Tiểu sử Lê Thị Ngọc Diệp vợ Trịnh Văn Quyết là con ai? quê ở đâu?
Bà Lê Thị Ngọc Diệp là ai? quê ở đâu? Lê Thị Ngọc Diệp la con ai? Tiểu sử Lê Thị Ngọc Diệp vợ Trịnh Văn Quyết khủng như thế nào? Bà Lê Thị Ngọc Diệp vợ Trịnh Văn Quyết giàu như thế nào?
1. Tiểu sử Lê Thị Ngọc Diệp vợ Trịnh Văn Quyết là ai?
Bà Lê Thị Ngọc Diệp (vợ ông Trịnh Văn Quyết, chủ tịch tập đoàn FLC) sinh năm 1979 (43 tuổi) là cổ đông lớn của ROS, năm 2016 bà Lê Thị Ngọc Diệp sở hữu 20,2 triệu cổ phiếu ROS có giá trị quy đổi lên tới gần 1.200 tỷ đồng và xếp thứ 7 trong danh sách những người phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán.
(Bà Lê Thị Ngọc Diệp vợ ông Trịnh Văn Quyết, chủ tịch tập đoàn FLC)
– Theo Báo Nghệ An điện tử: “Năm 2016 là lần đầu tiên bà Lê Thị Ngọc Diệp gia nhập danh sách những phụ nữ có tài sản lên tới hàng trăm tỷ đồng. Bà Lê Thị Ngọc Diệp là cổ đông lớn của CTCP Xây dựng Faros (ROS) và là vợ của ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC.
Từ mức giá khởi điểm 10.500 đồng khi niêm yết, cổ phiếu ROS đã tăng gấp hơn 5 lần lên 59.300 đồng khi chốt phiên 19/10.
Hiện bà Lê Thị Ngọc Diệp đang sở hữu 20,2 triệu cổ phiếu ROS có giá trị quy đổi lên tới gần 1.200 tỷ đồng và xếp thứ 7 trong danh sách những người phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán” .
– Theo Vietnambusinessinsider: “Bà Lê Thị Ngọc Diệp hiện đang công tác tại Ngân hàng BIDV. Vợ chồng ông Trịnh Văn Quyết và bà Lê Thị Ngọc Diệp có 3 người con trai. Mặc dù lạ vợ ông Trịnh Văn Quyết và cũng từng là một trong những người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam, nhưng lại vô cùng bí ẩn, hiếm khi xuất hiện trên báo chí.
Hồi năm 2019, bà Lê Thị Ngọc Diệp là một trong những người giàu nhất trên sàn chứng khoán khi sở hữu hàng triệu cổ phiếu ROS. Tuy nhiên, trong thời gian từ 17/12/2018 đến 14/1/2019 bà Diệp đã bán hết 26.664.000 cổ phiếu ROS theo phương thức thỏa thuận.
Trong thời gian bà Lê Thị Ngọc Diệp đăng kí thoái vốn, trên thị trường chứng khoán có 28.084.000 cổ phiếu ROS được giao dịch thỏa thuận với tổng trị giá gần 1.059 tỉ đồng. Sau khi bán hết khối lượng cổ phiếu trên, bà Diệp không còn là cổ đông của ROS cũng như không sở hữu bất cứ cổ phiếu nào của tập đoàn, đồng nghĩa với việc bà Diệp sẽ “biến mất” khỏi top người giàu sàn chứng khoán Việt.
Thông tin mới nhất về bà Lê Thị Ngọc Diệp trên truyền thông vào cuối năm 2019 khi Bamboo Airways tăng vốn từ 2.200 tỷ đồng lên 4.050 tỷ đồng.
Sau khi tăng vốn, một vài dữ liệu cho thấy ông Trịnh Văn Quyết cùng vợ là bà Lê Thị Ngọc Diệp đã thế chấp lượng lớn cổ phần của doanh nghiệp này (Mã CK: BAV) tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) và Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB).
Tổng số cổ phần BAV từng đem thế chấp, theo các hợp đồng cầm cố/thế chấp, lên tới 180,28 triệu cổ phần” .
2. Bà Lê Thị Ngọc Diệp từng bị tạm dừng quyền đối với biệt thự nghỉ dưỡng FLC Quy Nhơn
CafeLand – Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định vừa có thông báo về việc tạm dừng các quyền của người sử dụng đất đối với các cá nhân đã nhận chuyển nhượng 5 căn biệt thự nghỉ dưỡng tại dự án Khu đô thị du lịch sinh thái FLC, khu kinh tế Nhơn Hội, xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Tiểu sử Lê Thị Ngọc Diệp vợ Trịnh Văn Quyết (chủ tịch tập đoàn FLC). Thông báo về việc tạm dừng các quyền của người sử dụng đất đối với các cá nhân đã nhận chuyển nhượng 5 căn biệt thự nghỉ dưỡng tại dự án Khu đô thị du lịch sinh thái FLC, khu kinh tế Nhơn Hội, xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Ảnh “CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM”
Trước đây, tại Khu đô thị du lịch sinh thái FLC Nhơn Hội, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định đã cấp 5 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở và nhà ở biệt thự nghỉ dưỡng gắn liền với đất. Trên giấy chứng nhận có ghi chú: đất ở không hình thành đơn vị ở.
