Vua Hàm Nghi, Nghệ Sĩ Lưu Vong

Ý kiến quốc tế về vị trí lịch sử và nghệ thuật của Vua Hàm Nghi

22Nữ sĩ Nga Tatiana Lvovna Sepkina-Kupernhic, viết về Hàm Nghi. năm 1902.

Nổi tiếng từ thời Nga Hoàng, Kupernhic đã sang Algerie tới thăm nhà ông Hoàng An Nam tại Alger, xem tranh vẽ và ngợi ca Hàm Nghi là có tâm hồn của một “nghệ sĩ lớn.”

Nhà nghiên cứu người Nga Nikolay N. Nikulin, hội viên Hàn Lâm Viện Mỹ Thuật St. Peterbourg, viết về vua Hàm Nghi:

“Ngoài vị trí lịch sử là ông vua chống thực dân, số phận đã khiến ông cũng là người sáng lập nền hội họa hiện đại Việt Nam.”

33Trở về hiện tại, trước cuộc đấu giá ngày 24-10-2010 tại Paris, bức tranh của vua Hàm Nghi đã được xét nghiệm tính xác thực bởi Cécile Ritzenthaler, nữ chuyên gia về hội họa thế kỷ XIX. Bà cho RFA biết như sau “Déclin du jour không phải là tựa đề chính xác. Trong nguyên tác, bức tranh này mang tên là La route de El Biar (Con đường của El Biar). Riêng cái tựa Déclin du Jour được ghi chú trên một tấm giấy nhỏ kẹp vào khung gỗ sau bức tranh. Trên giấy còn ghi thêm hàng chữ, quà tặng của hoàng tử An Nam, vẽ vào năm 1915 tại Alger. Góc tranh có chữ ký bằng Hán tự: Tử Xuân, biệt hiệu của vua Hàm Nghi

Theo đánh giá của tôi, bức Chiều tà có những nét họa mang nhiều ảnh hưởng của trường phái Nabi, một phong trào hội họa hình thành vào cuối thế kỷ 19, thiên về chủ nghĩa biểu tượng. Chữ Nabi bắt nguồn từ tiếng Do Thái, nebiim có nghĩa là tiên tri, linh cảm. Bức tranh vẽ phong cảnh này có một gam màu sẫm, hàng cây chân trời đều có những đường viền màu xanh đậm, ánh nắng ban chiều thì ửng màu hồng tím. Sinh thời, nhà vua đã học vẽ với thầy là Maurius Reynaud và học tạc tượng với nhà điêu khắc lừng danh là Auguste Rodin.”

Các tác phẩm hội hoạ và điêu khắc của vua Hàm Nghi từng được triển lãm tại Paris từ 1926.

Nổi tiếng từ thời Nga Hoàng, Kupernhic đã sang Algerie tới thăm nhà ông Hoàng An Nam tại Alger, xem tranh vẽ và ngợi ca Hàm Nghi là có tâm hồn của một “nghệ sĩ lớn.”“Ngoài vị trí lịch sử là ông vua chống thực dân, số phận đã khiến ông cũng là người sáng lập nền hội họa hiện đại Việt Nam.”Trở về hiện tại, trước cuộc đấu giá ngày 24-10-2010 tại Paris, bức tranh của vua Hàm Nghi đã được xét nghiệm tính xác thực bởi Cécile Ritzenthaler, nữ chuyên gia về hội họa thế kỷ XIX. Bà cho RFA biết như sauCác tác phẩm hội hoạ và điêu khắc của vua Hàm Nghi từng được triển lãm tại Paris từ 1926.

44

Hình: Cécile Ritzenthaler.

5-content5-content6-content6-content

HÀM NGHI, ÔNG VUA ĐI ĐẦY
NGHỆ SĨ LƯU VONG 55 NĂM

TRẦN ĐÔNG PHONG

“Đất nước tan tành, giống nòi xé lẻ
Bình minh cuộc đời vấy máu
Ôi, quân vương niên thiếu lên ngôi
Rồng quằn quại dưới thềm, hấp hối.

Trong khổ đau người sẽ lớn lên
Tên man di xâm phạm, tên phản bội khốn cùng
Cướp đi của người đất nước giang sơn
Nhưng trước mặt người đây,
thế giới vô biên, chân trời mở rộng

(Trích thơ Judith Gautier viết tặng vua Hàm Nghi)

77Judith Gautier, người phụ nữ đầu tiên vào Hàn Lâm Viện Goncour từ 1910, là đệ nhất nữ sĩ Pháp về cả tài lẫn sắc (hình bên). Victor Hugo, Richard Wagner, từng mê mẩn vì bà. Nhưng ông hoàng An nam lại là cảm hứng cho Judith làm thơ, nặn tượng. Giao tình thâm sâu tới mức cho tới nay, trên mộ Judith Gautier vẫn còn khắc bút tự của Hàm Nghi.

Hình trên: Tiểu thư của vị quan toà hàng đầu tại Alger chọn ông hoàng An Nam. Ngày cưới năm 1904, cô dâu Lola, 20 tuổi, mang áo cưới tây phương, trong khi chú rể Hàm Nghi. 33 tuổi, vẫn quốc phục An Nam, khăn xếp, tóc bới củ hành. Tiếp theo là hình chụp năm 1935, hoạ sĩ, điêu khắc gia Hàm Nghi 64 tuổi, giữa các tác phẩm điêu khắc. Hình ảnh cho thấy ông vua đi đầy biệt xứ này cũng chính là người nghệ sĩ Việt Nam lưu vong đầu tiên ở phương tây.

Năm nay, 2011 là kỷ niệm 140 năm ngày sinh vua Hàm Nghi. Trân trọng mời đọc và tưởng nhớ.

TRẦN ĐÔNG PHONG(Trích thơ Judith Gautier viết tặng vua Hàm Nghi)Judith Gautier, người phụ nữ đầu tiên vào Hàn Lâm Viện Goncour từ 1910, là đệ nhất nữ sĩ Pháp về cả tài lẫn sắc (hình bên). Victor Hugo, Richard Wagner, từng mê mẩn vì bà. Nhưng ông hoàng An nam lại là cảm hứng cho Judith làm thơ, nặn tượng. Giao tình thâm sâu tới mức cho tới nay, trên mộ Judith Gautier vẫn còn khắc bút tự của Hàm Nghi.Hình trên: Tiểu thư của vị quan toà hàng đầu tại Alger chọn ông hoàng An Nam. Ngày cưới năm 1904, cô dâu Lola, 20 tuổi, mang áo cưới tây phương, trong khi chú rể Hàm Nghi. 33 tuổi, vẫn quốc phục An Nam, khăn xếp, tóc bới củ hành. Tiếp theo là hình chụp năm 1935, hoạ sĩ, điêu khắc gia Hàm Nghi 64 tuổi, giữa các tác phẩm điêu khắc. Hình ảnh cho thấy ông vua đi đầy biệt xứ này cũng chính là người nghệ sĩ Việt Nam lưu vong đầu tiên ở phương tây.Năm nay, 2011 là kỷ niệm 140 năm ngày sinh vua Hàm Nghi. Trân trọng mời đọc và tưởng nhớ.

8-content8-content

Vua Hàm Nghi (1987-1944)

Hàm Nghi là vị vua thứ 8 của triều Nguyễn. 13 tuổi lên ngôi, 15 tuổi rời bỏ kinh thành vào chiến khu ký hịch Cần Vương chống Pháp. 18 tuổi đi đầy biệt xứ tại Algerie. Ông là vị vua duy nhất chỉ một đời vợ, không hề có phi tần mỹ nữ. Bù lại, ông hoàng An Nam được trí thức tây phương thực sự quí trọng. Dù vẫn y phục dân Nam, tóc bối củ hành, hồng nhan tri kỷ của chàng toàn là các mệnh phụ, tiểu thư Pháp. Con gái quan tư lệnh Pháp tại Alger tình nguyện bỏ học chăm sóc chàng. Tiểu thư của vị quan toà đứng đầu ngành tư pháp Algerie tình nguyện làm vợ. Nữ sĩ Nga viết sách ca tụng. Đệ nhất nữ nghệ sĩ Pháp coi ông hoàng An nam là tri âm. Triển lãm tác phẩm hội hoạ điêu khắc tại Paris 1926 tổ chức cũng do một nữ hoạ sĩ Pháp tổ chức.


Một nhà ba vua

Vua Hàm Nghi (1871-1944) tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Lịch, còn có tên là Nguyễn Phúc Minh, sinh ngày 17 tháng 6 năm Tân Mùi, tức 3 tháng 8 năm 1871. Ông là con thứ 5 của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai, hoàng tử thứ 26 của vua Thiệu Trị. Ông là em ruột của vua Kiến Phúc Ưng Đăng và Chánh Mông (hay Ưng Kỷ), tức là vua Đồng Khánh sau này.

Sau khi vua Tự Đức qua đời vào tháng 7 năm 1883, các phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết nắm trọn quyền hành trong việc phế bỏ vua này, truất ngôi vua khác. Chỉ trong vòng một năm, cả ba vua Dục Đức, Hiệp Hoà và Kiến Phúc đều bị phế bỏ hoặc chết đột ngột.

Ưng Lịch từ nhỏ sống trong cảnh bần hàn, dân dã với mẹ ruột là bà thứ thất Phan Thị Nhàn, không được nuôi dạy tử tế trong cung đình như hai người anh ruột con bà chính thất. Lý do chọn Ưng Lịch kế vị ngôi vua được nói là theo di chúc của vua Kiến Phúc.

Sáng ngày 12 tháng 6 Giáp Thân, tức ngày 2 tháng 8 năm 1884, cậu bé 13 tuổi, được dìu đi giữa hai hàng thị vệ, tiến vào điện Thái Hòa để làm lễ lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Hàm Nghi.

Khâm sứ Pierre Paul Rheinart thấy triều đình tự tiện lập vua, không hỏi ý kiến nên đưa quân vào Huế “hỏi tội.” Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết phải làm tờ xin phép bằng chữ Nôm. Viên Khâm sứ bắt làm lại bằng chữ nho mới chịu. Sau đó, còn đòi đi cửa chính vào điện làm lễ phong vương cho vua Hàm Nghi.

Thấy người Pháp khinh mạn và liên tiếp bức hiếp, Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết quyết định ra tay trước. Đêm 22 rạng 23 tháng 4 âm lịch (tức 5, 6 tháng 7 năm 1885), toàn bộ binh lực của Kinh thành nhất loạt tấn công trại binh Pháp ở đồn Mang Cá. Dù đã chuẩn bị, nhưng vì thiếu thông tin liên lạc, vũ khí yếu kém, nên quân Nam thua trận.

Chỉ sau một đêm giao chiến, sáng ngày 5 tháng 7, tư lệnh Pháp tại Huế, tướng De Courcy đã có thể báo tin chiến thắng cho Toàn quyền Đông Dương: “Kinh thành đã nằm trong tay chúng tôi với 1100 cỗ đại bác.” Phúc trình của De Courcy viết, “Quân Annam tấn công lúc 1 giờ sáng cùng một lúc về phía khu vực trong Kinh Thành, nơi chúng tôi đóng, và về phía khu vực Phái bộ (tức đồn Mang cá). Những kẻ tấn công với hơn 30.000 người, lúc đầu đã đốt cháy chỗ đóng quân bằng nhà tranh ở Mang Cá, và chỗ đóng quân Thủy quân lục chiến ở khu vực Phái bộ. Tất cả trang thiết bị đều bị cháy rụi, nhưng cứu được đạn dược và lương thực. Tôi đang tổ chức phòng thủ để đẩy lùi đợt tấn công có thể xảy ra vào tối mai. Không có gì phải lo ngại.”

Kiểm điểm lại trận đánh tại Kinh thành đêm 22 tháng 5 năm Ất Dậu (1885), Pháp chỉ chết có 16 người, bị thương 80 người. Quân Nam chết đến 1.200-1.500 người, 812 khẩu pháo, 16.000 súng hỏa mai, khí giới, lương thực mất đến hàng triệu bạc.

Sáng ngày 23, kinh thành thất thủ, Tôn Thất Thuyết mang vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị). Từ đây, ngày 23 tháng 5 âm lịch trở thành ngày giỗ lớn hàng năm của dân Huế. Đàn Âm Hồn gần cửa Quảng Đức, là địa điểm mà Tôn Thất Thuyết đã trực tiếp chỉ huy quân triều đình đánh vào đồn Mang Cá. Miếu Âm Hồn được xây trong Thành Nội Huê để tưởng niệm những người chết trong cơn binh lửa

Ngày 14-9-1885, người Pháp lập anh ruột của Hàm Nghi là Ưng Kỷ lên ngôi vua, hiệu là Đồng Khánh.

Dân Huế thời đó lưu truyền câu:

Một nhà mà có ba vua
Vua còn, vua mất, vua thua chạy dài.

Ba vua là anh em ruột, con Kiến Thái Vương.
Vua còn là Đồng Khánh. (hình bên)
Vua mất là Kiến Phúc.
Vua thua chạy dài là Hàm Nghi.

