Cải Lương Việt Nam – Bản Sắc Dân Tộc – cailuongvietnam.com

Tuy sinh ra trong một gia đình nông dân ở Mỹ Phước (An Giang) nhưng có mẹ là nữ nghệ sĩ Kim Phụng từng nổi danh qua nhiều đoàn cải lương trung, đại ban, cho nên Kim Phương (tên thật: Phan Thị Kim Phương, sinh ngày 17/2/1953) đã mang trong lòng niềm say mê nghề ca hát của mẹ.

.


Image

Khi
học xong lớp đệ tam (lớp 10 hiện nay), chị đã rời ghế nhà trường theo đoàn hát
để học ca với mẹ và học lóm ở các nghệ sĩ trong đoàn. Để rồi từ một cô bé ngồi
sau cánh gà chăm chú nhìn các nghệ sĩ hát, chị trở thành một nữ diễn viên, nghệ
sĩ tên tuổi được nhiều người biết đến trong lĩnh vực sân khấu cải lương, phim
truyền hình nhiều tập,…

* 17 tuổi đã trở
thành đào chánh trên sân khấu đoàn Minh Cảnh và các đoàn nghệ thuật sau này như:
Nhà hát Trần Hữu Trang, Sài Gòn I,… Nguyên nhân nào chị lại chuyển sang diễn
những vai tính cách độc, lẳng và mụ?

– Chẳng qua tôi biết lượng
sức mình. Tôi biết mình sẽ không có may mắn để trở thành “ngôi sao” nghệ thuật
bất chấp thời gian. Tài sức của tôi chỉ có thể đưa tôi lên đến mức mà tôi đang
có. Tôi sẽ giữ được địa vị đó trong bao lâu (?) Bản thân tôi còn cảm thấy khó
chịu khi nghĩ đến mình sẽ đóng đào chánh khi tuổi về chiều, huống hồ gì cảm xúc
của khán giả.

* Vì thế, chị đã chọn cho mình
một hướng đi mới?

– Tôi rất yêu sân khấu và biết rằng mình không
thể thiếu nó, cũng như không thể sống bằng nghề nào khác ngoài nghệ thuật. Tôi
đã chọn con đường có thể sống với sân khấu lâu bền hơn bằng một “bước lùi” ở bậc
thang danh vọng. Từ đó, hình tượng sân khấu của tôi cũng rẽ sang một hướng khác
và tôi bị “chết danh” với những vai ác ôn như: người cho vay nặng lãi, tài
phán… hoặc vũ nữ hết thời…

* Chị tham
gia vào lĩnh vực điện ảnh từ bộ phim nào?

– Đó là phim “Ngọn gió
hồi sinh” của đạo diễn Trần Vịnh. Trong phim này tôi diễn chung với 2 diễn viên
trẻ lúc bấy giờ là: Quyền Linh và Vân Anh.

*
Chị có buồn không khi khán giả chỉ nhớ tên nhân vật trong phim do chị thể hiện
thay vì nhớ nghệ danh của chị?

– Bao nhiêu năm rồi, tôi cũng quên
đi điều đó, chỉ cần biết khán giả có nhớ đến nhân vật của mình là tôi vui
rồi.

* Chị nghĩ gì về sân khấu cải lương như
hiện nay?

– Tình hình ca hát bây giờ không thể sống nhờ vào đồng
lương của những đêm biểu diễn nữa, nên nghệ sĩ nào còn muốn ở sân khấu cũng phải
tìm cách thu nhập thêm. Thực tế, bươn chải quả thật là có phần nào hại cho nghề
nghiệp, nhưng hại ít hơn là phải bỏ nghề. Vì vậy mà tôi nghĩ rằng, ngoài việc cố
gắng hồi sinh sân khấu cải lương, song song cũng phải hồi sinh đời sống của
những con người làm nên cải lương hoặc là tìm cách làm cho sân khấu hưng thịnh
trở lại rồi đời sống những nghệ sĩ lên theo. Họ không còn hoạt động ở lĩnh vực
văn nghệ khác quá nhiều khiến cho sân khấu càng thê thảm hơn.

* Ai là người để lại ảnh hưởng nhiều nhất trong cuộc đời
nghệ thuật của chị?

– Cố Nghệ sĩ ưu tú Thanh Nga! Lúc còn nhỏ cho
đến khi tôi về hát ở Đoàn Thanh Minh Thanh Nga, tôi mê Thanh Nga còn hơn cả khán
giả. Vì người nghệ sĩ tài hoa ấy không chỉ là người thầy mà còn là người chị
lớn, chăm sóc cho tôi từ bộ quần áo đến cả kiểu tóc thế nào cho
đẹp.