Căn cứ công văn số 703/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 14/2/2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn chế độ sử dụng đất và việc chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải nhà ở và Công văn 767/BTNMT- TCQLĐĐ ngày 19/2/2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc giải quyết vướng mắc trong cấp Giấy chứng nhận cho người mua căn hộ khách sạn thì việc kinh doanh dịch vụ lưu trú tại các căn hộ du lịch, biệt thự du lịch thuộc loại hình kinh doanh dịch vụ du lịch, thuộc loại đất thương mại dịch vụ với thời hạn sử dụng đất được quy định tại Khoản 3, Điều 126 Luật Đất đai.
Theo Văn bản số 4836/UBND-KT ngày 22/7/2020 của UBND tỉnh Bình Định về việc liên quan đến hồ sơ thế chấp của bà Lê Thị Ngọc Diệp (1 trong 5 cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại dự án Khu đô thị du lịch sinh thái FLC), Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định thông báo về việc tạm dừng quyền (chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, góp vốn, thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất) của người sử dụng đất đối với các cá nhân đã nhận chuyển nhượng 5 căn biệt thự nghỉ dưỡng tại dự án Khu đô thị du lịch sinh thái FLC, Khu kinh tế Nhơn Hội, xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định để chờ thực hiện thủ tục theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các quy định pháp luật đất đai hiện hành” .
3. Bà Lê Thị Ngọc Diệp, người vợ “kín tiếng” của Trịnh Văn Quyết
Những người vợ “kín tiếng” trong danh sách người giàu nhất Việt nam 2016 đã trở thành thương hiệu từ nhiều năm qua. Năm 2016, Top 15 chứng kiến thêm sự gia nhập của vợ ông Trịnh Văn Quyết là bà Lê Thị Ngọc Diệp.
– Theo Việt Nam Mới: “Bà Diệp vừa “gia nhập” câu lạc bộ “những bà vợ kín tiếng” trong top người giàu nhất. Trước đó, vợ ông Phạm Nhật Vượng là bà Phạm Thu Hương cùng em gái là bà Phạm Thúy Hằng luôn kín tiếng trước công chúng. Gần như có rất ít thông tin về hai người phụ nữ giàu nhất trên sàn chứng khoán này.
Vợ ông Trần Đình Long cũng vậy. Mọi thông tin về bà Hiền, kể cả năm sinh, quê quán cũng gần như không được công bố, chỉ biết bà là cổ đông lớn của Hòa Phát.
Bà Lê Thị Ngọc Diệp vợ Trịnh Văn Quyết (chủ tịch tập đoàn FLC) cũng chung sự “bí ẩn” như những bà vợ khác trong danh sách này .
Mọi người cũng tìm kiếm: Tiểu sử Lê Thị Ngọc Diệp vợ Trịnh Văn Quyết là ai? Trịnh Văn Quyết còn rể Nguyễn Tấn Dũng? Bà Lê Thị Ngọc Diệp quê ở đâu? là con ai? Lê Thị Ngọc Diệp BIDV.
Bà Lê Thị Ngọc Diệp, sinh năm 1979 và từng theo học khóa K39 trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Theo tìm hiểu, bà Diệp đang làm việc tại ngân hàng BIDV và được biết bà cũng gắn bó với ngành này hơn 20 năm kể từ lúc ra trường đến giờ.
(Bà Lê Thị Ngọc Diệp, vợ Trịnh Văn Quyết FLC thời còn trẻ)
Vợ chồng ông Trịnh Văn Quyết và bà Lê Thị Ngọc Diệp có 3 người con trai. Mặc dù là bà chủ của một tập đoàn có tiếng, tuy nhiên bà Lê Thị Ngọc Diệp vô cùng kín tiếng và hiếm khi xuất hiện trên truyền thông. Đáng chú ý, bà Diệp cũng từng là một trong những người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam.
Cụ thể, bà Diệp từng sở hữu hàng triệu cổ phiếu của CTCP Xây dựng FLC Faros (mã: ROS). Nhưng trong khoảng thời gian từ 17/12/2018 đến 14/1/2019, bà Diệp đã bán hết 26.664.000 triệu cổ phiếu ROS theo phương thức thỏa thuận.