Hàm Nghi là vị vua thứ 8 của triều Nguyễn. 13 tuổi lên ngôi, 15 tuổi rời bỏ kinh thành vào chiến khu ký hịch Cần Vương chống Pháp. 18 tuổi đi đầy biệt xứ tại Algerie. Ông là vị vua duy nhất chỉ một đời vợ, không hề có phi tần mỹ nữ. Bù lại, ông hoàng An Nam được trí thức tây phương thực sự quí trọng. Dù vẫn y phục dân Nam, tóc bối củ hành, hồng nhan tri kỷ của chàng toàn là các mệnh phụ, tiểu thư Pháp. Con gái quan tư lệnh Pháp tại Alger tình nguyện bỏ học chăm sóc chàng. Tiểu thư của vị quan toà đứng đầu ngành tư pháp Algerie tình nguyện làm vợ. Nữ sĩ Nga viết sách ca tụng. Đệ nhất nữ nghệ sĩ Pháp coi ông hoàng An nam là tri âm. Triển lãm tác phẩm hội hoạ điêu khắc tại Paris 1926 tổ chức cũng do một nữ hoạ sĩ Pháp tổ chức.Vua Hàm Nghi (1871-1944) tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Lịch, còn có tên là Nguyễn Phúc Minh, sinh ngày 17 tháng 6 năm Tân Mùi, tức 3 tháng 8 năm 1871. Ông là con thứ 5 của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai, hoàng tử thứ 26 của vua Thiệu Trị. Ông là em ruột của vua Kiến Phúc Ưng Đăng và Chánh Mông (hay Ưng Kỷ), tức là vua Đồng Khánh sau này.Sau khi vua Tự Đức qua đời vào tháng 7 năm 1883, các phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết nắm trọn quyền hành trong việc phế bỏ vua này, truất ngôi vua khác. Chỉ trong vòng một năm, cả ba vua Dục Đức, Hiệp Hoà và Kiến Phúc đều bị phế bỏ hoặc chết đột ngột.Ưng Lịch từ nhỏ sống trong cảnh bần hàn, dân dã với mẹ ruột là bà thứ thất Phan Thị Nhàn, không được nuôi dạy tử tế trong cung đình như hai người anh ruột con bà chính thất. Lý do chọn Ưng Lịch kế vị ngôi vua được nói là theo di chúc của vua Kiến Phúc.Sáng ngày 12 tháng 6 Giáp Thân, tức ngày 2 tháng 8 năm 1884, cậu bé 13 tuổi, được dìu đi giữa hai hàng thị vệ, tiến vào điện Thái Hòa để làm lễ lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Hàm Nghi.Khâm sứ Pierre Paul Rheinart thấy triều đình tự tiện lập vua, không hỏi ý kiến nên đưa quân vào Huế “hỏi tội.” Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết phải làm tờ xin phép bằng chữ Nôm. Viên Khâm sứ bắt làm lại bằng chữ nho mới chịu. Sau đó, còn đòi đi cửa chính vào điện làm lễ phong vương cho vua Hàm Nghi.Thấy người Pháp khinh mạn và liên tiếp bức hiếp, Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết quyết định ra tay trước. Đêm 22 rạng 23 tháng 4 âm lịch (tức 5, 6 tháng 7 năm 1885), toàn bộ binh lực của Kinh thành nhất loạt tấn công trại binh Pháp ở đồn Mang Cá. Dù đã chuẩn bị, nhưng vì thiếu thông tin liên lạc, vũ khí yếu kém, nên quân Nam thua trận.Chỉ sau một đêm giao chiến, sáng ngày 5 tháng 7, tư lệnh Pháp tại Huế, tướng De Courcy đã có thể báo tin chiến thắng cho Toàn quyền Đông Dương: “Kinh thành đã nằm trong tay chúng tôi với 1100 cỗ đại bác.” Phúc trình của De Courcy viết, “Quân Annam tấn công lúc 1 giờ sáng cùng một lúc về phía khu vực trong Kinh Thành, nơi chúng tôi đóng, và về phía khu vực Phái bộ (tức đồn Mang cá). Những kẻ tấn công với hơn 30.000 người, lúc đầu đã đốt cháy chỗ đóng quân bằng nhà tranh ở Mang Cá, và chỗ đóng quân Thủy quân lục chiến ở khu vực Phái bộ. Tất cả trang thiết bị đều bị cháy rụi, nhưng cứu được đạn dược và lương thực. Tôi đang tổ chức phòng thủ để đẩy lùi đợt tấn công có thể xảy ra vào tối mai. Không có gì phải lo ngại.”Kiểm điểm lại trận đánh tại Kinh thành đêm 22 tháng 5 năm Ất Dậu (1885), Pháp chỉ chết có 16 người, bị thương 80 người. Quân Nam chết đến 1.200-1.500 người, 812 khẩu pháo, 16.000 súng hỏa mai, khí giới, lương thực mất đến hàng triệu bạc.Sáng ngày 23, kinh thành thất thủ, Tôn Thất Thuyết mang vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị). Từ đây, ngày 23 tháng 5 âm lịch trở thành ngày giỗ lớn hàng năm của dân Huế. Đàn Âm Hồn gần cửa Quảng Đức, là địa điểm mà Tôn Thất Thuyết đã trực tiếp chỉ huy quân triều đình đánh vào đồn Mang Cá. Miếu Âm Hồn được xây trong Thành Nội Huê để tưởng niệm những người chết trong cơn binh lửaNgày 14-9-1885, người Pháp lập anh ruột của Hàm Nghi là Ưng Kỷ lên ngôi vua, hiệu là Đồng Khánh.Dân Huế thời đó lưu truyền câu:Ba vua là anh em ruột, con Kiến Thái Vương.Vua còn là Đồng Khánh.Vua mất là Kiến Phúc.Vua thua chạy dài là Hàm Nghi.

9-content9-content

Ba năm Cần Vương Chống Pháp

Đúng ngày quân Pháp đưa Đồng Khánh lên ngôi vua, tại chiến khu Tân Sở, Tôn Thất Thuyết cho ban hành hịch Cần Vương do vua Hàm Nghi ký tên. Lời kêu gọi được khắp nơi hưởng ứng. Riêng ở Hà Tĩnh, Lê Ninh và ấm Võ đã lãnh đạo thân hào, nhân sĩ và nhân dân chiếm tỉnh thành, bắt Trịnh Văn Báu, giết Lê Đạt là những người chống lại phong trào Cần Vương.

Bấy giờ quân của Đề đốc là Lê Trực đóng ở mạn Thanh Thuỷ, thuộc huyện Tuyên Chánh; quân của Tôn Thất Đạm là con của Tôn Thất Thuyết đóng ở ngàn Hà Tĩnh, về hạt Kỳ Anh và Cẩm Xuyên, chia nhau phòng thủ và tấn công lực lượng Pháp trong vùng. Còn Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Phạm Tuân thì phò vua Hàm Nghi ở mạn huyện Tuyên Hoá.

Tại căn cứ địa lãnh đạo phong trào Cần Vương, vua Hàm Nghi được Tôn Thất Thuyết cử con là Tôn Thất Thiệp hộ giá bảo vệ. Cuộc chiến đấu Cần Vương tiếp tục được 3 năm, cho đến tháng Chín năm Mậu Tý (1888). Quân Pháp cử Đại uý Mouteaux chỉ huy đánh dẹp hoài không xong, đang nản chí xin rút quân. Đúng lúc ấy, bỗng có tên suất đội Nguyễn Đình Tình, hầu cận vua Hàm Nghi, ra hàng ở đồn Đồng Cả, khai rõ tình cảnh cùng chỗ vua đóng. Trong đoàn hộ giá vua Hàm Nghi còn có Trương Quang Ngọc, con một viên quan đã từng bị triều đình đày lên làng Vè, sẵn sàng ra hàng. Bọn Pháp bèn sai tên Tình đem thư lên dụ hàng tên Ngọc. Sau đó, cả hai tình nguyện xin đi bắt vua Hàm Nghi.

Mười giờ đêm ngày 26 tháng 9 năm 1888, Ngọc và Tình đem hơn 20 lính Mường vào bao vây lều tranh của vua Hàm Nghi trên bờ khe Tả Bảo. Nghe ngoài có tiếng động, quan Thống chế Nguyễn Thuý và con trai ông, 45 tuổi giữ chức Tham biện Nội các, chạy ra, bị tên Ngọc đâm chết. Tôn Thất Thiệp, con út Tôn Thất Thuyết còn đang ngủ, hoảng hốt cầm gươm nhảy ra cũng bị một tên lính Mường phóng ngọn giáo vào ngực chết ngay. Bọn Ngọc bắt được vua Hàm Nghi, đưa đến đồn Thanh Lang, nộp cho viên đại uý coi đồn là Baoulangier. Sau đó, người Pháp chuyển vua Hàm Nghi qua Bố Trạch rồi vào Đồng Hới và tới cửa Thuận An ngày 22 tháng 11 năm 1888. Chiều 25 tháng 11 năm 1888, nhà vua bị đưa xuống tàu La Comète vào Sài Gòn rồi ngày 12 tháng 12 năm 1888, đưa lên tàu Biên Hòa lưu đày sang Phi châu.

Người Pháp chọn ba người để đi theo nhà vua: một thông ngôn tiếng Pháp, một người hầu và một đầu bếp. Họ cũng bắt triều đình Huế trợ cấp cho nhà vua mỗi năm 25,000 đồng quan, tương đương với 4,981 đồng bạc, để sinh sống nơi xứ người. Theo sử gia Fourniau thì đó là một số tiền rất lớn đối với người Việt Nam thời đó nếu so với một người ở tước quận công chỉ được lãnh có khoảng 200 đồng và 200 phương gạo.

55 năm Lưu Đầy

Chiều chủ nhật, 13 tháng 1 năm 1889, tàu Biên Hoà đến thủ đô Alger của Algérie.

Cựu hoàng Hàm Nghi lúc này vừa đúng 18 tuổi, được đông đảo giới chức Pháp đón tiếp trân trọng, đưa về tạm trú tại L’hôtel de la Régence (Tòa nhiếp chính).

Theo nhà văn Jules Roy, tác giả “Les Cheveaux du Soleil” (Những con tuấn mã của mặt trời), một bộ tiểu thuyết gồm 6 cuốn viết về những chuyện xưa tích cổ của người Pháp tại xứ Algérie hồi thế kỷ thứ 19, về sau được quay thành phim bộ truyền hình, thì Cựu hoàng Hàm Nghi đã được giới thượng lưu trí thức và qúy tộc đón tiếp vô cùng nồng hậu ngay từ khi nhà vua mới đặt chân lên xứ Phi Châu này. Một trong những nhân vật Pháp đi đón ông vua bị lưu đày là Nam tước De Vialar, chủ nhân khu đồn điền rộng lớn nhất tại vùng Fort-de-L’Eau kế cận thủ đô Alger. De Vialar thuộc dòng dõi của vị nam tước đã đi tiền phong trong việc mở mang và khai thác thuộc địa Algérie cho nước Pháp. Gia đình của ông được xem như là qúy tộc, giàu có, danh vọng và có uy tín nhất tại Algérie. Ông cũng là cháu ruột của bà Thánh Emilie de Vialar, người khai sáng “Dòng Nữ Tu St Joseph of the Apparition”.

Khi thấy ông vua bị lưu đầy từ trên tầu bước xuống run lên vì lạnh, Nam tước De Vialar đã cởi ngay chiếc áo choàng ông đang mặc phủ lên người nhà vua. Cùng đi đón Hàm Nghi còn có viên Đại Tá Tư Lệnh Pháp tại Alger, dẫn theo cô con gái Blache, người sau này sẽ mở đường cho Hàm Nghi trở thành một nghệ sĩ.

Toàn Quyền Pháp tại Algérie lúc bấy giờ là Louis Tirman, một cựu y sĩ và anh hùng trong trận chiến tranh Pháp-Đức 1870, cũng dành cho cựu hoàng sự ưu ái đặc biệt.

Ngày 24 tháng 1, ông mời Hàm Nghi ăn cơm gia đình và cử hẳn một sĩ quan là đại uý de Vialar đặc biệt coi sóc việc trợ giúp nhà vua. Sau đó, toàn quyền Timan còn đặc cách cấp cho Hàm Nghi căn biệt thự sang trọng mang tên là “Villa des Pins,” tại làng El-Bekir, một khu lịch sự cách trung tâm thủ đô Alger khoảng 5 cây số. Đây là nơi Tướng De Gaulle, Chủ tịch Phong Trào Kháng Chiến Pháp từng trú ngụ trong thập niên 1940. Ít lâu sau đó, Toàn tuyền Pháp là Đại tướng Georges Catroux cũng cư ngụ tại biệt thự này. Như vậy rõ ràng Villa des Pins là một biệt thự thuộc loại sang trọng nhất tại Alger. Vua Hàm Nghi gọi Villa des Pins là “Biệt thự Hiên Tùng” và đã cư ngụ tại đó trong hơn 15 năm cho đến sau khi lập gia đình vào năm 1906, mới dời về một biệt thự khác được vua đặt tên là “Villa Gia Long”.