* Cảm ơn nghệ sĩ Kim Phương! Chúc chị
luôn thành công trên con đường phục vụ nghệ thuật, phục vụ công
chúng.

Trên sân khấu cải lương, nghệ sĩ Kim Phương đã để
lại trong lòng người xem những dấu ấn đẹp qua các vai: Doanh Doanh (vở Chín
đường tuyệt kiếm), Trưng Nhị (vở Tiếng Trống Mê Linh), Dương Vân Nga (vở Thái
hậu Dương Vân Nga), cô Lựu (vở Đời cô Lựu), Thị Hến (vở Ngao Sò Ốc Hến), vợ
Nguyễn Hữu Tiến (vở Bóng ai trên sông lạnh)… Trên lĩnh vực điện ảnh, chị cũng
đã chinh phục được khá đông khán giả màn ảnh nhỏ khi tham gia vào các bộ phim:
Hướng nghiệp, Sóng gió cuộc đời, Nhịp đập trái tim, Mẹ và con trai, 30 ngày làm
cha, Sau ánh hào quang và nhất là vai “Má Ba” trong bộ phim “Cổng mặt
trời”.

TRẦN MỘNG HOÀNG

Khi học xong lớp đệ tam (lớp 10 hiện nay), chị đã rời ghế nhà trường theo đoàn hát để học ca với mẹ và học lóm ở các nghệ sĩ trong đoàn. Để rồi từ một cô bé ngồi sau cánh gà chăm chú nhìn các nghệ sĩ hát, chị trở thành một nữ diễn viên, nghệ sĩ tên tuổi được nhiều người biết đến trong lĩnh vực sân khấu cải lương, phim truyền hình nhiều tập,…- Chẳng qua tôi biết lượng sức mình. Tôi biết mình sẽ không có may mắn để trở thành “ngôi sao” nghệ thuật bất chấp thời gian. Tài sức của tôi chỉ có thể đưa tôi lên đến mức mà tôi đang có. Tôi sẽ giữ được địa vị đó trong bao lâu (?) Bản thân tôi còn cảm thấy khó chịu khi nghĩ đến mình sẽ đóng đào chánh khi tuổi về chiều, huống hồ gì cảm xúc của khán giả.- Tôi rất yêu sân khấu và biết rằng mình không thể thiếu nó, cũng như không thể sống bằng nghề nào khác ngoài nghệ thuật. Tôi đã chọn con đường có thể sống với sân khấu lâu bền hơn bằng một “bước lùi” ở bậc thang danh vọng. Từ đó, hình tượng sân khấu của tôi cũng rẽ sang một hướng khác và tôi bị “chết danh” với những vai ác ôn như: người cho vay nặng lãi, tài phán… hoặc vũ nữ hết thời…- Đó là phim “Ngọn gió hồi sinh” của đạo diễn Trần Vịnh. Trong phim này tôi diễn chung với 2 diễn viên trẻ lúc bấy giờ là: Quyền Linh và Vân Anh.- Bao nhiêu năm rồi, tôi cũng quên đi điều đó, chỉ cần biết khán giả có nhớ đến nhân vật của mình là tôi vui rồi.- Tình hình ca hát bây giờ không thể sống nhờ vào đồng lương của những đêm biểu diễn nữa, nên nghệ sĩ nào còn muốn ở sân khấu cũng phải tìm cách thu nhập thêm. Thực tế, bươn chải quả thật là có phần nào hại cho nghề nghiệp, nhưng hại ít hơn là phải bỏ nghề. Vì vậy mà tôi nghĩ rằng, ngoài việc cố gắng hồi sinh sân khấu cải lương, song song cũng phải hồi sinh đời sống của những con người làm nên cải lương hoặc là tìm cách làm cho sân khấu hưng thịnh trở lại rồi đời sống những nghệ sĩ lên theo. Họ không còn hoạt động ở lĩnh vực văn nghệ khác quá nhiều khiến cho sân khấu càng thê thảm hơn.- Cố Nghệ sĩ ưu tú Thanh Nga! Lúc còn nhỏ cho đến khi tôi về hát ở Đoàn Thanh Minh Thanh Nga, tôi mê Thanh Nga còn hơn cả khán giả. Vì người nghệ sĩ tài hoa ấy không chỉ là người thầy mà còn là người chị lớn, chăm sóc cho tôi từ bộ quần áo đến cả kiểu tóc thế nào cho đẹp.

Rate this post