Trong thời gian bà Diệp đăng kí thoái vốn, trên thị trường chứng khoán có 28.084.000 cổ phiếu ROS được giao dịch thỏa thuận với tổng trị giá gần 1.059 tỷ đồng. Sau giao dịch, ước tính bà Diệp thu về khoảng 1.000 tỷ đồng và bà không còn là cổ đông của công ty này.
Thông tin mới nhất về bà Lê Thị Ngọc Diệp trên truyền thông là vào cuối năm 2019 khi Bamboo Airways tăng vốn từ 2.200 tỷ đồng lên 4.050 tỷ đồng. Sau khi tăng vốn, một vài dữ liệu cho thấy ông Trịnh Văn Quyết cùng phu nhân là bà Lê Thị Ngọc Diệp đã thế chấp lượng lớn cổ phần của doanh nghiệp này (Mã CK: BAV) tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) và Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB).
Ông Trịnh Văn Quyết và bà Lê Thị Ngọc Diệp (áo đỏ) trong một bữa cơm gia đình – (ảnh cafef)
Là một người có tầm ảnh hưởng rất lớn trong giới kinh doanh Việt Nam nên ông Trịnh Văn Quyết luôn nhận được nhiều sự quan tâm từ phía dư luận. Trên trang Facebook của ông Trịnh Văn Quyết cũng thường xuyên chia sẻ những khoảnh khắc vui vẻ, hạnh phúc bên gia đình thương yêu của mình, tuy nhiên hình bà Diệp chưa bao giờ xuất hiện mà phần lớn hình ảnh là chụp cảnh chơi đùa với 3 người con trai.
4. Cổ đông của FLC, doanh nhân Lưu Nga chia sẽ về Lê Thị Ngọc Diệp
Mới đây doanh nhân Lưu Nga – Nhà sáng lập Elise đã có những chia sẻ trên trang cá nhân về bà Ngọc Diệp. Theo doanh nhân Lưu Nga cho biết, mình và bà Diệp là bạn đại học, học chung khóa K39 trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Hai người chơi thân với nhau bằng những kỷ niệm thời sinh viên yêu dấu, không bao giờ liên quan đến công việc.
Bà Lưu Nga cũng chia sẻ rằng phu nhân của ông Trịnh Văn Quyết đã làm ngân hàng 20 năm từ ngày ra trường và công việc đó vẫn là đam mê, lẽ sống của bà Diệp như không liên quan đến bà chủ của một tập đoàn đình đám.
Bà Nga cũng kể rằng bà luôn hỏi người bạn thân của mình rằng “lương vài chục triệu mà sao bà bận thế, hay bà đi làm ít thôi để đi chơi với bọn tôi đi nhưng bà Diệp vẫn nhẹ nhàng “tao vất vả lắm, làm ngân hàng bận lắm và tao không làm ngân hàng thì tao làm gì?”.
Nhận xét thêm về người bạn thân của mình, bà Lưu Nga cho biết bà Diệp chẳng bon chen, chẳng tiêu pha gì nhiều, chẳng khoảng cách, chẳng quan cách. Đối với bà Nga, bà Diệp luôn bình dị như thời sinh viên, chỉ khác là bất kỳ lúc nào bạn bè nhắn tin bảo gì bà Diệp cũng làm nhanh lắm, mà toàn làm những việc như một nhân viên phòng vé, thế thôi mà nhóm bạn của họ rất vui và tự hào lắm, vì một Bamboo xuất sắc về dịch vụ, về một FLC khắp mọi nơi…
Với tôi Diệp thực sự là một người phụ nữ bản lĩnh, đẳng cấp và vô cùng tuyệt vời… Kể cả khi đối diện với ngày hôm qua, Diệp vẫn nhắn tin cho chúng tôi, nhẹ nhàng và bình tĩnh đón nhận, mẹ của 3 con nhỏ mà.
Và giờ tôi mới hiểu rằng, Lê Thị Ngọc Diệp điềm tĩnh với giàu sang, phú quý, Diệp nhẹ nhàng với vật chất, danh vọng và quyền lực trong những năm qua nên giờ Diệp cũng nhẹ nhàng bước qua biến cố bằng nội lực và bản chất tuyệt vời của mình”, doanh nhân Lưu Nga chia sẻ.
5. Lưu Nga chia sẽ về Lê Thị Ngọc Diệp và Trịnh Văn Quyết trên Facebook
MÌNH LÀ CỔ ĐÔNG CỦA FLC! Mình và Diệp vợ a Quyết là đồng niên, cùng học đại học với nhau, và bọn mình là một phần của cộng đồng NEU – nơi nuôi dưỡng và đào tạo ra nhiều thế hệ chủ chốt trong nền Kinh tế nước nhà.