Một cuốn sách Pháp ấn hành năm 1900, nhan đề “Le Laos et Le Protectorat Francais”, tác giả Gosselin, một cựu cao uỷ Pháp tại Đông Dương, đã viết về vua Hàm Nghi và phong trào Cần Vương tại Việt Nam. Sách đã dành một chương “La Cour d’Annam en fuite dans la province,” có đoạn kể về cựu hoàng Hàm Nghi tại Alger, như sau:

“Cựu hoàng Hàm Nghi, ngày nay được mọi người gọi là “Hoàng Tử Xứ Annam,” cư ngụ tại Biệt thự Villa des Pins trong làng El Biar, trên những ngọn đồi rực rỡ Mustapha Thượng ở cách thủ đô Alger chừng vài cây số. Ông sống ở đây trong sự cô tịch, chỉ đón tiếp một vài người bạn thân tình mà có lẽ những cảm tình của họ đã giúp cho ông chịu đựng được những nỗi thống khổ khắt khe của cuộc sống lưu đày nơi xứ người. Có lẽ không ai mô tả được về vị hoàng tử này khéo hơn là nhà vẽ hoạ đồ nổi tiếng De Varigny trong một bài được đăng trên báo Le Temps vào tháng 12 năm 1894:

“Tấm danh thiếp mang hàng chữ “Hoàng Tử Annam,” chỉ có vậy thôi, nhưng đối với tôi thì mang thật nhiều ý nghiã vì qua một người bạn, ông ta đã chấp thuận đón tiếp tôi vào ngày hôm sau.

Rời Alger, chiếc xe hơi leo từ từ lên cao nguyên Sahel hướng về vùng đồi núi Mustapha Supérieur. Ngay khi chúng tôi lên đồi, nhìn về phiá trước, cảnh vật càng lúc càng mở rộng và đẹp lộng lẫy, nhìn về sau lưng, thành phố Alger màu trắng nổi bật lên giữa màu xanh của biển Điạ Trung Hải với những cánh buồm màu trắng tựa như những đôi cánh của đàn chim hải âu đang cất cánh tung trời.

Khi đến làng El Biar, chiếc xe ngừng lại trước cổng sắt của một ngôi nhà mang tấm biển “Villa des Pins.” Một con đường nhỏ hai bên là hai rặng thông già chạy dài đến một ngôi nhà kiến trúc theo kiểu mauresque (kiểu của người Maures ở Bắc Phi), một ngôi nhà đơn giản nhưng rộng rãi đằng sau một cái sân rộng đầy những luống hoa rất đẹp.

Đó là nơi mà Hàm Nghi, Hoàng Tử Xứ Annam đang sinh sống. Ông ta đã ở đó từ năm năm qua và dường như vào trạc 24 tuổi. Tuổi thật của ông ta, ông ta không thèm để ý đến hay là chỉ muốn cố tình giấu đi vì có ích lợi gì mà nhớ đến con số của những năm tháng lưu đày! Khi hỏi về thời thơ ấu, ông ta giữ im lặng, về thời trưởng thành thì thật là bi đát khi ông ta nghĩ đến thời gian khi mới còn là một thiếu niên trẻ tuổi, ông ta được thừa kế ngai vàng rồi chẳng bao lâu sau đó phải bôn đào qua khắp nẻo đường đất nước của ông đang bị xâm chiếm…

“Khi đặt chân xuống vùng đất Phi châu thuộc Pháp này, một quốc gia mà cái tên ông ta cũng chưa hề được biết đến, ông ta đã từ chối không thèm học cái ngôn ngữ của những người đã giam cầm ông, ông đã tự giam mình trong một sự câm lặng kiên cường…”

Đúng ngày quân Pháp đưa Đồng Khánh lên ngôi vua, tại chiến khu Tân Sở, Tôn Thất Thuyết cho ban hành hịch Cần Vương do vua Hàm Nghi ký tên. Lời kêu gọi được khắp nơi hưởng ứng. Riêng ở Hà Tĩnh, Lê Ninh và ấm Võ đã lãnh đạo thân hào, nhân sĩ và nhân dân chiếm tỉnh thành, bắt Trịnh Văn Báu, giết Lê Đạt là những người chống lại phong trào Cần Vương.Bấy giờ quân của Đề đốc là Lê Trực đóng ở mạn Thanh Thuỷ, thuộc huyện Tuyên Chánh; quân của Tôn Thất Đạm là con của Tôn Thất Thuyết đóng ở ngàn Hà Tĩnh, về hạt Kỳ Anh và Cẩm Xuyên, chia nhau phòng thủ và tấn công lực lượng Pháp trong vùng. Còn Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Phạm Tuân thì phò vua Hàm Nghi ở mạn huyện Tuyên Hoá.Tại căn cứ địa lãnh đạo phong trào Cần Vương, vua Hàm Nghi được Tôn Thất Thuyết cử con là Tôn Thất Thiệp hộ giá bảo vệ. Cuộc chiến đấu Cần Vương tiếp tục được 3 năm, cho đến tháng Chín năm Mậu Tý (1888). Quân Pháp cử Đại uý Mouteaux chỉ huy đánh dẹp hoài không xong, đang nản chí xin rút quân. Đúng lúc ấy, bỗng có tên suất đội Nguyễn Đình Tình, hầu cận vua Hàm Nghi, ra hàng ở đồn Đồng Cả, khai rõ tình cảnh cùng chỗ vua đóng. Trong đoàn hộ giá vua Hàm Nghi còn có Trương Quang Ngọc, con một viên quan đã từng bị triều đình đày lên làng Vè, sẵn sàng ra hàng. Bọn Pháp bèn sai tên Tình đem thư lên dụ hàng tên Ngọc. Sau đó, cả hai tình nguyện xin đi bắt vua Hàm Nghi.Mười giờ đêm ngày 26 tháng 9 năm 1888, Ngọc và Tình đem hơn 20 lính Mường vào bao vây lều tranh của vua Hàm Nghi trên bờ khe Tả Bảo. Nghe ngoài có tiếng động, quan Thống chế Nguyễn Thuý và con trai ông, 45 tuổi giữ chức Tham biện Nội các, chạy ra, bị tên Ngọc đâm chết. Tôn Thất Thiệp, con út Tôn Thất Thuyết còn đang ngủ, hoảng hốt cầm gươm nhảy ra cũng bị một tên lính Mường phóng ngọn giáo vào ngực chết ngay. Bọn Ngọc bắt được vua Hàm Nghi, đưa đến đồn Thanh Lang, nộp cho viên đại uý coi đồn là Baoulangier. Sau đó, người Pháp chuyển vua Hàm Nghi qua Bố Trạch rồi vào Đồng Hới và tới cửa Thuận An ngày 22 tháng 11 năm 1888. Chiều 25 tháng 11 năm 1888, nhà vua bị đưa xuống tàu La Comète vào Sài Gòn rồi ngày 12 tháng 12 năm 1888, đưa lên tàu Biên Hòa lưu đày sang Phi châu.Người Pháp chọn ba người để đi theo nhà vua: một thông ngôn tiếng Pháp, một người hầu và một đầu bếp. Họ cũng bắt triều đình Huế trợ cấp cho nhà vua mỗi năm 25,000 đồng quan, tương đương với 4,981 đồng bạc, để sinh sống nơi xứ người. Theo sử gia Fourniau thì đó là một số tiền rất lớn đối với người Việt Nam thời đó nếu so với một người ở tước quận công chỉ được lãnh có khoảng 200 đồng và 200 phương gạo.Chiều chủ nhật, 13 tháng 1 năm 1889, tàu Biên Hoà đến thủ đô Alger của Algérie.Cựu hoàng Hàm Nghi lúc này vừa đúng 18 tuổi, được đông đảo giới chức Pháp đón tiếp trân trọng, đưa về tạm trú tại L’hôtel de la Régence (Tòa nhiếp chính).Theo nhà văn Jules Roy, tác giả “Les Cheveaux du Soleil” (Những con tuấn mã của mặt trời), một bộ tiểu thuyết gồm 6 cuốn viết về những chuyện xưa tích cổ của người Pháp tại xứ Algérie hồi thế kỷ thứ 19, về sau được quay thành phim bộ truyền hình, thì Cựu hoàng Hàm Nghi đã được giới thượng lưu trí thức và qúy tộc đón tiếp vô cùng nồng hậu ngay từ khi nhà vua mới đặt chân lên xứ Phi Châu này. Một trong những nhân vật Pháp đi đón ông vua bị lưu đày là Nam tước De Vialar, chủ nhân khu đồn điền rộng lớn nhất tại vùng Fort-de-L’Eau kế cận thủ đô Alger. De Vialar thuộc dòng dõi của vị nam tước đã đi tiền phong trong việc mở mang và khai thác thuộc địa Algérie cho nước Pháp. Gia đình của ông được xem như là qúy tộc, giàu có, danh vọng và có uy tín nhất tại Algérie. Ông cũng là cháu ruột của bà Thánh Emilie de Vialar, người khai sáng “Dòng Nữ Tu St Joseph of the Apparition”.Khi thấy ông vua bị lưu đầy từ trên tầu bước xuống run lên vì lạnh, Nam tước De Vialar đã cởi ngay chiếc áo choàng ông đang mặc phủ lên người nhà vua. Cùng đi đón Hàm Nghi còn có viên Đại Tá Tư Lệnh Pháp tại Alger, dẫn theo cô con gái Blache, người sau này sẽ mở đường cho Hàm Nghi trở thành một nghệ sĩ.Toàn Quyền Pháp tại Algérie lúc bấy giờ là Louis Tirman, một cựu y sĩ và anh hùng trong trận chiến tranh Pháp-Đức 1870, cũng dành cho cựu hoàng sự ưu ái đặc biệt.Ngày 24 tháng 1, ông mời Hàm Nghi ăn cơm gia đình và cử hẳn một sĩ quan là đại uý de Vialar đặc biệt coi sóc việc trợ giúp nhà vua. Sau đó, toàn quyền Timan còn đặc cách cấp cho Hàm Nghi căn biệt thự sang trọng mang tên là “Villa des Pins,” tại làng El-Bekir, một khu lịch sự cách trung tâm thủ đô Alger khoảng 5 cây số. Đây là nơi Tướng De Gaulle, Chủ tịch Phong Trào Kháng Chiến Pháp từng trú ngụ trong thập niên 1940. Ít lâu sau đó, Toàn tuyền Pháp là Đại tướng Georges Catroux cũng cư ngụ tại biệt thự này. Như vậy rõ ràng Villa des Pins là một biệt thự thuộc loại sang trọng nhất tại Alger. Vua Hàm Nghi gọi Villa des Pins là “Biệt thự Hiên Tùng” và đã cư ngụ tại đó trong hơn 15 năm cho đến sau khi lập gia đình vào năm 1906, mới dời về một biệt thự khác được vua đặt tên là “Villa Gia Long”.Một cuốn sách Pháp ấn hành năm 1900, nhan đề “Le Laos et Le Protectorat Francais”, tác giả Gosselin, một cựu cao uỷ Pháp tại Đông Dương, đã viết về vua Hàm Nghi và phong trào Cần Vương tại Việt Nam. Sách đã dành một chương “La Cour d’Annam en fuite dans la province,” có đoạn kể về cựu hoàng Hàm Nghi tại Alger, như sau:”Cựu hoàng Hàm Nghi, ngày nay được mọi người gọi là “Hoàng Tử Xứ Annam,” cư ngụ tại Biệt thự Villa des Pins trong làng El Biar, trên những ngọn đồi rực rỡ Mustapha Thượng ở cách thủ đô Alger chừng vài cây số. Ông sống ở đây trong sự cô tịch, chỉ đón tiếp một vài người bạn thân tình mà có lẽ những cảm tình của họ đã giúp cho ông chịu đựng được những nỗi thống khổ khắt khe của cuộc sống lưu đày nơi xứ người. Có lẽ không ai mô tả được về vị hoàng tử này khéo hơn là nhà vẽ hoạ đồ nổi tiếng De Varigny trong một bài được đăng trên báo Le Temps vào tháng 12 năm 1894:”Tấm danh thiếp mang hàng chữ “Hoàng Tử Annam,” chỉ có vậy thôi, nhưng đối với tôi thì mang thật nhiều ý nghiã vì qua một người bạn, ông ta đã chấp thuận đón tiếp tôi vào ngày hôm sau.Rời Alger, chiếc xe hơi leo từ từ lên cao nguyên Sahel hướng về vùng đồi núi Mustapha Supérieur. Ngay khi chúng tôi lên đồi, nhìn về phiá trước, cảnh vật càng lúc càng mở rộng và đẹp lộng lẫy, nhìn về sau lưng, thành phố Alger màu trắng nổi bật lên giữa màu xanh của biển Điạ Trung Hải với những cánh buồm màu trắng tựa như những đôi cánh của đàn chim hải âu đang cất cánh tung trời.Khi đến làng El Biar, chiếc xe ngừng lại trước cổng sắt của một ngôi nhà mang tấm biển “Villa des Pins.” Một con đường nhỏ hai bên là hai rặng thông già chạy dài đến một ngôi nhà kiến trúc theo kiểu mauresque (kiểu của người Maures ở Bắc Phi), một ngôi nhà đơn giản nhưng rộng rãi đằng sau một cái sân rộng đầy những luống hoa rất đẹp.Đó là nơi mà Hàm Nghi, Hoàng Tử Xứ Annam đang sinh sống. Ông ta đã ở đó từ năm năm qua và dường như vào trạc 24 tuổi. Tuổi thật của ông ta, ông ta không thèm để ý đến hay là chỉ muốn cố tình giấu đi vì có ích lợi gì mà nhớ đến con số của những năm tháng lưu đày! Khi hỏi về thời thơ ấu, ông ta giữ im lặng, về thời trưởng thành thì thật là bi đát khi ông ta nghĩ đến thời gian khi mới còn là một thiếu niên trẻ tuổi, ông ta được thừa kế ngai vàng rồi chẳng bao lâu sau đó phải bôn đào qua khắp nẻo đường đất nước của ông đang bị xâm chiếm…”Khi đặt chân xuống vùng đất Phi châu thuộc Pháp này, một quốc gia mà cái tên ông ta cũng chưa hề được biết đến, ông ta đã từ chối không thèm học cái ngôn ngữ của những người đã giam cầm ông, ông đã tự giam mình trong một sự câm lặng kiên cường…”

10-content10-content

Trong vườn ngôi nhà lưu đầy được đặt tên là “Biệt Thự Gia Long” ở Alger, cựu hoàng Hàm Nghi có một am thờ.
Đây là nơi ông thường một mình lui tới.
Vườn rộng có nhiều tượng lớn do chính Hàm Nghi tự điêu khắc.

