa lấp ló…

Trăng lên, mây kéo đến

Soi bóng hồ nước êm

Mây muốn xem mình đẹp

Như thế nào trong đêm…

(Mây)

Thấy mặt trời lười nhác

Trùm mây nằm ngủ trưa,

Chú gà tía ó o

Giục anh chàng lên gấp,

Cho trẻ em đi học,

Cho người lớn ra đồng,

Cho gà đi kiếm ăn

(Mặt trời ngủ trưa)

Tất cả đã hội tụ, hòa quyện tạo thành thế giới thiên nhiên muôn màu

sắc và đọc đáo trong thơ Phạm Hổ viết cho các em.

Về điều này, Phạm Hổ đã có sự gặp gỡ với Võ Quảng. Ông cũng viết

rất nhiều vần thơ về thiên nhiên với những phát hiện tinh tế:

Mầm non mắt lim dim

Cố nhìn qua kẽ lá

TrÇn ThÞ Thanh Nga K34 – GDMN

14

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp

Thấy mây bay hối hả

Thấy lất phất mưa phùn

(Mầm non)

2.2. Thế giới cỏ cây, hoa lá phong phú, đa dạng

2.2.1. Chân thực, sinh động

Nếu ai đã từng một lần đọc thơ Phạm Hổ viết cho các em đều có chung

một nhận xét: Thơ ông tinh tế, giàu cảm xúc, sức tưởng tượng vô cùng phong

phú. Ông đã nhìn vạn vật qua lăng kính trẻ thơ. Nhà thơ nói hộ các em một

cách chân thực, sinh động những người Bạn trong vườn với vô số loài cây,

loài hoa, loài quả. Phạm Hổ không chỉ miêu tả cụ thể hình dáng, màu sắc,

hương vị như thực tế mà còn hình tượng hóa lên để nó sinh động và có nhiều

cảm xúc:

Dây dưa hấu yếu mềm

Sinh đàn con to nặng

Mẹ không bế nổi con

Đành giao nhờ đất ẵm

( Dưa)

Cảm động mà chân thực, đó là hình ảnh cây dưa mẹ “yếu mềm” và đàn

dưa con “to nặng” . Hình dáng dưa mẹ yếu mềm nhưng lại rất mạnh mẽ bởi

nội lực bên trong. Người mẹ ấy đã vắt kiệt sức mình để sinh thành và nuôi

dưỡng những đứa con của mình. Từ đây, các em không chỉ hiểu rõ hơn về đặc

tính của loài dưa mà còn thấm nhuần sâu sắc tình mẫu tử, càng yêu và trân

trọng những gì tạo hóa đã ban tặng cho con người và càng kính trọng đấng

sinh thành dưỡng dục chúng ta.

Gần gũi với trẻ em Việt Nam là mỗi góc vườn. Trong góc vườn thân

yêu đó, khế là loài cây rất quen thuộc. Phạm Hổ đã miêu tả chân thực từng

chùm hoa, múi quả, đặc tính và tác dụng của nó:

Hoa từ trên cao

Rủ nhau xuống giếng

TrÇn ThÞ Thanh Nga K34 – GDMN

15

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp

Tắm xong hoa tím

Theo gầu nước lên

Ai nặn nên hình

Khế chia năm cánh

Khế chín đầy cây

Vàng treo long lánh…!

Con cua con hến

Giữa ruộng ven sông,

Nấu chung sao khế

Cơm canh ngọt lành

(Khế)

Một loài cây bên bờ ao, góc vườn, màu hoa tim tím, quả hình năm

cánh, khi chín chuyển sang màu vàng, là gia vị không thể thiếu trong món

canh chua đồng quê… Những đặc tính này của khế thì ai cũng nắm rõ, nhưng

Phạm Hổ đã làm cho nó trở lên sinh động hơn bằng những hình ảnh ví von rất

ngộ: “ Rủ nhau xuống giếng, theo gầu nước lên”. Với một câu hỏi tu từ “ Ai

nặn lên hình?”, Phạm Hổ đã khiến trẻ em tò mò, thích thú. Còn nữa, Phạm

Hổ còn đưa các em trở về với món ăn đã dân dã, quen thuộc từ bao đời nay:

Món canh chua nấu khế như một thứ “quốc hồn” của người Việt.

