Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX

Câu 1: Sau khi bắt được vua Hàm Nghi, thực dân Pháp đưa ông đi đày ở đâu?

  • A. Ở Tuy-ni-di.
  • B. Ở An-giê-ri.
  • C. Ở Mê-hi-cô.
  • D. Ở Nam Phi.

Câu 2: Vua Hàm Nghi bị bắt vào thời gian nào?

  • A. Tháng 10 năm 1888.
  • B. Tháng 11 năm 1888.
  • C. Tháng 12 năm 1888.
  • D. Tháng 01 năm 1889.

Câu 3: Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là những ai mạnh tay hành động chống Pháp?

  • A. Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản
  • B. Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường
  • C. Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi
  • D. Nguyễn Văn Tường và Nguyễn Đức Nhuận.

Câu 4: Trước hành động ngày một quyết liệt của Tôn Thất Thuyết thực dân Pháp đã làm gì?

  • A. Mua chuộc Tôn Thất Thuyết
  • B. Tìm mọi cách để tiêu diệt phái chủ chiến.
  • C. Giảng hòa với phái chủ chiến.
  • D. Tìm cách ly gián giữa Tôn Thất Thuyết và quan lại.

Câu 5: Phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX được gọi là phong trào gì?

  • A. Phong trào nông dân
  • B. Phong trào nông dân Yên Thế.
  • C. Phong trào Cần vương.
  • D. Phong trào Duy Tân.

Câu 6: Cuối năm 1888, do sự phản bội của ai vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc Pháp?

  • A. Của Nguyễn Quang Ngọc.
  • B. Của Tôn Thất Thuyết.
  • C. Của Trương Quang Ngọc.
  • D. Của Nguyễn Duy Cung.

Câu 7: Phong trào cần vương diễn ra sôi nổi nhất ở đâu?

  • A. Bắc Kì và Nam Kì.
  • B. Trung Kì và Nam Kì.
  • C. Nam Kì, Trung Kì và Bắc Kì.
  • D. Trung Kì và Bắc Kì.

Câu 8: Lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa trong phong trào cần Vương là ai?

  • A. Văn thân sĩ phu yêu nước.
  • B. Những võ quan triều đình.
  • C. Nông dân.
  • D. Địa chủ các địa phương.

Câu 9: Nhận xét nào về phong trào Cần Vương là không đúng?

  • A. Phong trào quy mô lớn, mang tính dân tộc.
  • B. Quyết liệt, theo ý thức hệ tư sản.
  • C. Phong trào yêu nước theo khuynh hương và ý thức hệ phong kiến.
  • D. Phong trào dân tộc, đã đạt được nhiều thắng lợi.

Câu 10: Mục tiêu của phong trào yêu nước Cần Vương là gì?

  • A. Lật đổ chế độ phong kiến, giành độc lập dân tộc.
  • B. Đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, lập lại chế độ phong kiến
  • C. Đánh đổ phong kiến, đế quốc giành độc lập.
  • D. Đánh đế quốc thành lập nước cộng hòa.

Câu 11: Nội dung cơ bản của Chiếu cần vương là gì?

  • A. Kêu gọi văn thân sĩ phu đứng lên cứu nước.
  • B. Kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
  • C. Kêu gọi văn thân và nhân dân chống phái chủ hòa.
  • D. Kêu gọi văn thân sĩ phu lãnh đạo cuộc kháng chiến.

Câu 12: Sự kiện nào đánh dấu sự chấm dứt của phong trào Cần vương ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX?

  • A. Khởi nghĩa Hương Khê thất bại.
  • B. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế thất bại.
  • C. Vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt.
  • D. Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất.

Câu 13: Trong giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888, phong trào Cần Vương được đặt dưới sự chỉ huy của ai?

  • A. Tôn Thất thuyết và Nguyễn Văn Tương.
  • B. Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.
  • C. Nguyễn Văn Tường và Trần Xuân Soạn,
  • D. Nguyễn Đức Nhuận, Đào Doãn Dịch.

Câu 14: Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở đâu?

  • A. Tòa Khâm sứ và Hoàng Thành.
  • B. Đồn Mang Cá và Hoàng Thành,
  • C. Hoàng Thành.
  • D. Tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.

Câu 15: Cuộc phản công của phái chủ chiến diễn ra vào thời gian nào?

  • A. Đêm mùng 5 rạng sáng 6 -7-1885.
  • B. Đêm mùng 6 rạng sáng 7-7-1886.
  • C. Đêm mùng 4 rạng sáng 5-7-1885.
  • D. Đêm mùng 3 rạng sáng 4-7-1885

Câu 16: Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX đều thất bại là do?

  • A. Triều đình phong kiến đầu hàng thực dân Pháp.
  • B. Nổ ra lẻ tẻ, thiếu liên kết và mang tính chất địa phương.
  • C. Không có sự đoàn kết của nhân dân.
  • D. Thiếu sự chuẩn bị về lực lượng và tổ chức.

Câu 17: Sau khi đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp bắt đầu làm gì?

  • A. Khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
  • B. Khai thác thuộc địa lần thứ hai.
  • C. Bắt đầu xúc tiến việc thiết lập bộ máy chính quyền thực dân và chế độ bảo hộ lên phần lãnh thổ Bắc Kì và Trung Kì.
  • D. Bắt đầu xúc tiến việc lập bộ máy cai trị trên toàn Việt Nam.

Câu 18: Sau khi đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp gặp phải sự phản kháng quyết liệt của lực lượng nào?

  • A. Một số quan lại yêu nước và nhân dân ở các địa phương, cả trong Nam lẫn ngoài Bắc.
  • B. Một số văn thân, sĩ phu yêu nước trong triều đình Huế.
  • C. Một số quan lại và nhân dân yêu nước ở Trung Kì.
  • D. Toàn thể dân tộc Việt Nam.

Rate this post