“Biệt thự Gia Long” hiện đang là Toà Đại Sứ Nga, địa chỉ là số 7, Chemin du Prince d’Annam, Alger. -Đường Ông Hoàng An Nam, Alger.

Số phận những tác phẩm điêu khắc lớn của ông vua Cần Vương lâu nay chưa thấy ai hỏi đến, dù nhà nước Việt Nam từ lâu có sẵn quan hệ tốt với cả Algerie lẫn Nga.

Con cá chép của tôi mở miệng

Tác giả bài báo Le Temp chỉ đến Villa des Pins thăm Hàm Nghi một lần. Blache, con gái viên đại tá tư lệnh Pháp Alger, một cô gái Pháp trẻ trung tử tế đã có dịp chăm sóc chàng hoàng tử An Nam cả năm. Sau đây là lời tường thuật của cô:

” Vào một buổi chiều, tàu Biên Hoà (chở vua Hàm Nghi) cập bến, chờ làm thủ tục, tôi theo cha ra đón ông Hoàng nhỏ bé ấy. Không hiểu sao tôi cảm thấy một nỗi buồn man mác động lòng trắc ẩn. Dưới bóng chiều chập chờn, con tàu nhả khói phì phì dường như muốn rút vơi nỗi nhọc nhằn trong cuộc hành trình. Một bóng đen nho nhỏ tựa vào lan can, đăm đăm nhìn ra phía chân trời. Người nghĩ gì” Điều chắc chắn là nỗi căm hơn người Pháp chúng tôi đang hừng hực dâng lên như những lớp sóng vô tận đuổi nhau ra khơi chẳng hay có về đến Tổ quốc thiêng liêng của Người không”

Nỗi bất bình chiếm lĩnh trí óc tôi. Lòng thương vô hạn đối với con người nhỏ bé ấy sớm bị nanh vuốt cú diều cuỗm đi xa tổ ấm, xa bầu bạn, xa những người thân làm tôi băn khoăn thao thức: “Ta phải sửa chữa lỗi lầm này!” . Cha tôi chế nhạo tôi đến phát khóc, nhưng cũng khen tôi có trái tim vàng.

Tôi yêu cầu cha tôi đề đạt với phủ Toàn quyền cho tôi được trông nom, săn sóc Người và đã được chấp thuận. Tôi từ bỏ ý định tiếp tục học khoa luật, quanh quẩn bên con chim nhỏ bé của tôi. Buồn thay! Con chim đã quên tiếng hót, âm thầm như cá chép, không nói năng, đòi hỏi gì. Tình trạng ấy kéo dài mấy tháng, tôi xoay xở đủ cách cũng vô hiệu.

Một buổi nào đó, trăng luồn song cửa. Ôi! Trăng kia mơ màng, ảm đạm làm sao. Tôi ngồi trước dương cầm. Xin giới thiệu tôi là một nhạc công tồi, nhưng lúc ấy tôi cảm thấy cây đàn run run lên, dìu dặt, ai oán. Nỗi buồn lướt trên phím như tiếng nức nở của con tim, khi vút lên căm thù sôi sục. Tôi không nhớ đã chơi bản nhạc nào, điều đó không quan trọng. Đây là khúc nhạc lòng tôi, tấm lòng vị tha đầy nỗi bất bình và thương cảm. Tiếng đàn dứt, tôi ngoảnh lại thấy Người đứng sau lưng tôi, cặp mắt long lanh. Tôi hỏi: ” Hoàng tử có ưa không” Người gật đầu. “Có thích học đàn không”” Người lại gật đầu. Tôi sung sướng hôn người. Từ đó con cá chép của tôi mở miệng. Có lẽ đó là hạnh phúc lớn nhất đời tôi.
(Trích Theo Wikipedia)

Theo ông Nguyễn Ngọc Giao, một tác giả từng nghiên cứu về Vua Hàm Nghi, thì cùng thời điểm mà cô Blache đề cập, thì ngoài âm nhạc, chàng hoàng tử An Nam còn có cơ duyên bắt đầu học hỏi về hội hoạ, điêu khắc.

Cuối năm 1889, Đại úy Vialar (người được Toàn quyền Tirman cử đến coi sóc Hàm Nghi) trông thấy những hình vẽ của cựu hoàng, tuy không theo luật phối cảnh của hội họa Âu châu, nhưng rất tinh tế và sinh động nên ngày 15 tháng 11 năm 1889, de Vialar đưa hoạ sĩ Reynaud – giải nhất Rô ma – tới thăm Hàm Nghi và đề nghị nếu cựu hoàng muốn, Reynaud có thể dạy hội họa Âu châu cho ông. Hàm Nghi nhận lời ngay cũng như nhận lời học tiếng Pháp sau 10 tháng đầu từ chối…

Sau một thời gian, Hàm Nghi còn học thêm các môn đánh kiếm, thể dục và hội nhập vào xã hội thượng lưu Alger. Thế là chàng thanh niên 18 tuổi say mê lao vào hội họa. Mỗi tuần, thầy Reynaud đến dạy hai lần vào thứ ba và thứ sáu. Hàm Nghi tiến bộ nhanh chóng, thấy rõ từng ngày… Ngày nào cũng đi vẽ cả buổi, bất chấp thời tiết, đến nỗi bệnh sốt rét (từ núi rừng chiến khu ở Việt Nam) tái phát…

Hoạ sĩ Marius Reynaud (1860-1935), giải khôi nguyên hội hoạ La Mã, sinh tại Marseille nhưng định cư tại Algerie, là giáo sư dạy hội hoạ tại trường Cao Đẳng Mỹ thuật tại Alger. Ngoài việc học vẽ với Maurius Reynaud, Hàm Nghi còn học tạc tượng với nhà điêu khắc lừng danh của Pháp là Auguste Rodin (1840 -1917).

Là môn sinh đặc biệt của những bậc thầy hội hoạ điêu khắc Pháp, không có gì đáng ngạc nhiên khi Hàm Nghi thực sự trở thành một nghệ sĩ được giới văn học nghệ thuật đương thời quí trọng.

11111212
Hôn lễ của Vua Hàm Nghi và tiểu thư Marcelle Lola được coi là sự kiện văn hoá đặc biệt tại Algerie. Hình ảnh đám cưới được in thành bưu thiếp.

Hình từ trên: Hôn lễ cử hành trong thánh đường Toà Tổng Giám Mục. Dù không được mời dự, dân chúng Alger vẫn nô nức tụ tập đông đảo phía ngoài để theo dõi. Sau hôn lễ, chú rể hoàng tử An Nam và cô dâu iểu thư Pháp khi bước ra được đặc biệt hâm mộ.

Hình trang bên: Ông hoàng An Nam và vị vương phi người Pháp di chuyển trong thành phố bằng xe song mã.

1313Trần Đông Phong (1937-2009), tên thật Trần Đức Thắng, là tác giả sách “10 Ngày Cuối Cùng của Việt Nam Cộng Hoà”, bestseller 2006. Báo xuân Việt Báo năm 2008, ông có bài “Quan hệ Việt-Mỹ đầu tiên: Hoàng Tử Cảnh và Thomas Jefferson”.

Thời Việt Nam Cộng Hoà tại miền Nam, Trần Đông Phong là nhà giáo, nhà báo, một chuyên viên liênlạc quốc tế: 1964, sĩ quan giảng viên trường Sinh Ngữ Quân Đội”; 1971, chủ bút nguyệt san Anh ngữ “Free Front”, làm việc cho tổ chức Liên Hiệp Nghị Sĩ Á Châu (Asian Parlementarian’s Union), đặc phái viên của hãng thông tấn CNA (Central News Agency, Taipei), đồng thời là bỉnh bút cho các nhật báo Dân Việt, Sống, Hoà Bình…

Định cư tại Mỹ từ 1975, ông hoạt động trong nhiều tổ chức văn hoá, xã hội Hoa Kỳ, giúp định cư dân tị nạn. Công việc sau cùng: làm việc trong dự án thống kê “Census 2010” thuộc Census of America.

Từng làm việc tại Tây Âu và Bắc Phi, Trần Đông Phong đã nhiều lần tới Alger, nơi vua Hàm Nghi bị lưu đầy,thu thập dữ kiện. Ông đã thuyết trình về đề tài vua Hàm Nghi và đang viết thành sách thì ông đột ngột từ trần ngày 24- 12-2009.

Bài viết về vua Hàm Nghi trong báo xuân năm nay là những trang sách dang dở của Trần Động Phong, do Việt Báo trích lược và biên tập bổ xung.


Thượng khách của giới qúy tộc Pháp ở Alger

Nơi hội họp tiêu biểu nhất tại Alger cuối thế kỷ 19 là tư gia của ông bà Nam tước Jules “Alfred” de Vialar, người đã mở áo choàng của mình khoác cho Hàm Nghi khi ông vua bị lưu đầy vừa từ trên tầu bước xuống. Bà Nam tước de Vialar -nhũ danh Berthe Alexandrine Patricot – lại là người giàu có, yêu văn chương, nghệ thuật thường tổ chức những buổi họp bạn văn chương nghệ thuật, thể thao tại tư gia của ông bà. Một trong những người nổi tiếng tại “salon” của bà Nam tước De Vialar là Bà Hoàng Ranavalo, cựu Nữ Hoàng của Đảo quốc Madagascar cũng đang sống lưu vong tại Alger.