Chân thực mà sinh động là những gì mà Phạm Hổ đã dành cho những

người Bạn trong vườn. Không chỉ có Dưa, Khế mà còn biết bao nhiêu cây, lá,

hoa, quả khác nữa như: lựu, na, dứa, roi, ổi, bưởi, sầu riêng…cũng được nhà

thơ miêu tả chân thực như những gì chúng vốn có. Làm được điều này, Phạm

Hổ đã đáp ứng được yếu tố đầu tiên của thơ viết cho thiếu nhi. Tất nhiên,

chân thực mà không khô khan, lộ liễu, thô mộc.

Nhà thơ đã biến những hình ảnh có thật của chùm hoa, múi quả lấp ló sau kẽ

lá, khéo léo đưa vào thơ, thổi cho nó một sức sống, thay lời nó nói với các

TrÇn ThÞ Thanh Nga K34 – GDMN

16

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp

em. Từ những hình ảnh chân thực sinh động này, các em không chỉ được biết

thêm nhiều về thế giới thực vật mà còn thêm yêu những thứ cây, thứ quả gần

gũi xung quanh mình.

2.2.2. Hình dạng phong phú

Thế giới cỏ cây hoa lá trong thơ Phạm Hổ không chỉ chân thực, sinh

động mà còn hấp dẫn bởi những hình dạng vô cùng phong phú. Nói điều này,

Phạm Hổ vẫn tâm niệm: “Tôi ít khi gặp thấy một cái cây xấu, một bông hoa

xấu, một trái quả xấu. Có thể nói hầu hết đều đẹp. Có những cây, những hoa,

những quả tuyệt đẹp. Cả về bên ngoài, cả về bên trong”. [4, T74]. Lời khái

quát này của ông là hoàn toàn đúng. Vì trong tạo hóa, tất cả những cây tre,

cây lúa, bông hoa gạo, bông hoa sen, quả thị, quả na, quả dứa, quả xoài… đều

có hình dạng riêng và đều đẹp, đều hấp dẫn. Khi chúng đứng một mình vốn

đã đẹp, chúng lại kết lại thành chùm, nở thành khóm thì vẻ đẹp đó đã được

nâng lên thành vẻ đẹp của sức mạnh tập thể. Để nói cho hết được vẻ đẹp ấy

thì không phải người nghệ sĩ nào cũng làm được. Hơn nữa, vẻ đẹp của thiên

nhiên hoa lá lại kết hợp với sự phong phú của chúng, quả là một thách thức

đối với rất nhiều thi nhân.

Nói về sự đa dạng của thiên nhiên, Phạm Hổ khẳng định: “ Sự phong

phú của thiên nhiên thì có lẽ không gì có thể sánh được. Không một cái gì

giống cái gì. Triệu triệu họ cây, từ cây rêu bé tí như cái lông tơ của chú vịt

con đến cây chò cao vút lưng chừng trời… trong một loài cam có bao nhiêu

thứ cam, trong một họ bứa có bao nhiêu thứ bứa. Có bao nhiêu dáng hoa,

màu hoa, có bao nhiêu mùi thơm, có bao nhiêu cách chín: chín trắng chín

vàng, chín đỏ, chín xanh, chín tím, chín đen… và kèm theo là bao nhiêu là cá

tính: hoa này nở sáng, hoa kia nở tối, hoa này thích sương, hoa kia thích gió,

quả này có hột ở trong, quả kia có hột ở ngoài… Rồi đến sự kỳ diệu của thiên

nhiên từ lá sang từ hoa, từ hoa sang quả”. [8, T76].

TrÇn ThÞ Thanh Nga K34 – GDMN

17

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp

Hãy xem Phạm Hổ khắc họa hình dạng của quả ổi và sự hấp dẫn của

nó:

Ổi tặng bạn

Quả ổi ngon

Đã chín trắng

Lại mập tròn

Đào: ruột hồng

Mỡ: ruột trắng

Ai mới cắn

(Ổi)

Đây là trái ổi với hình dạng tròn, mập mạp, mọng, đang vào vụ chín.