Bọn mình chơi thân với nhau, chỉ bằng những kỷ niệm thời sinh viên dấu yêu, cho dù chẳng bao giờ liên quan đến công việc gì hết. Mình có mua Cổ phiếu FLC thì cũng là mua theo thị trường, công bằng mà nói thì mình có được có mất.
Với FLC mình mất nhiều hơn được, mất nhiều nhất là đợt vừa rồi mình mua đỉnh nhưng đến khi có tin a Quyết bán, mình hoảng loạn bán bằng mọi giá nên cuối cùng mình bán đáy… mình tiếc đứt tiếc rẻ vì nếu chờ thêm tý thì chắc đã lãi rồi, vì xuống rồi nó lại lên sau đó…thực tế là như vậy.
Chơi cổ phiếu là vậy, có được có mất, lúc mình thắng thì không ai hay nhưng lúc mất thì mình kêu từ bắc đến Nam, từ trong ra ngoài, đau đớn vật vã, lo sợ và hối hận, và cũng vì mất tiền nên mình quyết tâm không CHƠI CỔ PHIẾU NỮA.
Đã có lúc mình dùng từ, ĐẦU TƯ để nói cho cái hành động tham gia vào thị trường chứng khoán của mình, nhưng bản chất, với cá nhân mình là TRÒ CHƠI. Mà trò chơi thắng thua là chuyện mình phải học cách đón nhận, vui thôi đừng vui quá, buồn thôi cũng đừng buồn quá.
Vậy nên, với tư cách là cổ đông, được mất là do mình các bác ạ. Có nhiều người mất nhưng cũng có nhiều người được nhiều trên sàn chứng khoán, hỏi rằng nếu không có những người làm doanh nghiệp, nếu không có những nhà tạo lập thị trường thì cổ phiếu liệu có lên xuống được để tạo ra cái trò chơi cho chúng ta tham gia hay không?
Trong đúng có sai trong sai có đúng là vì vậy… công bằng mà nói thì cả thế giới cũng luôn bị chỉ phối bởi những ông trùm phía sau… đó là định luật của đầu tư chứng khoán rồi. Ai chơi cũng phải hiểu cái định luật cơ bản đó.
Những ngày này, mình buồn lắm, vô cùng buồn vì đương nhiên việc bắt a Quyết đã xẩy ra, và đó là chồng bạn mình. Nhưng có một điều mình nhìn lại tất cả những gì anh Quyết làm ngoài vấn đề ANH ẤY ĐÃ RẤT SAI- BÁN CHỨNG KHOÁN KHÔNG CÔNG BỐ, LÀM CỔ PHIẾU FLC LÊN XUỐNG BẤT NGỜ LÀM QUÁ NHIỀU NGƯỜI MẤT QUÁ NHIỀU NGƯỜI ĐƯỢC… thì những giá trị mà anh Quyết tạo ra, tất cả những khu nghỉ dưỡng, tất cả những dịch vụ của anh ấy, hãng hàng không, hàng chục ngàn người lao động được có công ăn việc làm, hàng ngàn đối tác có được công việc giữa thời buổi kiếm việc vô cùng khó khăn
như này….
Đơn giản nhiều năm trước chẳng ai vào Quy Nhơn đầu tư, giá BDS ở đó còn rất rẻ, người dân cũng kg có chỗ nào mà đến… A Quyết là người tiên phong, và giờ đất Quy Nhơn lên giá khủng khiếp, bản thân mình mua ăn theo a Quyết thôi, cũng có một khoản lớn lợi nhuận, ăn theo một cách bản năng không hề liên quan đến chơi với Diệp (vì 3 năm qua mình mua đất khắp nơi, mua thổ cư và mua bên cạnh những dự án sắp lên bao gồm phần rất nhỏ theo FLC thôi, và giữ đó không bán vì cũng không có nhu cầu) những người dân bán đất cho mình họ cũng vui vì trước đây họ bán cũng không ai mua, bán xong họ có đời sống cải thiện hơn rất nhiều. Giờ giá đất lên họ cũng vẫn vui vẻ vì cơ bản họ biết bản thân nếu không có FLC thì họ mãi là vùng quê xa xôi mà thôi, và bán chắc gì đã có người mua… và nhiều nơi như vậy nữa khi các tập đoàn BDS lớn họ vào đầu tư….
👉 Xem thêm:
– Trịnh Văn Quyết bán chui cổ phiếu của FLC như thế nào? Tại sao Trịnh Văn Quyết bán chui cổ phiếu của FLC?
– Thao túng thị trường chứng khoán là gì? Được lợi gì? Ảnh hưởng như thế nào? Bị xử phạt như thế nào?
– Bán chui cổ phiếu là gì? Tại sao phải bán chui cổ phiếu? Bán chui cổ phiếu được lợi gì? Xử phạt ra sao?
5/5 – (23 bình chọn)