Tác giả bài báo Le Temp chỉ đến Villa des Pins thăm Hàm Nghi một lần. Blache, con gái viên đại tá tư lệnh Pháp Alger, một cô gái Pháp trẻ trung tử tế đã có dịp chăm sóc chàng hoàng tử An Nam cả năm. Sau đây là lời tường thuật của cô:Theo ông Nguyễn Ngọc Giao, một tác giả từng nghiên cứu về Vua Hàm Nghi, thì cùng thời điểm mà cô Blache đề cập, thì ngoài âm nhạc, chàng hoàng tử An Nam còn có cơ duyên bắt đầu học hỏi về hội hoạ, điêu khắc.Cuối năm 1889, Đại úy Vialar (người được Toàn quyền Tirman cử đến coi sóc Hàm Nghi) trông thấy những hình vẽ của cựu hoàng, tuy không theo luật phối cảnh của hội họa Âu châu, nhưng rất tinh tế và sinh động nên ngày 15 tháng 11 năm 1889, de Vialar đưa hoạ sĩ Reynaud – giải nhất Rô ma – tới thăm Hàm Nghi và đề nghị nếu cựu hoàng muốn, Reynaud có thể dạy hội họa Âu châu cho ông. Hàm Nghi nhận lời ngay cũng như nhận lời học tiếng Pháp sau 10 tháng đầu từ chối…Sau một thời gian, Hàm Nghi còn học thêm các môn đánh kiếm, thể dục và hội nhập vào xã hội thượng lưu Alger. Thế là chàng thanh niên 18 tuổi say mê lao vào hội họa. Mỗi tuần, thầy Reynaud đến dạy hai lần vào thứ ba và thứ sáu. Hàm Nghi tiến bộ nhanh chóng, thấy rõ từng ngày… Ngày nào cũng đi vẽ cả buổi, bất chấp thời tiết, đến nỗi bệnh sốt rét (từ núi rừng chiến khu ở Việt Nam) tái phát…Hoạ sĩ Marius Reynaud (1860-1935), giải khôi nguyên hội hoạ La Mã, sinh tại Marseille nhưng định cư tại Algerie, là giáo sư dạy hội hoạ tại trường Cao Đẳng Mỹ thuật tại Alger. Ngoài việc học vẽ với Maurius Reynaud, Hàm Nghi còn học tạc tượng với nhà điêu khắc lừng danh của Pháp là Auguste Rodin (1840 -1917).Là môn sinh đặc biệt của những bậc thầy hội hoạ điêu khắc Pháp, không có gì đáng ngạc nhiên khi Hàm Nghi thực sự trở thành một nghệ sĩ được giới văn học nghệ thuật đương thời quí trọng.Hôn lễ của Vua Hàm Nghi và tiểu thư Marcelle Lola được coi là sự kiện văn hoá đặc biệt tại Algerie. Hình ảnh đám cưới được in thành bưu thiếp.Hình từ trên: Hôn lễ cử hành trong thánh đường Toà Tổng Giám Mục. Dù không được mời dự, dân chúng Alger vẫn nô nức tụ tập đông đảo phía ngoài để theo dõi. Sau hôn lễ, chú rể hoàng tử An Nam và cô dâu iểu thư Pháp khi bước ra được đặc biệt hâm mộ.Hình trang bên: Ông hoàng An Nam và vị vương phi người Pháp di chuyển trong thành phố bằng xe song mã.Trần Đông Phong (1937-2009), tên thật Trần Đức Thắng, là tác giả sách “10 Ngày Cuối Cùng của Việt Nam Cộng Hoà”, bestseller 2006. Báo xuân Việt Báo năm 2008, ông có bài “Quan hệ Việt-Mỹ đầu tiên: Hoàng Tử Cảnh và Thomas Jefferson”.Thời Việt Nam Cộng Hoà tại miền Nam, Trần Đông Phong là nhà giáo, nhà báo, một chuyên viên liênlạc quốc tế: 1964, sĩ quan giảng viên trường Sinh Ngữ Quân Đội”; 1971, chủ bút nguyệt san Anh ngữ “Free Front”, làm việc cho tổ chức Liên Hiệp Nghị Sĩ Á Châu (Asian Parlementarian’s Union), đặc phái viên của hãng thông tấn CNA (Central News Agency, Taipei), đồng thời là bỉnh bút cho các nhật báo Dân Việt, Sống, Hoà Bình…Định cư tại Mỹ từ 1975, ông hoạt động trong nhiều tổ chức văn hoá, xã hội Hoa Kỳ, giúp định cư dân tị nạn. Công việc sau cùng: làm việc trong dự án thống kê “Census 2010” thuộc Census of America.Từng làm việc tại Tây Âu và Bắc Phi, Trần Đông Phong đã nhiều lần tới Alger, nơi vua Hàm Nghi bị lưu đầy,thu thập dữ kiện. Ông đã thuyết trình về đề tài vua Hàm Nghi và đang viết thành sách thì ông đột ngột từ trần ngày 24- 12-2009.Bài viết về vua Hàm Nghi trong báo xuân năm nay là những trang sách dang dở của Trần Động Phong, do Việt Báo trích lược và biên tập bổ xung.Nơi hội họp tiêu biểu nhất tại Alger cuối thế kỷ 19 là tư gia của ông bà Nam tước Jules “Alfred” de Vialar, người đã mở áo choàng của mình khoác cho Hàm Nghi khi ông vua bị lưu đầy vừa từ trên tầu bước xuống. Bà Nam tước de Vialar -nhũ danh Berthe Alexandrine Patricot – lại là người giàu có, yêu văn chương, nghệ thuật thường tổ chức những buổi họp bạn văn chương nghệ thuật, thể thao tại tư gia của ông bà. Một trong những người nổi tiếng tại “salon” của bà Nam tước De Vialar là Bà Hoàng Ranavalo, cựu Nữ Hoàng của Đảo quốc Madagascar cũng đang sống lưu vong tại Alger.

14-content14-content

Một nhà nghiên cứu về Algérie cho biết rằng:

“Bà Nam tước Alfred de Vialar là một người đàn bà thông minh, cương nghị và là một người bạn của giới văn học nghệ thuật. Bà được xem như là vị chủ tịch của xã hội thượng lưu tại Alger (la haute société algéroise) từ những năm đầu của nền Đệ Tam Cộng Hoà Pháp (từ 1870). Để có thể được mời tham dự vào những buổi họp mặt trong những salons của bà Nam Tước de Vialar, ngoài những người thuộc dòng dõi thế gia vọng tộc thì những người khác ít nhất cũng phải thuộc thành phần trí thức, thậm chí có nhiều người đã phải học cho thuộc cả 12 thành quả của Hercules để được mời…”

Không rõ Vua Hàm Nghi bắt đầu tham dự những buổi sinh hoạt tại nhà bà Nam tước De Vialar từ bao giờ, tuy nhiên nhà văn Jules Roy cho biết sự hiện diện của nhà vua trong một cuộc họp mặt tại “salon” của bà Nam tước như sau:

“…Ông Đại tá chỉ cho tôi bà Hoàng Ranavalo phì nộn với gương mặt tròn như một vầng trăng màu cà phê sữa bao trùm bởi một nỗi buồn xa xứ. Người ngồi trong im lặng bên cạnh bà là “Le Prince d’Annam” (Hoàng Tử Annam). Chính bản thân ông ta cũng là một kẻ bị lưu đày, người mảnh khảnh nhỏ bé, trên đầu đội một chiếc khăn (đóng) màu đen dường như đang run rẩy vì lạnh trong chiếc áo dài cũng màu đen và quần xa tanh màu trắng. Mối tình cảm sâu đậm giữa ông Hoàng Tử Xứ Annam với gia đình Nam Tước de Vialar có lẽ bắt nguồn từ một cử chỉ của Nam Tước khi ông đích thân cởi chiếc áo choàng đang mặc trên người để khoác lên đôi vai gầy của ông hoàng bị lưu đày đang run rẩy vì lạnh vào buổi sáng đầu tiên khi ông hoàng này mới đặt chân lên đất Algérie…

Một người khách quen thuộc có mặt gần như thường xuyên tại các buổi họp mặt của bà Nam tước De Vialar là ông Louis Tirman, Toàn quyền Pháp tại Algérie. Toàn quyền Tirman là bạn thân của ông bà Nam tước De Vialar nên đã đối xử với Hoàng Tử Xứ Annam, như một vị khách quý tại thuộc điạ Algérie chứ không phải là một người tù bị lưu đày.

Cũng chính từ salon nhà Nam Tước De Vialar đã có tình yêu và tình bạn đặc biệt với giới văn học nghệ sĩ quốc tế.

Mối Tình Việt-Pháp: Hàm Nghi-Marcelle Lalo

Vào những năm cuối của thế kỷ thứ XIX, thẩm phán Francois Lalo, dòng dõi thế gia tại miền Nam nước Pháp, được thuyên chuyển sang Alger giữ chức vụ Chánh biện lý Toà thượng thẩm Alger.

Quan toà Lalo goá vợ, chỉ có một tiểu thư tên là Marcelle Aimée Léonie Lalo, sinh năm 1884. lúc sang Algérie mới chừng khoảng 16 tuổi.

Là viên chức đứng hàng đầu của ngành tư pháp thuộc địa tại Algérie, quan toà Lalo thường cùng con gái lui tới tham dự những buổi tiếp tân tại nhà bà Nam tước de Vialar và gặp chàng hoàng tử An Nam tại đây.

Đây là lúc Hàm Nghi đã sống tại Alger hơn mười năm, nói tiếng Pháp không thua gì người Pháp, được mọi người trong giới văn chương thượng lưu ở Alger mến mộ. Phong cách chàng Hoàng tử Annam trong sinh hoạt tại salon của bà Nam tước de Vialar dần dà chinh phục trái tim cô tiểu thư phương tây, dù chàng lớn hơn nàng đến 13 hay 14 tuổi. Mối tình cảm ngày càng sâu đậm, họ trở thành “ý trung nhân” rồi sau đó được phép ông Lalo cho làm lễ đính hôn.

Ngày 4 tháng 11 năm 1904, quan toà Francois Lalo đứng ra làm chủ hôn cho con gái Marcelle Lalo và cựu hoàng Hàm Nghi trong một hôn lễ trọng thể tại thánh đường của Toà Tổng giám mục Alger. Ngày lễ cưới, cô dâu Lalo mặc áo cưới màu trắng cổ truyền của Tây phương, chú rể đầu đội khăn đóng, mặc áo dài đen cổ truyền của quê hương mà ông đã bị cưỡng bách rời bỏ cách đó mười lăm năm.

Theo bài báo “Le Mariage du Prince d’Annam” -Đám Cưới của Hoàng Tử Annam- của phóng viên Gérard Dupeyrot, đây là một sự kiện lịch sử đối với cả người Pháp và người dân tại thủ đô Alger vào thời điểm đó nên dù không được mời vào dự lễ bên trong thánh đường, họ cũng đã kéo đến trước sân ngôi nhà đối diện nhà thờ để chờ được chiêm ngưỡng tân lang và tân giai nhân khi họ bước ra khỏi thánh đường. Hình ảnh đám cưới đặc biệt này được chụp lại làm nhiều tấm bưu ảnh – cartes postales- rất được ưa chuộng.

Bà Marcelle Lalo theo đạo Thiên Chúa giáo còn Vua Hàm Nghi thì vẫn giữ tôn giáo truyền thống của đất nước. Tuy nhiên ông vẫn thường đưa bà đi lễ ở nhà thờ Thánh Philippe, tức là nhà thờ của toà Tổng Giám mục Alger. Chính vị Tổng Giám mục Alger đã ban phép lành cho Vua Hàm Nghi và cô Marcelle Lalo, kể từ đó được gọi là “La Princesse d’Annam” tức là Vương phi của nước Annam, vợ của Hoàng tử Annam.

Vua Hàm Nghi và bà Marcelle Lalo sống trong hạnh phúc cho đến ngày nhà vua từ giã cõi đời tại Alger vào năm 1944, hưởng thọ 73 tuổi.

Đệ nhất nữ sĩ Pháp và Vua Hàm Nghi

Cũng từ salon nhà Nam Tước De Vialar, vua Hàm Nghi có dịp quen biết giới văn học nghệ thuật trong số này có Pierre Louys, nhà thơ nổi tiếng về đồng tính luyến ái. Năm 1900, nhà vua được Pierre Louys giới thiệu với một nhân vật đặc biệt: Judith Gautier, đệ nhất nữ sĩ Pháp, và sau đó biết thêm nữ hoạ sĩ Suzanne Meyer- Zundel.

Mối giao tình đặc biệt này được ông Nguyễn Ngọc Giao, một nhà nghiên cứu tại Pháp, đề cập chi tiết qua bài “Hàm Nghi Nghệ Sĩ.”

“Judith Gautier là con gái của văn hào Théophile Gautier. Bà là người tài sắc vẹn toàn nổi bật trên văn đàn thời ấy, (từng làm mê mẩn những người như nhà văn Victor Hugo, nhạc sĩ Richard Wagner v.v.) và tác giả của 50 tác phẩm. Bà viết tiểu thuyết, làm thơ, dịch thơ Đường, sáng tác kịch và nặn tượng (điêu khắc). Bà cũng là người phụ nữ đầu tiên được bầu vào Hàn lâm viện Goncourt từ năm 1910, trước Colette 35 năm. Bà học chữ Hán, say mê các nền văn hoá Á Đông và đã dịch hoặc phóng tác những tác phẩm Trung Hoa, Nhật Bản, Ấn Độ. Điều ít ai được biết là ba năm trước khi quen biết với Hàm Nghi, bà đã sáng tác một chuyện ngắn “Ông Hoàng thủ cấp máu đỏ” mà chủ đề là cuộc kháng chiến của Hai Bà Trưng (truyện này được đăng trên bán nguyệt san La Revue de Paris số đề ngày 15-12-1897.)

Trong những năm đầu thế kỷ thứ 20, Judith Gautier có viết một vở kịch thơ “Les Portes Rouges (Những cánh cửa đỏ) trong đó có nhiều bài thơ thể hiện tình cảm và sự trân quí của bà dành cho vua Hàm Nghi.(Đoạn thơ tiêu biểu của J. Gautier do ông Nguyễn Ngọc Giao tuyển dịch đã được trích đăng ở đầu bài).