Điều khác biệt của trái ổi là khi chín không ngả vàng mà “chín trắng”.

Những tưởng ổi là trái quả khó tạo nên sự rực rỡ, nhưng trong sự quan sát của

Phạm Hổ, ổi không chỉ ngon, ngọt hương thơm quyến rũ mà nó còn tự khoe

sắc của mình trong lòng của nó.

Lại còn cả cây mít với vẻ ngoài xấu xí nhưng tính tình lại hiền lành dễ

mến:

Mình đầy gai góc

Tính rất hiền lành…

(Mít)

Phạm Hổ không chỉ tìm thấy vẻ đẹp từ cây ổi, trái ổi, mà trái sung,

trái dứa, hay củ cà rốt… cũng đang cố gắng khoác cho mình những thân hình

duyên dáng với những sắc màu độc đáo:

Sung già nhất vườn

Lá như bỏng nổ

Chi chit đầy cành

Quả xanh, quả đỏ

(Sung)

TrÇn ThÞ Thanh Nga K34 – GDMN

18

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp

So sánh một loài cây: lá như bỏng nổ là một sự sáng tạo độc đáo của

nhà thơ mà vẫn miêu tả chân thực hình dạng của lá sung, quả sung, cây sung,

lại vừa khơi gợi trí tượng sinh động của trẻ.

Cây dứa được Phạm Hổ vẽ lên thật hấp dẫn: lá của chúng như chiếc gai

xương cá, đầu giống mũ vua. Nó ngộ nghĩnh khoác trên mình chiếc áo trông

như áo giáp của các tướng lĩnh được dệt bởi hàng trăm con mắt. Mỗi mắt nhìn

ra một hướng như để tìm hiểu thế giới xung quanh, để giám sát những con sóc

láu cá đang rình rập “trộm tối, trộm trưa”:

Mỗi cây một quả

Lá gai sương cá

Con sóc đến mùa

Trộm tối trộm trưa

Đầu xanh mũ vua

Mình vàng áo giáp

Một trăm con mắt

Nhìn quanh bốn bề

(Dứa)

Cây bắp cải khoác trên mình màu xanh mát mắt, từng lá Sắp vòng tròn,

ôm ấp búp cải non đang cuộn mình ngủ ngon:

Bắp cải xanh

Xanh mát mắt

Lá cải sắp

Sắp vòng tròn

Búp cải non

Nằm ngủ giữa

(Bắp cải xanh)

TrÇn ThÞ Thanh Nga K34 – GDMN

19

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp

Hay khi giới thiệu cho các em về cây cà rốt, Phạm Hổ cũng miêu tả

chúng bằng những điệu nhảy chân sáo trong trang phục áo xanh, quần đỏ:

Lá xanh

Củ đỏ



Tên em

Cà rốt

Củ đỏ

Lá xanh

(Củ cà rốt)

Những loài cây ở trên cạn thì lung linh rực rỡ khoe đủ sắc màu, hình

dạng là thế, còn có những cây mọc ở dưới nước cũng không chịu thua về sự

hấp dẫn của mình:

Có cô rong xanh

Đẹp như tơ nhuộm

Giữa hồ nứớc trong

Nhẹ nhàng uốn lượn

Một đàn cá nhỏ

Đuôi đỏ lụa hồng

Quanh cô rong đẹp

Múa làm văn công

(Rong và cá)

Cây rong được tác giả ví như những vũ công xinh đẹp trong bộ váy áo

màu xanh bắt mắt, như được nhuộm bởi sợi tơ óng mựơt, cùng những động

tác múa lượn, nhẹ nhàng, mềm mại bên cạnh đàn cá nhỏ luôn luôn phụ họa.

Như vậy, thiên nhiên có vô số loài cây, loài hoa, loài quả. Có bao nhiêu

cái cây là có bấy nhiêu cái hình dạng khác nhau, màu sắc khác nhau…tạo ra

những nét đặc trưng riêng. Đó chính điều kì diệu của thiên nhiên.

TrÇn ThÞ Thanh Nga K34 – GDMN

20

Rate this post