Theo tài liệu của ông Nguyễn Ngọc Giao thì Vua Hàm Nghi rất thân với Judith Gautier và Suzanne Meyer-Zundel. Gia đình Vua Hàm Nghi thường sang Pháp nghỉ hè và trong nhiều năm đã thuê nhà cạnh nhà bà Gautier ở thành phố Dinard ven biển Manche, kể cả sau khi bà Gautier từ trần. Năm 1914, trước ngày Đệ nhất Thế chiến bùng nổ, hai bà Gautier và Meyer-Zundel đáp tàu sang Alger chơi theo lời mời của Hoàng tử Annam và họ đã lưu lại Villa Gia Long trong hai tuần lễ. Sau khi trở về Pháp, ba năm sau thì bà Judith Gautier từ trần vào ngày 26 tháng 12 năm 1917. Vì chiến tranh đang tiếp diễn, Vua Hàm Nghi không sang Pháp tiễn đưa người bạn nghệ sĩ mà ông xem rất thân tình. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Ngọc Giao cho biết thêm:

“Ngôi mộ của bà còn mang chứng tích tình bạn hiếm có ấy. Sau khi bà Gautier mất, bà Suzanne Meyer-Zundel thấy trong phòng của bạn có mấy câu chữ Hán do chính Vua Hàm Nghi tặng. Bà không hiểu nghĩa nên đã tô vẽ lại rồi gửi sang Alger hỏi Vua Hàm Nghi. Năm 1918, Vua Hàm Nghi trả lời lại và bà Meyer-Zundel đã cho khắc hai hàng chữ đó trên nắp ngôi mộ của bạn mình.

Ở cột bên trái có ba chữ “Tử Xuân Bái” — Tử Xuân là tên hiệu của Nguyễn Phúc Ưng Lịch tức Vua Hàm Nghi, Bái là cúi chào. Cột bên cạnh là “Ngã Ma Y Gia” và phía trên là “Nhật Lai Thiên”. Với bạn bè rất thân, trong đó có Vua Hàm Nghi, bà Judith Gautier thường tự xưng là Maya, do đó Ngã Ma Y Gia có thể hiểu là “Tôi Là Maya”, còn câu “Nhật Lai Thiên” có thể hiểu là Ngày (Thiên) Ánh sáng mặt trời (Nhật) hiện ra (Lai) do vua Hàm Nghi dịch ra từ câu “La Lumière du Ciel arrive”

Judith Gautier được coi là một thiên tài về nhiều ngành văn học nghệ thuật nghệ thuật. Triết lý sống của bà là sự tự do: “Với tự do tôi sống; với tự do tôi bước vào tuổi già và với tự do tôi sẽ đi vào cõi chết” (with liberty, I live; with liberty I age and with liberty I will die.) Với triết lý và lối sống tự do phóng khoáng như trên vào cuối thế kỷ thứ XIX, Judith Gautier được rất nhiều người nổi tiếng theo đuổi, trong đó có đại văn hào Victor Hugo và nhạc sĩ Richard Wagner…

Bà bỏ công nghiên cứu và học hỏi về nhiều nguồn văn hóa và đặc biệt là văn hoá Á Đông như Trung Hoa, Nhật Bản. Bà viết đọc và viết chữ Hán dù rằng chưa bao giờ đặt chân đến Á châu. Bà cũng am hiểu về âm nhạc và có viết sách tưạ đề “Les musiques bizarres” (1900), nói về âm nhạc các nước Á Đông trong đó có Trung Hoa, Nhật Bản, Nam Dương (Java), Mã Lai và cả Đông Dương… Nhân dịp Triển lãm Quốc tế tại Paris năm 1900, bà Gautier có viết một bài về âm nhạc Việt Nam nhan đề Les chansons Annamites. Có lẽ mối giao tình giữa bà và vị Hoàng tử Annam đã thúc đẩy bà chú ý đến nền âm nhạc cổ điển của Việt Nam mà viết bài này.

1515Hình bên: Tượng Judith Gautier. Chính tay bà cũng đã tạc một bức tượng cho Vua Hàm Nghi, không rõ hiện gia đình có còn giữ được bức tượng này hay không.

Sau khi Judia Gautier mất, tình bạn giữa vua Hàm Nghi và nữ hoạ sĩ Suzanne Meyer-Zundel vẫn tiếp tục. Chính Suzanne đã cho khắc thủ bút Hàm Ngi trên mộ Judia.

Tháng 11 năm 1926, Suzanne tổ chức cuộc triển lãm tác phẩm hội hoạ, điêu khắc của Hàm Nghi tại Galerie Mantelet (đường La Boetie, quận 8, Paris). Tuy nhiên, hiện nay không ai được biết những tác phẩm nào đã có người mua và hiện nay đang lưu lạc nơi nào.

161617-content17-content
“Melle Judith Gautier à la Fourberie, 1885”
John Singer Sargent — American painter

Từng là nguồn cảm hứng của nhà thơ Pháp Victor Hugo, nhạc sĩ Đức Richard Wagner, Judith Gautier cũng xuất hiện trong tranh John Singer Sargent, danh hoạ Mỹ thế kỷ XIX. Bức tranh: Sargent’s Women -người nữ của Sargent, được bán với giá bạc triệu – $1,652,000US tại Adelson Galery, New York, ngày 12-3-1997. Mộ Đệ nhất nữ sĩ Pháp có bút tự Hàm Nghi: “Ngã Ma Y Gia” là âm Hán tự của MAYA, tên thân mật Judith và “Tử Xuân bái.” Tử Xuân là biệt hiệu của ông hoàng An Nam.

Nữ sĩ và chuyên gia mỹ thuật Nga viết về Hàm Nghi

Không chỉ được biết tới trong giới văn chương học thuật Pháp, vua Hàm Nghi còn là đề tài được giới học thuật Nga chú ý. Từ thời Nga Hoàng, một nữ sĩ Nga đã viết về Hàm Nghi. Từ bài viết này, sang thời cộng sản, nhà nghiên cứu Nikolay N. Nikulin, thuộc Hàn Lâm Viện Mỹ Thuật St. Peterbourg đã tiếp tục tìm hiểu về Hàm Nghi. Tài liệu này đã được Vũ Thanh chuyển ngữ và phổ biến trên mạng Vietnam Net từ tháng 5, 2008, lược trích như sau:

Nữ văn nữ người Nga Tatiana Lvovna Sepkina- Kupernhic (1874-1952) từng viết về vua Hàm Nghi. Dưới thời Nga Hoàng, Tatiana là một nữ sĩ nổi tiếng rất sớm, 19 tuổi đã có thơ được đại nhạc sĩ Tchaikopski phổ nhạc. Ngoài thơ văn, Tatiana còn là nhà nghiên cứu, dịch giả chuyên về văn chương Pháp. Sau chuyến đi Tây Âu và Bắc Phi, năm 1902, Tatiana viết truyện “Ông Hoàng Ly Tsong,” kể về vua Hàm Nghi như sau:

“Dáng dấp nhỏ bé của hoàng tử khi chàng xuất hiện giữa những bạn bè chung, trong bộ trang phục nửa Âu nửa Á, ngay lập tức đã lôi cuốn sự chú ý của tôi. Chiếc khăn xếp trùm lên mái tóc đuôi sam*, áo dài màu đen với tay áo rộng buông xuôi được lót bằng lụa tơ tằm màu xanh tươi, màu xanh của quê hương chàng, nước da vàng ngăm đen mang sắc màu của chiếc ngà voi lâu năm; còn rất buồn và rất thông minh là đôi mắt đen hơi xếch lên phía thái dương, tay chân chàng nhỏ nhắn. Tất cả điều đó khiến tôi nghĩ đến một bức tượng qúy giá được chạm trổ bằng bàn tay tài hoa của một nghệ sĩ phương Đông.”

Sepkina-Kupernhic cho biết bà và một số bạn đã được vị hoàng tử này mời đến tư gia, và mô tả ngôi nhà của hoàng tử với niềm kính trọng:

” …Những bức tranh do chính hoàng tử vẽ cho thấy tài năng nghệ thuật của ông: Cảnh vườn nhà, những vòm cửa kiểu La Mã ở Tamgada, cảnh hoàng hôn trên biển, cảnh điêu tàn của Kôxntantina và cánh rừng cọ El-Kantari, mái vòm trắng của nhà mộ Marabi, những trẻ em da đen… Tất cả đều sống động, hiện lên trên nền vải.”

Trong biệt thự, có những vật qúy giá và thiêng liêng: những tấm lụa quý viết chữ nho được dát bằng vàng treo trên tường, những nhạc cụ của đất nước chàng, những cuộn bản thảo, nghiên mực và bút trên bàn viết, những chiếc chiếu cói trên nền nhà. Ở một chỗ khác là cây đàn dương cầm, chiếc vĩ cầm, những bản nhạc mà trong đó tôi tìm thấy Mikhail Ivanovich Glinka của chúng ta và giá vẽ cùng với bức hoạ còn dang dở. Trên những chiếc bàn khắp nơi là phác thảo của hoàng tử, tranh của chàng, những vật đó cho tôi biết rằng trong thân hình nhỏ bé như chiếc ngà voi kia ẩn dấu tâm hồn của một người nghệ sĩ lớn… Sau những trích dẫn như trên, bài viết của Nikolay N. Nikulin đã kết luận về Hàm Nghi như sau: “Số phận đã khiến ông cũng là người sáng lập nền hội họa hiện đại Việt Nam. Vua Hàm Nghi có thể có vị trí vinh dự không chỉ trong lịch sử của cuộc đấu tranh vì tự do chống lại chủ nghĩa thực dân, mà còn cả trong lịch sử nền nghệ thuật Việt Nam. Không đâu ở châu Á, châu Phi và Nam Mỹ, một cựu hoàng lại có được một vai trò tương tự như vậy trong lịch sử nền văn hóa của dân tộc mình.”

Nhận xét của Nikulin rằng vua Hàm Nghi sáng lập nền hội hoạ Việt Nam hiện đại có thể chưa thoả đáng vì nhiều lẽ, nhưng nếu nói ông là người Việt đầu tiên tới với hội hoạ thế giới hiện đại và sống đời một nghệ sĩ lưu vong ở phương Tây thì chắc không thể sai.

Vua Hàm Nghi và hậu duệ

Vua Hàm Nghi và bà Lalo có ba người con:
– Công chúa Nhữ Mây (1905 -1999)
– Công chúa Như Lý (1908 – 2005)
– Hoàng tử Minh Đức ( 1910 – 1990)

Nhiều tài liệu ghi tên trưởng nữ của Vua Hàm Nghi là Như Mai. Thật ra, sổ sách hành chánh của Pháp có ghi rõ về bà:

Một nhà nghiên cứu về Algérie cho biết rằng:”Bà Nam tước Alfred de Vialar là một người đàn bà thông minh, cương nghị và là một người bạn của giới văn học nghệ thuật. Bà được xem như là vị chủ tịch của xã hội thượng lưu tại Alger (la haute société algéroise) từ những năm đầu của nền Đệ Tam Cộng Hoà Pháp (từ 1870). Để có thể được mời tham dự vào những buổi họp mặt trong những salons của bà Nam Tước de Vialar, ngoài những người thuộc dòng dõi thế gia vọng tộc thì những người khác ít nhất cũng phải thuộc thành phần trí thức, thậm chí có nhiều người đã phải học cho thuộc cả 12 thành quả của Hercules để được mời…”Không rõ Vua Hàm Nghi bắt đầu tham dự những buổi sinh hoạt tại nhà bà Nam tước De Vialar từ bao giờ, tuy nhiên nhà văn Jules Roy cho biết sự hiện diện của nhà vua trong một cuộc họp mặt tại “salon” của bà Nam tước như sau:”…Ông Đại tá chỉ cho tôi bà Hoàng Ranavalo phì nộn với gương mặt tròn như một vầng trăng màu cà phê sữa bao trùm bởi một nỗi buồn xa xứ. Người ngồi trong im lặng bên cạnh bà là “Le Prince d’Annam” (Hoàng Tử Annam). Chính bản thân ông ta cũng là một kẻ bị lưu đày, người mảnh khảnh nhỏ bé, trên đầu đội một chiếc khăn (đóng) màu đen dường như đang run rẩy vì lạnh trong chiếc áo dài cũng màu đen và quần xa tanh màu trắng. Mối tình cảm sâu đậm giữa ông Hoàng Tử Xứ Annam với gia đình Nam Tước de Vialar có lẽ bắt nguồn từ một cử chỉ của Nam Tước khi ông đích thân cởi chiếc áo choàng đang mặc trên người để khoác lên đôi vai gầy của ông hoàng bị lưu đày đang run rẩy vì lạnh vào buổi sáng đầu tiên khi ông hoàng này mới đặt chân lên đất Algérie…Một người khách quen thuộc có mặt gần như thường xuyên tại các buổi họp mặt của bà Nam tước De Vialar là ông Louis Tirman, Toàn quyền Pháp tại Algérie. Toàn quyền Tirman là bạn thân của ông bà Nam tước De Vialar nên đã đối xử với Hoàng Tử Xứ Annam, như một vị khách quý tại thuộc điạ Algérie chứ không phải là một người tù bị lưu đày.Cũng chính từ salon nhà Nam Tước De Vialar đã có tình yêu và tình bạn đặc biệt với giới văn học nghệ sĩ quốc tế.Vào những năm cuối của thế kỷ thứ XIX, thẩm phán Francois Lalo, dòng dõi thế gia tại miền Nam nước Pháp, được thuyên chuyển sang Alger giữ chức vụ Chánh biện lý Toà thượng thẩm Alger.Quan toà Lalo goá vợ, chỉ có một tiểu thư tên là Marcelle Aimée Léonie Lalo, sinh năm 1884. lúc sang Algérie mới chừng khoảng 16 tuổi.Là viên chức đứng hàng đầu của ngành tư pháp thuộc địa tại Algérie, quan toà Lalo thường cùng con gái lui tới tham dự những buổi tiếp tân tại nhà bà Nam tước de Vialar và gặp chàng hoàng tử An Nam tại đây.Đây là lúc Hàm Nghi đã sống tại Alger hơn mười năm, nói tiếng Pháp không thua gì người Pháp, được mọi người trong giới văn chương thượng lưu ở Alger mến mộ. Phong cách chàng Hoàng tử Annam trong sinh hoạt tại salon của bà Nam tước de Vialar dần dà chinh phục trái tim cô tiểu thư phương tây, dù chàng lớn hơn nàng đến 13 hay 14 tuổi. Mối tình cảm ngày càng sâu đậm, họ trở thành “ý trung nhân” rồi sau đó được phép ông Lalo cho làm lễ đính hôn.Ngày 4 tháng 11 năm 1904, quan toà Francois Lalo đứng ra làm chủ hôn cho con gái Marcelle Lalo và cựu hoàng Hàm Nghi trong một hôn lễ trọng thể tại thánh đường của Toà Tổng giám mục Alger. Ngày lễ cưới, cô dâu Lalo mặc áo cưới màu trắng cổ truyền của Tây phương, chú rể đầu đội khăn đóng, mặc áo dài đen cổ truyền của quê hương mà ông đã bị cưỡng bách rời bỏ cách đó mười lăm năm.Theo bài báo “Le Mariage du Prince d’Annam” -Đám Cưới của Hoàng Tử Annam- của phóng viên Gérard Dupeyrot, đây là một sự kiện lịch sử đối với cả người Pháp và người dân tại thủ đô Alger vào thời điểm đó nên dù không được mời vào dự lễ bên trong thánh đường, họ cũng đã kéo đến trước sân ngôi nhà đối diện nhà thờ để chờ được chiêm ngưỡng tân lang và tân giai nhân khi họ bước ra khỏi thánh đường. Hình ảnh đám cưới đặc biệt này được chụp lại làm nhiều tấm bưu ảnh – cartes postales- rất được ưa chuộng.Bà Marcelle Lalo theo đạo Thiên Chúa giáo còn Vua Hàm Nghi thì vẫn giữ tôn giáo truyền thống của đất nước. Tuy nhiên ông vẫn thường đưa bà đi lễ ở nhà thờ Thánh Philippe, tức là nhà thờ của toà Tổng Giám mục Alger. Chính vị Tổng Giám mục Alger đã ban phép lành cho Vua Hàm Nghi và cô Marcelle Lalo, kể từ đó được gọi là “La Princesse d’Annam” tức là Vương phi của nước Annam, vợ của Hoàng tử Annam.Vua Hàm Nghi và bà Marcelle Lalo sống trong hạnh phúc cho đến ngày nhà vua từ giã cõi đời tại Alger vào năm 1944, hưởng thọ 73 tuổi.Cũng từ salon nhà Nam Tước De Vialar, vua Hàm Nghi có dịp quen biết giới văn học nghệ thuật trong số này có Pierre Louys, nhà thơ nổi tiếng về đồng tính luyến ái. Năm 1900, nhà vua được Pierre Louys giới thiệu với một nhân vật đặc biệt: Judith Gautier, đệ nhất nữ sĩ Pháp, và sau đó biết thêm nữ hoạ sĩ Suzanne Meyer- Zundel.Mối giao tình đặc biệt này được ông Nguyễn Ngọc Giao, một nhà nghiên cứu tại Pháp, đề cập chi tiết qua bài “Hàm Nghi Nghệ Sĩ.”(Đoạn thơ tiêu biểu của J. Gautier do ông Nguyễn Ngọc Giao tuyển dịch đã được trích đăng ở đầu bài).Theo tài liệu của ông Nguyễn Ngọc Giao thì Vua Hàm Nghi rất thân với Judith Gautier và Suzanne Meyer-Zundel. Gia đình Vua Hàm Nghi thường sang Pháp nghỉ hè và trong nhiều năm đã thuê nhà cạnh nhà bà Gautier ở thành phố Dinard ven biển Manche, kể cả sau khi bà Gautier từ trần. Năm 1914, trước ngày Đệ nhất Thế chiến bùng nổ, hai bà Gautier và Meyer-Zundel đáp tàu sang Alger chơi theo lời mời của Hoàng tử Annam và họ đã lưu lại Villa Gia Long trong hai tuần lễ. Sau khi trở về Pháp, ba năm sau thì bà Judith Gautier từ trần vào ngày 26 tháng 12 năm 1917. Vì chiến tranh đang tiếp diễn, Vua Hàm Nghi không sang Pháp tiễn đưa người bạn nghệ sĩ mà ông xem rất thân tình. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Ngọc Giao cho biết thêm:”Ngôi mộ của bà còn mang chứng tích tình bạn hiếm có ấy. Sau khi bà Gautier mất, bà Suzanne Meyer-Zundel thấy trong phòng của bạn có mấy câu chữ Hán do chính Vua Hàm Nghi tặng. Bà không hiểu nghĩa nên đã tô vẽ lại rồi gửi sang Alger hỏi Vua Hàm Nghi. Năm 1918, Vua Hàm Nghi trả lời lại và bà Meyer-Zundel đã cho khắc hai hàng chữ đó trên nắp ngôi mộ của bạn mình.Ở cột bên trái có ba chữ “Tử Xuân Bái” — Tử Xuân là tên hiệu của Nguyễn Phúc Ưng Lịch tức Vua Hàm Nghi, Bái là cúi chào. Cột bên cạnh là “Ngã Ma Y Gia” và phía trên là “Nhật Lai Thiên”. Với bạn bè rất thân, trong đó có Vua Hàm Nghi, bà Judith Gautier thường tự xưng là Maya, do đó Ngã Ma Y Gia có thể hiểu là “Tôi Là Maya”, còn câu “Nhật Lai Thiên” có thể hiểu là Ngày (Thiên) Ánh sáng mặt trời (Nhật) hiện ra (Lai) do vua Hàm Nghi dịch ra từ câu “La Lumière du Ciel arrive”Judith Gautier được coi là một thiên tài về nhiều ngành văn học nghệ thuật nghệ thuật. Triết lý sống của bà là sự tự do: “Với tự do tôi sống; với tự do tôi bước vào tuổi già và với tự do tôi sẽ đi vào cõi chết” (with liberty, I live; with liberty I age and with liberty I will die.) Với triết lý và lối sống tự do phóng khoáng như trên vào cuối thế kỷ thứ XIX, Judith Gautier được rất nhiều người nổi tiếng theo đuổi, trong đó có đại văn hào Victor Hugo và nhạc sĩ Richard Wagner…Bà bỏ công nghiên cứu và học hỏi về nhiều nguồn văn hóa và đặc biệt là văn hoá Á Đông như Trung Hoa, Nhật Bản. Bà viết đọc và viết chữ Hán dù rằng chưa bao giờ đặt chân đến Á châu. Bà cũng am hiểu về âm nhạc và có viết sách tưạ đề “Les musiques bizarres” (1900), nói về âm nhạc các nước Á Đông trong đó có Trung Hoa, Nhật Bản, Nam Dương (Java), Mã Lai và cả Đông Dương… Nhân dịp Triển lãm Quốc tế tại Paris năm 1900, bà Gautier có viết một bài về âm nhạc Việt Nam nhan đề Les chansons Annamites. Có lẽ mối giao tình giữa bà và vị Hoàng tử Annam đã thúc đẩy bà chú ý đến nền âm nhạc cổ điển của Việt Nam mà viết bài này.: Tượng Judith Gautier. Chính tay bà cũng đã tạc một bức tượng cho Vua Hàm Nghi, không rõ hiện gia đình có còn giữ được bức tượng này hay không.Sau khi Judia Gautier mất, tình bạn giữa vua Hàm Nghi và nữ hoạ sĩ Suzanne Meyer-Zundel vẫn tiếp tục. Chính Suzanne đã cho khắc thủ bút Hàm Ngi trên mộ Judia.Tháng 11 năm 1926, Suzanne tổ chức cuộc triển lãm tác phẩm hội hoạ, điêu khắc của Hàm Nghi tại Galerie Mantelet (đường La Boetie, quận 8, Paris). Tuy nhiên, hiện nay không ai được biết những tác phẩm nào đã có người mua và hiện nay đang lưu lạc nơi nào.John Singer Sargent — American painterKhông chỉ được biết tới trong giới văn chương học thuật Pháp, vua Hàm Nghi còn là đề tài được giới học thuật Nga chú ý. Từ thời Nga Hoàng, một nữ sĩ Nga đã viết về Hàm Nghi. Từ bài viết này, sang thời cộng sản, nhà nghiên cứu Nikolay N. Nikulin, thuộc Hàn Lâm Viện Mỹ Thuật St. Peterbourg đã tiếp tục tìm hiểu về Hàm Nghi. Tài liệu này đã được Vũ Thanh chuyển ngữ và phổ biến trên mạng Vietnam Net từ tháng 5, 2008, lược trích như sau:Nữ văn nữ người Nga Tatiana Lvovna Sepkina- Kupernhic (1874-1952) từng viết về vua Hàm Nghi. Dưới thời Nga Hoàng, Tatiana là một nữ sĩ nổi tiếng rất sớm, 19 tuổi đã có thơ được đại nhạc sĩ Tchaikopski phổ nhạc. Ngoài thơ văn, Tatiana còn là nhà nghiên cứu, dịch giả chuyên về văn chương Pháp. Sau chuyến đi Tây Âu và Bắc Phi, năm 1902, Tatiana viết truyện “Ông Hoàng Ly Tsong,” kể về vua Hàm Nghi như sau:”Dáng dấp nhỏ bé của hoàng tử khi chàng xuất hiện giữa những bạn bè chung, trong bộ trang phục nửa Âu nửa Á, ngay lập tức đã lôi cuốn sự chú ý của tôi. Chiếc khăn xếp trùm lên mái tóc đuôi sam*, áo dài màu đen với tay áo rộng buông xuôi được lót bằng lụa tơ tằm màu xanh tươi, màu xanh của quê hương chàng, nước da vàng ngăm đen mang sắc màu của chiếc ngà voi lâu năm; còn rất buồn và rất thông minh là đôi mắt đen hơi xếch lên phía thái dương, tay chân chàng nhỏ nhắn. Tất cả điều đó khiến tôi nghĩ đến một bức tượng qúy giá được chạm trổ bằng bàn tay tài hoa của một nghệ sĩ phương Đông.”Sepkina-Kupernhic cho biết bà và một số bạn đã được vị hoàng tử này mời đến tư gia, và mô tả ngôi nhà của hoàng tử với niềm kính trọng:” …Những bức tranh do chính hoàng tử vẽ cho thấy tài năng nghệ thuật của ông: Cảnh vườn nhà, những vòm cửa kiểu La Mã ở Tamgada, cảnh hoàng hôn trên biển, cảnh điêu tàn của Kôxntantina và cánh rừng cọ El-Kantari, mái vòm trắng của nhà mộ Marabi, những trẻ em da đen… Tất cả đều sống động, hiện lên trên nền vải.”Trong biệt thự, có những vật qúy giá và thiêng liêng: những tấm lụa quý viết chữ nho được dát bằng vàng treo trên tường, những nhạc cụ của đất nước chàng, những cuộn bản thảo, nghiên mực và bút trên bàn viết, những chiếc chiếu cói trên nền nhà. Ở một chỗ khác là cây đàn dương cầm, chiếc vĩ cầm, những bản nhạc mà trong đó tôi tìm thấy Mikhail Ivanovich Glinka của chúng ta và giá vẽ cùng với bức hoạ còn dang dở. Trên những chiếc bàn khắp nơi là phác thảo của hoàng tử, tranh của chàng, những vật đó cho tôi biết rằng trong thân hình nhỏ bé như chiếc ngà voi kia ẩn dấu tâm hồn của một người nghệ sĩ lớn… Sau những trích dẫn như trên, bài viết của Nikolay N. Nikulin đã kết luận về Hàm Nghi như sau: “Số phận đã khiến ông cũng là người sáng lập nền hội họa hiện đại Việt Nam. Vua Hàm Nghi có thể có vị trí vinh dự không chỉ trong lịch sử của cuộc đấu tranh vì tự do chống lại chủ nghĩa thực dân, mà còn cả trong lịch sử nền nghệ thuật Việt Nam. Không đâu ở châu Á, châu Phi và Nam Mỹ, một cựu hoàng lại có được một vai trò tương tự như vậy trong lịch sử nền văn hóa của dân tộc mình.”Nhận xét của Nikulin rằng vua Hàm Nghi sáng lập nền hội hoạ Việt Nam hiện đại có thể chưa thoả đáng vì nhiều lẽ, nhưng nếu nói ông là người Việt đầu tiên tới với hội hoạ thế giới hiện đại và sống đời một nghệ sĩ lưu vong ở phương Tây thì chắc không thể sai.Vua Hàm Nghi và bà Lalo có ba người con:- Công chúa Nhữ Mây (1905 -1999)- Công chúa Như Lý (1908 – 2005)- Hoàng tử Minh Đức ( 1910 – 1990)Nhiều tài liệu ghi tên trưởng nữ của Vua Hàm Nghi là Như Mai. Thật ra, sổ sách hành chánh của Pháp có ghi rõ về bà:

18-content18-content

Sau 55 năm lưu vong, ngày 4 tháng 1 năm 1944, cựu hoàng Hàm Nghi qua đời vì bệnh ung thư dạ dày tại biệt thự Gia Long, thủ đô Alger. Trên mộ có khắc chữ: “S.M. HAM NGHI / EMPEREU D’ANNAM / HUE 1871 – ALGER 1944

Năm 1965, theo đề nghị của Tổng thống Pháp De Gaulle, Công chúa Nhữ Mây đã cải táng mộ Vua Hàm Nghi từ Alger về an táng tại nghĩa trang gia đình trong lâu đài Losse thuộc làng Thonac, tỉnh Sarlat-la-Canéda, vùng Dordogne, miền Nam nước Pháp. Bà Marcelle Lalocũng từ trần năm 1974 và Công chúa Nhữ Mây D’annam, từ trần năm 1999, cũng được an táng tại nghĩa trang này.

1919“NHU-MAY, SUZANNE, HENRIETTE UNG LỊCH HÀM NGHI D’ANNAM (hình bên) sinh ngày 17 tháng 8 năm 1905 tại El Biar (Algérie), cư trú tại “La petite maison de Losse /Căn nhà nhỏ của Losse”, qua đời ngày 1 tháng 11 năm 1999 tại nhà thương của thị trấn Viégeois (vùng Corrèze) Pháp, thọ 94 tuổi. Bà Công Chúa Nhữ-Mây sống độc thân, không có con, lúc sinh thời là” nhà nông.”

Gần đây, bà Mathilde Tuyết Trần tại Pháp có tìm được một tài liệu do chính Công chúa viết tên của bà với dấu tiếng Việt là Nhữ-Mây d’Annam. Đây cũng là tên ghi trong các văn bản chính thức.

Thật ra, Nhữ Mây là một kỹ sư nông nghiệp chứ không phải là “nhà nông.” Bà là phụ nữ Việt đầu tiên thi đậu vào trường Institut National d’Agronomie và tốt nghiệp thủ khoa trường này vào năm 1926. Hồi thập niên 1970, người viết có nghe nhiều người Việt Nam ở Pháp nói “Công Chúa Nhữ Mây là một trong những người đàn bà giàu có nhất nước Pháp”.

Thứ nữ của Vua Hàm Nghi là Công chúa Như Lý, (còn có tên là Như Luân). Bà tốt nghiệp tiến sĩ y khoa, kết duyên với Bá tước Francois Barthomivat de la Besse, có ba người con là Tử tước Philippe Barthomivat, Anne Alice Marie và Barthomivat de la Besse.

Hoàng Tử Minh Đức có lập gia đình nhưng không có hậu duệ. Ông vào học trường Võ bị Saint-Cyr của Pháp và sau đó phục vụ trong quân đội và về hưu với cấp bậc Đại tá. Năm 1946, người Pháp muốn gửi ông sang phục vụ tại Đông Dương nhưng ông quyết liệt từ chối. Đại sứ Jean de Latour Dejean, một người bạn thân và đồng ngũ của Hoàng tử Minh Đức kể lại cho biết khi được lệnh sang Việt Nam, Hoàng tử Minh Đức đã tuyên bố với chính phủ Pháp như sau:

“Tôi không thể cầm súng bắn lại đồng bào của tôi. Nếu Chính phủ Pháp muốn đưa tôi ra trước toà án quân sự thì tôi phải chịu nhưng tôi không thể đi sang Việt Nam để đánh giặc cho người Pháp và chống lại người Việt Nam.”

Người Pháp sau đó đã đưa ông sang Algérie phục vụ trong một đơn vị lính Lê Dương. Hoàng tử qua đời năm 1990, thọ 80 tuổi, không có con.

Hiện nay, hậu duệ của Vua Hàm Nghi chỉ còn có ba người cháu ngoại và 6 người chắt, tất cả đều là người Pháp. Tuy nhiên, trong bài viết về Vua Hàm Nghi, ông Nguyễn Ngọc Giao cho biết nguyên văn như sau:

“Theo điều tra của chúng tôi, nhà vua còn có một người cháu nội (con gái của một người con trai không chính thức) hiện sống tại Pháp. Người này đã cung cấp cho chúng tôi rất nhiều thông tin, tài liệu và giúp chúng tôi đi tìm ra nhiều nguồn tư liệu mới. Bà không muốn “lộ diện”, chúng tôi buộc phải tôn trọng ý muốn nên trong bài, sẽ gọi là Bà X., và nhân đây, xin thành thực cảm ơn sự giúp đỡ tận tình và khẳng khái của bà.

“Bà X. cho biết, cách đây một phần tư thế kỷ, bà đã sang Algérie để tìm dấu tích của ông nội. Lúc đó, biệt thự Gia Long ở khu El Biar (phía tây thủ đô Alger) do chính quyền Algérie quản lý, đang được trùng tu để trở thành chiêu đãi sở của nhà nước, nên những pho tượng lớn do Hàm Nghi sáng tác, đặt ở ngoài vườn, được Bộ văn hoá Algérie đưa về một viện bảo tàng.

Đối chiếu bản đồ “Villa Gia Long” ở khu El Biar thời Pháp thuộc với không ảnh trên mạng Google ngày nay, ta có thể xác định địa điểm đã trở thành trụ sở đại sứ quán Nga (số 7, Chemin du Prince d’Annam / Đường ông Hoàng An Nam).”

Việt Báo ghi nhận thêm: Hậu duệ chính thức còn giữ nhiều tranh tượng của vua Hàm Nghi, nhưng không muốn phổ biến. Người cháu nội không được thừa nhận của nhà vua trở về Alger, đi trên con đường mang danh hiệu của ông nội mình, cố tìm thăm những tác phẩm điều khắc của ông, chỉ để nhìn mà không thể làm gì…

Hình ảnh ấy thật đáng ngậm ngùi.

Phải chăng, đây cũng là nỗi ngậm ngùi chung cho mọi con dân Việt, cả trong và ngoài nước: thường khoe trí tuệ hay giầu sang bạc tỉ mà không bảo vệ nổi một tác phẩm giá trị lịch sử của ông cha mình, dù chỉ với 12,000 mỹ kim.

11

Hình trên là tranh sơn dầu mang tên “Déclin du Jour” do vua Hàm Nghi vẽ từ năm 1915. Đây là lần đầu tiên công chúng được thấy tác phẩm hội hoạ của vị vua lưu đầy này, khi bức tranh được bán đấu giá tại Paris ngày 24-11-2010. Kết quả: một người ẩn danh dành mua được bức tranh quí chỉ với giá 8,800 euros ($12,000US) dù phía sứ quán Việt Nam tại Paris có tham gia đấu giá. Sau đây là ghi nhận của giới nghệ thuật Nga và Pháp về
vua Hàm Nghi từ hơn 100 năm qua.

TRẦN ĐÔNG PHONG
lược trích, biên tập bổ xung bởi Việt Báo

“NHU-MAY, SUZANNE, HENRIETTE UNG LỊCH HÀM NGHI D’ANNAMGần đây, bà Mathilde Tuyết Trần tại Pháp có tìm được một tài liệu do chính Công chúa viết tên của bà với dấu tiếng Việt là. Đây cũng là tên ghi trong các văn bản chính thức.Thật ra, Nhữ Mây là một kỹ sư nông nghiệp chứ không phải là “nhà nông.” Bà là phụ nữ Việt đầu tiên thi đậu vào trường Institut National d’Agronomie và tốt nghiệp thủ khoa trường này vào năm 1926. Hồi thập niên 1970, người viết có nghe nhiều người Việt Nam ở Pháp nói “Công Chúa Nhữ Mây là một trong những người đàn bà giàu có nhất nước Pháp”.Thứ nữ của Vua Hàm Nghi là Công chúa Như Lý, (còn có tên là Như Luân). Bà tốt nghiệp tiến sĩ y khoa, kết duyên với Bá tước Francois Barthomivat de la Besse, có ba người con là Tử tước Philippe Barthomivat, Anne Alice Marie và Barthomivat de la Besse.Hoàng Tử Minh Đức có lập gia đình nhưng không có hậu duệ. Ông vào học trường Võ bị Saint-Cyr của Pháp và sau đó phục vụ trong quân đội và về hưu với cấp bậc Đại tá. Năm 1946, người Pháp muốn gửi ông sang phục vụ tại Đông Dương nhưng ông quyết liệt từ chối. Đại sứ Jean de Latour Dejean, một người bạn thân và đồng ngũ của Hoàng tử Minh Đức kể lại cho biết khi được lệnh sang Việt Nam, Hoàng tử Minh Đức đã tuyên bố với chính phủ Pháp như sau:”Tôi không thể cầm súng bắn lại đồng bào của tôi. Nếu Chính phủ Pháp muốn đưa tôi ra trước toà án quân sự thì tôi phải chịu nhưng tôi không thể đi sang Việt Nam để đánh giặc cho người Pháp và chống lại người Việt Nam.”Người Pháp sau đó đã đưa ông sang Algérie phục vụ trong một đơn vị lính Lê Dương. Hoàng tử qua đời năm 1990, thọ 80 tuổi, không có con.Hiện nay, hậu duệ của Vua Hàm Nghi chỉ còn có ba người cháu ngoại và 6 người chắt, tất cả đều là người Pháp. Tuy nhiên, trong bài viết về Vua Hàm Nghi, ông Nguyễn Ngọc Giao cho biết nguyên văn như sau:”Theo điều tra của chúng tôi, nhà vua còn có một người cháu nội (con gái của một người con trai không chính thức) hiện sống tại Pháp. Người này đã cung cấp cho chúng tôi rất nhiều thông tin, tài liệu và giúp chúng tôi đi tìm ra nhiều nguồn tư liệu mới. Bà không muốn “lộ diện”, chúng tôi buộc phải tôn trọng ý muốn nên trong bài, sẽ gọi là Bà X., và nhân đây, xin thành thực cảm ơn sự giúp đỡ tận tình và khẳng khái của bà.”Bà X. cho biết, cách đây một phần tư thế kỷ, bà đã sang Algérie để tìm dấu tích của ông nội. Lúc đó, biệt thự Gia Long ở khu El Biar (phía tây thủ đô Alger) do chính quyền Algérie quản lý, đang được trùng tu để trở thành chiêu đãi sở của nhà nước, nên những pho tượng lớn do Hàm Nghi sáng tác, đặt ở ngoài vườn, được Bộ văn hoá Algérie đưa về một viện bảo tàng.Đối chiếu bản đồ “Villa Gia Long” ở khu El Biar thời Pháp thuộc với không ảnh trên mạng Google ngày nay, ta có thể xác định địa điểm đã trở thành trụ sở đại sứ quán Nga (số 7, Chemin du Prince d’Annam / Đường ông Hoàng An Nam).”: Hậu duệ chính thức còn giữ nhiều tranh tượng của vua Hàm Nghi, nhưng không muốn phổ biến. Người cháu nội không được thừa nhận của nhà vua trở về Alger, đi trên con đường mang danh hiệu của ông nội mình, cố tìm thăm những tác phẩm điều khắc của ông, chỉ để nhìn mà không thể làm gì…Hình ảnh ấy thật đáng ngậm ngùi.Phải chăng, đây cũng là nỗi ngậm ngùi chung cho mọi con dân Việt, cả trong và ngoài nước: thường khoe trí tuệ hay giầu sang bạc tỉ mà không bảo vệ nổi một tác phẩm giá trị lịch sử của ông cha mình, dù chỉ với 12,000 mỹ kim.Hình trên là tranh sơn dầu mang tên “Déclin du Jour” do vua Hàm Nghi vẽ từ năm 1915. Đây là lần đầu tiên công chúng được thấy tác phẩm hội hoạ của vị vua lưu đầy này, khi bức tranh được bán đấu giá tại Paris ngày 24-11-2010. Kết quả: một người ẩn danh dành mua được bức tranh quí chỉ với giá 8,800 euros ($12,000US) dù phía sứ quán Việt Nam tại Paris có tham gia đấu giá. Sau đây là ghi nhận của giới nghệ thuật Nga và Pháp về vua Hàm Nghi từ hơn 100 năm qua.TRẦN ĐÔNG PHONGlược trích, biên tập bổ xung bởi Việt Báo

Rate this post